Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT

Công tác chủ nhiệm lớp ở bậc học phổ thông là một công tác rất cần thiết và rất quan trọng đối với bất cứ nền giáo dục thuộc một quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là đối với nền giáo dục đang phát triển trong thời mở cửa với nền kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay.

Trong công tác chủ nhiệm lớp thì yếu tố hoạt động phong trào là một yếu tố quan trọng giúp cho một tập thể lớp duy trì và phát huy được tinh thần đoàn kết, không khí học tập vui vẻ thoải mái, giúp cho mỗi cá nhân học sinh có điều kiện thuận lợi để phát huy năng lực bản thân, phát triển toàn diện, đặc biệt là với học sinh ở bậc học THPT. Vì đây là bậc học mà học sinh ở lứa tuổi từ 16 – 18, lứa tuổi cận kề sự trưởng thành, những nhận thức và định hướng của cuộc đời được hình thành và quyết định chủ yếu ở giai đoạn này.Hoạt động phong trào đối với một tập thể học sinh thực sự có ý nghĩa rất quan trọng.

Nhưng nhiệm vụ chủ nhiệm lớp đối với giáo viên hiện nay là một việc vừa khó vừa khổ . Công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm của các giáo viên chủ nhiệm chưa phải bao giờ, ở đâu, với ai cũng được đề cao coi trọng. Vì để giúp lớp chủ nhiệm có thể hoạt động phong trào hiệu quả góp phần hình thành môi trường giáo dục toàn diện cho học sinh đòi hỏi nhiều tâm huyết, công sức, trí tuệ của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thực tế đòi hỏi rất cần có sự trao đổi, bàn bạc trong đội ngũ giáo viên phổ thông về kinh nghiệm làm chủ nhiệm lớp nói chung và kinh nghiệm phát huy hiệu quả của hoạt động phong trào trong lớp chủ nhiệm nói riêng. Đó chính là lí do khiến tôi chọn đề tài:“Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT ” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.

 

doc53 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 4327 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào trong công tác chủ nhiệm lớp ở THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có tư cách thay mặt cho cả nhà trường tham dự cuộc thi nên tiết mục tham gia hội thi sẽ được sự quan tâm đầu tư của nhà trường và đòi hỏi phải được đầu tư, chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo hơn rất nhiều. Một số biện pháp mà tôi tìm tòi, học hỏi và áp dụng thành công, xin được sẻ chia với các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề này.
- Cần thiết phải tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi của học sinh khi tham gia thi để giúp học sinh phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn vì ở các cấp thi cao hơn đòi hỏi phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức hơn; cũng cần trao đổi về tình hình chung với các thầy cô giáo bộ môn để các thầy cô bộ môn tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh luyện tập mà vẫn đảm bảo việc chính là học tập văn hóa. Nếu nội dung thi nằm trong lĩnh vực chuyên môn hoặc hiểu biết của thầy cô nào thì đề nghị các thầy cô ấy giúp đỡ về chuyên môn, kĩ năng để học sinh có thể giành được thành tích cao nhất khi đi thi.Học sinh chỉ có thể đạt kết quả thi đấu cao nhất khi có sự động viên, giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè bên cạnh sự nỗ lực của bản thân.
Ví dụ minh họa:
Em Nguyễn Thị Luyến, học sinh lớp 10a10 do tôi chủ nhiệm năm hoc 1010- 2011 này được chọn tham dự hội khỏe phù đổng thành phố Hà Nội. Nhờ sự giúp đỡ của các thầy dạy bộ môn thể dục như thầy Hà, thầy Hùng, thầy Trường về kĩ thuật, sự cố gắng rất nhiều của em, và không thể không kể tới sự giúp đõ động viên của gia đình, của các em học sinh trong lớp, của tôi, giáo viên chủ nhiệm cả về tinh thần và vật chấtKết quả em cùng đồng đội đã đạt huy chương vàng.
- Khi chính giáo viên chủ nhiện trực tiếp tham gia vào công tác chỉ đạo, hướng dẫn học sinh đi thi thì cần căn cứ trên những thuận lợi và khó khăn thực trạng mà đề xuất với BGH nhà trường, Đoàn trường, hay hội cha mẹ học sinh quan tâm, đầu tư cả tinh thần và vật chất để đáp ứng cao nhất những đòi hỏi của việc chuẩn bị tốt cho việc dự thi.Học sinh đi thi phải am hiểu về lĩnh vực mà mình thi cả kiến thức và kĩ thuật, kĩ năng
Ví dụ minh họa:
Khi học sinh Ngô Thị Thu Thùy, học sinh lớp 12a9 năm học 2009- 2010, do tôi làm chủ nhiệm lớp đồng thời cũng chịu trách nhiệm chính hướng dẫn, luyện tập về nghệ thuật, kĩ năng đi thi “Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội”cấp cụm, cấp thành phố, tôi đã đầu tư nhiều công sức thời gia, đã đề xuất với BGH nhà trường đầu tư có chiều sâu và kĩ thuật cho tiết mục tham gia thi và đã được sự đầu tư không nhỏ của nhà trường, đoàn trường và hội cha mẹ học sinh. Để có thể kể chuyện tốt nhất về vị vua đầu triều nhà Lý, Lý Thái Tổ, em Thùy đã được cùng nhiều bạn khác về tận đền Đô, nơi thờ chính, về chùa Dận, nơi sinh ra và nuôi dạy Lý Công Uẩn lúc nhỏ, về chùa Tiên Sơn, nơi dạy dỗ và hình thành tài năng nhân cách cho vị vua anh minh nàyquay phim, chụp ảnh, sưu tầm tài liệu về thân thế, cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chọn kể, giúp thí sinh đi thi được mắt thấy tai nghe những tư liệu lịch sử về nhân vật mình kể, có được những xúc cảm chân thật rung động về nhân vật lịch sử này nhằm có kết quả thi cao nhất. Và em Thùy cùng với em Lưu Văn Sơn và em Lê Văn Phúc đã đạt được giải nhất kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội năm 2010 cấp cụm, sau đó là cấp thành phố.
- Một kinh nghiệm quan trọng nữa khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm đi thi các hoạt động phong trào là phải chú trọng đề cao công tác cổ vũ, động viên. Vì đây là nhân tố có ý nghĩa lớn giúp thí sinh thi cảm thấy yên tâm, tự tin, có hứng thú khi bước vào thi. Điều này làm nên 50% thành công. Người tham gia đội ngũ cổ vũ cần chọn người thân, bạn thân, bạn cùng lớp càng nhiều càng tốt.
Ví dụ minh họa:
Khi nhóm học sinh Ngô Thị Thu Thùy, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nhung học sinh lớp 11a9 năm học 2008- 2909, do tôi làm chủ nhiệm lớp được chọn tham gia cuộc thi “Tiếng hát tuổi hồng” cấp cụm, tôi đã đề xuất với đoàn trường là người trực tiếp chỉ đạo xin cho nhiều học sinh của những lớp có các em tham gia thi đi cổ động với số lượng nhiều hơn. Ở lớp tôi, tôi đã chọn những bạn mà các em đi thi thân nhất và tin tưởng đi cổ vũ để các em có cảm giác được ủng hộ và tin tưởng cao nhất, góp phần đạt kết quả thi cao nhất.Trong cuộc thi đó các em cùng các bạn trong đội văn nghệ của nhà trường đã đạt giải ba.
Khi em Thùy cùng với em Phúc và em Sơn, năm sau thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội cấp thành phố, được sự đồng ý của BGH nhà trường, tôi cũng đã chọn học sinh của lớp mình làm nòng cốt cho đội cổ vũ, tiến hành làm băng rôn, khẩu hiệu thật hoàng tráng phục vụ cổ động cho phần thi của trường. Không khí cổ vũ nhiệt tình của các bạn đã góp phần giúp emThùy kể chuyện đạt kết quả cao nhất.
