Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác tác phẩm tự sự dưới góc độ tình huống truyện
Đặc trưng của truyện ngắn là cốt truyện và thông thường cốt truyện bắt đầu từ những sự kiện có vấn đề đó là tình huống. Chính ở đó nhà văn bộc lộ tài năng của mình. Nói cách khác, tình huống chính là một lát cắt của cuộc sống, là vực soáy trên dòng sông, là thứ nước rửa để làm nổi hình, nổi sắc của ảnh, tình huống gắn liền với cốt truyện và chủ đề tư tưởng của tác phẩm.
Một nhà nghiên cứu đã từng khẳng định : Nhân vật là trụ cột, lời kể là không khí, là linh hồn của tác phẩm thì tình huống truyện là nền móng của tác phẩm . Nếu như khai thác một bài thơ chú ta chú ý tới hình ảnh, cấu tứ, nhịp điệu. thì khai thác tác phẩm tự sự phải chú ý tới nhân vật ở các góc cạnh, từ đó mà phát hiện chân giá trị cuộc sống cùng thông điệp mà nhà văn gửi tới bạn đọc. Để khám phá nhân vật cần bắt đầu từ việc khai thác tình huống truyện. Muốn vậy người giáo viên phải hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm, hiểu được diễn biến của câu truyện, từ đó phát hiện ra đâu là hoàn cảnh có vấn đề. Một tác phẩm hay thì bao giờ nhà văn cũng có những phát hiện độc đáo khi khai thác vấn đề trong cuộc sống. Bởi vậy khi phân tích tác phẩm tự sự, người dạy, người học cần xác định rõ vai trò của tình huống truyện - những mã khoá giúp người dạy, người học đi từ những “phần chìm ” để tìm ra tư tưởng, chủ đề của tác phẩm văn học . Làm thế nào chúng ta - vừa là người đọc truyện, vừa là người giảng truyện để truyền cho HS cái cảm giác “ Uống xong lại khát ” ấy.
nh và ngay cả bản thân Tràng. Bởi đói khát, người Tràng nuôi thân chẳng xong lại còn đèo bòng. Và không chỉ lạ mà nó còn đan xen giữa mừng và lo, vui và buồn. Hạnh phúc đặt trên bối cảnh thê lương ảm đạm của nạn đói năm 1945 trong khi gia đình Tràng đang đứng trước cái đói quay, đói quắt. Tình huống đó sẽ chi phối tới sự phát triển của truyện và cách xây dựng các nhân vật. Như vậy bắt đầu từ việc khai thác tình huống khi tiếp cận tác phẩm mà người giáo viên có thể dẫn dắt học sinh phân tích nhân vật Tràng, người vợ nhặt, bà cụ Tứ. Các lớp nghĩa của truyện sẽ được sáng tỏ cùng các giá trị hiện thực và nhân đạo. Chủ đề tác phẩm về bài ca cuộc sống: bên lề cái chết con người ta vẫn mơ ước, vẫn khát vọng là ý nghĩa cơ bản mà nhà văn Kim Lân chuyển đến bạn đọc. Với tác phẩm Chí Phèo ( Ngữ văn 11 tập 1 ), để tạo sự chuyển đổi về tư tưởng nhân vật, tác giả đã cho Chí Phèo gặp thị Nở. Nguời phụ nữ ma chê quỷ hờn này đã đã làm thay đổi tâm tính của hắn. Từ sau trận ốm, Chí Phèo cảm nhận được sự cô đơn, sự chăm sóc của thị Nở đã đánh thức giấc mơ ngày xưa của hắn. Chí Phèo muốn làm hoà với mọi người. Chí muốn thị Nở sẽ là cầu nối với dân làng Vũ Đại. Rõ ràng sự gặp gỡ này chính là tình huống cho nhân vật bộc lộ những trăn trở trong khát vọng hoàn lương. Phân tích nhân vật Chí Phèo giáo viên cần hướng dẫn học sinh cần chú ý tới biến cố đó để thấy được sự tác động của nó tới diễn biến tâm lý. Cái đột biến trong tính cách suy nghĩ và tình cảm của Chí được lý giải hợp lí nhờ tác giả đã khéo léo