Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giải nhanh các bài tập trắc nghiệm Hóa học

Phấn đấu nâng cao chất lượng dạy và học của nghành giáo dục là một công việc có tính chất thời sự và thường xuyên. Để có kết quả ngày càng cao chất lượng dạy học và giáo dục là việc làm suốt đời của thầy cô giáo. Để làm được công việc to lớn và khó khăn này giáo viên phải đi sâu nghiên cứu những vấn đề về nội dung - kiến thức khoa học cơ bản, những phương pháp, những hình thức tổ chức dạy học, kĩ năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt sáng tạo cho học sinh

Ở trường THPT, môn hoá là một trong những môn học cơ bản trong giảng dạy Hoá học, bài tập hoá học là một phương tiện rất cần thiết giúp học sinh nắm vững nhớ lâu các kiến thức cơ bản, mở rộng và đào sâu những nội dung đã được trang bị. Nhờ đó học sinh được hoàn thiện kiến thức đồng thời phát triển trí thông minh , sáng tạo, rèn luyện được tính kiên nhẫn, những kĩ năng, kĩ xảo, năng lực nhận thức và tư duy phát triển hơn. Thông qua bài tập Hoá học giúp giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh từ đó phân loại học sinh và có kế hoạch sát với đối tượng.

Từ năm học 2006- 2007 Bộ Giáo dục và đào tạo đã chuyển đổi hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Hình thức này đòi hỏi trong một thời gian ngắn học sinh phải giải nhiều bài tập với nhiều dạng khác nhau huy động nhiều đơn vị kiến thức cả về chiều rộng và bề sâu cũng như các kĩ năng giải toán. Chính vì vậy giáo viên cần phải trang bị cho học sinh về mặt kiến thức cũng như phương pháp và kĩ thuật giải nhanh các bài toán trắc nghiệm hoá học.

 

doc26 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2339 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm giải nhanh các bài tập trắc nghiệm Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
) 
(Với a là khối lượng muối khan).
Từ (1) ta có: a = 5,21 (g) 
 Đáp án C . 
Thí dụ 3: 
Cho 15,6 (g) hỗn hợp 2 ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 (g) Na, thu được 24,5 (g) chất rắn. Hai ancol đó là: 
(cho Na = 23 , C = 12 , H = 1, O = 16).
A. CH3OH và C2H5OH	B. C2H5OH và C3H7OH 
C. C3H5OH và C4H7OH	C. C3H7OH và C4H9OH 
Hướng dẫn: Gọi công thức chung của 2 ancol là 
Phương trình hoá học: 2 + 2Na 2+ H2 (1)
- Gọi số mol H2 sinh ra là x mol .
 Khối lượng H2 = 2x (g)
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
15,6 + 9,2 = 24,5 + 2x 
 x = 0,15 (mol). 
Theo (1), tổng số mol 2 ancol = 2x = 0,3 (mol). 
 + 17 = = 52 = 35
 1 ancol phải có gốc hiđrocacbon < 35 . Do đó 2ancol phải thuộc loại no, mạch hở (vì ancol mạch vòng hoặc ancol không no có ít nhất 3 nguyên tử C). 
Vậy 2 ancol đồng đẳng kế tiếp đó là: C2H5OH và C3H7OH 
 Đáp án B . 
Thí dụ 4: Hoà tan hết m (g) hỗn hợp A gồm FeO , Fe2O3 và Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 4,48 lít khí NO2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145,2 (g) muối khan. Giá trị của m là:(cho Fe=56, N=14, O=16, H=1) 
A. 46,4	B. 35,7	 C. 15,8	D. 77,7 
Hướng dẫn: Muối thu được là Fe(NO3)3 
- Số mol Fe(NO3)3 = = 0,6 (mol) 
- Số mol NO2 = = 0,2 (mol) 
Sơ đồ phản ứng: A + HNO3 = Fe(NO3)3 + NO2 + H2O (1)
áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố ta có:
- Tổng số mol N trước phản ứng bằng tổng số mol N sau phản ứng
 Số mol HNO3 phản ứng: 0,6 . 3 + 0,2 = 2 (mol) 
- Số mol H2O sinh ra = số mol HNO3 phản ứng = 1 (mol)
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho sơ đồ (1) 
Ta có: m + 63 . 2 = 145,2 + 0,2 . 46 + 18 . 1 
 Û m = 46,4 (g) 
 Đáp án A . 