Sau tất cả những biện pháp trên, giáo viên chủ nhiệm cũng cần lưu ý. Nếu học sinh lớp mình tham gia thi mà không giành được kết quả thành công thì cũng không nên trách mắng nặng nề mà nên họp phân tích, tìm hiểu nguyên nhân thất bại và động viên an ủi học sinh bởi chính các em là người buồn nhất mà lúc này lại bị chỉ trích thì các em sẽ chán, không muốn tham gia các hoạt động khác nữa về sau. Nhưng cũng không nên bỏ qua không đả động gì tới nguyên nhân và kết quả của hoạt động thì học sinh cũng sẽ không rút được kinh nghiệm cho lần hoạt động sau hoặc xuất hiện tâm lý chán nản, xem thường các hoạt động phong trào. Tất cả đều không có lợi cho công tác hoạt động phong trào của tập thể lớp.
CHƯƠNG III
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
`	1. Tôi vào nghề dạy học ở trường phổ thông được 16 năm, trong đó 13 năm làm công tác chủ nhiệm. Thực tiễn làm nhiệm vụ chủ nhiệm lớp và chịu khó học hỏi kinh nghiệm của các thầy cô giáo đồng nghiệp, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm nhỏ để giúp việc làm công tác chủ nhiệm lớp thành công hơn, nhất là trong mảng hoạt động phong trào. Bản thân tôi đã có những hiệu quả nhất định trong công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý học sinh lớp chủ nhiệm hoạt động phong trào. Xin được nêu cụ thể:
- Hầu hết các năm tôi chủ nhiệm, lớp tôi đều có thành tích trong hoạt động phong trào của trường như: văn nghệ, cắm hoa, thi đua tuần học tốt, hành quân điểm số, cắm trại 26- 3, kéo co, nấu cơm niêu
- Năm 2005- 2006, 2006- 2007, học sinh Huy Thị Phương lớp 10a8, sau là 11a8 liên tục giành giải cao trong các cuộc thi cắm hoa nghệ thuật ở trường chào mừng ngày 8-3.
- Năm học 2008- 2009, các học sinh của lớp 11a9 Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Nhung, Đỗ Thị Thu Thùy tham gia thi Tiếng hát tuổi hồng cấp cụm đạt giải ba. Cũng trong năm này, học sinh Trần Thị Hồng đạt huy chương bạc trong hội thi Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh; Còn tập thể lớp cũng giành được giải nhì kéo co, giải ba cắm trại trong đợt thi đua chào mừng ngày 26 – 3.
- Năm học 2009- 2010, nhóm học sinh Ngô Thị Thu Thùy, Lê Văn Phúc, Lưu Văn Sơn của lớp 12a9 đã lần lượt giành được giải nhất cấp trường, cấp cụm, cấp thành phố cuộc thi Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội.
- Năm 2010- 2011, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 10a10, một lớp xếp loại trung bình về kết quả đầu vào, tôi đã vân dụng những kinh nghiệm chủ nhiệm của mình tích lũy được để hoàn thành công tác chủ nhiệm lớp và cũng đã đạt được những thành tích đáng kể trong hoạt động phong trào. Lớp tham gia đầy đủ nhiệt tình tất cả các hoạt đọng phong trào mà nhà trường hoặc cấp trên phát động như: 100% học sinh trong lớp tham gia hoạt động từ thiện giúp hội người mù, giúp nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ nhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất sóng thần, tham gia viết thư UPU.
Lớp 10a10 của tôi còn giành được những thành tích trong các đợt thi đua của nhà trường như: Đạt giải ba thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày 8-3 ; đạt giải ba thi vừa đi vừa nấu cơm niêu trong hoạt động chào mừng ngày 26-3; đạt giải khuyến khích trong hội trại 26-3. Đặc biệt trong Hội khỏe Phù Đổng cấp thành phố, học sinh Nguyễn Thị Luyến đã cùng đồng đội đạt huy chương vàng ở nội dung chạy tiếp sức nữ.