xây dựng tình huống trên. Nói như vậy để thấy, tình huống có vai trò quyết định tới cách tác giả sẽ vẽ chân dung nhân vật của mình như thế nào. Do đó khi phân tích nhân vật, điều cốt yếu trước hết chúng ta phải phát hiện ra hoàn cảnh đặc biệt, cái nền mà nhân vật bộc lộ con người thực của mình. Trên cơ sở đó, chúng ta sẽ giải mã những điều thầm kín mà nhà văn gửi gắm thông qua hình tượng nhân vật. 3. Những dẫn chứng minh hoạ. 3.1. Tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân - nhà văn lãng mạn xuất sắc của dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945 thường viết về đề tài lịch sử hoặc các nhân vật lịch sử, những nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ hoài bão của tác giả. Chữ người tử tù là truyện ngắn xuất sắc, trong đó ông đã xây dựng được những tình huống truyện kì lạ và độc đáo. Tình huống truyện là đỉnh điểm trong sáng tạo của nhà văn, là điểm nút tập trung cảm xúc chủ đạo của nhà văn trong tác phẩm, là khoảnh khắc hiện diện tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ . ở đấy , bộc lộ sâu sắc mọi giá trị của tác phẩm. Nó tạo ra những cuộc vận động phát triển tính cách, tạo nên bước ngoặt trong số phận nhân vật , phát triển kết cấu và các phương diện khác . ở Chữ người tử tù nhà văn đã tạo nên hai tình huống truyện đặc biệt. Tình huống 1: Tình huống đảo ngược: Không phải quyền uy có thể chiến thắng mà ở đây vẻ đẹp, sức mạnh tinh thần đã chiến thắng vũ lực. Đó là sự trái ngược giữa chốn nhà tù đầy uy lực với ánh sáng của văn minh, văn hoá. Tình huống khái quát đầy tính nhân văn và là một cái nhìn tiến bộ, đầy lạc quan của Nguyễn Tuân. Tình huống 2: Cảnh cho chữ: Cảnh cho chữ được tác giả xây dựng trong một khung cảnh đầy kịch tính, huyền thoại. địa điểm cho chữ: Trong phòng giam người tử tù, một nơi bẩn thỉu, tối tăm. Mục đích cho chữ lại rất cao quí, rất đẹp. ở nơi đầy tội ác lại diễn ra một việc làm đẹp, trong sáng nhất. Chính tình huống này có tác dụng làm nổi bật chiều sâu tâm lý của mỗi nhân vật trong truyện. Giữa phòng giam tử tù người ta viết tặng nhau, người ta nâng niu từng nét bút, thưởng thức mùi thơm của mực, khoan thai, trang trọng. Người ta thực sự hoà đồng vào nhau, cùng nhau trút bỏ ngăn cách, toả sáng cho nhau để trở lại chính con người của họ “ Con người - những tấm lòng trong thiên hạ”. ở đây cái đẹp đã chiến thắng, cái đẹp đã lên ngôi, “ cái đẹp đã cứu vớt con người” ( Đôxtôiepxki) Tình huống truyện được tác giả xây dựng bằng bút pháp lãng mạn đầy kịch tính. Đó là cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Giữa cái nhà ngục đầy bóng tối, đầy rệp, muỗi lại cháy lên một ngọn đuốc, lửa rừng rực và sáng trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Vì nhà ngục vốn là nơi giam cầm, đày đoạ con người, vậy mà tại chốn ngục tù này lại diễn ra một việc “ chưa từng có”. Người ta vẫn tự do, vẫn bình thản ngồi viết chữ tặng nhau như ở ngoài đời. Nhưng người cho chữ lại là người tử tù, cổ đeo gông, chân bị xiềng mà vẫn ung dung viết chữ, nét chữ thật vuông vắn, thật đẹp, còn thầy thơ lại và ngục quan vốn là những người coi tù lại “ khúm núm” , “ run run” như chấp nhận một sự đổi thay ngôi thứ. đó là những nghịch lí tạo nên bức tranh vừa hiện thực vừa lãng mạn.