Thí dụ 5: Nhiệt phân 8,8 (g) C3H8 , xảy ra 2 phản ứng: 
C3H8 CH4 + C2H4 (1) ; C3H8 C3H6 + H2 (2)
Ta thu được hỗn hợp khí Y (chứa 5 chất). Cho hỗn hợp Y qua nước brom chỉ thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối đối với H2 bằng 7,3. Độ tăng khối lượng bình đựng nước brom là: (Cho C = 12 , H = 1). 
A. 5,88 (g)	B. 6,72 (g)	C. 6,17 (g)	D. 6,48 (g)
Hướng dẫn: Ta có 5 chất trong Y gồm: C3H8 , CH4 , H2 , C3H6 , C2H4 . Khi cho Y qua nước brom thì 2 anken C3H6 và C2H4 phản ứng được với brom, hỗn hợp khí Z gồm C3H8, CH4 , H2. 
- Phân tử khối trong bình của Z = 7,3 . 2 = 14,6 . 
- Theo các phương trình (1) và (2)
Số mol CH4 bằng số mol C3H8 ở phản ứng (1) 
Số mol H2 bằng số mol C3H8 ở phản ứng (2)
Số mol hỗn hợp Z bằng số mol C3H8 ban đầu bằng = 0,2 (mol). 
 Khối lượng hỗn hợp Z = 0,2 . 14,6 = 2,92 (g).
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 
Độ tăng khối lượng bình đựng nước brom là: Dm = 8,8 - 2,92 = 5,88 (g) 
 Đáp án A. 
4. Phương pháp bảo toàn điện tích:
a. Nội dung phương pháp: 
- Tổng quát: "Trong một hệ cô lập điện tích được bảo toàn".
- Ta chỉ xét đối với một dung dịch, khi đó định luật bảo toàn có thể phát biểu như sau: 
"Trong một dung dịch, tổng lượng điện dương bằng tổng lượng điện âm".
b. Thí dụ minh hoạ phương pháp: 
- Dung dịch A chứa các ion: Na+(a mol) ; Mg2+(b mol) , Al3+(c mol) ; Cl-(d mol) và SO42- (e mol). Xác định mối liên hệ giữa a, b, c, d, e. 
Hướng dẫn: áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: a + 2b + 3c = d + 2e 
c. Thí dụ áp dụng: 
Thí dụ 1: Một dung dịch X có chứa 0,01mol Ba2+ ; 0,01mol NO3- ; a mol OH- và b mol Na+ . Để trung hoà dung dịch X cần dùng 400 ml dung dịch HCl 0,1M. Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch X là:
(Cho Ba = 137 , Na = 23, N = 14 , H = 1 , O = 16). 
A. 3,36 (g)	B. 3,76 (g)	C. 1,68 (g)	 D. 13,5 (g)
Hướng dẫn: 
Số mol HCl = 0,4 . 0,1 = 0,04 (mol) ị Số mol H+ = 0,04 (mol).
Phương trình hoá học của phản ứng trung hoà: 
H+ + OH- H2O 	 (1)
Theo (1), số mol OH- = số mol H+ = 0,04 (mol) 
Hay: a = 0,04 (mol) 
áp dụng định luật bảo toàn điện tích đối với dung dịch X ta có: 
0,01 . 2 + b . 1 = 0,01. 1 + 0,04. 1 
 Û b = 0,03 (mol)
Khối lượng chất rắn thu được bằng tổng khối lượng các ion Ba2+,Na+,NO3-, OH-. 
