Sáng kiến kinh nghiệm Kĩ thuật di chuyển điểm trong bài toán khoảng cách
Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Phương pháp điều tra nghiên cứu để xác định cơ sở thực tiễn của
đề tài.
Để xác định cơ sở thực tiễn của đề tài, sau khi học sinh học xong phần lý
thuyết về khoản g cách, bản thân tôi đã tiến hành khảo sát đối với việc nắm bài và
kĩ năng giải toán của học sinh trong trường THPT mình giảng dạy. Kết quả thu
được như sau:
- Số lượng học sinh được khảo sát: 122 em ( 3 lớp )
- Số học sinh đạt mức giỏi: 11 em, chiếm 9,02%
- Số học sinh đạt mức khá: 30 em, chiếm 24,59%
- Số học sinh đạt mức trung bình: 59 em, chiếm 48,36%
- Số học sinh đạt mức yếu: 22 em, chiếm 18,03%
Như vậy, tỉ lệ học sinh nắm vững kiến thức và có kĩ năng giải toán là chưa
cao, chủ yếu là các em đang ở mức trung bình trở xuống.
1.2.2. Những khó khăn của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và
học chủ để khoảng cách
Qua quá trình giảng dạy và trao đổi với nhiều giáo viên dạy toán ở các trường
THPT, bản thân tôi nhận thấy những khó khăn trong dạy và học chủ đề khoảng
cách như sau:4
- Về phía giáo viên: Các bài toán tính khoảng cách giữa các đối tượng trong
không gian là một vấn đề phức tạp.Vì vậy, một số giáo viên đang còn thấy lúng
túng trong việc hướng dẫn học sinh giải quyết các bài toán. Đa số các giáo viên
đang còn dạy theo cách: thầy đưa ra cách giải và trò áp dụng. Hơn nữa, thời lượng
giảng dạy trên lớp lại có hạn cũng làm cho việc truyền tải kiến thức cho học sinh
còn nhiều hạn chế.
- Về phía học sinh: Đa số học sinh đều học kém hình học không gian vì đây là
môn học đòi hỏi cao ở người học. Khi gặp một bài toán tính khoảng cách, học sinh
thường loay hoay, không biết giải như thế nào. Gặp bài toán tính khoảng cách từ
một điểm đến một mặt phẳng thì không biết xác định hình chiếu, gặp bài toán tính
khoảng cách giữa 2 đường thẳng chéo nhau thì chỉ biết xác định và tính độ dài
đoạn vuông góc chung dẫn đến khó khăn trong giải toán, .Nhiều học sinh đã học
thuộc phương pháp thầy cô đưa ra nhưng vẫn không giải được.
1.2.3. Mục tiêu của đề tài
Học sinh được trang bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng, biết định hướng và giải
quyết được các bài toán tính khoảng cách trong không gian bằng kĩ thuật di chuyển
điểm. Khi đứng trước một bài toán khoảng cách, các em không còn thấy bỡ ngỡ,
khó khăn mà phải biết tháo gỡ nút thắt, biết tìm cách giải quyết vấn đề, biết quy lạ
về quen.
uát kĩ thuật. H1: A là chân đường vuông góc kẻ từ đỉnh S xuống mặt đáy, đây chính là điểm cơ sở để chúng ta tính được khoảng cách, hãy tìm con đường để di chuyển khoảng cách từ điểm M đến điểm A ? Dự đoán hướng trả lời của học sinh: Nối M với A và tìm cách liên hệ khoảng cách từ điểm M và từ điểm A đến mặt phẳng SCD . (đối với học sinh câu trả lời vẫn đang mang tính chung chung) H2: Liên hệ hai khoảng cách đó bằng cách nào? 27 Ý đồ mong muốn học sinh sẽ suy nghĩ xem xét liệu có thể sử dụng được hai kĩ thuật đã biết ở mục trước hay không. Nếu sử dụng kĩ thuật di chuyển khoảng cách trên đường thẳng song song thì phải chứng minh được ||MA SCD . Nếu sử dụng kĩ thuật di chuyển khoảng cách trên đường thẳng cắt mặt thì phải tìm được giao điểm của đường thẳng MA với mặt phẳng SCD . Tuy nhiên hai kĩ thuật này sẽ không phải là ý tưởng tốt để giải quyết bài toán, vậy liệu có còn kĩ thuật nào khác nữa hay không! Lời giải M O A B C D S P Đường thẳng BM cắt SCD tại S nên , 1 2, d M SCD MS BSd B SCD 1 , , 2 d M SCD d B SCD . Đường thẳng ||AB SCD nên , , ,d B SCD d AB SCD d A SCD . Do đó: 1 , , 2 d M SCD d A SCD . +) Kẻ ,AP SD P SD AP SCD d A SCD AP 1 2 , 2 5 5 a a AP d M SCD AP +) 2 2 2 2 2 2 1 1 1 5 1 1 2 4 4 SA AS AP AD a a a a 28 Nhận xét: +) Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh khi di chuyển khoảng cách từ điểm M đến điểm A chúng ta đã sử dụng những kĩ thuật nào? Và câu trả lời hiển nhiên học sinh sẽ phát hiện ra ngay là cả hai kĩ thuật đã tìm hiểu, đầu tiên từ điểm M đến điểm B bằng kĩ thuật di chuyển khoảng cách theo đường thẳng cắt mặt và sau đó là kĩ thuật di chuyển khoảng cách theo đường thẳng song song với mặt. Như vậy kĩ thuật di chuyển khoảng cách theo đường gấp khác chẳng qua là di chuyển qua một số điểm trung gian theo đường gấp khúc. +) Giáo viên có thể khái quát hóa từ trường hợp của bài toán trên (xét chỉ có một điểm trung gian): - Di chuyển trên đường gấp khúc và đường song song: , , d A P AI BId B P , , ,d B P d C P , , , AI AI d A P d B P d C P BI BI P A I CB - Di chuyển trên hai đường gấp khúc: , , , , , . , , , d A P d B PAI BJ AI AI BJ d A P d B P d C P BI CJ BI BI CJd B P d C P P A I J B C 29 Bài 2. Cho hình chóp .S ABCD có đáy là hình vuông, AB a , SA vuông góc với mặt phẳng đáy và S 2A a . Gọi M là trung điểm của CD . Tính khoảng cách giữa điểm M và mặt phẳng SBD . Phân tích: Điểm M sẽ được di chuyển đến vị trí điểm C rồi tiếp tục di chuyển đến vị trí điểm A ( điểm cơ sở). Lời giải MI A B D C S H D là giao điểm của đường thẳng CM và mặt phẳng SBD nên : , 1 1 , , 2 2, d M SBD MD d M SBD d C SBD CDd C SBD Gọi I là tâm đáy ABCD , khi đó I là giao điểm của đường AC với SBD nên : , 1 , , , d C SBD CI d C SBD d A SBD AId A SBD Do đó : 1 , , 2 d M SBD d A SBD . Dựng AH SI 1 . Ta có 2 BD AC BD SAC BD AH BD SA . Từ 1 và 2 , suy ra AH SBD . Suy ra ,d A SBD AH . 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 9 4 4AH AI AS AB AD AS a a a a 2 3 a AH . Vậy , 3 a d M SBD . 30 Bài 3. Cho hình chóp .S ABCD có đáy là hình chữ nhật ABCD . Tam giác SAD cân tại S và thuộc mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi M là điểm thỏa mãn 2 0SM CM . Tỷ số khoảng cách D đến mặt phẳng SAB và từ M đến mặt phẳng SAB là: A. 2 3 B. 3 2 C. 1 2 D. 2 Lời giải O A D C B S M +) Từ 2 0SM CM M thuộc đoạn thẳng SC và 2SM MC . +) , 2 3, d M SAB MS CSd C SAB 2 2 , , , 3 3 d M SAB d C SAB d D SAB , 3 2, d D SAB d M SAB Một số bài tập vận dụng kĩ thuật di chuyển khoảng cách trên gấp khúc Bài 1 (Trích đề thi tuyển sinh đại học khối D năm 2007). Cho hình chóp .S ABCD có đáy là hình thang với 090ABC BAD , BA BC a , 2AD a . Cạnh bên , 2SA ABCD SA a . Gọi H là hình chiếu vuông góc của A trên SB . Chứng minh tam giác SCD vuông và tính khoảng cách từ H đến mặt phẳng SCD . 31 Bài 2. Cho hình lăng trụ . ' ' 'ABC A B C có đáy ABC là tam giác vuông tại A , 030ABC . Biết M là trung điểm của AB , tam giác 'MA C đều có cạnh bằng a và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy lăng trụ. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng AC và 'BB . Kết luận chương 2: Trong chương 2 đề tài đã nêu bật được một số vấn đề sau: +) Hình thành được kĩ thuật di chuyển điểm qua phương pháp dạy học gợi mở vấn đáp, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học phân hóa và dạy học khám phá. Từ đó giúp cho học sinh phát triển năng tư duy, sáng tạo, phát hiện và giải quyết vấn đề. +) Nêu được một số bài toán vận dụng các kĩ thuật trên, trước và sau mỗi bài có phân tích định hướng cách giải, lối tư duy cho học sinh và sau khi giải xong kèm theo các nhận xét để khái quát hóa các vấn đề đưa ra. +) Chung quy lại mỗi giáo viên khi dạy các kĩ thuật này cần cho học sinh nhận dạng được lúc nào cần sử dụng kĩ thuật gì, có thể tóm tắt vấn đề đó như sau: Cần tính khoảng cách từ điểm M đến mặt phẳng P mà không trực tiếp dựng được hình chiếu của M lên P , khi đó cần lựa chọn kĩ thuật di chuyển điểm M đến điểm cơ sở H bằng cách nối M với H . - Nếu ||MH P thì kĩ thuật lựa chọn là di chuyển khoảng cách theo đường thẳng song song với mặt phẳng. - Nếu MH cắt P tại điểm I sao cho .IM k IH thì lựa chọn kĩ thuật di chuyển khoảng cách theo đường thẳng cắt với mặt phẳng. - Nếu điểm cắt chưa xác định hoặc việc tìm tỉ số k không thật sự thuận lợi thì lựa chọn kĩ thuật di chuyển khoảng cách trên đường gấp khúc. 32 Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài. 3.2. Đối tượng thực nghiệm. Tại trường THPT Nguyễn Đức Mậu, huyện Quỳnh Lưu, Tỉnh Nghệ An tôi chọn lớp 11A5 làm lớp thực nghiệm và lớp 11A12 làm lớp đối chứng. 3.3. Tiến hành thực nghiệm. Tiết tự chọn 10: Khoảng cách Chủ đề: Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được bài toán khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. 2. Về kĩ năng: Học sinh biết tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. 3. Về tư duy, thái độ: Học sinh có tư duy logic và có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình. II. Chuẩn bị của thầy và trò - Đồ dùng dạy học: SGK, thước kẻ, một số tranh, phấn màu. III.Phương pháp dạy học - Gợi mở vấn đáp, đan xen thuyết trình và hoạt động nhóm IV.Tiến trình bài học: 1.Ổn định lớp: Vắng, chậm, kiểm tra sĩ số học sinh 2. Bài cũ: Câu 1: Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc? Câu 2: Hệ quả của định lý về điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc? 33 3. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng bằng phương pháp tìm hình chiếu. Bài 1: Cho tứ diện OABC có , ,OA OB OC đôi một vuông góc với , ,OA a OB b OC c . Tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng ABC . Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh H1: Nêu cách tính khoảng cách tính khoảng cách từ điểm O đến mặt phẳng ABC theo định nghĩa? H2: Nêu cách tính OH ? Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày lời giải Đ1: Ta tìm hình chiếu vuông góc của O lên mặt phẳng ABC . Đ2: 2 2 2 1 1 1 OH OC OM Học sinh trình bày theo yêu cầu Lời giải: Kẻ ( )OM AB M AB , OH CM H CM . C O A B M H Ta có: AB OCM AB OH mà CM OH OH ABC . ,d O ABC OH 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 1 abc OH OH OM OC OA OB OC a b b c c a . 