Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục học sinh cá biệt trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp có hiệu quả

 Thực tế cho thấy tình hình đạo đức học sinh hiện nay bị xuống cấp đến mức báo động và càng diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng với những hành vi táo tợn hơn như những trường hợp nhóm học sinh (HS) nữ đánh bạn lột cả quần áo ngoài đường; trường hợp thầy bị HS đánh, hâm dọa chém; cô giáo bị HS sỉ nhục, xúc phạm nhân phẩm; v.v.Đây là những HS khó giáo dục hay nói cách khác là những học sinh cá biệt (HSCB). Lúc đầu những em này thường có thái độ và hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền thống nhà trường, không làm tròn bổn phận và nhiệm vụ của người học sinh, thiếu văn hóa, vô đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người, những em này rất khó dạy, thậm chí hư hỏng, rơi và con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã hội.v.v. Tuy nhiên trong số những HSCB đôi khi có những em tiềm tàng và cá tính, không có biểu hiện rõ, khó phát hiện nhiều khi GVCN cũng lầm tưởng nên chưa có được phương pháp giáo dục thích hợp.

doc16 trang | Chia sẻ: duycoi179 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm trong việc quản lý và giáo dục học sinh cá biệt trường Trung học cơ sở Nguyễn Văn Tiệp có hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y thuộc vào đặc điểm, tình hình của lớp.
Xây dựng quy ước thi đua giủa các tổ:
GVCN cùng cả lớp đưa ra than điểm thi đua, cuối mỗi tuần có tổng kết báo cáo, có thưởng và phạt rõ ràng, nghiêm túc, công bằng và công khai.
Thiết kế biểu mẫu quản lí – giáo dục:
GVCN phải thực hiện các loại biên bản :
 - Biên bản sinh hoạt chủ nhiệm.
 - Biên bản HS bỏ học.
 - Biên bản HS vi phạm nội quy, tờ cam kết, bảng tự kiệm điểm...
	f. Quản lý hồ sơ chủ nhiệm:
 	 - Quản lý cận thận sổ đầu bài vì có những trường hợp GVBM ghi tên các em vào sổ đầu bài các em sợ GVCN phê bình vậy là thủ tiêu sổ. GVCN phải phân công lớp trưởng ghi chép cẩn thận và nộp về bộ phận Đội theo quy định.
	 - Quản lý ghi chép sổ chủ nhiệm rõ ràng, cận thận và đầy đủ các thông tin.
	 - Quản lý, nhận xét HS qua tin nhắn, phiếu liên lạc điện tử thường xuyên, đúng thực tế nhưng phải mang tính khích lệ các em phấn đấu học tập tốt hơn. Khi phát phiếu liên lạc cho HS yêu cầu các em phải đưa gia đình xem có ý kiến phản hổi nộp lại cho GVCN đầy đủ.
 2. Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt:
 - Nhiệm vụ của trường học là “dạy” và “ dỗ”, giáo dục các em HS nên người, kể cả HSCB. Giáo dục HSCB là một thử thách, bản lĩnh, và thể hiện lòng vị tha của thầy, cô. Cải tạo HS hư thành con ngoan trò giỏi, công dân tốt, để xã hội bớt đi một người xấu. Một trường học, lớp học, xuất phát điểm có nhiều HSCB, nhưng hết năm học “gánh nặng” đó đã không còn mà thay bằng những HS chăm ngoan cho lớp, cho trường, cho gia đình. Nghề dạy học vốn là nghề “sáng tạo trong các nghề sáng tạo” và nói theo cách nói của thầy thuốc: thầy phải “chẩn” đúng bệnh, dùng loại thuốc “đặc trị” phù hợp mới cứu được con “bệnh” cá biệt. Công lao của thầy, cô rất lớn. Vinh quang của nghề dạy học là ở chỗ đó. Xã hội đánh giá nghề dạy học là “nghề cao quý trong các nghề cao quý” nghề “ trồng người” cũng vì lẽ đó.