Nên có giá trị là: m = 0,01. 137 + 0,01.62 + 0,04 . 17 + 0,03 . 23 = 3,36 (g) 
 Đáp án A 
Thí dụ 2: Dung dịch Y chứa Ca2+ (0,1 mol) ; Mg2+ (0,3mol) ; Cl- (0,4mol) và HCO3- y (mol). Khi cô cạn dung dịch Y ta thu được muối khan CO khối lượng là: 
(Cho: Ca = 40 ; Mg = 24 ; Cl = 35,5 ; H = 1 ; C = 12 ; O = 16)
A. 37,4 (g)	 B. 49,8 (g)	 C. 25,4 (g) D. 30,5 (g) 
Hướng dẫn: áp dụng định luật bảo toàn điện tích ta có: 
0,3 . 2 + 0,1 . 2 = 0,4 + y 
 Û y = 0,4 (mol) (I) 
Khi cô cạn dung dịch Y, xảy ra phản ứng: 
2HCO3- CO32- + CO2 + H2O (1)
Theo (1) số mol CO32- = y = = 0,2 (mol). 
Khối lượng muối khan thu được bằng tổng khối lượng các ion: Ca2+ , Mg2+ , Cl- , CO32- 
Hay: Khối lượng muối khan =0,1.40 + 0,3. 24 + 0,4. 35,5 + 0,2. 60 = 37,4 (g)
 Đáp án A .
5. Phương pháp bảo toàn electron :
a. Nội dung phương pháp:
- Nội dung: "Trong phản ứng oxi hoá - khử, tổng số mol electron mà chất khử nhường phải bằng tổng số mol electron mà chất oxi hoá nhận". 
- Tổng quát: "Trong một quá trình hoá học, tổng số mol electron mà hệ các chất khử nhường phải bằng tổng số mol electron mà hệ các chất oxi hoá nhận".
b. Cơ sở của phương pháp: 
- Định luật bảo toàn electron là một trường hợp riêng của định luật bảo toàn điện tích. 
c. Các điểm lưu ý khi áp dụng:
- áp dụng khi giải các bài toán hoá học vô cơ về phản ứng oxi hoá - khử.
- Nắm vững tính chất của các chất, kiến thức về phản ứng oxi hoá - khử để từ đó:
+ Xác định được chất oxi hoá và chất khử: Dựa vào số oxi hoá của nguyên tố ở trạng thái đầu và trạng thái cuối cùng mà không cần quan tâm tới các số oxi hoá trung gian theo nguyên tắc:
Chất khử: Số oxi hoá của nguyên tố tăng.
Chất oxi hoá: Số oxi hoá của nguyên tố giảm.
+ Viết được công thức của các sản phẩm oxi hoá, sản phẩm khử để viết được các quá trình oxi hoá, quá trình khử. Từ đó viết được các biểu thức tổng số mol electron nhường, tổng số mol electron nhận.
Ví dụ: 
Khi cho FeO phản ứng với axit HNO3 thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Ta có thể viết các quá trình oxi hoá và quá trình khử như sau:
* Quá trình oxi hoá : Fe+2 Fe+3 + e 
Hoặc viết: FeO + 2H+ Fe3+ + H2O + e 
* Quá trình khử: N+5 + 3e N+2
Hoặc viết: NO3- + 3e + 4H+ NO + 2H2O
- áp dụng định luật bảo toàn electron:
Tổng số mol electron nhường bằng tổng số mol electron nhận.
d. Thí dụ minh hoạ phương pháp:
- Cho hỗn hợp A gồm a (mol) Mg và b (mol) Al tác dụng vừa đủ với dung dịch B chứa c (mol) AgNO3 và d (mol) Cu(NO3)2.Tìm mối liên hệ giữa a, b, c, d 
Hướng dẫn: 
+ Quá trình oxi hoá: Mg Mg2+ + 2e 	(1)
 a (mol)	 2a (mol) 
 	 Al Al3+ + 3e 	(2) 
	 b (mol)	 3b(mol)
Theo (1) và (2) : Tổng số mol electron nhường = 2a + 3b (I) 
+ Quá trình khử: Ag+ + e Ag (3) 
 c (mol) c (mol)
 	 Cu2+ + 2e Cu (4)
 d (mol) 2d (mol) 
Theo (3) và (4) : Tổng số mol electron nhận = c + 2d	 (II)
áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 2a + 3b = c + 2d .
