Sáng kiến kinh nghiệm Kiểm tra đánh giá học sinh trong giờ hóa học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục trong những năm gần đây được dư luận xã hội và cán bộ giáo viên trong ngành rất quan tâm. Song song với đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trình độ học sinh mà tôi thấy rất cần thiết.Khi thiết kế một bài giảng thì điều quan trọng nhất là xây dựng hệ thống câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học. Nhưng để biết được mức độ tiệp thu kiến thức của học sinh đến đâu, những kiến thức nào học sinh đã nắm chắc, những những kiến thức nào học sinh vẫn còn hổng cần được bổ sung ngay thì cần phải kiểm tra thì mới biết được.Thông qua câu hỏi và bài tập kiểm tra học sinh làm cho giáo viên phát hiện kịp thời trình độ năng lực nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, chất lượng dạy và học.Từ đó là cơ sở để mỗi giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy, cách tổ chức cho phù hợp với trình độ năng lực nhận thức của học sinh như vậy mới đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học.
A- Đặt vấn đề 1)Cơ sở lý luận: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm của ngành giáo dục trong những năm gần đây được dư luận xã hội và cán bộ giáo viên trong ngành rất quan tâm. Song song với đổi mới phương pháp dạy học là hoạt động đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá trình độ học sinh mà tôi thấy rất cần thiết.Khi thiết kế một bài giảng thì điều quan trọng nhất là xây dựng hệ thống câu hỏi để tổ chức các hoạt động học tập giúp học sinh nắm được kiến thức của bài học. Nhưng để biết được mức độ tiệp thu kiến thức của học sinh đến đâu, những kiến thức nào học sinh đã nắm chắc, những những kiến thức nào học sinh vẫn còn hổng cần được bổ sung ngay thì cần phải kiểm tra thì mới biết được.Thông qua câu hỏi và bài tập kiểm tra học sinh làm cho giáo viên phát hiện kịp thời trình độ năng lực nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, chất lượng dạy và học.Từ đó là cơ sở để mỗi giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy, cách tổ chức cho phù hợp với trình độ năng lực nhận thức của học sinh như vậy mới đảm bảo hiệu quả của quá trình dạy học. 2) Cơ sở thực tiễn: Ai cũng biết rằng để có một tiết giảng thành công thì ngoài thiết kế một giáo án khoa học đầy đủ các bước được xây dựng trên các hoạt động hợp lí phù hợp với đặc điểm của từng bài, từng đối tượng học sinh. Bên cạnh đó việc thực hiện giáo án đó sao cho có hiệu quả mới là điều quan trọng. Thực tế giảng dạy cho thấy nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong các bước lên lớp .Có những giáo viên mải kiểm tra bài cũ lấy điểm miệng làm mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến thời gian cho bài mới hoặc có những giáo viên say sưa với nội dung của bài mới mà không còn thời gian để củng cố toàn bài. Mặc dù đã qua 7 năm thay sách nhưng nhiều giáo viên trong các giờ dạy chủ yếu dùng hệ thống câu hỏi thuần tuý để vấn đáp học sinh nên hiệu quả không cao, đặc biệt trong phần kiểm tra bài cũ và củng cố cuối bài dẫn đến mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến trình của một giờ học. Xét thấy tầm quan trọng của việc cần nâng cao hiệu quả của việc kiểm tra đánh giá học sinh trong một giờ học tôi quyết định làm chuyên đề“Kiểm tra đánh giá học sinh trong giờ hoá học bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm” để cùng các tổ viên xây dựng góp ý và đúc rút kinh nghiệm vận dụng vào thực tế giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Vận dụng tốt phương pháp này