 - “Học sinh cá biệt” là những nhân tố ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của lớp, của trường và cũng ảnh hưởng đến việc học tập và rèn luyện của lớp. Điều này thì chúng ta rất dễ nhận thấy nhưng sâu xa hơn nếu một HSCB không được giáo dục tốt thì sẽ có thêm một mảnh đời éo le, một gia đình bất hạnh, một địa bàn bất ổn, xã hội sẽ có thêm một công dân không tốt. Và lẽ dĩ nhiên một nhà trường tồn tại nhiều HSCB thì sẽ không phát triển. 
 - Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm tôi nhận thấy GVCN với bao trách nhiệm nặng nề: làm chiếc cầu nối giữa nhà trường và HS, gia đình HS; giữa GVBM và các em. GVCN không chỉ là người thầy mà trong những tình huống khác còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của HS, phải luôn tận tâm với học trò, phải có chuyên môn cao, yêu nghề , phải có “cái tâm” và “cái tài”.“Tâm” của người GVCN là xem các em như con cháu, không ngại tốn thời gian công sức cho lớp mình phụ trách mà còn là tâm huyết tha thiết yêu nghề, tập trung cho từng hành động nhỏ nhất của mình từ lời ăn tiếng nói, ăn mặc, hành động, chăm chút cho từng tiết giảng, từng cử chỉ của mình. “Tài” là tùy theo đặc điểm tình hình lớp mà có những biện pháp để quản lý giáo dục HSCB thích hợp.
 - Một việc làm rát quan trọng của GVCN nữa là đầu năm khi nhận lớp phải phân loại HSCB ví dụ: 
 + Đối tượng 1: Gây gổ đánh nhau, kết bè thành băng nhóm, hút thuốc, thậm chí là nhậu nhẹt kể cả HS nữ.
 + Đối tượng 2: Cúp tiết, mê game, nghỉ học không phép nhiều ngày dẫn đến học tập sa sút có nguy cơ nghỉ học luôn.
 + Đối tượng 3: Thường xuyên không đồng phục, quậy phá, thiếu nghiêm túc trong học tập: nói chuyện, gây mất trật tự trong lớp học.
 + Đối tượng 4: Ươn ngạnh, học đòi, không nghe lời thầy cô giáo, ý thức tổ chức kỷ luật kém .
 + Đối tượng 5: Không có biểu hiện rõ rêt, quậy ngầm.
Với các kinh nghiệm trên, tôi xin đề xuất một số biện pháp giáo dục HSCB như sau:
 a/ Biện pháp giáo dục bằng tâm lý - tìm hiểu đặc điểm nhân cách học sinh :
 Sau khi đã phân loại được HSCB, biết em đó thuộc loại cá biệt nào thì người thầy phải tìm hiểu nguyên nhân nào đã làm cho HS của mình trở thành HSCB như vậy?
 Như chúng ta đã biết, bản chất của con người vốn là tốt như Khổng Tử từng nói: “Nhân chi sơ tính bản thiện”. Và khi sinh thời Bác cũng đã từng viết: 
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
	Bản chất con người - HS là lương thiện, nhưng do những yếu tố khác nhau như điều kiện giáo dục làm ảnh hưởng đến đời sống, tâm lý của HS nên các em có những biểu hiện khác nhau như thế. Theo quan điểm triết học của chủ nghĩa Mác- Lê nin: "Bản chất con người là sự tổng hoà các mối quan hệ xã hội". Như vậy, những hiện tượng HSCB được nêu trên đây không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên hoặc tình cờ mà có, tất cả đều có những nguyên nhân nhất định. Vậy ai, cái gì đã làm cho HS của mình trở thành HSCB như vậy? Đây là một câu hỏi không hề đơn giản. GVCN phải điều tra tỉ mỉ, nhiều lần để tìm ra nguyên nhân sâu xa bên trong và có biện pháp hữu hiệu nhất để giáo dục cụ thể là phải nắm bắt được thông tin cá nhân của từng HS: cho các em viết lý lịch HS, số điện thoại liên lạc, chú ý