ở đấy, Huấn Cao hiện lên lồng lộng, ung dung dồn cả tâm lực trong việc cho những dòng chữ ân nghĩa nâng tâm hồn viên quản ngục và thầy thơ lại trở về với cái tâm, với khát vọng hướng thiện. Có thể nói đây là trung tâm thẩm mĩ của truyện ngắn bộc lộ sâu sắc tâm trạng các nhân vật trong một hoàn cảnh độc đáo, cũng bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩmvà cảm hứng thẩm mĩ của nhà văn: đó là khát vọng vươn tới cái thanh cao, cái hoàn mĩ: là ý nguyện gìn giữ một thú tao nhã trong văn hoá cổ truyền của dân tộc. Để làm nổi bật tình huống truyện kì lạ và độc đáo, Nguyễn Tuân đã tổ chức tác phẩm theo một kết cấu đặc biệt. Chữ người tử tù được kết cấu theo kiểu truyện lồng trong truyện, hay còn gọi là kết cấu “ trùng phức”. Kết cấu “ trùng phức” được biểu hiện ở chỗ tính cách nhân vật chính được hoàn thiện dần qua lời kể, giọng kể của các nhân vật khác trong truyện. Cách xây dựng tính cách nhân vật theo kiểu “ trùng phức” là cách kết cấu hiện đại, đầy sáng tạo. Hiện đại và sáng tạo ở chỗ khi nói về nhân vật Huấn Cao, nhân vật lí tưởng của nhà văn, ta thấy yếu tố chủ quan thường ẩn đi, yếu tố khách quan thường đậm hơn. Vì vậy tính cách nhân vật chính được phản ánh chính xác hơn, nhân vật như có thật ngoài đời và nhân cách của Huấn Cao càng có sức thuyết phục hơn. Đây chính là nhân vật lí tưởng, là khát vọng thẩm mĩ của nhà văn. Nhân vật Huấn Cao được đặt trong mối quan hệ với hai nhân vật quản ngục và viên thơ lại. Thái độ kiên trì, nhẫn nhục, thía độ tôn kính, ngưỡng mộ của ngục quan và thầy thơ lại đã tôn lên vẻ đẹp cao quý của Huấn Cao rất nhiều. Có thể xem đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất trong chỉnh thể của tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Tuân được nổi bật ở ba điểm: Nhân vật được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn; nhân vật được lí tưởng hoá và các nhân vật chính là hình bóng, là ước mơ của nhà văn. Các nhân vật lãng mạn thường đối lập giữa tính cách và hoàn cảnh, giữa lí tưởng và hiện thực cuộc sống, nhân vật thường đứng cao hơn hoàn cảnh, không chịu sự tác động của hoàn cảnh khách quan. ở nhân vật quản ngục những đối lập ấy tạo ra chiều sâu tâm lý: Làm nghề coi tù, sống giữa tội ác, hàng ngày chứng kiến bao cảnh xô bồ, hỗn tạp, viên quản ngục lại biết kính mến khí phách, biết trọng người có tài, biết day dứt “ chọn nhầm nghề”; có một sở nguyện thiêng liêng là “ treo ở nhà riêng mình đôi câu đối do tay ông Huấn Cao viết”. Nguyễn Tuân đã nhìn thấy trong người viên quản ngục một “ tính cách dịu dàng... một thanh âm trong trẻo xen vào giữa một bản đàn hỗn độn, xô bồ”. đây chính là một cái nhìn đầy lãng mạn, nhưng cũng là một cái nhìn mang tính thẩm mĩ cao. Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, tài hoa của tác giả còn thể hiện ở cách xây dựng ngôn ngữ. ở đây tác giả nói về chữ viết nhưng lại nói về cách sống, về nhân cách. Chỉ cần một nét chữ “ vuông vắn, tươi tắn” đối với Huấn Cao đã là biểu hiện của một nhân cách tự do, nhân cách của thiên lương toả sáng. Cần chú ý cách sử dụng ngôn từ trong cách gọi nhân vật của nhà văn: ông không viết “ viên quản ngục” mà viết “ ngục quan”, không viết tên tù mà viết “ ngục tù”. ở đây không phải vì vị thế con người đã thay đổi mà tác giả thay đổi ngôn từ, mà chính là tấm lòng cảm kích, trân trọng Huấn Cao và người quản ngục của Nguyễn Tuân. Mặt khác khi miêu tả nhân vật của mình, tác giả thường dùng ngôn ngữ khoa truơng, phóng đại. Tính phóng đại trong ngôn ngữ của ông đều nhằm mục đích khắc hoạ đậm nét chân dung nhân vật lãng mạn. Chẳng hạn trong cảnh cho chữ những cụm từ “ nét chữ vuông vắn, tươi tắn nói lên cái hoài bão, cái khí phách tung hoành của Huấn Cao”, các từ “ khúm núm”, “ run run”, “ bái lĩnh”... đều nói lên sự ngưỡng mộ, thái độ tôn kính nhân cách Huấn Cao của viên quản ngục và thầy thơ lại ... Như vậy, việc xây dựng kết cấu, cách xây dựng nhân vật, cách chọn phương thức nghệ thuật, chọn giọng điệu ngôn ngữ thích hợp để dựng lại cái bầu không khí thời xưa chính là những nét phong cách riêng của Nguyễn Tuân trong truyện ngắn. Bút pháp lãng mạn độc đáo; cách thể hiện sự đối lập giữa lí tưởng và hiện thực, giữa tính cách và hoàn cảnh. Từ sự đối lập ấy đã làm nổi bật chân dung nhân vật lí tưởng của nhà văn và làm nổi bật lên tình huống truyện độc đáo, khiến cho việc cho chữ của tử tù trở thành việc cho cái đẹp, cái tâm, cái thiên lương và lời “ di huấn” của Huấn Cao có ý nghĩa lớn như sự phục hồi nhân phẩm, một sự thanh lọc tâm hồn đối viên quản ngục, thầy thơ lại nói riêng và với những ai đang lầm đường, lạc lối. Tác phẩm vì vậy sống và có ý nghĩa mãi mãi với thời gian. 3.2. Tình huống truyện trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. * Thành công của ngòi bút Nguyễn Minh Châu là đã xây dựng được một chuỗi tình huống đầy kịch tính, đan kết giữa tình huống bên ngoài và tình huống bên trong: 3.2.1: Tình huống bên ngoài - tình huống gặp gỡ: Nhà văn đã kể khá chi tiết việc “ săn ảnh” của Phùng để làm nền chuẩn bị cho cho tình huống gặp gỡ bất ngờ xuất hiện. Cuộc gặp gỡ giữa người nghệ sĩ nhiếp ảnh và những thành viên của gia đình ngư dân thật tình cờ, nhưng lại là mấu chốt để Nguyễn Minh Châu dẫn dắt câu chuyện. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh đã tình cờ chứng kiến và thấu hiểu tấn bi kịch chua xót, éo le trong cuộc sống những người lao động vùng biển. Hay đúng hơn, anh đã đối mặt với cuộc sống thực mà không một máy ảnh nào có thể thu chụp nổi. - Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính. Tình tiết phát triển nhanh như một vở kịch câm. Nhà văn tỉnh lược tối đa lời nói, tăng cường hành động. Tất cả diễn ra nhanh gọn. + Câu chuyện của gia đình ngư dân được nhà văn quay cận cảnh với những diễn biến chớp nhoáng: “ Ngay lúc ấy, chiếc thuyền đâm thẳng vào chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời thuyền...” + Hành động tàn nhẫn của người chồng: “ Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két...” + Phản ứng mãnh liệt của thằng Phác: “ lao qua trước mặt tôi”, “ chạy một mạch”, “ nhảy bổ vào” người bố. + Sự cam chịu của người vợ: “ Thế rồi thật bất ngờ người đàn bà buông đứa trẻ ra, đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo gã đàn ông. Cả hai người trở lại chiếc thuyền...” Những tình tiết dồn dập diễn ra trong một khoảnh khắc. Chiếc thuyền vó đã biến mất. Tất cả như “ trong câu chuyện cổ đầy quái đảm”. Sau một loạt các hành động dồn dập đó câu chuyện trở về với nhịp độ bình thường. Cái chuyện đánh vợ của người đàn ông diễn biến nhanh đến nỗi chính Phùng là người chứng kiến từ đầu đến cuối cũng không tin là thật. Anh kinh ngạc đến mức mấy phút đầu “ cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, và khi sự việc đã kết thúc anh “ đứng trơ giữa bãi xe tăng hỏng” , “ đưa mắt ngơ ngác nhìn ra một quãng bờ phá ban nãy chiếc thuyền vừa đậu”. Bi kịch gia đình ngư dân diễn ra như ảo giác, chỉ có một chi tiết rất thật là chiếc thắt lưng da ( dùng để đánh vợ) thằng bé giằng được từ tay người bố vẫn còn trên tay nó. Chi tiết “ chiếc thắt lưng” lặp lại nhiều lần trong đoạn văn ngắn như một sự thật nghiệt ngã. Tình huống bất ngờ, giàu kịch tính này khiến mỗi nhân vật bộc lộ hết tính cách. - Trong tình huống gặp gỡ ( lần 1- trên bờ) nhà văn đã dần dần bóc tách cái lớp sương mù trắng như sữa đã làm Phùng xúc cảm đến mức cảm giác như có cái gì bóp thắt vào trái tim anh. Qua sự dãn dắt của nhân vật Phùng, mặt sau của bức tranh cuộc sống ở một vùng biển hoang sơ hiện lên sinh động. Câu chuyện càng tăng kịch tính khi nhà văn tạo tình huống gặp gỡ thứ hai ( lần 2 - trong toà án huyện). Cuộc gặp gỡ giữa Đẩu, Phùng, người vợ khiến câu chuyện về bi kịch gia đình người ngư dân bắt đầu đi vào chiều sâu. Tình huống thứ hai này( cuộc đối thoại giữa Đẩu và người vợ) chính là cái nền để Nguyễn Minh Châu xây dựng tình huống bên trong - tình huống nhận thức. 3.2.2: Tình huống bên trong - tình huống tự nhận thức : Sau tình tiết người chồng hành hạ vợ, diễn biến câu chuyện trái ngược với sự chờ đợi của người đọc, đồng thời cũng trái ngược với ý đồ “ tốt bụng” của chánh án Đẩu và nghệ sĩ Phùng. Toà án gọi người đàn bà để trao đổi về chuyện gia đình, chánh án Đẩu đứng về phía người phụ nữ để khuyên chị li hôn. Nhưng thật bất ngờ, bằng những lí lẽ rất thật, rất đời, người vợ từ chối, thậm chí van xin toà án cho chị không bỏ chồng. Ngòi bút Nguyễn Minh Châu thật linh hoạt, từ tình huống bên ngoài nhà văn chuyển sang tình huống bên trong - tình huống tự nhận thức. Tình huống bên trong này làm bật lên tư tưởng chủ đề tác phẩm. Bên cạnh quá trình tự ý thức của Phùng là sự thức nhận của nhân vật Đẩu. Qua những lời đối thoại cũng như những lời tự vấn án của Đẩu, ta thấy rõ diễn biến tâm lí của nhân vật này. Từ câu hỏi có phần vô tư ‘‘ Vậy sao không lên bờ mà ở ?’’, và lời thốt lên ngạc nhiên ‘‘ Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được’’, đến lời đối thoại cũng là lời nói với mình ‘‘ Phải , phải, bây giờ tôi đã hiểu...’’ là một quá trình nhận thức chớp nhoángkhiến Đẩu đồng cảm hơn với cảnh ngộ éo le của người đàn bà vùng biển. Cái vỡ ra trong Đẩu không phải là hành vi thoả hiệp với cái ác, cái lạc