e. Các thí dụ áp dụng:
Thí dụ 1: Chia 2,29 (g) hỗn hợp 3 kim loại Mg, Al, Zn thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl, giải phóng 1,456 (lít) H2 
(ở đktc). 
- Phần 2: Bị O2 oxi hoá hoàn toàn thu được m(g) hỗn hợp 3 oxit. 
Giá trị của m là (cho Mg = 24 , Al = 27 , Zn = 65 , H = 1 , O = 16) 
A. 2,142	B. 2,185	C. 2,242	D. 2,168 
Hướng dẫn: 
+ Số mol H2 = 0,065 (mol) 
+ Khối lượng mỗi phần bằng = 1,145 (g) 
* Quá trình oxi hoá khi cho hỗn hợp kim loại tác dụng với axit HCl và tác dụng với O2 đều là: 
 + 2e 
 + 3e 	 (1)	
	 + 2 e
* Quá trình khử khi cho phần 1 tác dụng với axit HCl: 
 + 2e 	 (2)
* Quá trình khử khi cho phần 2 tác dụng với O2 
 + 2e 	 (3)
Theo định luật bảo toàn electron ta có:
Số mol electron mà hỗn hợp kim loại nhường bằng số mol electron mà H+1 nhận bằng số mol electron mà nhận. 
Từ đó theo (2) và (3) ta có: 
Số mol O = số mol H2 = 0,065 (mol) 
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: 
m = 1,145 + 0,065 . 16 = 2,185 (g) 
 Đáp án B 
Thí dụ 2: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m(g) Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian thu được 13,44(g) hỗn hợp X gồm 4 chất rắn khác nhau. Đem hoà tan hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,896 (l) NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là (cho Fe = 56, C = 12, O = 16, N = 14, H = 1). 
A. 14,4 	B. 14,2	C. 14,6	D. 14,8
Hướng dẫn: Gọi số mol CO phản ứng bằng x (mol) 
Số mol NO = = 0,04 (mol)
Sơ đồ phản ứng:
 + X (Fe2O3 dư, Fe3O4 , FeO , Fe) + (1) 
X + (NO3)3 + + H2O (2)
- Từ quá trình (1) và (2) ta thấy:
+ Số oxi hoá của Fe, O, H ở trạng thái đầu và trạng thái cuối là như nhau. Nên xem như Fe+3, O-2 và H+1 không tham gia nhường và nhận electron. 
+ Số oxi hoá của C tăng từ +2 lên +4 . Vậy C+2 là chất khử.
+ Số oxi hoá của N giảm từ +5 xuống +2. Vậy N+5 là chất oxi hoá. 
- Ta có các quá trình oxi hoá, quá trình khử: 
+ Quá trình oxi hoá: + 2 e 	 (3)
 x(mol) 2x(mol)
 Số mol electron nhường = 2x (mol) .
+ Quá trình khử: + 3 e (4)
 3.0,04(mol) 0,04(mol)
* Số mol electron nhận = 3.0,04 = 0,12 (mol).
áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 2x = 0,12 Û x = 0,06 (mol).
Theo (1), số mol CO2 = số mol CO phản ứng = 0,06 (mol). 
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho quá trình (1) ta được:
m + 0,06 . 28 = 13,44 + 0,06 . 44 
Hay:	m = 14,4 (g) 
 Đáp án A 
Thí dụ 3: Cho một luồng khí CO đi qua hỗn hợp A (gồm 3 oxit sắt với số mol bằng nhau) thu được hỗn hợp khí B và 19,2 (g) hỗn hợp chất rắn D (gồm Fe, FeO và Fe3O4). Cho toàn bộ hỗn hợp D tác dụng với dung dịch HNO3 (dư) thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Tính khối lượng của hỗn hợp A ban đầu. 
Hướng dẫn: Đặt số mol CO2 thu được bằng t (mol).
- Hỗn hợp B gồm CO và CO2 
- Số mol NO = = 0,1 mol 
- Đặt số mol của Fe2O3 , Fe3O4 và FeO trong hỗn hợp A đều bằng x (mol). 
Ta có sơ đồ phản ứng: 
A + D + 	 (1)
D + (NO3)3 + + H2O	 (2)
Cách 1: Theo (1) và (2) ta có: 
- Quá trình oxi hoá: 
 + e 	 (3) 
x(mol) x(mol)
 + e 	 (4)
 3x(mol) x(mol)
 + 2e 	 (5) 
 t(mol) 2t(mol)
Từ (3),(4) và (5) ta có: Tổng số mol electron nhường =x + x + 2t = 2(x + t) (mol)
- Quá trình khử: 
 + 3e 	 (6)
 0,3(mol) 0,1(mol)
Từ (6) ta có: Tổng số mol electron nhận = 0,3 (mol).
áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 
2 (x + t) = 0,3 Û x + t = 0,15 (I) 
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho quá trình (1) ta có:
(72x + 160x + 232x) + 28t = 19,2 + 44t 
Hay: 	464x = 19,2 + 16t 	 (II) 
Từ (I) và (II): x = 0,045 (mol) 
 t = 0,105 (mol) 
 Khối lượng hỗn hợp A = 464 . 0,045 = 20,88 (g)
Cách 2: Có thể giải bài toán trên theo phương pháp sử dụng định luật bảo toàn khối lượng như sau:
- Tổng số mol Fe bằng: x + 2x + 3x = 6x (mol) 
 Số mol Fe(NO3)3 = 6x (mol) 
Theo (2) tổng số mol N sau phản ứng là: (6x . 3 + 0,1) (mol) 
 Số mol HNO3 phản ứng bằng số mol N bằng: (6x . 3 + 0,1) (mol) 
 Số mol H2O tạo thành bằng: (6x . 3 + 0,1) 
áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho quá trình (2) ta có: 
19,2 + 63 (6x . 3 + 0,1) = 6x . 242 + 0,1 . 30 + (6x . 3 + 0,1). 18 
Û x = 0,045 (mol) 
 Khối lượng hỗn hợp A = (72 + 160 + 232) . 0,045 = 20,88 (g) 
Thí dụ 4: Cho m(g) hỗn hợp gồm Mg, Al, Zn phản ứng vừa đủ với V(l) dung dịch HNO3 1M thu được hỗn hợp khí gồm 0,025 mol NO và 0,05 mol N2O (dung dịch thu được không chứa muối amoni). V có giá trị là:
A. 0,6	B. 0,55	C. 0,65	D. 0,5 
Hướng dẫn:
Cách 1: Gọi số mol của Mg, Al, Zn trong m(g) hỗn hợp lần lượt là: x, y, z (mol)
- Quá trình oxi hoá: + 2e 
 x(mol) x(mol) 2x(mol)
	 + 2e 	 (1)
	y(mol) y(mol) 2y(mol) 
 + 3e
 	 z(mol) z(mol) 3z(mol)
Theo (1), tổng số mol electron nhường = 2x + 2y + 3z (mol) 
- Quá trình khử: + 3e 
 0,075(mol) 0,025(mol)
 + 4e 	 (2)
 4.2.0,05(mol) 2.0,05(mol)
Theo (2), tổng số mol electron nhận = 0,075 + 4.2.0,05 = 0,475 (mol)
áp dụng định luật bảo toàn electron ta có: 2x + 2y + 3z = 0,475 (I) 