những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, như cha mẹ li hôn, cha mẹ đi làm ăn xa phải sống với ông bà, hoặc anh chị em đùm bọc nhau hay gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn về kinh tế phải vất vả đi làm thuê và buộc con cái phải lao động thêm kiếm sống, hoặc cha mẹ thường xuyên cải vã nhau, đánh đập con cái.v.v..Kế đến là những HSCB như con nhà giàu nhưng không quan tâm đến việc học của các em làm cho các em dễ chán nản trước khó khăn trong việc học tập, chuyện không vui từ phía gia đình hay bạn bè, trường lớp. Cho nên, từ những thông tin tìm hiểu được GVCN nên gần gũi, trò chuyện thân mật với các em nhiều hơn để tạo cho các em sự thân thiết, đồng cảm qua đó có thể hiểu các em hơn và kip thời ngăn chặn những suy nghĩ nông cạn, sai lầm, những hành vi không hay, hướng các em vào điều tốt đẹp, lạc quan hơn. Việc giáo dục HSCB có thể mỗi người có một cách khác nhau, theo tôi việc giáo dục HSCB hoàn toàn không phải là ảo tưởng, không phải là không thể nhưng đó là việc làm cực kì khó khăn đòi hỏi sự kiên trì, sự tâm huyết với nghề “trồng người”. 
Hầu hết HSCB không ý thức được nhiệm vụ học tập của mình, không ý thức được vai trò của việc học tập đối với cuộc đời của mình, vì vậy các em không có thói quen tự giác. Việc đi học với các em chỉ là để vừa lòng cha mẹ, thầy cô, để được găp bạn, để không phải làm việc nhà.v.v.. Các em chỉ học cho có học chứ không biết  học để làm gì, học có tác dụng như thế nào đến cuộc sống của mình sau này. Vì vậy người GVCN phải chỉ ra cho các em thấy tác dụng của việc học bằng những ví dụ cụ thể những tấm gương rất gần gũi với các em về sự thành công và thất bại trong cuộc sống do sự học mang lại.
 Theo tôi người GVCN phải tránh cái nhìn lý tưởng hoá về lớp học, về HS của mình. Lớp nào, trường nào cũng có HSCB chỉ khác là biểu hiện của cái “cá biệt” đó như thế nào mà thôi và số lượng nhiều hay ít. Có em “cá biệt” về đạo đức, có em “cá biệt” về học tập, có em đặc biệt “cá biệt”.v.v. Vì vậy, người GVCN phải thật sự nhẫn nại, tỉ mỉ, yêu HS và rất cần một phương pháp đúng đắn. Hãy coi HSCB như  một “thử thách” cần phải vượt qua, đừng coi đó như một tai nạn, một nỗi đau hay sự đen đủi khi được giao chủ nhiệm vào lớp có nhiều HSCB.
 b. Biện pháp kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân:
 Thường, GV khó kiểm soát vói cảm xúc của mình nên có những lời nói và hành vi gây tổn thương HS. Theo tôi không nên gọi các em là HSCB, đặc biệt trước lớp, trước mặt người khác. Các em chỉ là những “HS chưa ngoan”, những “HS có hoàn cảnh đặc biệt” vì từ cá biệt ở đây tức là khác biệt, vậy vô hình chung chúng ta đã cố tách HS đó ra khỏi lớp, cô lập các em trước lớp. Nhiệm vụ của chúng ta là giáo dục các em HS “chưa ngoan” này trở thành HS ngoan. Tôi xin trích dẫn một câu danh  ngôn:  “Nếu bạn nhìn ai đó với ánh mắt yêu thương, bạn sẽ không nhìn thấy những nét xấu xa mà bạn sẽ chỉ nhìn thấy toàn những nét đẹp mà thôi”. Đa số các em HSCB rất cần một điểm tựa tinh thần tin cậy để có thể được sẻ chia tâm sự, để được bộc bạch những khó khăn những nỗi niềm riêng tư thầm kín. Đừng nên thẳng tay trừng trị các em mà hãy nhìn các em bằng sự bao dung của người cha, sự nhân từ của người mẹ, sự