2.Để tìm hiểu hiệu quả, ý nghĩa của hoạt động phong trào đối với học sinh trong lớp, tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu điều tra và thu được kết quả như sau:
* Mẫu phiếu điều tra (trắc nghiệm khách quan)
PHIẾU ĐIỀU TRA
Họ và tên học sinh:..
Lớp:
Nội dung điều tra: Điều tra tìm hiểu ý nghĩa của hoạt động phong trào đối với học sinh.
Yêu cầu thực hiện: Hãy khoanh tròn trước câu trả lời mà em cho là đúng, là phù hợp với mình.
Câu hỏi 1: Hoạt động phong trào trong lớp em đã đem lại tác dụng như thế nào đối với em?
A.Giải tỏa căng thảng trong học tập.
B.Giải tỏa căng thẳng và làm cho lớp đoàn kết hơn.
C.Giải tỏa căng thẳng, đoàn kết lớp và giúp đạt kết quả học tập cao hơn.
D.Không có tác dụng gì.
Câu hỏi 2: Em có thích tham gia các hoạt động phong trào không?
 A.Rất thích.
 B.Thích.
 C.Bình thường tham gia cũng được không cũng được.
 D.Không thích.
Câu hỏi 3: Theo em hoạt động phong trào có cần thiết trong trường phổ thông không?
 A.Rất cần.
 B. Bình thường.
 C. Không cần thiết.
* Kết quả điều tra ở lớp 12a9 do tôi chủ nhiệm năm học 2009- 2010, sĩ số 44 học sinh:
Câu hỏi
Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Câu hỏi 1
10/44
22,7
25/44
56,8
9/44
20,5
0/44
0
Câu hỏi 2
14/44
31,8
22/44
50
5/44
11,4
3/44
6,8
Câu hỏi 3
40/44
90,9
4/44
9,1
0/44
0
* Kết quả điều tra ở lớp 10a10 do tôi chủ nhiệm năm học 2010- 2011, sĩ số 47 học sinh:
Câu hỏi
Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Câu hỏi 1
2/47
4,3
11/47
23,4
34/47
72,3
0/47
0
Câu hỏi 2
15/47
31,9
22/47
46,8
8/47
17
2/47
4,3
Câu hỏi 3
40/47
85,1
7/47
14,9
0/47
0
* Kết quả điều tra ở lớp 10a5 do một đồng nghiệp chủ nhiệm năm học 2010- 2011, sĩ số 45 học sinh; và trong năm học này chưa có thành tích gì đáng kể trong các phong trào thi đua ở cấp trường :
Câu hỏi
Đáp án A
Đáp án B
Đáp án C
Đáp án D
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Tỉ lệ
%
Câu hỏi 1
2/45
4.44
22/45
48,86
12/45
26,7
9/45
20
Câu hỏi 2
4/45
8,9
19/45
42,2
21/45
48.45
1/45
0,45
Câu hỏi 3
40/45
97,7
5/45
2,3
0/45
0
	Kết quả trên cho thấy ở những lớp mà chưa có hoạt động phong trào sôi nổi, và chưa đạt được thành tích đáng kể thì học sinh vẫn nhận thức được hoạt động phong trào là rất cần thiết trong trường trong lớp nhưng các em chưa được hưởng nhiều lợi ích từ các hoạt động phong trào đem lại và cũng chưa cảm thấy thích tham gia các hoạt động phong trào. Còn ở lớp có hoạt động phong trào sôi nổi và có thành tích thì các em thaay6s rõ ý nghĩa tốt đẹp của hoạt động phong trào và thích tham gia các hoạt động phong trào hơn.