- Sơ đồ hợp thức: Mg Mg(NO3)2 
 x(mol) x(mol) 
 Zn Zn(NO3)2	 (3)
 y(mol) y(mol) 
 Al Al(NO3)3
 z(mol) z(mol) 
Theo (3), tổng số mol N trong muối = 2x + 2y + 3z = 0,475 (mol) (theo (I)) 
Mặt khác, tổng số mol N trong khí = 0,025 + 2 . 0,05 = 0,125 (mol) 
Theo định luật bảo toàn nguyên tố ta có: 
Tổng số mol N trong HNO3 = 0,475 + 0,125 = 0,6 (mol) 
 Số mol HNO3 = 0,6 (mol) 
V = = 0,6 (l)
 Đáp án A 
Cách 2: Có thể giải bài toán trên theo cách sau: 
* Ta có các quá trình khử: NO3- + 3e + 4H+ NO + 2H2O 	 (1)
 4.0,025(mol) 0,025(mol)
2NO3- + 8e + 10H+ N2O + 5H2O (2)
 	 10.0,05(mol) 0,05 (mol)
Theo (1) và (2), tổng số mol H+ = 4.0,025 + 10.0,05 = 0,6 (mol) 
Quá trình oxi hoá không tiêu tốn H+
 Số mol HNO3 = số mol H+ = 0,6 (mol) 
 V = = 0,6 (l)	
 Đáp án A
Thí dụ 5: Cho 11,6(g) hỗn hợp X (gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3) tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được dung dịch A và V(l) khí NO2(đktc). Mặt khác nếu khử hoàn toàn X bằng khí CO dư thì sau phản ứng thu được 9,52 (g) Fe. Tính V: 
Hướng dẫn:
+ Số mol Fe thu được khi khử X là: = 0,17 (mol) 
+ Tổng khối lượng O trong 11,6(g) X bằng: mO = 11,6 - 9,52 = 2,08(g)
 Số mol O = = 0,13 (mol) 
+ Số mol NO2 = (mol)
* Ta xem như hỗn hợp X được tạo thành do phản ứng của 0,17(mol) Fe và . Khi ấy ta có sơ đồ phản ứng: 
Fe X Fe(NO3)3 + NO2 + H2O 	 (1) 
Từ sơ đồ (1) ta có:
- Quá trình oxi hoá: + 3e (2)
 0,17(mol) 3.0,17(mol) 
Từ (2) ta có tổng số mol electron nhường = 3.0,17 = 0,51 (mol) 
- Quá trình khử:	 + 2e (3)
 0,13(mol) 0,13.2(mol)
 + e 	 (4)
Từ (3) và (4) ta có: Tổng số mol electron nhận = 0,13 . 2 + 
áp dụng định luật bảo toàn electron ta được:
 0,13 . 2 + = 0,51 
 Û V = 5,6 (l) 
Thí dụ 6: Hoà tan hoàn toàn 4,55 (g) hỗn hợp X gồm Mg, Al , Fe bằng dung dịch HCl dư thu được 3,92 (l) khí H2 (ở đktc). Mặt khác, nếu hoà tan hoàn toàn 4,55(g) hỗn hợp X bằng dung dịch axit HNO3 dư thì thu được dung dịch không chứa muối amoni và 2,8 (l) khí NO duy nhất (ở đktc). Thành phần % khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là: (Cho Fe = 56) .
A. 30,77%	B. 37,46%	C. 12,31%	D. 24,62%
Hướng dẫn: Gọi số mol của Mg, Al, Fe trong 4,55 (g) hỗn hợp X lần lượt bằng 
x, y, z (mol). 