gần gũi, cảm thông của người anh người chị, sự thân thiết của người bạn mà chúng ta hãy nhẹ nhàng phân tích những ưu khuyết điểm, những đúng sai trong nhận thức và hành động của các em, cố gắng giúp các em tự nhận ra sai lầm của mình mà không phải mang mặc cảm nặng nề về lỗi lầm đó. Hãy tạo cho các em sự thiện chí để các em biết sửa chữa và không tái phạm. HSCB dù cho có khó giáo dục đến đâu đi chăng nữa thì bên trong các em vẫn luôn tiềm ẩn những nhân tố, những phẩm chất tích cực nếu có phương pháp đúng chúng ta vẫn khơi gợi để làm thức tỉnh các em khôi phục lại niềm tin cho các em và để các em  thấy rằng mình không hề kém cỏi, không phải là “đồ bỏ đi”, để các em có thể vứt bỏ được sự tự ti, mặc cảm mà tự giác, chủ động hòa nhập với các bạn. Hãy tìm ra điểm mạnh của các em để có cơ hội, chúng ta có thể “ khích tướng” cho HS phát huy. Một điều rất quan trọng nữa là thầy cô hãy nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tích cực, đừng nghiêm trọng hoá vấn đề. Hãy tạo cho các em một lối thoát, một cơ hội để sửa chữa, xin đừng “mổ một con gà bằng một cái búa”. Hãy tin tưởng chờ đợi sự chuyển biến của các em, không nên nóng vội vì như vậy sẽ càng tạo áp lực lên các em, các em càng bối rối, càng sa vào đối phó.
 c/ Biện pháp giáo dục bằng tập thể - ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp:
 - Ở tuổi các em, bạn bè có một vị trí rất lớn trong mối quan hệ xã hội. Thường ở lứa tuổi này các em chưa ý thức được việc nào là quan trọng hơn, chính vì thế đa phần trong quan hệ với thầy cô giáo các em thường có biểu hiện bao che cho nhau, nhất là những khi đề cập tới các đối tượng HSCB mặc dù biết việc làm của bạn là sai. Đối với những em có quan hệ gần gũi với HSCB, cũng có thể các em ngại không dám nói ra sự thật vì sợ sự đe doạ của các bạn. Nhưng phải nói rằng tất cả những suy nghĩ, những việc làm của các em cá biệt thì chính các em HS cùng lớp, cùng khối là biết rõ nhất.Về vấn đề này GVCN cần khéo léo trong cách điều tra, có thể là điều tra bằng cách giao nhiệm vụ theo dõi tìm hiểu cho ban cán sự lớp hoặc một đối tượng HS đáng tin cậy nhất nào đó và sẽ trao đổi với các em bằng cách bảo mật thông tin. Thường thì những em này sẽ cung cấp cho chúng ta nguồn tin chính xác nhất. Sau khi nắm được thông tin, phân tích tình hình, GVCN hướng dẫn cho các em đã đi tìm hiểu và giúp đỡ các HSCB từ đây giữa các em sẽ có một mối quan hệ tốt đẹp và nhất là tạo cho những em cá biệt có niềm tin với mình. GVCN nên thường xuyên giữ mối quan hệ với các em này tìm hiểu những khó khăn và giúp các em giải quyết. Và đến lúc thích hợp, GVCN nên có mặt kịp thời để động viên, giúp đỡ các em, tạo cho các em có niềm tin thuyết phục, chỗ dựa vững chăc để các em có cơ hợi tiến bộ. Trong biện pháp này cũng có thể dùng cách “lấy độc trị độc”. Qua các hoạt động của lớp, GVCN nên phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho những HSCB và cần phải theo dõi kỹ qua từng hoạt động xem các em và đây cũng chính là cơ hội để HSCB thấy mình vẫn còn có thể sửa đổi được và chắc rằng các em sẽ có sự tiến bộ. Hãy mạnh dạn biểu dương các em trước tập thể, đừng tiết kiệm lời khen với các em vì một lời động viên khen ngợi còn có giá trị hơn