hậu mà là sự thức nhận sâu sắc về những nghịch lí trong cuộc đời. Nguyễn Minh Châu không dừng câu chuyện của mình sau cuộc gặp gỡ giữa ba người ở toà án huyện. Ngòi bút của nhà văn còn muốn đào xới sâu hơn vào phần tự ý thức của con người. Câu chuyện khép lại bằng hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Qua tình huống nhận thức của nhân vật Đẩu, qua những trăn trở của Phùng, người đọc nhận ra điều Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm: Con người ta luôn luôn phải nhìn lại mình. Hoạt động tự ý thức khiến con người ngày càng hoàn thiện hơn. Đấy là ý nghĩa sâu xa của truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa. Nghệ thuật tạo dựng tình huống truyện độc đáo của Nguyễn Minh Châu đã tạo điều kiện cho câu chuyện phát triển hợp lô gíc và góp phần bộc lộ sâu sắc chủ đề truyện. III. Kết luận III.1. Kết quả thực nghiệm : Với những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình , cách khai thác vai trò của tình huống truyện trong dạy tác phẩm tự sự đã giúp tôi đạt được những kết quả nhất định. Những học trò trong lớp dạy của tôi đã quan tâm hơn đến giờ học Văn và có hứng thú trong quá trình học. Trên cơ sở đó , từ những lớp bình thường có thể chọn những học sinh có khả năng học văn để bồi dưỡng. Trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2007 -2008 , kết quả điểm Văn của trường rất khả quan . Cụ thể : Số học sinh dự thi : 472. Điểm 0->2: 0 ; điểm 3 -> 4,9 : 35 ; điểm 5 ->7,9 : 382 ; điểm 8->10 : 55 ( có nhiều học sinh đạt điểm 9 ). Trong kì thi đại học các năm học 2006 - 2006 ; 2006- 2007 có nhiều học sinh đạt điểm 7,0 ; 7,5 ; 8,0 ; 8,5 ... Trong kì thi đại học năm học 2007-2008 có 4 học sinh đạt điểm 8,5, có 6 em đạt điểm 8,0.... III.1.1. So sánh kết quả giờ học : *Lớp 12B9 : Tập trung rèn luyện năng lực khai thác vai trò tình huống truyện trong giờ dạy tác phẩm tự sự : -Tiết học sinh động, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh. Học sinh hứng thú trong học tập làm cho tiết học sôi nổi , có chiều sâu và có hiệu quả hơn . -Thời gian dành cho học sinh học trên lớp được nhiều hơn - Khả năng giao tiếp , ứng xử của học sinh được nâng lên một bước *Lớp B5 : Không chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng vai trò tình huống truyện trong giờ dạy tác phẩm tự sự : -Tiết học trầm, học sinh ít hứng thú tìm hiểu bài - Giáo viên phải làm việc nhiều hơn. Học sinh hoạt động ít hơn, kiến thức học sinh tự tìm hiểu nhiều chỗ còn hời hợt , chưa sâu . III. 1.2. So sánh kết quả bài kiểm tra ; Sau khi dạy thực nghiệm và đối chứng trong học kì 1 ở hai lớp , thông qua kết quả kiểm tra chất lượng học kì 2, với đề bài kiểm tra : Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh, chị hãy làm rõ điều đó. Kết quả kiểm tra tính trung bình như sau : Lớp Số bài Điểm 0- 4 Điểm 5 - 6 Điểm 7- 10 Số bài % Số bài % Số bài % 12B9 (Thực nghiệm ) 37 3 8 17 46 17 46 12B5 (Đối chứng ) 49 10 20,4 25 51 14 28,6 III.1.3 .So sánh kết quả đội tuyển Văn : Từ khi trực tiếp phụ trách lớp mũi nhọn khối C,D, ôn thi tốt nghiệp, ôn thi học sinh giỏi, ôn thi đại học, tôi có điều