- Số mol H2 = = 0,175 (mol) 
- Số mol NO = = 0,125 (mol) 
* Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl ta có:
- Quá trình oxi hoá: 
+ 2e 
x(mol) 2x(mol) 
 + 3 e
y(mol) 3y(mol) 	 (1)
 + 2e
z(mol) 2z(mol)
Theo (1), tổng số mol electron nhường = 2x + 3y + 2z (mol) 
- Quá trình khử: 2H+1 + 2e H2O (2)
 2.0,175(mol) 0,175(mol) 
Theo (2), tổng số mol electron nhận = 2 . 0,175 = 0,35 (mol) 
áp dụng định luật bảo toàn electron ta được:
2x + 3y + 2z = 0,35 	 (I)
* Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 ta có: 
- Quá trình oxi hoá:
 + 2e 
x(mol) 2x(mol) 
 + 3e 
y(mol) 3y(mol) 	 (3)
 + 3e
 z(mol) 3z(mol)
Theo (3), tổng số mol electron nhường = 2x + 3y + 3z (mol).
- Quá trình khử: + 3e (4)
 3.0,125(mol) 0,125(mol
Theo (4), tổng số mol electron nhận = 3.0,125 = 0,375 (mol)
áp dụng định luật bảo toàn electron ta được: 
2x + 3y + 3z = 0,375 	 (II)
Từ (I) và (II) z = 0,375 - 0,35 = 0,025 (mol) 
 % Fe = 
 Đáp án A .
II. Một số bài tập Vận dụng Phương pháp :
Sau khi học sinh đã nắm vững nội dung và cơ sở các phương pháp giải nhanh, biết vận dụng linh hoạt trong từng trường hợp cụ thể, tôi yêu cầu học sinh rèn luyện thêm qua một số bài tập luyện tập.
Bài tập 1: (Trích đề thi TSĐH, CĐ khối B năm 2007).
Cho 0,01mol một hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc, nóng (dư) thoát ra 0,112 lít (ở đktc) khí SO2 duy nhất. Công thức của hợp chất là: 
A. FeS	B. FeS2	C. FeO	D. FeCO3
Bài tập 2: Để khử hoàn toàn 3,04(g) hỗn hợp Y (gồm FeO, Fe3O4 và Fe2O3) thì cần 0,05 mol H2 . Mặt khác, hoà tan hoàn toàn 3,04 (g) hỗn hợp Y trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thì thu được thể tích khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất) ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 224 ml	B. 448 ml	C. 336 ml	D. 112ml
Bài tập 3: Cho H2 dư đi qua m(g) hỗn hợp A gồm CuO, Al2O3 và FexOy nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,44(g) H2O. Mặt khác, để hoà tan hoàn toàn m(g) A cần dùng 170(ml) dung dịch H2SO4 1M (loãng). Xác định khối lượng của Al2O3 trong m(g) hỗn hợp A.
Bài tập 4: Cho khí CO qua ống đựng 2,32(g) oxit FexOy nóng đỏ một thời gian thu được hỗn hợp khí A và hỗn hợp chất rắn B. Cho B tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch C và khí NO. Cô cạn dung dịch C được 7,018(g) muối khan. Xác định công thức của oxit sắt.
Bài tập 5: Để khử hoàn toàn 9,28(g) một oxit kim loại cần 3,8976 lít H2 (ở đktc). Nếu lấy lượng kim loại thu được cho tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 2,5984 (l) H2 (ở đktc). Xác định công thức của oxit. 
Bài tập 6: Cho 1,35(g) hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm 0,01mol NO và 0,04 mol NO2 (không có sản phẩm khử nào khác). Tính tổng khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch sau phản ứng.
Bài tập 7: Đốt cháy 2,184(g) Fe thu được 3,048(g) hỗn hợp A gồm các oxit sắt. Xác định thể tích H2 (ở đktc) cần để khử hoàn toàn hỗn hợp A. 
Bài tập 8: Cho hỗn hợp A (gồm 0,03 mol Al và 0,05 mol Fe) tác dụng với 100ml dung dịch B chứa AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 8,12(g) hỗn hợp D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 (l) H2 (ở đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Xác định nồng độ mol/l của AgNO3 và Cu(NO3)2 trong dung dịch B.
Bài tập 9: Cho hỗn hợp A (gồm 0,01mol MgO và 0,14 mol Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được dung dịch B và 0,448 lít khí X nguyên chất (ở đktc). Cô cạn cẩn thận dung dịch B thu được 23(g) chất rắn khan D. Khí X là: 
A. N2 	B. N2O	C. NO	D. NO2
Bài tập 10: Một dung dịch có chứa 2 cation là Fe2+ (0,1mol) và Al3+ (0,2mol) và 2 anion là Cl- (xmol) và SO42- (ymol). Tính x và y, biết rằng khi cô cạn dung dịch thu được 46,9(g) chất rắn khan. 
Bài tập 11: Nung hỗn hợp A gồm Al, Fe2O3 và CuO trong điều kiện không có không khí một thời gian thu được hỗn hợp B. Hoà tan hết hỗn hợp B trong dung dịch HNO3 loãng, dư thấy thoát ra hỗn hợp khí gồm 0,1(mol) NO và 0,03mol N2O (dung dịch thu được không có muối amoni). Khối lượng của Al trong m(g) hỗn hợp A là:
A. 4,86(g)	B. 5,4(g)	C. 3,78(g)	D. 6,48(g)
C. Kết luận
1. Kết quả áp dụng
Thực tế cho thấy với cách làm như trên phần nào đã làm cho học sinh nắm vững kiến thức hoá học, có kỹ năng nhanh nhạy khi giải toán hoá học, rút ngắn được thời gian làm bài. Đó là điều rất quan trọng khi làm bài tập trắc nghiệm khách quan.
Qua việc kiểm chứng trên một số lớp ở trường THPT Thạch Thành II mà tôi đã giảng dạy như: Các lớp A1, A2 khoá học 2008 - 2009, những học sinh nắm vững các phương pháp trên đã rất tự tin khi giải toán hoá học. Học sinh chủ động giải quyết các bài tập dựa trên các cơ sở lý thuyết tương ứng và vì vậy hiệu quả học tập được nâng lên.
* Kết quả xếp loại khóa học 2008 – 2009 trước và sau khi áp dụng 
Lớp
Sĩ số
Loại giỏi
Loại khá
Loại TB
Loại yếu
Loại kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
12A1
Trước
50
8
16%
12
24%
30
60%
0
0%
0
0%
Sau
50
15
30%
20
40%
15
30%
0
0%
0
0%
12A2
Trước
52
6
1
0
0%
0
0%
Sau
52
0
0%
0
0%
2. Kết luận 
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường THPT Thạch Thành II nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển mới của ngành Giáo dục. Những nội dung mà tôi đã trình bày chắc chắn vẫn còn nhiều những khiếm khuyết rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
	 Thạch Thành, ngày 20 tháng 04năm 2009
	 Người thực hiện
	 Hoàng Công Vinh
mục lục
 Trang
A. Đặt vấn đề 	1
I. Lời mở đầu 	1
II. Thực trạng	 	2
B. Giải quyết vấn đề 	2
I. Nắm vững nội dung và cơ sở cũng như phạm vi áp dụng 	2
các Phương Pháp 
1 . Phương pháp tăng giảm khối lượng	2
2. Phương pháp bảo toàn nguyên tố	3
3. Phương pháp bảo toàn khối lượng 	8 
4. Phương pháp bảo toàn điện tích 	12
5. Phương pháp bảo toàn electron 	14
II. Một số bài tập vận dụng	
C. Kết luận 	 25	
1. Kết quả áp dụng 	 25
2. Kết luận 	25
Tài liệu tham khảo
	1, TS. Phùng Ngọc Trác
	 Phương pháp mới giải nhanh các bài toán hoá học THPT
	2. Lê Phạm Thành
	 Phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm hoá hoc
	3. Cao Thiên An
	 Phương pháp giải nhanh các bài toán hoá học THPT
	4. Nguyễn Thị Khoa Phượng
	 Phương pháp giải nhanh các bài tập trắc nghiệm

File đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM.doc
Sáng Kiến Liên Quan