rất nhiều những bản kiểm điểm. Hãy tôn trọng quyền lựa chọn, sự quyết định của HS trong phạm vi cho phép, cùng nhau xây dựng nội quy của lớp, các em sẽ tự giác thực hiện vì nội quy đó do chính các em đưa ra. Và đôi khi chúng ta hãy tôn trọng cả sự “cá biệt” của các em vì mỗi cá nhân là một nhân cách độc lập cần phải được tôn trọng. Thầy cô hãy cố gắng điềm tĩnh, biết tự kiềm chế vì HSCB là một sự thử thách rất lớn đối với mỗi giáo viên. Nếu chúng ta quá nóng vội là công sức mà chúng ta bỏ ra sẽ đổ xuống sông, xuống biển. Không nên quá khắt khe xử lí mạnh tay bằng những hình thức kỉ luật nặng nề, không nên đe doạ, thành kiến với các em. Đừng nhắc đi nhắc lại nhiều lần lỗi vi phạm của các em sẽ tạo nên sự xấu hổ dần dần dẫn đến sự chai lì. Song song với vấn đề trên thì việc tạo mối quan hệ mật thiết với gia đình HS cũng là điều hết sức quan trọng , GVCN đừng đợi đến các cuộc họp phụ huynh hay đến lúc các em vi phạm những nội quy trường lớp, những việc lớn mới mời phụ huynh đến để trao đổi. GVCN có thể thăm hỏi chuyện gia đình, trao đổi cách dạy dỗ con em khi có dịp gặp mặt. Hãy làm cho cuộc họp trở thành buổi trao đổi thân mật giữa GV và gia đình HS từ đó tạo được mối quan hệ thân thiện hơn, gắng kết hơn lúc ấy GVCN sẽ được sự tin yêu của phụ huynh và họ sẽ sẵn sàng hổ trợ mọi hoạt động, học tập, sinh hoạt cho các em có điều kiện để học hành cũng như cung cấp mọi thông tin về các em ở gia đình. Khi HS có vấn đề về hạnh kiểm, học lực GV cần liên hệ nhanh đến phụ huynh để thống nhất biện pháp giáo dục, tránh làm tổn thương tâm lý các em, sau đó theo dõi kip thời khen ngợi và động viên các em về những tiến bộ đạt được dù là nhỏ nhất. 
 d. Biện pháp phối hợp :
Đối với những HSCB hay bỏ học chơi bời, có biểu hiện vi phạm thì GVCN cần thường xuyên đến gia đình hoặc liên lạc bằng điện thoại, tin nhắn điện tử (Vietschool), đồng thời phối hợp với bộ phận quản sinh của trường để nắm bắt những vi phạm của các em. Một điều không thể thiếu được là phải có kế hoạch và biện pháp giúp cho lớp nâng dần chất lượng học tập và hạnh kiểm ngày một cao hơn. Trước tiên GV phải làm cho các em thích đi học. Một nhiệm vụ nặng nề như thế nếu để một mình GVCN làm thì không thể nào đạt hiệu quả được mà nhờ nhiều bộ phận chung tay góp sức như BGH nhà trường, Đoàn, Đội, GVBM, gia đình HS và cả xã hội. Nếu chúng ta không có cái tâm không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật sự sẽ không thể giáo dục được HSCB dẫu biết có bao nhiêu việc có tên và không tên đòi hỏi GVCN phải ra tay giải quyết, có biết bao nhiêu trách nhiệm mà người GV phải gánh trên vai dẫu đồng lương còn hạn hẹp nhưng sự tiến bộ của HS gọi là cá biêt là phần thưởng quý giá nhất mà những GV luôn hết lòng với HS hạnh phúc đón nhận.
 Tóm lại GVCN phải có một số kỹ năng sau: Kỹ năng tìm hiểu đặc điểm nhân cách HS; kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp ( kế hoạch năm, học kì, tháng, tuần); kỹ năng tổ chức giờ sinh hoạt lớp; kỹ năng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho HS (dưới góc độ của GVCN); kỹ năng ngăn ngừa và giải quyết những xung đột trong tập thể lớp; kỹ năng xử lí tình huống giáo dụcKĩ năng kiểm soát/làm chủ cảm xúc của bản thân.