	3. Như vậy việc tổ chức, hướng dẫn, quản lý các hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệm hoạt động tốt thực sự có ý nghĩa với mỗi học sinh. Đem lại nhiều lợi chí cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm và cả nhà trường. Hơn nữa nếu biết sắp xếp thời gian công việc hợp lý, thực hiện hiệu quả thì việc hoạt động phong trapf tích cực không làm ảnh hưởng tới kết quả học tập văn hóa của học sinh.Thực tế lớp tôi chủ nhiệm chứng minh: Rằng những học sinh tham gia hăng hái các hoạt động phong trào chủ yếu đều là những học sinh khá và giỏi. Nhóm học sinh lớp 12a9 năm trước tham gia thi Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đạt thành tích xuất sắc, cuối năm đều thi đỗ tốt nghiệp loại khá, cả 3 em hiện đều là sinh viên của các trường đại học:
	Em Thùy hiện là sinh viên của trường ĐH sư phạm Hà Nội và vẫn phát huy tốt năng lực của mình trong các hoạt đông phong trào của đoàn trường, của câu lạc bộ Mê Linh Friend Ship, một câu lạc bộ học sinh sinh viên đã trưởng thành hoặc đang rèn luyện học tập tại trường THPT Mê Linh hoạt động rất hiệu quả trong huyện Mê Linh hiện nay.
	Em Lưu Văn Sơn hiện nay là sinh viên của trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
	Em Lê Văn Phúc hiện là sinh viên học viện ngân hàng với số điểm thi đại học đáng khen ngợi 26,5đ.
Kết quả cao trong hoạt động phong trào và trong học tập của các em nhất là trong năm 2010, năm trọng đại kỉ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội đã đem lại niềm vinh dự và tự hào cho học sinh, cán bộ giáo viên trường THPT Mê Linh, góp phần làm dày thêm thành tích vẻ vang của nhà trường trong những năm đầu góp mặt vào nền giáo dục Thủ đô.
PHẦN KẾT LUẬN
I.Những bài học kinh nghiệm rút ra:
Bằng sự cố gắng, cần cù, chăm chỉ và chịu khó học hỏi của bản thân trong công tác chủ nhiệm, đặc biệt là trong công tác tổ chức, hướng dẫn, quản lý hoạt động phong trào, tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm cho mình. Xin được chia sẻ cùng các thầy cô giáo và những ai quan tâm đến vấn đề này:
1. Làm công tác chủ nhiệm đừng bao giờ có suy nghĩ rằng: Lớp này không có khả năng hoạt động phong trào. Vì học sinh ngày nay rất có năng lực phát triển toàn diện. Vấn đề là ở chỗ: Làm thế nào để nắm bắt được tiềm năng của học sinh; và làm thế nào để khai thác phát huy tiềm năng đó?
2. Khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý công tác hoạt động phong trào thì không bao giờ giáo viên chủ nhiệm nên áp đặtnặng nề cho học sinh mà hày tâm niệm : “Giáo dục là thắp sáng một ngọn lửa chứ không phải là đổ đầy một bát nước” . Học sinh vốn rất năng động và sáng tạo. Hãy để các en phát huy khả năng của mình, giáo viên chủ nhiệm chỉ là nhà tư vấn. “Nghề dạy học là một nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” (Phạm Văn Đồng)
3. Hoạt động phong trào thành công không bao giờ là công lao của một cá nhân mà là kết quả của tinh thần đoàn kết tập thể và cố gắng hết mình.Giáo viên chủ nhiệm phải vừa là “ông bầu”, vừa là đạo diễn vừa là diễn viên trên sân khấu hoạt động phong trào của lớp mình chủ nhiệm để gắn kết, phát huy sức mạnh tập thể này.
4. Giáo viên chủ nhiệm phải chân thành và khách quan: khen, chê, thưởng, phạt nghiêm minh, kịp thời, đúng mức.
5. Bao giờ giáo viên chủ nhiệm cũng nên rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thi đua, mỗi hoạt động để học sinh có thể phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, nhược điểm cho những lần hoạt động sau thành công hơn.
6. Phải luôn chủ trương hoạt động phong trào cần có được sự đồng thuận của cha mẹ học sinh. Không bao giờ được xem nhẹ nhân tố này khi làm công tác chủ nhiệm lớp.
7. Điều cuối cùng và cũng vô cùng quan trọng là đừng bao giờ mất niềm tin vào học sinh của mình; luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để tìm được tiếng nói chung với học sinh.
II.Ý nghĩa và khả năng ứng dụng của đề tài:
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là tâm huyết của tôi trong nghề dạy học. Tôi mong rằng nó sẽ giúp các giáo viên đồng nghiệp ít nhiều trong công tác chủ nhiệm, góp phần nhỏ bé đẩy mạnh hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này không tránh khỏi những khiếm khuyết song nó vốn chủ yếu xuất phát từ thực tiễn và đã được kiểm chứng bằng thực tiễn, không nặng tính giáo điều sách vở nên tôi tin rằng nó có thể ứng dụng rộng rãi trong các lớp học phổ thông từ THCS đến THPT.
III. Những đề xuất:
Với tư cách cá nhân của một giáo viên luôn đề cao tinh thần trách nhiệm trong công việc giảng dạy cũng như chủ nhiệm, thông qua đề tài sáng kiến kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm này, tôi mạnh dạn đề xuất những mong muốn của tôi nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm lớp nói riêng, của công tác giáo dục nói chung:
- Thứ nhất, về mặt tư tưởng chỉ đạo : các cấp lãnh đạo của ngành giáo dục từ nhà trường cơ sở cho đến các phòng ban, sở, bộđã quan tâm, đề cao công tác chủ nhiệm lớp hãy đề cao, quan tâm thiết thực, quán triệt đồng bộ công tác này hơn nữa, trong đó có mảng hoạt động phong trào.
- Thứ hai, về biện pháp thực hiện:
+ Với giáo viên, cần có những hoạt động bồi dưỡng công tác chủ nhiệm như bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn; Cần tổ chức các hội nghị định kì, giao lưu, trao đổi kihn nghiệm làm chủ nhiệm lớp của những giáo viên chủ nhiệm giỏi để đưa chất lượng giáo dục toàn diện ngày cầng đi lên đáp ứng yêu cầu đổi mới và không ngừng nâng cao chất lượng của ngành giáo dục hiện nay.Đã là giáo viên thì cần phải được phân công làm công tác chủ nhiệm.
+ Với sinh viên sư phạm, cần có môn học về phương pháp chủ nhiệm tách riêng và dành quỹ thời gian xứng đáng cho môn học này thì sẽ giúp các thầy cô mới ra trường, vào nghề không bỡ ngỡ nhiều với công tác chủ nhiệm lớp như hiện nay.Vì khi tham gia hướng dẫn thực tập chủ nhiệm cho các sinh viên của trường ĐH sư phạm Hà Nội II về trường thực tập tôi thấy vốn kiến thức về công tác chủ nhiệm của họ còn hạn chế và chủ yếu mang tính tự phát chứ chưa được học tập bài bản.
+ Công tác chủ nhiệm thực sự là một nhiệm vụ rất quan trọng nhưng vất vả đòi hỏi nhiều công sức, tâm huyết nên cần được chế độ ưu tiên, đãi ngộ hơn nữa.
+ Hoạt động phong trào đòi hỏi có năng lực và sự đầu tư khá lớn cả công sức và tiền của mà mức chi thưởng còn thấp chưa động viên được tinh thần của các đơn vị tham gia. Cần có mức thưởng hợp lý hơn cho các đơn vị và cá nhân đạt thành tích cao trong các hoạt động phong trào.
THAY CHO LỜI KẾT
Đề tài kinh nghiệm của tôi chỉ mang tính cá nhân và chắc chắn còn có những chỗ chưa hợp lý hoặc không đồng quan điểm với các thầy cô giáo đồng nghiệp và những ai quan tâm đến vấn đề này. Song xuất phát từ mong muốn đem lại hiệu quả tốt đẹp hơn cho công tác làm chủ nhiện lớp, nhất là công tác hoạt động phong trào, tôi mạnh dạn trình bày ra đây. Rất mong sự góp ý, trao đổi chân thành, mang tính xây dựng của các thầy cô giáo đồng nghiệp và mọi người quan tâm. Xin chân thành cảm ơn!