34 Nhận xét: Bài toán này được trình bày theo một cách khác so với sách giáo khoa. Đây là bài toán cơ bản nhằm giúp học sinh tìm hình chiếu của một điểm lên một mặt phẳng. Hoạt động 2: Tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng bằng kĩ thuật di chuyển điểm. Bài 2. Cho hình chóp .S ABCD có đáy ABCD là hình vuông tâm O cạnh a , SA ABCD . Góc tạo bởi SC và mặt phẳng SAB bằng 030 . a) Tính khoảng cách từ điểm A đến SBD . b) Tính khoảng cách từ điểm C đến SAB . c) Tính khoảng cách từ điểm C đến SBD d) Tính khoảng cách từ điểm I đến SAB với I là trung điểm SC . e) Tính khoảng cách từ điểm I đến SBD Giáo viên gợi mở-vấn đáp để học sinh giải quyết câu a) và b) Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh a) H1: Có mặt phẳng nào chứa A và vuông góc với SBD không? b) Yêu cầu học sinh giải câu b Đ1: Mặt phẳng SAC . Học sinh giải theo yêu cầu của giáo viên 0, 30SC SAB CSB SBC vuông tại B 0.cot30 3SB BC a 2 2 2SA SB AB a SAC SBD Kẻ AH SO tại H 2 2 . 10 , 5 SA AO a d A SBD AH SA AO Đ2: CB SAB ,d C SAB CB a 35 I O A B C D S H Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm cho học sinh giải câu c) và d) Nhóm 1, 2: Giải câu c) Nhóm 3, 4: Giải câu d) Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Yêu cầu học sinh giải và hỗ trợ khi cần thiết Yêu cầu các nhóm trình bày và đánh giá lẫn nhau Giáo viên sửa chữa. Học sinh giải Các nhóm trình bày, đánh giá c) AC SBD O , 1 CO AO 10 , , 5 a d C SBD d A SBD d) ,IC SAB S 1 2 SI SC , , 2 a d I SAB d C SAB Giáo viên cho hoạt động cá nhân để giải câu e Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Yêu cầu học sinh giải và hỗ trợ khi cần thiết Học sinh giải 36 Yêu cầu hs trình bày và đánh giá lẫn nhau Giáo viên sửa chữa. Hs trình bày, đánh giá e) ,IC SBD S 1 2 SI SC 1 , , 2 1 10 , 2 10 d I SBD d C SBD a d A SBD Hoạt động 3: Củng cố Nhấn mạnh cách tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. BTVN: Cho hình chóp .S ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , ,SA a 060SAB SAD BAD . Tính khoảng cách từ điểm B đến mặt phẳng SCD Tiết Tự chọn 11: Khoảng cách Chủ đề: Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau I. Mục tiêu 1. Về kiến thức: Học sinh nắm được bài toán khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. 2. Về kĩ năng: Học sinh biết tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau. 3. Về tư duy, thái độ: Học sinh có tư duy logic và có thái độ nghiêm túc trong học tập. 4. Năng lực hướng tới: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thuyết trình. II. Chuẩn bị của thầy và trò - Đồ dùng dạy học: SGK, thước kẻ, một số tranh, phấn màu. III.Phương pháp dạy học - Gợi mở vấn đáp, đan xen thuyết trình và hoạt động nhóm IV.Tiến trình bài học: 37 1.Ổn định lớp: Vắng, chậm, kiểm tra sỹ số học sinh 2. Bài cũ: Giáo viên gọi học sinh lên bảng trình bày lời giải phần bài tập về nhà đã giao ở tiết trước và tiến hành nhận xét, cho điểm. Gọi H là trọng tâm ,ABD E BH CD . Ta có: SA SB SD AB AD BD a nên .S ABD là tứ diện đều, suy ra SH ABCD Kẻ KH SD tại K suy ra HK SCD . Ta tính được 2 2 3 3 2 , 3 a SH a HK a d H SCD ,HAB HCE đồng dạng nên 1 3 2 2 3 2 , , 2 2 HB HA BE HE HC HE a d B SCD d H SCD E A B C D S H K 3. Bài mới: Hoạt động 1: Các cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau Giáo viên đặt ra câu hỏi: “ Có những cách nào để tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau?” Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và rút ra kết luận cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau: Cách 1: Dựng đường vuông góc chung, dựa vào các giả thiết để tính độ dài đoạn vuông góc chung. Cách 2: a và b là hai đường thẳng chéo nhau, là mặt phảng chứa b và song song với a . Khi đó: , , ,d a b d a d M , với M a . 38 Trong quá trình giải toán, việc sử dụng cách 1 đôi khi phức tạp nên ta thường dùng cách 2 để giải quyết. Với cách 2 này, ta sẽ chuyển bài toán tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau về tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng quen thuộc. Hoạt động 2: Tính khoảng cách giữa hai đường thảng chéo nhau Bài 1: Cho hình chóp .S ABCD có đáy ABCD là hình thoi cạnh a , ,SA a 060SAB SAD BAD . Tính khoảng cách giữa 2 đường thẳng AB và SD . Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh H: Nghiên cứu và trả lời với bài toán này ta nên dùng cách nào? H: Nên chọn mặt nào chứa đường nào và song song với đường còn lại? Yêu cầu học sinh giải. TL: Nên dùng cách 2. TL: Chọn mặt phẳng SCD chứa SD và song song với AB . Học sinh giải. Do AB song song CD nên AB song song mặt phẳng SCD . 2 , , , 2 a d AB SD d AB SCD d B SCD ( Lấy kết quả từ bài cũ) Bài 2: Cho hình chóp .S ABCD có đáy ABCD là hình vuông cạnh a . SAB đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Gọi ,M N lần lượt là trung điểm ,SC AD . Tính: a) Khoảng cách giữa hai đường thẳng BN và SC . b) Khoảng cách giữa hai đường thẳng MN và CD . 39 Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh S J P N M H A B D C E K Hãy tìm cách tạo ra mặt phẳng chứa đường này và song song đường kia. Yêu cầu học sinh giải Giáo viên nhận xét, chữa bài I A D C E B H N TL: Dựng hình bình hành NBCE thì ||BN SCE Học sinh giải: Gọi H là trung điểm AB thì SH ABCD , , ,d BN SC d BN SCE d B SCE Gọi I AB EC , dễ thấy 4 4 , , 5 5 BI d B SCE d H SCE HI Kẻ HK SC tại K . Suy ra ,d H SCD HK 2 2 . 30 2 SH HC a HK SH HC 4 30 2 30 , , . 5 2 5 a a d BN SC d B SCE b) Gọi P là trung điểm BC ||CD PN 40 , , , , , 2 d MN CD d CD MNP d D MNP d A MNP a d H MNP HJ Hoạt động 3: Củng cố Nhấn mạnh cách tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau BTVN: Cho hình hộp chữ nhật . ' ' ' 'ABCD A B C D có , , 'AB a AD b AA c . Tính khoảng cách từ 'AB và ' 'A C . 3.4. Xử lí kết quả thực nghiệm Kiểm tra 15 phút Đề 1( Trước khi dạy thực nghiệm) Cho hình chóp .S ABC có đáy ABC là tam giác đều cạnh a , mặt bên SAB là tam giác cân và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy, 2SA a . Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng SBC . Lời giải H A B C S M K I Gọi H là trung điểm cạnh AB , SAB cân SH AB SAB ABC SH ABC Ta có: , , 2 , AB d A SBC d H SBC d H SBC HB Kẻ HK BC BC SHK SBC SHK và SBC SHK SK . Kẻ 2 2 . , SH HK HI SK HI SBC d H SBC HI SH HK Gọi M là trung điểm của BC , khi đó 3 , 2 a AM BC AM . HK là đường trung bình ABM 1 3 2 4 a HK AM , 41 2 2 2 2 154 4 2 a a SH SA AH a . Vậy 2 2 15 3 . 352 4, 2. 715 3 4 16 a a d A SBC a a a Đề 2 ( Sau khi dạy thực nghiệm) Cho hình chóp .S ABCD có đáy là hình vuông cạnh a , mặt bên SAB là tam giác đều và nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng đáy. Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng SBD . Lời giải Gọi H là trung điểm AB . Suy ra SH ABCD Ta có , 1 , 2 , 2, d H SBD BH d A SBD d H SBD BAd A SBD Gọi I là trung điểm OB , suy ra ||HI OA (với O là tâm của đáy hình vuông) Suy ra 1 2 2 4 a HI OA . Lại có BD HI BD SHI BD SH Vẽ HK SI HK SBD . Ta có 2 2 2 1 1 1 21 14 a HK HK SH HI Suy ra 21 , 2 , 2 7 a d A SBD d H SBD HK Kết quả kiểm tra ở lớp 11A5 và 11A12: Lớp Sĩ số Đề Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 11A5 40 1 8 20 22 55 9 22,5 1 2,5 0 0 2 12 30 25 62,5 3 7,5 0 0 0 0 11A12 40 1 5 12,5 20 50 14 35 1 2,5 0 0 2 6 15 22 55 11 27,5 1 2,5 0 0 42 Kết luận chương 3: Sau kết quả thực nghiệm tôi có những kết luận sau: - Sau khi được học xong hai tiết tự chọn, cả hai lớp đều có chất lượng kiểm tra tăng lên.Với lớp được học thực nghiệm mặc dù yêu cầu cao hơn nhưng chất lượng tăng lên rõ rệt , số lượng học sinh khá giỏi nhiều hơn, mức độ hiểu bài tốt hơn.Đặc biệt, tác giả đã trích chọn một câu trong đề thi THPT Quốc gia làm đề kiểm tra 15 phút. Việc trích câu trong đề thi làm bài kiểm tra giúp cho học sinh cảm thấy phấn khởi, tự tin hơn khi bản thân giải quyết được bài toán. - Nếu có thời gian và được thực hành một cách bài bản theo nội dung mà sáng kiến đưa ra có thể tạo cho các em một logic sáng tạo hiểu quả, gây hứng thú cho học sinh khi học về chủ đề khoảng cách. - Đối với giáo viên nếu tiếp cận được hệ thống kiến thức này có thể có thêm hướng dạy mới và phương pháp dạy hiệu quả hơn. 43 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 44 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Quá trình nghiên cứu Đề tài này được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cẩn thận. Trong quá trình giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp và tiếp cận với học sinh tôi đã có ý tưởng và tiến hành thực hiện đề tài. Bản thân tôi cũng đã cố gắng tìm tòi, tham khảo tài liệu từ sách vở, Internet, từ đồng nghiệp, từ các thầy cô giáo và thay đổi phương pháp giảng dạy.Qua thực nghiệm đã thu lại những kết quả tích cực, thể hiện sự phù hợp của đề tài đối với nhiều đối tượng học sinh khác nhau. 2. Ý nghĩa của đề tài Qua thời gian nghiên cứu viết và vận dụng sáng kiến vào giảng dạy, tôi rút ra một số kết luận mà đề tài đã đạt được như sau: - Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh hình thành kĩ thuật di chuyển điểm nhằm giải quyết các bài toán tính khoảng cách một cách tối ưu. Học sinh được tìm hiểu, khám phá tri thức giúp các em hình thành các năng lực như năng lực thuyết trình, năng lực giải quyết vấn đè, năng lực tự học... Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho nhiều chủ đề tương tự khác. - Tính hiệu quả của đề tài đã được kiểm chứng ở phần thực nghiệm sư phạm. Thực tế đề tài đã được chính tác giả áp dụng cho học sinh lớp11 và 12 trường THPT nơi mình công tác và đạt hiệu quả cao. - Bản thân tác giả cũng nhờ nghiên cứu đề tài mà đã nâng cao được chuyên môn thay đổi được phương pháp giảng dạy, đem lại những tiết học nhẹ nhàng kiến thức cho học sinh, cảm thấy yêu nghề và đam mê khám phá. Tuy nhiên do thời gian có hạn nên có thể có những hạn chế nhất định, mong được sự đóng góp ý kiến từ đồng nghiệp, các thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn. 3. Kiến nghị - Nhà trường nên yêu cầu giáo viên tích cực tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy. - Tổ bộ môn nên đưa chủ đề này vào thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn. Quỳnh Lưu, tháng 3 năm 2021 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. SGK hình học 11, Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên)-Nguyễn Mộng Hy (Chủ biên)-Khu Quốc Anh-Nguyễn Hà Thanh-Phan Văn Viện, Nhà xuất bản giáo dục. [2]. Bài tập hình học nâng cao 11, Văn Như Cương (Chủ biên)-Phạm Khắc Ban- Tạ Mân, Nhà xuất bản giáo dục. [3]. Bài giảng chuyên sâu toán THPT, Lê Hồng Đức-Nhóm cự môn, Nhà xuất bản Hà Nội. [4]. Tuyển chọn 400 bài tập hình học tự luận và trắc nghiệm 11, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. [5]. Phương pháp giải toán trọng tâm, Phan Huy Khải, Nhà xuất bản đại học sư phạm. [6]. Đề thi đại học năm 2006,2007,2008, 2010. [7]. Đề thi THPT Quốc gia các năm 2017 đến nay. [8]. Tuyển tập các đề thi thử Thpt Quốc gia của các trường trên cả nước.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ki_thuat_di_chuyen_diem_trong_bai_toan.pdf