Lưu ý: Nếu bằng tình không cảm cảm hóa được thì căn cứ theo thông tư 08 của BGD& ĐT hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông mà thực hiện. Bên cạnh đó, GVCN phải kiên quyết cứng rắn, lời nói phải đi đôi với việc làm, xin đừng hứa suông, đã nói thì phải kiên quyết thực hiện, biết không thực hiện được thì kiên quyết đừng nói. Vận dụng linh hoạt phương thức “lạt mềm buộc chặt”, “mềm nắn rắn buông”. 
- Cần tiến hành xử lý từng bước đúng quy trình, đúng người, đúng tội và có biên bản lưu ( Có một số biểu mẫu tham khảo ở phần phụ lục).
Hiệu quả và khả năng áp dụng:
 1. Hiệu quả:
 - Trường THCS Nguyễn Văn Tiệp đã và đang là một địa chỉ tin cậy đối với phụ huynh và HS trong huyện Tân Hồng – Đồng Tháp bởi tập thể cán bộ GV, nhân viên trong nhà trường không chỉ cố gắng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy và học mà còn chú trọng đến công tác giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho HS, chú trọng chăm sóc đặc biệt cho những em là HSCB. Thực tế cho thấy những HS trường THCS Nguyễn Văn Tiệp ngày càng có nhiều HS giỏi thi đạt giải cao ở các cấp, tỉ lệ HS khá giỏi năm 2012-2013 đạt 59,1%, tỉ lệ HS thi tuyển vào lớp 10 rất cao, số lượng HSCB so với những năm trước giảm đáng kể, xếp loại hạnh kiểm từ khá- tốt trở lên rất cao tỉ lệ đến 98%, không có HS bị xếp hạnh kiểm loại yếu, không có HS bị kỉ luật nặng. Đa số các em rất lễ độ, biết tôn trọng thầy cô, quý mến bạn bè xứng đáng trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ.
	Qua sự cố gắng nỗ lực của bản thân, nhiều năm qua trong công tác chủ nhiệm tôi luôn vận dụng linh hoạt các biện pháp trên và cũng đã thu được kết quả rất khả quan :
 - Các lớp được tôi chủ nhiệm các em đều tham gia tốt các hoạt động của trường của Liên đội và luôn được đánh giá cao. Nhiều năm lớp đạt danh hiệu xuất sắc và bản thân tôi được Hội đồng thi đua nhà trường công nhận là GVCN giỏi.
 -Thực tế cho thấy nếu HS ngoan, hiền, hiếu học thì sẽ học giỏi và đã là HS giỏi thì dễ dạy, dễ giáo dục nên hạnh kiểm các em sẽ tốt hơn và nếu quan tâm giáo dục đúng cách thì kết quả sẽ khả quan hơn. Cụ thể so sánh số liệu hai lớp tôi chủ nhiệm: lớp 6A6 ở học kì II năm 2012- 2013 khi chưa ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm với lớp 7A3 ở học kì I năm 2013-2014 khi ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Năm học
Học lực
Hạnh kiểm
Khá-Giỏi
TB- Yếu
Khá- Tốt
TB- Yếu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
2012- 2013
10/34em
29,4
24/34em
70,6
23/34em
67,6
11/34em
32,4
2013-2014
13/38em
34,2
25/38em
65,8
35/38em
92,1
3/38em
7,9
 Năm nay lớp 7A3 tôi phụ trách phấn đấu đến cuối năm xếp loại hạnh kiểm loại khá tốt 100% vượt chỉ tiêu trường đưa ra là 98% trung bình 2%.
 2. Khả năng áp dụng:
 - Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã ấp ủ, nghiền ngẫm suy nghĩ cùng với việc học hỏi những kinh nghiệm của các đồng nghiệp, qua sách, báo, các kênh thông tin tôi rất tâm đắc với đề tài này. Đây là một đề tài, một sáng kiến kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế của trường, của lớp tôi chủ nhiệm có thể áp dụng rộng rãi trong ngành giáo dục, đặc biệt là các GV làm công tác chủ nhiệm cấp THCS.