kiện áp dụng tốt hơn những biện pháp trên. Kết quả là phần lớn các em có hứng thú học tập hơn và tỉ lệ điểm giỏi khá cao. Cụ thể : Năm học Số lượng HS tham dự Số lượng giải Chất lượng giải học sinh giỏi tỉnh KK Ba Nhì Nhất 2004-2005 9 0 0 0 0 0 2005-2006 10 5 3 2 0 0 2006-2007 10 7 3 3 1 0 2007-2008 8 8 2 4 2 0 2008 - 2009 8 7 7 0 0 0 => Căn cứ vào sự đối chứng trên , có thể thấy rằng: Rèn luyện năng lực cho HS nhận biết vai trò của tình huống truyện trong học văn tự sự là công việc cần thiết của người giáo viên dạy văn. Bởi sẽ dành nhiều thời gian cho HS hoạt động lại vừa mang đến hiệu quả giờ dạy cao hơn , học sinh thực sự hứng thú trong học tập, nắm bài sâu hơn, chắc và lâu hơn. III. 2. Kết luận * Ngay từ thế kỉ XVI , AKOMEXKI đã viết : “ Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhạy cảm , phán đoán đúng nhất, phát triển nhân cách ...Hãy tìm ra một phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Với những suy nghĩ trên và bằng thể nghiệm của chính mình , cách khai thác vai trò tình huống truyện trong dạy văn tự sự đã giúp tôi những kết quả nhất định . =>Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi rút ra từ thực tế giảng dạy. Tuy nhiên những điều đúc rút ấy chưa hẳn đã đúng hoặc phù hợp với mọi người , mọi nơi và mọi điều kiện. Nhưng với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng học tập của bộ môn Ngữ văn, xin được trao đổi và rất mong được các thầy cô giáo có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tận tình chỉ bảo , góp ý. Tôi xin chân thành cảm ơn Tài liệu tham khảo : 1. Từ điển Tiếng Việt - Hoàng Phê NXB Đà Nẵng -2005 2. Tự sự học - một số vấn đề lý luận và lịch sử . NXB Đại học sư phạm Hà Nội ,2004 3. Ngữ Văn 11, 12 NXB GD 4. Tạp chí THPT số 30 5. Tiếng Việt lớp 11 - NXBGD - 2002 6. Tạp chí giáo dục số 176 ( kì 1-11-2007 ) Mục lục: Trang I. Đặt vấn đề 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................1 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ................................................................2 3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài ..........................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................2 5. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................3 6. Những đóng góp cũng như ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài ...........3 II. Giải quyết vấn đề .................................................................................4 Khái niệm ...............................................................................................4 Các loại tình huống truyện trong tác phẩm tự sự ...................................4 Vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm tự sự. Rèn luyện cách khai thác tình huống truyện trong quá trình dạy tác phẩm tự sự .....................5 Những dẫn chứng minh hoạ ....................................................................5 III. Kết luận ................................................................................................16
File đính kèm:
- Yang_kien_kinh_nghiem.doc