Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy và học môn âm nhạc cấp tiểu học
Âm nhạc luôn luôn là nguồn hạnh phúc cho tất cả mọi người sống trên trái đất. Không có âm nhạc thế giới thực sự sẽ rất buồn tẻ. Âm nhạc có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hạnh phúc của con người. Âm nhạc là hơi thở của cuộc sống, cần thiết cho cuộc sống như không khí cần cho sự sống của mỗi người. Chính vì nhu cầu lớn lao này mà chỗ nào, lúc nào âm nhạc cũng có mặt.
Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc có tác động rất lớn đến quá trình hình thành cũng như phát triển của con người. Ai cũng có một tình yêu lớn dành cho âm nhạc. Phải có âm nhạc để cuộc sống bớt đi sự căng thẳng, để mình thêm yêu đời hơn. Mỗi người tìm thấy ở âm nhạc những thanh âm tuyệt vời của cuộc sống. Âm nhạc xua tan đi nỗi sầu khổ của con người và rót đầy tâm tưởng chúng ta niềm vui sướng hân hoan. Bật những bài nhạc yêu thích và thực sự lắng nghe mà không làm điều gì khác, chúng ta thấy cuộc đời này thật có giá trị biết bao!
Trong xu thế phát triển của xã hội ngày càng cao thì yếu tố con người lại càng được các quốc gia quan tâm trên hết. Con người có vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Ở Việt Nam chúng ta cũng vậy, Giáo dục đào tạo được nhìn nhận là con đường quan trọng nhất để phát triển với mục đích hướng tới phát triển tối đa năng lực cho từng cá nhân, giúp họ hoà nhập với cuộc sống xã hội.
ầy cô. Bước 4: Khởi động giọng Khi khởi động giọng, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đứng thẳng, tư thế tự nhiên. Giáo viên đàn chuỗi âm ngắn, đơn giản để các em nghe và đọc bằng âm “la, ma, mô, mi”. Bước 5: Tập hát từng câu theo lối móc xích và hát cả bài Tập hát từng câu và kết nối theo lối móc xích sẽ giúp các em mau nhớ lời ca và hát chuẩn xác giai điệu. Việc củng cố, luyện tập từng đoạn của bài hát ngoài việc giúp các em cảm nhận giai điệu và lời ca, còn giúp các em tự tin hát đúng cao độ, câu hát không rời rạc, không ê a, phát âm nhả tiếng rõ lời. Đặc biệt là giúp các em loại bỏ sự chán nản khi chưa thực hiện được bài tập. Thông thường, có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát cả bài: Cách 1: Hát kết hợp gõ đệm theo phách. Cách 2: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. Cách 3: Hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Bước 6: Củng cố, kiểm tra Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học như: Các em đã học gì, nhớ điều gì, yêu thích gì? Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, hát nối tiếp hoặc lĩnh xướng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. Giáo viên cần chú ý giáo dục thái độ, giáo dục thẩm mỹ và dặn dò các em tiếp tục học hát cho thuộc lời ca. Có rất nhiều cách để củng cố, sửa sai cho các em, chúng tôi đưa ra 3 cách: Cách 1: Giáo viên lắng nghe, chữa từng lỗi nhỏ của các em. Cách 2: Dùng đàn đánh lại 2 – 3 lần các câu mà các em hát chưa đúng để các em nghe giai điệu. Cách 3: Mời 1 em học hát tốt nhất sửa lỗi cho bạn mình, điều này tạo nên tính tích cực trong các em, cũng như củng cố trí nhớ cho các em. Cách 4: Hát đuổi. Giáo viên cho một nửa lớp hát trước và một nửa lớp hát đuổi theo sau. Cách 5: Hát cộng đánh nhịp. Giáo viên cho một em hát tốt nhất lớp vừa hát vừa đánh nhịp, sau đó cho cả lớp đứng đạy vừa hát vừa đánh nhịp. 3.3.Đổi mới phương pháp dạy TĐN Để đạt được mục tiêu,đồng thời căn cứ vào thực trạng dạy phân môn TĐN ở trường tiểu học Phương Liệt, chúng tôi mạnh dạn thay đổi quy trình dạy TĐN gồm 6 bước sẽ mang lại hiệu quả và chất lượng tốt hơn: Bước 1: Giới thiệu bài TĐN, tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc khóa son Giáo viên treo bảng phụ bài TĐN lên bảng và giới thiều về bài tập đọc nhạc cho học sinh một cách ngắn ngọn rồi vào bài TĐN. *Dạy đọc nốt trên khuông nhạc khóa sol. Bước 2: Đọc cao độ của bài TĐN Giáo viên dịch giọng sao cho phù hợp với giọng của học sinh. Giáo viên cho học sinh đọc cao độ từ nốt thấp lên nốt cao rồi theo hiều ngược lại. Giáo viên cho học sinh nhận biết cao độ của các nốt nhạc trong bài TĐN. Giáo viên cho học sinh đọc từng nốt nhạc trong bài TĐN. Bước 3: Đọc tiết tấu và lời ca Thường có 3 cách để các em thực hiện tiết tấu. Cách thứ nhất: Giáo viên đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu Cách thứ hai: Chỉ gõ tiết tấu mà không đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu. Cách thứ ba: Giáo viên vừa đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu vừa gõ tiết tấu. Cách thứ tư: Đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu kết hợp với gõ theo nhịp. Bước 4: Tập đọc từng câu theo lối móc xích và đọc cả bài Giáo viên nên đọc trước 1 – 2 lần hoặc chỉ định 1 – 2 học sinh đọc tốt cho các em nghe để các em nắm vững tên nốt nhạc và vị trí nốt nhạc hoặc giáo viên đàn giai điệu cả bài 1 – 2 lần để học sinh bước đầu hình thành ra giai điệu, đồng thời các em thấy tự tin hơn. Bước 5: Ghép lời ca Thông thường có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài TĐN. Cách 1: Hát kết hợp gõ theo nhịp Cách 2: Hát kết hợp gõ theo tiết tấu Cách 3: Hát kết hợp gõ theo phách Bước 6: Củng cố, kiểm tra Ở đây giáo viên có thể có những câu hỏi như: Các em có cảm nhận như thế nào về bài học hôm nay? Giai điệu của bài TĐN như thế nào? Tính chất vui hay buồn? Nhanh hay chậm?... Ngoài ra giáo viên có thể kiểm tra bằng cách chia nhóm, tổ, cá nhân đọc và nhận xét lẫn nhau. 3.4. Đổi mới phương pháp phát triển khả năng âm nhạc. Theo chúng tôi, để phân môn phát triển khả năng âm nhạc mang lại hiệu quả tốt gồm các bước sau: * Các bước trong quy trình giới thiệu nhạc cụ. Bước 1: Giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ. Giới thiệu tên, hình dáng của nhạc cụ sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn về đặc điểm cũng như tính năng của nhạc cụ đó. Có rất nhiều cách giáo viên có thể giới thiệu nhạc cụ cho học sinh dễ nhận biết: Cách 1: Giáo viên giới thiệu các nhạc cụ có thật cho các em. Cách 2: Giới thiệu nhạc cụ thông qua tranh ảnh. Bước 2: Nghe âm sắc Việc nghe âm sắc của các nhạc cụ là rất cần thiết, nhằm giúp phát triển khả năng nghe nhạc cho các em. Có 2 cách sau: Cách 1: Giáo viên cho các em nghe âm sắc của nhạc cụ có thật. Cách 2: Giáo viên cho các em nghe qua âm sắc đàn phím điện tử hoặc qua băng đĩa nhạc. Bước 3: Củng cố Cách 1: Giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu từng nhạc cụ theo tranh ảnh. Cách 2: Giáo viên củng cố kiến thức thông qua tổ chức trò chơi, như cho các em nghe âm sắc rồi đoán tên nhạc cụ. Cách 3: Nghe hoặc xem dàn nhạc biểu diễn có sự tham gia của nhạc cụ. * Các bước trong quy trình học kể chuyện âm nhạc Thời lượng thực hiện nội dung kể chuyện âm nhạc khoảng 15 phút. Theo chúng tôi, quy trình dạy kể chuyện âm nhạc gồm 6 bước là hợp lý và mang lại hiệu quả tốt. Bước 1: Giới thiệu về câu chuyện Giáo viên giới thiệu tên, xuất xứ hoặc khái quát về câu chuyện,có thể đưa ra các bức tranh khi bắt đầu câu chuyện, nhằm kích thích trí tưởng tượng của học sinh. Bước 2: Giáo viên kể chuyện Cách thứ 1: Giáo viên kể chuyện thông qua sự hiểu biết của mình Cách thứ 2: Giáo viên kể chuyện thông qua các bức tranh Cách thứ 3: Sử dụng hình thức phát vấn Cách thứ 4: Giáo viên cho 1 học sinh đứng dậy đọc câu chuyện Bước 3: Học sinh tập kể chuyện Học sinh có thể đứng tại chỗ hoặc lên trước lớp, dựa vào tranh minh họa, kể từng