sẽ giúp cho giáo viên nhanh chóng nắm bắt được mức độ nhận thức của học sinh và phát huy tính tích cực của học sinh đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học ở bậc THCS.. B - giải quyết vấn đề I - điều tra thực trạng khi bắt đầu nghiên cứu: Việc kiểm tra đánh giá trình độ nhận thức của học sinh trong mỗi tiết học thực tế giáo viên hay áp dụng các phương pháp truyền thống có đặc điểm là giáo viên hay sử dụng các câu hỏi và bài tập tính toán thông thường để học sinh trình bày theo hướng tái hiện lại kiến thức. Nhìn chung học sinh thường phải nhớ máy móc kiến thức theo cách học vẹt. Hoặc nếu là bài tập thì học sinh chỉ cần lắp công thức tính toán là xong, tôi nhận thấy phương pháp này có nhiều tồn tại: - Các câu hỏi không đánh giá được tính đổi mới tư duy tích cực của học sinh. - Học sinh chỉ đi theo đường mòn ít phát huy tính sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp kiến thức đã học. - Việc kiểm tra đánh giá sẽ tốn nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến trình nội dung bài giảng. - Không kiểm tra được nhiều học sinh do vậy khó đánh giá được một cách chính xác khả năng tiếp thu kiến thức và việc chuẩn bị bài của học sinh. - Đối với học sinh yếu kém không bao quát hết nội dung câu hỏi dễ dẫn tới sự xa lánh môn học tạo cảm giác “sợ” môn học . - Không rèn luyện kỹ năng làm việc tập thể, hợp tác theo nhóm cho học sinh, chỉ những học sinh khá giỏi tham gia chủ yếu để trả lời câu hỏi còn các học sinh yếu kém ít có cơ hội tham gia trả lời. - Không tạo được không khí sôi nổi thu hút sự chú ý của học sinh - Nhìn chung sử dụng câu hỏi và bài tập thuần tuý để kiểm tra đánh giá trong giờ hoá học thì hiệu quả không cao. - Ví dụ: Khi kiểm tra bài cũ giáo viên thường đặt một câu hỏi hoặc ra một bài tập sau đó gọi một học sinh lên bảng làm đánh giá cho điểm. Làm như vậy thì chỉ một học sinh đó được kiểm tra đánh giá còn lại các học sinh khác thường không hoạt động nên các em thường hay không chú ý, nói chuyện riêng, mỗi lần kiểm tra thường chỉ được hai em nên hiệu quả của kiểm tra bài cũ là chưa cao. Giáo viên chưa đánh giá chính xác việc nắm bài cũ và chuẩn bị bài của học sinh trong lớp là tốt hay không tốt. Hoặc trong mục củng cố cuối bài học nếu giáo viên chỉ sử dụng câu hỏi đơn thuần để vấn đáp học sinh xem khả năng nắm kiến thức của học sinh đến đâu thì không kiểm tra được đại đa số học sinh trong lớp chỉ hỏi được một vài em nên khó đánh giá được hiệu quả của giờ dạy. II - Tìm hiểu vị trí vai trò của kiểm tra đánh giá trong một giờ học . - Kiểm tra đánh giá học sinh trong một giờ học thường được người giáo viên sử dụng trong phần kiểm tra bài cũ, kiểm tra đánh giá sau khi học xong từng phần kiến thức trong bài mới (giúp củng cố từng phần) hoặc để kiểm tra đánh giá sau khi đã học xong kiến thức của bài mới (củng cố toàn bài). - Trong kiểm tra bài cũ: Giáo viên thường dùng hệ thống câu hỏi và bài tập để kiểm tra việc tiếp thu kiến thức bài trước đó và việc chuẩn bị học bài ở nhà của học sinh. Qua đó giáo viên đánh giá được mức độ nắm bài cũ của học sinh và việc chuẩn bị bài ở nhà từ đó có thể cho điểm miệng, thông qua đó giáo viên chữa bài bổ sung kiến thức cho học sinh. - Trong quá trình dạy bài mới : Thường sau mỗi phần (mỗi đơn vị kiến thức của bài) giáo viên thường có những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ nhằm mục đích kiểm tra việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng phần đã đầy đủ chính xác chưa. Từ đó giúp học sinh củng cố kiến thức ngay trong từng phần của bài học. - Trong phần kiểm tra đánh giá cuối bài (củng cố toàn bài): Đây là phần rất quan trọng, thông qua các câu hỏi và bài tập kiểm tra đánh giá giúp học sinh củng cố lại toàn bộ kiến thức trong cả bài, là điều kiện giúp học sinh vận dụng kiến thức vừa mới tiệp thu được trong giờ học vận dụng và làm bài tập ngay ở trên lớp, qua đó học sinh có thể khắc sâu ghi nhớ luôn được kiến thức. Thông qua việc kiểm tra đánh giá cuối bài còn giúp giáo viên đánh giá được việc tiếp thu kiến thức toàn bài của học sinh đã đầy đủ chưa còn chỗ nào hổng. Từ đó giúp giáo viên đánh giá được hiệu quả của tiết dạy đồng thời điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp hơn. Nói tóm lại: Kiểm tra đánh giá trong một giờ học có vai trò rất quan trọng, góp phần không nhỏ vào thành công của một giờ dạy được coi là một kênh thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh vừa giúp người học được thể hiện mình vừa giúp người dạy chủ động trong việc tổ chức các hoạt động học tập và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp hơn đảm bảo hiệu quả của một giờ dạy. III - Một số dạng câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hay áp dụng Dạng 1: Câu đúng sai Đặc điểm:Trước một câu dẫn xác định học sinh trả lời câu đó là đúng (Đ) hoặc sai (S) Ví dụ: Xác định câu đúng (Đ) hoặc sai (S) trong các câu sau: a. CH4 là chất khí ở điều kiện thường. b. CH4 và C2H2 là những chất có liên kết bội trong phân tử. c. C2H4 và C2H2có phản ứng cộng với dung dịch Brôm. d. CH4 có phản ứng cộng với dung dịch Brôm. Đáp án: Câu đúng: a, c. Câu sai :b, d. Loại câu trắc nghiệm này chỉ phù hợp cho việc kiểm tra những kiến thức sự kiện. Cũng có thể dùng với các định nghĩa khái niệm, các công thức. Chúng chỉ đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ. Khả năng phân biệt học sinh gỏi và học sinh yếu rất thấp. Khi sử dụng loại câu này nên chú ý: - chọn câu dẫn nào mà một học sinh trung bình khá khó nhận ra ngay là đúng hay sai - Không nên trích nguyên văn những câu trong SGK - Cần đẩm bảo tính đúng hay sai của câu là chắc chắn - mỗi câu trắc nghiệm chỉ nên diễn tả một ý độc nhất, tránh bao gồm nhiều chi tiết - Tránh dùng những cụm từ tất cả, không bao giờ, thường, đôi khi... có thể dễ dàng nhận ra là đúng hay sai. - Trong một bài trắc nghiệm không nên bố trí câu sai bằng số câu đúng, không nên sắp đặt các câu đúng theo một trật tự có tính chu kỳ. Dạng 2: Câu nhiều lựa chọn. Đặc điểm: Một câu hỏi có từ 3 đến 5 câu trả lời sẵn trong đó chỉ có một câu đúng hoặc câu đúng nhất. Ví dụ: Lượng Zn cần lấy để khi phản ứng với dung dịch HCl tạo ra 4,48 (l) khí Hiđrô ở (ĐKTC) là: (Coi Hpư =100%) a.6,5 g b. 13g c.1,3g d. 32,5g. Đáp án: b:13g Loại câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn được sử dụng rông rãi nhất, kích thích suy nghĩ nhiều hơn nhất là khi người biên soạn có nhiều kinh nghiệm Khi soạn loại câu này cần chú ý: - Phần gốc có thể là một câu hỏi hoặc một câu bỏ lửng và phần lựa chọn là một đoạ bổ sung để phần gốc trở lên đủ nghĩa - Phần lựa chọn nên từ 3 đến 5, tuỳ trình độ kiến htức và tư duy của học sinh, cố gắng sao cho những câu nhiễu, câu gài bẫy đều hấp dẫn như nhau,để dễ gây nhầm lẫn là câu đúng đối với những học sinh chưa hiểu kỹ, cần nhớ rằng những câu này không nhằm mục đích chính là gây nhiễu hoặc gài bẫy mà để phân biệt học sinh giỏi với học sinh yếu. Rõ ràng về mặt này loại cầu nhiều lựa chọn có nhiều ưu điểm hơn loại câu đúng sai. - Tránh để cho ở một câu nào đó có thể có hai câu trả lời lựa chọn đều là đúng nhất.Tránh sắp xếp câu trả lời đúng nhất nằm ở vị trí tương ứng như nhau ở bất kỳ các câu hỏi. Trong một số trường hợp có thể có thêm một số phương án lựa chọn: Không câu trả lời nào là đúng nhất hoặc hai câu trả lời nào đó đều là đúng nhất để học sinh nào còn lưỡng lự sẽ lựa chọn. Dạng 3: Câu ghép đôi. Đặc điểm: Loại này thường gồm hai dãy thông tin, một dãy là những câu hỏi (hay câu dẫn), một dãy là câu trả lời (hay câu lựa chọn). Học sinh phải tìm ra từng cặp câu trả lời ứng với câu hỏi. Ví dụ: Nối các câu ở cột A (công thức phân tử) ứng với cột B (phản ứng đặc trưng) cho phù hợp. A (Công thức phân tử) B (Phản ứng đặc trưng) 1.C2H4 2.CH4 3.C2H2 4.C6H6 a.Phản ứng thế clo khi chiếu sáng. b.Phản ứng trùng hợp. c.Phản ứng cộng dung dịch Brôm. d.Phản ứng thế Brôm khi có xúc tác. là bột Fe và nhiệt độ. e. Phản ứng với Natri. Đáp án: 1 - b, c 2 - a 3 - c 4 - d. Loại câu ghép đôi thích hợp cho việc kiểm tra một nhóm kiến thức liên quan gần gũi, chủ yếu là kiến thức sự kiện Khi biên soạn loại trắc nghiệm này cần chú ý một số điểm sau: - Dãy thông tin nêu ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan với nhau. Học sinh có thể dễ nhầm lẫn. - Cột câu hỏi và cột câu trả lời không nên bằng nhau, nên có những câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn - Thứ tự các câu trả lời không ăn khớp với thứ tự các câu hỏi để gây thêm khó khăn cho sự lựa chọn. Dạng 4: Câu điền. Đặc điểm: Câu dẫn để một vài chỗ trống. Học sinh phải điền vào chỗ trống những từ thích hợp. Ví dụ: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống cho phù hợp. a - Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất trong đó ...(1)...của đơn chất thay thế vị trí nguyên tử của một...(2)...trong hợp chất. b - Bất kỳ một..(3).... chất khí nào ở (ĐKTC) cũng chiếm thể tích là..(4).....lít. c - Kim loại...(5)....trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy ...(6)...đứng sau khỏi...(7)...của kim loại..(8). Đáp án: 1: Nguyên tử ; 2: Nguyên tố. 3: 1 mol ; 4: 22,4. 5: Đứng trước ; 6: Kim loại ; 7: dung dịch muối ; 8: Đứng sau. Loại trắn nghiệm này dễ xây dựng nhưng tính khắch quan khi chấm điểm bị giảm và do đó cũng khó chấm. Khi xây dựng loại trắc nghiệm này cần lưu ý những điểm sau: - Bảo đảm cho mỗi chỗ để trống chỉ có thể điền một từ hay một cụm từ thích hợp. - Từ phải điền nên là danh từ và là từ có ý nghĩa nhất trong câu. - Mỗi câu nên chỉ có một hoăc hai chỗ để trống, được bố trí ở giữa câu hoặc cuối câu. các khoảng trông nên có độ dài bằng nhau để hoc sinh không đoán được từ cần điền là dài hay ngắn. Trên đây là một số dạng bài tập trắc nghiệm hay được sử dụng trong một giờ dạy, trong đó hay sử dụng hơn cả là dạng 2: Câu nhiều lựa chọn, dạng bài tập này đòi hỏi học sinh phải nắm vững kiến thức và tư duy nhanh nhạy. IV - áp dụng Sau đây tôi xin trình bày một hệ thống câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sử dụng trong phần kiểm tra đánh giá trong một bài cụ thể. Tuần: 12 – Tiết : 24 Bài 18 : Nhôm (Al =27) I - Mục tiêu : 1 - Kiến thức: Học sinh nắm được tính chất hoá học và tính chất vật lí của nhôm trên cở sở đó viết được phương trình minh hoạ. - Thấy được ứng dụng của nhôm và quy trình sản xuất nhôm 2 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng, giải thích thí nghiệm, kỹ năng làm việc theo nhóm. 3 - Thái độ : Giáo dục ý thức tích cực trong học tập, bảo vệ và biết cách sử dụng đồ nhôm có hiệu quả. II - Chuẩn bị : Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm ,ống hút, kẹp,g iá thí nghiệm . Hoá chất: Al thanh, Al bột dung dịch HCl, dung dịch CuCl2, dung dịch NaOH Máy chiếu, phiếu học tập. III - Phương pháp: Hoạt động theo nhóm, đàm thoại, thuyết trình. IV - Tiến trình bài dạy: 1 - Tổ chức: -Tổ chức: ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số 2 - Kiểm tra bài cũ: Giáo viên chiếu lần lượt các bài tập sau lên màn chiếu: Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống. Kim loại..(1)... hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch axit giải phóng...(2)... Kim loại...(3).... trong dãy hoạt động hoá học có thể đẩy...(4)... đứng sau khỏi...(5)... của kim loại..(6)... Kim loại...(7).. phản ứng với nước ở điều kiện thường tạo thành kiềm và giải phóng..(8)... Đáp án: 1: Đứng trước 2 : H2 3 : Đứng trước 4 : Kim loại 5 : Dung dịch muối 6 : Đứng sau 7 : Mg 8: Khí H2 Bài 2: Dãy các kim loại sau dãy nào được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hoá học tăng dần? K, Mg, Cu, Zn, Fe. K, Mg., Zn, Fe, Cu. Mg, K, Zn, Fe, Cu. K, Mg, Fe, Zn, Cu. Đáp án: b- K,Mg, Zn, Fe, Cu. Bài 3: Xác định câu đúng (Đ) hoặc câu sai (S) trong các câu sau? Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước. Sắt (Fe) không đẩy được đồng (Cu) ra khỏi dung dịch đồng (II) sunfat (CuSO4) Kim loại tác dụng được với oxi tạo thành oxit. Khi cho mẩu natri vào nước không có hiện tượng gì xảy ra. Đáp án: Câu đúng: a, c Câu sai : b, d. Giáo viên chiếu lần lượt từng bài lên màn chiếu, gọi một học sinh lên bảng làm bài, yêu cầu các học sinh khác tự làm ra giấy nháp. Giáo viên chiếu đáp án đánh giá cho điểm miệng học sinh lên làm, thông qua kết quả giơ tay của học sinh dưới lớp giáo viên biết được kết quả nắm bài cũ của học sinh và đánh giá được kết quả làm của cả lớp. Sau đó giáo viên củng cố luôn kiến thức cho học sinh giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Cứ lần lượt như vậy trong một thời gian ngắn giáo viên có thể kiểm tra được 3 học sinh cho điểm miệng đồng thời đánh giá được việc nắm bài và chuẩn bị bài ở nhà của học sinh trong lớp, thông qua mỗi bài tập giáo viên củng cố kiến thức cho học sinh giúp học sinh ghi nhớ và khắc sâu kiến thức. 3 - Bài mới: Giáo viên thực hiện tiến trình bài dạy bình thưòng sau khi dạy xong mỗi phần kiến thức giáo viên có thể sử dụng bài tập trắc nghiệm để củng cố khắc sâu phần kiến thức mới học. Ví dụ: Sau khi dạy xong phần tính chất hoá học của nhôm giáo viên có thể sử dụng bài tập sau: Bài 1: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu sau? Nhôm tác dụng với ..(1)... tạo thành oxit. Nhôm tác dụng với dung dịch muối của các kim loại...(2).. nhôm trong dãy hoạt động hoá học tạo thành...(3)... và kim loại mới. Nhôm có tính chất khác với các kim loại khác là nhôm tác dụng được với...(4).. Đáp án: 1: oxi 2: Đứng sau 3: Muối mới 4 : Dung dịch kiềm. Bài 2: Hoàn thành các phương trình hoá học sau? a- Al + ......... AlCl3 b- Al + H2SO4 ........ + ......... c- Al + Fe(NO3)3 Fe + .............. Đáp án: a-2 Al +3 Cl2 2AlCl3 (r) (k) (r) b- 2Al + 3 H2SO4 Al2(SO4)3+ 3H2 (r) (dd) (dd) (k) c- Al + Fe(NO3)3 Fe +Al(NO3)3 (r) (dd) (r) (dd) Giáo viên chiếu từng bài tập lên màn hình yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành bài tập. Sau đó gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác bổ sung. Giáo viên đưa đáp án nhận xét kết quả sau đó củng cố kiến thức cho học sinh. thông qua kết quả bài tập giáo viên nắm bắt được việc tiếp thu kiến thức của học sinh từ đó củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp ở các phần tiếp theo. 4 - Củng cố: Sau khi học xong toàn bộ kiến thức giáo viên dùng một số bài tập kiểm tra củng cố kiến thức toàn bài cho học sinh Ví dụ: Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống? Nhôm là kim loại ...(1)... H2 trong dãy hoạt động hoá học của kim loại. Nhôm tác dụng được với....(2)...giải phóng khí H2 , tác dụng với các dung dịch muối của các kim loại..(3)...trong dãy hoạt động hoá học muối mới và ...(4)....Ngoài ra nhôm có tính chất khác với các kim loại khác là có khả năng phản ứng với...(5).... Đáp án: 1: Đứng trước 2: Dung dịch axit 3: Đứng sau 4 : Kim loại mới 5 : Dung dịch kiềm. Bài 2: Chọn phương án đúng trong các phương án sau? Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam nhôm trong dung dịch HCl thu được thể tích khí H2 là: a-22,4( lít) b- 11,2 (lít) c- 3,36 (lít) d-33,6(lít) Đáp án: c - 3,36 (lít). Giáo viên chiếu từng bài lên yêu cầu thảo luận nhóm hoàn thành bài tập. Giáo viên gọi đại diện một nhóm báo cáo kết quả các nhóm khác bổ sung, sau đó giáo viên đưa đáp án, nhận xét. Thông qua bài tập củng cố giáo viên củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh, đồng thời kiểm tra đánh giá được việc tiếp thu kiến thức của học sinh trong toàn bộ tiết học đó từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp để đảm bảo hiệu quả giảng dạy cao nhất.Trên đây là một ví dụ cụ thể cho việc áp dụng bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá trong một giờ học cụ thể thấy được tầm quan trọng của việc nó nên tôi luôn có ý thức trong việc thiết kế các bài tập dưói dạng phiếu học tập hay ghi trên bảng phụ trong các giờ hoá học nói riêng hay các môn học khác nói chung góp phần tạo nên hiệu quả trong dạy học. V - Kết quả đạt đuợc: dùng câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh trong một giờ dạy phát huy tính tích cực của học sinh. Học sinh phải thực sự tìm tòi suy nghĩ vận dụng thì mới lựa chọn được kết quả đúng.Với phương pháp này vừa rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy sáng tạo độc lập, khả năng phân tích tổng hợp nhanh trước tình huống xảy ra. Phương pháp này đánh giá chính xác mức độ nhận thức của học sinh có vai trò củng cố khắc sâu kiến thức cho học sinh đặc biệt là các khái niệm tính chất công thức, kỹ năng giải toán hoá học. Song song đó nó còn giúp cho giáo viên phát hiện kịp thời lỗ hổng kiến thức của học sinh từ đó điều chỉnh phương pháp dạy cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao nhất. - Học sinh hứng thú, sôi nổi, hoạt động tích cực. - Kiểm tra được kiến thức rộng, nhiều bài tập hơn, nhiều học sinh tham gia hoạt động trong cùng một thời gian, đảm bảo tiến trình của một bài dạy. - Rèn kỹ năng trả lời, tính toán nhanh cho học sinh. - Giúp giáo viên kiểm tra một cách chính xác mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh ngay trong một giờ dạy. - Đa số học sinh hiểu bài và nắm bài ngay trên lớp. VI - Bài học rúT ra: Để đảm bảo hiệu quả của phương pháp thì phải có sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư thời gian của giáo viên, thực hiện nhuần nhuyễn các thao tác và các bước lên lớp. Phải có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học như: máy chiếu, phiếu học tập, bảng phụ... C - Kiến nghị và kết luận Việc sử dụng bài tập trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá học sinh là cần thiết đòi hỏi mỗi giáo viên phải thường xuyên sử dụng, phải đầu tư trong việc thiết kế các bài tập để đảm bảo hiệu quả sử dụng góp phần nâng cao chất lượng trong quá trình dạy học Các câu hỏi trắc nghiệm cần được sử dụng trong việc kiểm tra 15 phút, 45 phút, trong hầu hết các tiết học của môn hoá nói riêng cũng như các môn học khác.
File đính kèm:
- SKKN_Kiem_tra_danh_gia_HS_trong_gio_Hoa_hoc_bang_hethong_cau_hoi_trac_nghiem.doc