Mê Linh ngày 24/4/2011
Người viết
Hoàng Thị Minh Nguyệt
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO
1. Luật giáo dục năm 2009 (Ban hành ngày 25/11/2009)
2. "Từ điển tiếng Việt"
3. Điều lệ trường phổ thông ( ban hành theo Quyết định số 07/2007/QĐ-
BGD&ĐT ngayf02/04/2007).
4. Sổ công tác giáo viên chủ nhiệm.
5. Sổ tay công tác giáo viên phổ thông.
6. Bài nói chuyện với giáo viên và cán bộ giáo dục nhân ngày nhà giáo Việt
Nam 20 -11- 1984 (Phạm Văn Đồng)
7. Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu Thế kỉ XXI - Phạm Minh Hạc
(NXB giáo dục,Hà Nội 2010)
8. Giáo dục – quốc sách hàng đầu, tương lai của dân tộc – Phạm Văn Đồng
(NXB giáo dục 1999).
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VÀ TƯ LIỆU VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA TRƯỜNG THPT MÊ LINH VÀ CỦA LỚP MÀ NGƯỜI VIẾT LÀM CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM
 Thầy Nguyễn Văn Đồng, PHT nhà trường, phát động phong trào “Ngày hội đọc vớí chủ đề : “Học tập tấm gương Bác Hồ” trong buổi lễ bế giảng năm học.
.
Em Thùy, em Phúc cùng với cô giáo chủ nhiệm và các ban trong lớp trong hội thi “Kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và học tập
Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ”cấp trường
Em Thùy,lớp 12a9 năm học 2009-2010, ở chùa Tiêu Sơn - Bắc Ninh
(Tư liệu thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội)
Em Thùy, lớp 12a9 năm học 2009-2010, ở chùa Dận - Bắc Ninh
(Tư liệu thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội)
Em Thùy, lớp 12a9 năm học 2009-2010,ở Đền Đô - Bắc Ninh
(Tư liệu thi kể chuyện lịch sử 1000 năm Thăng Long- Hà Nội
Em Thùy, lớp 12a9 năm học 2009-2010, ở Hội thi kể chuyện lịch sử
1000 năm Thăng Long- Hà Nội
Tác phẩm thi cắm hoa nghệ thuật chào mừng ngày 8-3 năm 2011
(Lớp 10a10 năm học 2010- 2011, đạt giải ba)
Hội trại 26 – 3 năm 2011
(Lớp 10a10 năm học 2010 – 2011, đạt giải khuyến khích)
Cô giáo thực tập cùng học sinh lớp 10a10 trong hoạt động
chuẩn bị cho hội trại 26 -3 năm 2011
Chuẩn bị cho sinh nhật các bạn tháng 2 năm 2011
(Lớp 10a10, năm học 2010-2011)
Hoạt động Píc níc, dã ngoại của học sinh lớp 10a10, năm học 2010- 2011
Em Luyến, học sinh lớp 10a10, năm học 2010 – 2011 (thứ năm từ bên phải sang) cùng thầy PHT Hoàng Trọng Ích (đứng giữa) và thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Trường (thứ hai từ trái sang).
MỤC LỤC_______________________________________
Nội dung Trang
Trang bìa 1
Phần mở đầu:
- Lí do chọn đề tài 2
- Mục đích của đề tài 3
- Đối tượng, phạm vi đề tài 4
- Phương pháp của đề tài 4
- Cấu trúc của đề tài 5
Phần nội dung:
- Chương I: cơ sở lí luận và thực tiễn của đè tài 6
- Chương II: Kinh nghiệm thực tiễn khi tổ chức, hướng dẫn, quản lý
công tác chủ hoạt động phong trào ở lớp chủ nhiệm. 12
- Chương III: Hiệu quả của đề tài 27
Phần kết: 
Những bài học kinh nghiệm rút ra. 33
Ý nghĩa và khả năng ứng dụng của đề tài. 34
Những đề xuất 34
Thay cho lời kết 37 
Danh mục sách tham khảo 38
Phụ lục 39

File đính kèm:

  • docSKKN CHU NHIEM 2011- Bản sửa.doc
Sáng Kiến Liên Quan