đoạn (phần đầu, phần giữa, phần cuối) hay toàn bộ câu chuyện, các em có thể dựa vào những chi tiết đã sắp xếp theo thứ tự để tập kể chuyện. Bước 4: Giáo dục thái độ. Cách 1: Giáo dục thái độ thông qua các câu chuyện mà giáo viên đang dạy. Cách 2: Giáo viên hướng dẫn các em liên hệ với thực tế, kể một vài tấm gương mà các em biết, thông qua đó, giáo viên động viên các em cố gắng học tập. Bước 5: Nghe nhạc. Đây là khâu then chốt nhằm phát triển khả năng nghe nhạc của các em, thông qua kể chuyện âm nhạc. Khi cho các em nghe nhạc, giáo viên nên cho các em nghe các bản nhạc liên quan đến câu chuyện mà giáo viên đang dạy. Bước 6: Củng cố. Cách 1: Giáo viên sử dụng hình thức phát vấn, đặt một vài câu hỏi, học sinh trả lời để khắc sâu nội dung câu chuyện, giúp các em nhớ câu chuyện tốt hơn. Cách 2: Giáo viên đưa ra các chi tiết, yêu cầu học sinh sắp xếp chúng theo trình tự câu chuyện. 4.Tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa 4.1. Hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt chung của nhà trường. Âm nhạc ngoại khóa là mảng không thể thiếu trong nhà trường phổ thông nói chung và tiểu học nói riêng. Trong nhà trường phổ thông, hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt chung của nhà trường không nằm trong chương trình môn học, nhưng lại chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống nhà trường. Việc xây dựng phong trào múa hát tập thể trong sân trường là một nhu cầu cần thiết, làm cho cuộc sống của các em thêm vui tươi, phấn khởi, lạc quan yêu đời. Qua múa hát tập thể góp phần giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, giúp cơ thể phát triển, rèn luyện tính bền bỉ dẻo dai, khéo léo trong cuộc sống. 4.2. Đưa các trò chơi – đồng giao vào hoạt động ngoại khóa Trò chơi dân gian là sản phẩm sáng tạo của người dân. Nó là một thành tố văn hóa dân gian có từ thuở xưa và tồn tại cho đến nay. Tuy nhiên khi áp dụng những trò chơi này vào trường tiểu học Phương Liệt, có những biến đổi nhất định sao cho phù hợp với điều kiện môi trường học tập của các em. Tổ chức các trò chơi - đồng giao Tổ chức các trò chơi – đồng giao vào hoạt động ngoại khóa chứa đựng những yếu tố độc đáo và phong phú. Nó không chỉ có ý nghĩa to lớn trong việc đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ mà còn nuôi dưỡng tình yêu trong tâm hồn trẻ với những giá trị truyền thống tốt đẹp, tăng cường hoạt động nghệ thuật và phát triển nhân cách trẻ hài hòa toàn diện. Học sinh thi hát đồng giao. Trong phần C, tôi đã nêu cơ sở và nguyên tắc, đưa ra các giải pháp và một số giải pháp cụ thể, nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường tiểu học Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. Âm nhạc có một vị trí quan trọng trong đời sống của con người, đặc biệt với trẻ thơ. Qua âm nhạc, “giáo dục tình cảm, đạo đức và góp phần hình thành nhân cách trẻ em”. Bộ môn âm nhạc có một vị trí rất quan trọng ở trường tiểu học, giúp học sinh phát triển tai nghe âm nhạc, góp phần phát triển trí tuệ tình cảm, năng lực tư duy, trí tưởng tượng và óc phân tích tổng hợp. Giáo dục âm nhạc trong nhà trường phổ thông với tư cách là một môn học độc lập, luôn có vai trò rất lớn đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Việc đổi mới các phương pháp dạy học cũng như đa dạng các hoạt động ngoại khóa, phương pháp nào cũng quan trọng và cần thiết. Bởi nó không chỉ có ý nghĩa to lớn đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ, mà còn nuôi dưỡng tình yêu trong tâm hồn trẻ với những giá trị truyền thống tốt đẹp, nhằm phát triển nhân cách hài hòa cho trẻ. Việc nâng cao chất lượng dạy học nói chung, môn Âm nhạc nói riêng , là yêu cầu tất yếu của nền giáo dục hiện đại. Trong thời đại ngày nay, khi xã hội phát triển ngày càng nhanh, do tác động của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin thì sự phát triển của giáo dục nói chung, đổi mới giảng dạy môn Âm nhạc bậc tiểu học nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Trong những năm học vừa qua, tôi đã áp dụng triệt để phương pháp mới trong giảng dạy môn âm nhạc, tôi nhận thấy rằng, việc tạo cho học sinh một không khí vui tươi trong tiết học âm nhạc là điều vô cùng quan trọng. Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm Học vu - Vui học. Để học sinh đến với tiết học một cách nhẹ nhàng và thoải mái, giáo viên phải luôn năng động và sáng tạo trong hình thức tổ chức tiết học. Với kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy của mình, tôi nhận thấy: Trước đây học sinh ngại hát, ngại thể hiện, thậm chí có em không chịu hát thì nay các em đón nhận môn âm nhạc một cách thích thú. Vì môn học này đem đến cho các em sự thoải mái về tinh thần, và có hưng phấn để nhẹ nhàng tiếp nhận thông tin của những môn học khác. Với khả năng của bản thân và vốn kiến thức mà tôi có được, tôi đã cùng với học sinh của mình thực hiện môn học một cách có hiệu quả. Trong giảng dạy,tôi chú trọng uốn nắn các em kĩ năng hát và đọc nhạc sao cho chuẩn xác. Bên cạnh đó tôi chọn ra những em có năng khiếu ca hát và khả năng biểu diễn để tập luyện những tiết mục đặc sắc để tham gia văn nghệ trong trường và các chương trình giao lưu, Hội thi do ngành tổ chức. Tất cả đều đạt kết quả cao, chất lượng tốt.Cụ thể đánh giá học kì 1 năm học 2018-2019 , kết quả học tập môn âm nhạc của các em học sinh trường tiểu học Phương Liệt chúng tôi có rất nhiều thay đổi. Kết quả là 100% các em đạt hoàn thành trở lên. Trong đó những em hoàn thành tốt ngày một tăng. Kết quả so sánh trong 2 năm học gần đây : Năm học 2017 - 2018 Năm học 2018 - 2019 ( Học kì 1) Xếp loại Tỉ lệ % Xếp loại Tỉ lệ % Hoàn thành tốt (A+) 28% Hoàn thành tốt (A+) 37 % Hoàn thành (A) 72% Hoàn thành (A) 63% Chưa hoàn thành (B) 0 Chưa hoàn thành (B) 0 Ngoài kết quả trong giảng dạy mà tôi đã đạt được, tôi cảm thấy rất vui và tự hào vì qua giảng dạy tôi đã phát hiện và bồi dưỡng rèn luyện được những em có năng khiếu để không chỉ biểu diễn tốt các chương trình văn nghệ trong nhà trường mà còn tham gia trong các cuộc giao lưu và các Hội thi đều đạt kết quả tốt Ngoài ra con có các học sinh tham gia trong đội tuyển tham gia trong các Hội thi Tiếng hát Tiểu học cấp Quận, Hội thi Giai điệu tuổi hồng cấp Thành phố đạt kết quả cao. Học sinh trường tiểu học Phương Liệt đạt giải Nhất ” Giai điệu tuổi hồng” cấp Thành phố năm học 2018 - 2019 Với những gì mà tôi đã thử trải nghiệm qua công tác giảng dạy và bồi dưỡng năng khiếu cho các em, tôi nhận thấy rằng là: Người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc là người giúp các em có tâm hồn, có được cảm nhận được âm thanh, hơi thở của cuộc sống thông qua các tác phẩm âm nhạc. Cuộc sống sẽ khô cứng và tẻ nhạt nếu thiếu âm nhạc. Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống co người. Giáo dục âm nhạc cũng như các nội dung khác, ngày càng được hoàn thiện và từng bước đổi mới. Trong quá trình thực hiện muốn có kết quả tốt cũng cần đến sự góp ý giúp đỡ của đồng nghiệp, và cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Qua thời gian công tác, tôi rút ra được bài học cho bản thân là : Là một giáo viên dạy môn Âm nhạc, tôi luôn tự trau dồi kiến thức chuyên môn cho mình, không ngừng học hỏi đồng nghiệp và biết lắng nghe ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, luôn tự chủ động bồi dưỡng và giúp đỡ các em phát hiện và phát triển theo khả năng của bản thân. Trong bài viết này, tôi đã nêu lên sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình giảng dạy.Với khả năng và năng lực của bản thân, tôi luôn cố gắng hết mình với một mong muốn đóng góp cho nên giáo dục của Thành Phố Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn đối với Ban giám hiệu nhà trường , các đồng nghệp đã không ngừng tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt công việc giảng dạy . Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí chỉ đạo chuyên môn nhà trường và Phòng giáo dục, các bạn đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu. 2. HIỆU QUẢ TRONG GIÁO DỤC. Nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc cho trẻ là một nhiệm vụ cấp thiết trong quá trình hội nhập với thế giới. Nó không chỉ hòa nhập âm nhạc thế giới mà còn giúp các em phát triển năng khiếu, năng lực, tăng cường hiệu quả trong công tác dạy học, giáo dục học sinh biết yêu quý trân trọng văn hóa dân tộc. Tôi đã nêu một số đổi mới trong phương pháp giảng dạy bộ môn Âm nhạc theo từng phân môn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Âm nhạc ở trường tiểu học Phương Liệt. Bên cạnh đó, tôi cũng nêu một số biện pháp khác như tăng cường kết nối mối quan hệ thầy trò, đổi mới không gian và thay đổi không khí trường lớp. Thực tế đã phần nào thấy được việc dạy và học ở trường tiểu học Phương Liệt. Giáo viên dạy học âm nhạc không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ mà còn kết hợp với thực hành, sử dụng nhiều nguồn tài liệu, giáo cụ trực quan để mở rộng kiến thức cho học sinh khiến tiết học trở nên hấp dẫn sinh động và thu hút. Các phương pháp dạy học được sử dụng triệt đểChính vì vậy, giờ học âm nhạc đạt hiệu quả cao. Từ những hiệu quả mà phương pháp dạy học bộ môn âm nhạc ở trường tiểu học Phương Liệt đang từng bước đổi mới hoàn thiện. Đã cho chất lượng đào tạo của môn học, phù hợp với tình hình thực tế địa phương, mà còn góp phần vào mục tiêu giáo dục chung là giáo dục nền âm nhạc cho các em một cách toàn diện, trong nhà trường và địa phương hiện nay. Trong đề tài, tôi đã đi vào giải quyết, khắc phục những mặt còn hạn chế thông qua các điểm sau: + Nghiên cứu theo chương trình và khắc phục những mặt còn hạn chế, góp phần bổ sung, sửa đổi và nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc cho học sinh trường tiểu học. + Đa dạng hóa hình thức thực hành nhằm kích thích trí thông minh của trẻ, phát triển khả năng tư duy và tác động đến tính sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của giáo viên và học sinh. + Thay đổi phương pháp dạy học môn âm nhạc nhằm giúp học sinh hứng thú trong việc học và có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa bài hát, cung cấp cho các em có một nền tảng kiến thức vững vàng. + Đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi trình tự trong quy trình dạy học âm nhạc sao cho phù hợp và cân xứng với tiết học. + Đổi mới hình thức tổ chức lớp học và sử dụng phương tiện trực quan sao cho phù hợp với nội dung môn học. Ngoài ra để đảm bảo đủ lượng kiến thức cần thiết cho giờ học và chất lượng của giờ học, việc đưa ra các trò chơi vào tiết học, giúp trẻ nhận biết nốt nhạc thông qua màu sắc, hình tượng là một việc làm cần thiết trong dạy học. + Bên cạnh đó, việc đưa các hoạt động ngoại khóa vào sinh hoạt chung của nhà trường, tổ chức các lớp năng khiếu cũng như đưa các trò chơi dân gian vào hoạt động ngoại khóa là các biện pháp không thể thiếu nhằm nâng cao chất lượng dạy học. + Tổ chức các trò chơi dân gian không chỉ có ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà nó còn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ với những truyền thống văn hóa tốt đẹp. Hy vọng đề tài Nâng cao chất lượng dạy học âm nhạc tại trường tiểu học Phương Liệt sẽ từng bước cải thiện chất lượng đào tạo âm nhạc tại trường tiểu học Phương Liệt nói riêng và các trường trong thành phố nói chung, góp phần vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước. 3. NHỮNG ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Âm nhạc tại trường tiểu học Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. * Đối với Ban giám hiệu trường tiểu học Phương Liệt. + Ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến cơ sở vật chất nhiều hơn nữa, cần ở các lớp bồi dưỡng thường xuyên cho các lớp âm nhạc phổ thông, nhằm mục đích bổ sung kiến thức âm nhạc cho đội ngũ giáo viên. + Thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hội thi, hội diễn văn nghệ, khuyến khích các phong trào thi đua, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các em vui chơi lành mạnh. * Đối với giáo viên: + Thường xuyên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp dạy học, cập nhật các phuong pháp mới vào quá trình giảng dạy. + Giáo viên dạy Âm nhạc bậc tiểu học cần có nhận thức đúng đắn về vị trí của môn học đối với sự phát triển toàn diện nhân cách học sinh cũng như vai trò của người giáo viên nhân dân. + Tổ chức các chương trình hoạt động ngoại khóa cho học sinh để các em vừa tăng thêm kiến thức, vừa mạnh dạn hơn trong các hoạt động văn hóa xã hội. * Đối với học sinh: + Cần có thái độ nghiêm túc trong việc học bộ môn Âm nhạc. + Cần có sự đam mê và yêu thích môn học Âm nhạc. + Cần tham gia tích cực các hoạt động văn nghệ của trường, rèn luyện, học tập. * Phạm vi kế hoạch nghiên cứu của tôi trong năm học 2018 - 2019 Những giải pháp sẽ tiếp tục được triển khai, các số liệu và hiệu quả của đề tài sẽ được tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh trong học kì 2. Tôi xin cam đoan sáng kiến kinh nghiệm trên do chính tôi thực hiện. Tôi xin chịu trách nhiệm đề tài của mình. Hà Nội ngày 15 tháng 1 năm 2019 Người viết đề tài Nguyễn Thị Thu Hà. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI . 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. 3. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN. 4. ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI. 6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. PHẦN II: NỘI DUNG A. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1. Cơ sở lý luận. a. Vai trò của Âm nhạc với giáo dục tiểu học. b. Âm nhạc với việc giáo dục đạo đức. c. Âm nhạc bồi dưỡng tổ chất thẩm mỹ. d. Điểm qua chương trình môn Âm nhạc ở bậc tiểu học d.1. Giai đoạn 1: Chương trình cho các lớp 1, lớp 2, lớp 3. d.2. Giai đoạn 2: Chương trình dành cho các lớp 4, lớp 5. 2. Một số nhận xét về chương trình âm nhạc a. Phân môn học hát. b. Phân môn tập đọc nhạc. c. Phân môn phát triển khả năng âm nhạc. B. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT. 1. Vài nét về trường tiểu Phương Liệt. 2. Đặc điểm và khả năng tiếp thu âm nhạc của học sinh. 3. Tình hình dạy và học âm nhạc ở trường tiểu học Phương Liệt. 4. Kết quả kiểm tra, đánh giá môn học Âm nhạc năm học 2018 – 2019. 5. Hoạt động ngoại khóa. C. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC PHƯƠNG LIỆT. 1. Đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy hát. Đổi mới phương pháp dạy TĐN. Đổi mới phương pháp phát triển khả năng âm nhạc. 2. Tổ chức các hoạt động âm nhạc ngoại khóa. a . Hoạt động văn nghệ trong sinh hoạt chung của nhà trường. b. Đưa các trò chơi – đồng giao vào hoạt động ngoại khóa. PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HIỆU QUẢ TRONG GIÁO DỤC NHỮNG ĐỀ XUẤT & KHUYẾN NGHỊ .
File đính kèm:
- skkn_an_2019_1_191201911.doc
- skkn_an_2019_1_191201911.pdf