PHỤ LUC
(MỘT SỐ BIỂU MẪU)
THEO DÕI THI ĐUA CỦA TỔTUẦN.LỚP 7A3
Nội dung
Điểm chuẩn/1lần
Ghi chú 
I. VỀ NỘI QUI: 
1
Đi trể (sau khi thầy cô vào lớp)
-2
2
Vắng học không phép 
-5
3
Vắng học có phép 
-1
4
Cúp tiết kể cả tiết chào cờ (từ 3 tiết trở lên xem như vắng không phép 1 ngày)
-5
5
Không bỏ áo vào quần 
-5
6
Không đeo khăn quàng
-5
7
Không mang phù hiệu, bảng tên
-5
8
Nói chuyện trong giờ học bị nhắc nhở
-5
9
Làm việc riêng bị nhắc nhở (chơi cờ, bấm điện thoại,...)
-5
10
Mang dép lê, dép kẹp
-5
11
Tự ý đổi chỗ ngồi
-5
12
Ra khỏi chỗ trong giờ đổi tiết (hết tiết 1,3,4)
-5
13
Mặc áo khoác trong lớp
-5
14
Tóc dài bị nhắc nhở chưa thực hiện
-5
15
Ăn uống sai qui định lớp, trường
-5
16
Không trực nhật khi được phân công
-5
17
Xã rác bừa bải (khi bị phát hiện)
-5
18
Nghỉ học thể dục (không phép)
-5
19
Nghỉ học thể dục (có phép)
-1
20
Không bảo quản tài sản của lớp, của trường
-10
21
Nói tục, chửi bậy
-10
22
Vô lễ với giáo viên, người lớn
-20
23
Đánh nhau
-20
24
Không nghiêm túc trong giờ học bị GV nhắc nhở
-5
II. VỀ HỌC TẬP: (cộng 50đ/1 tuần)
1
Trả bài đạt 9, 10đ
5
2
Trả bài đạt 7, 8đ
2
3
Trả bài đạt từ 5 đến 6,5
0
4
Trả bài đạt 4đ
-2
5
Trả bài đạt 0-3đ
-5
6
Không có tài liệu khi học tập
-5
7
Không chép, soạn bài đầy đủ bị Gv nhắc nhở 
-5
8
Quay cóp khi kiễm tra, thi
-10
9
Lật tài liệu (khi giáo viên phát hiện)
-10
10
Giơ tay phát biểu được GV gọi
2đ/lần
11
Tích cực trong học tập được GV khen
10
III. VỀ LAO ĐỘNG: (cộng 50đ/ 1tuần)
1
Vắng lao động không phép
-10
2
Vắng lao động có phép
-2
3
Không tích cực trong lao động
-5
4
Không mang dụng cụ lao động
-5
5
Lao động không cẩn thận
-5
6
Lao động không nghe theo người hướng dẫn lao động
-5
IV. VỀ PHONG TRÀO (PT): (cộng 50đ/1 tuần)
1
Không tham gia PT khi được phân công
-10
2
Có tham gia PT mà không đạt giải
5
3
Tham gia PT đạt giải vòng trường
10
4
Tham gia PT đạt giải vòng Huyện
20
5
Tham gia PT đạt giải vòng Tỉnh
40
Giáo vien chủ nhiêm Lớp trưởng
Văng Công Sâu Đặng Thành Nhân
 PHÒNG GD&ĐT TÂN HỒNG
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TIỆP
VĂNG CÔNG SÂU
KINH NGHIỆM TRONG VIỆC QUẢN LÝ VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH CÁ BIỆT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NGUYỄN VĂN TIỆP CÓ HIỆU QUẢ
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM
Tân Hồng, tháng 02 năm 2014

File đính kèm:

  • docSang_kien_kinh_nghiem_ve_hoc_sinh_ca_bietdoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan