Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác vấn đề quan hệ đối ngoại của Việt Nam năm 2015 trong dạy học lịch sử thế giới lớp 12 trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực
(Bản scan)
Chương trình sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 12 gồm có 2 phần lớn: phần Lịch sử thế giới (1945 – 2000) và phần Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000). Trong việc thực hiện chương trình trên, mặc dù giáo viên ở trường Trung học phổ thông (THPT) đã giảng dạy theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nhưng cần thực hiện tốt hơn nữa việc gắn với thực tiễn theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
Ngoài ra, chúng ta phải nhìn nhận một điều là nội dung sách giáo khoa Lịch sử 12 chưa thích ứng với yêu cầu phát triển của xã hội, hiệu quả sử dụng chưa cao. Phần Lịch sử thế giới chỉ dừng lại ở sự kiện năm 2000, chính vì vậy nhiều sự kiện chính trị thế giới, nhiều thành tựu lớn và mới của khoa học tự nhiên, xã hội, .... những vấn đề cấp bách mang tính toàn cầu, tính thời đại chưa được truyền tải kịp thời. Theo yêu cầu phát triển của xã hội hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo cần tạo ra lớp người có phẩm chất và năng lực, có tinh thần trách nhiệm và sự nhạy bén với tình hình thực tiễn. Vì thế, dạy học Lịch sử 12 không chỉ cung cấp cho các em học sinh những kiến thức trong sách giáo khoa mà cần chú trọng giáo dục đạo đức, hình thành các giá trị sống và sự hiểu biết tình hình thế giới mới để có thể: “tồn tại, chung sống và làm việc”.
Năm 2015, năm đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ của nước ta trên nhiều lĩnh vực: kinh tế - chính trị - văn hóa và xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình giảng dạy môn Lịch sử đòi hỏi giáo viên dạy Lịch sử phải có nhiều kiến thức mới. Hơn nữa, việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, cách ra đề trong kì thi THPT quốc gia thì giáo viên dạy Lịch sử phải là người chủ động hướng dẫn, trang bị cho học sinh 12 những kiến thức Lịch sử mang tính thực tiễn của thời đại.
File đính kèm:
- sk 10.pdf