Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12

Các bước phát hiện các chi tiết nghệ thuật

Bước 1: Đọc kĩ văn bản để nắm cốt truyện, ý đồ sáng tạo của nhà văn cùng với tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Bước 2: Phát hiện những chi tiết nghệ thuật quan trọng có vai trò: thúc đẩy cốt truyện; thể hiện phẩm chất, số phận của nhân vật; thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm . Mỗi nhà văn đều có cách xây dựng chi tiết trong tác phẩm tự sự của mình khác nhau, song có thể nhận thấy một vài biểu hiện cơ bản thường được sử dụng trong tác phẩm, như sau:

 + Tần số xuất hiện nhiều lần, liên tục hoặc ngắt quãng: ví dụ như chi tiết “tiếng sáo” trong đêm tình mùa xuân (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài), chi tiết “cuốn sổ gia đình” (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi)

+ Lặp đi lặp lại ở những vị trí đặc biệt, đáng chú ý (mở, kết): rừng xà nu bị

tàn phá song vẫn sinh sôi nảy nở ở phần mở đầu và kết thúc truyện “Rừng xà

nu” (Nguyễn Trung Thành)

+ Xuất hiện trong những thời điểm, thời gian đặc biệt trong cuộc đời của nhân vật hoặc trong diễn biến cốt truyện. Như chi tiết “Mị cắt dây trói cứu A Phủ” (“Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài), hay chi tiết hai chị em Chiến và Việt khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm trong buổi sáng trước hôm đi tòng quân, sau khi đã làm cơm cúng má (“Những đứa con trong gia đình”– Nguyễn Thi) Loại chi tiết này xuất hiện nhiều trong các tác phẩm tự sự.

+ Có thể không xuất hiện nhiều lần, nhưng có mối liên hệ gắn kết với nhân vật trong nhiều thời điểm khác nhau trong cuộc đời của nhân vật, như chi tiết bàn tay Tnú trong “Rừng xà nu” (Nguyễn Trung Thành), chi tiết “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ (“Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài)

+ Có những chi tiết nhỏ, nhiều khi không mang những dấu hiệu cụ thể trên, song vẫn có thể là những chi tiết nghệ thuật có ý nghĩa quan trọng, tuy không dễ nhận biết, nhưng cần được phát hiện nhờ sự nhạy cảm, tinh tế của từng người đọc. Ví dụ lời nói của bà cụ Tứ: “Ừ thôi các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng” khi đón nàng dâu mới trong “Vợ nhặt” (Kim Lân), hay lời độc thoại trong tâm tưởng của Việt khi cùng chị khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm: “ chừng nào độc lập chúng con lại đưa má về” (“Những đứa con trong gia đình” – Nguyễn Thi)

 

doc66 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 950 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào các chi tiết, chưa thấy được cuộc đời, số phận, tích cách, phẩm chất của nhân vật. Vì vậy, bài viết chưa đáp ứng yêu cầu.
Kết quả kiểm tra được cụ thể hóa như sau:
Bảng so sánh kết quả kiểm tra của 2 lớp 12A2 và 12A4
Năm học: 2018-2019
Lớp
Sĩ số
Điểm 8 - 10
Điểm 5 - 7
Điểm dưới 5
12A2
40
Tổng số
Tỉ lệ
Tổng số
Tỉ lệ
Tổng số
Tỉ lệ
10
25 %
28
70% 
2
5% 
12A4
42
2
4,9 %
26
61,9%
14
33,2% 
Có thể thấy hiệu quả rõ rệt của sáng kiến kinh nghiệm trong bảng số liệu trên. Vì vậy, ngoài việc áp dụng dạy trên lớp, dạy trong tiết ôn thi THPT Quốc gia, chúng tôi cũng mạnh dạn áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường và đã gặt hái được những thành công nhất định.
7.4. Kết luận:
Có ai đó đã nói: “Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương”. Hay Hê ghen từng ví các chi tiết nghệ thuật như những con mắt giúp ta nhìn thấu suốt đối tượng. Những cây bút truyện ngắn bậc thầy như Lỗ Tấn, T.Sêkhốp, Môpatxăng đã dồn nén tư tưởng của mình vào “những chi tiết có dung lượng lớn tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết”. Đó chính là sức hút diệu kì, dẫn người đọc nhập vào những cuộc hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, và tư tưởng của tác giả Hướng dẫn học sinh khái thác đặc điểm, vai trò của chi tiết nghệ thuật đồng thời có kĩ năng đầy đủ về dạng bài phân tích, cảm nhận các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm là việc làm hết sức cẩn thiết đối với học sinh, bời nó không chỉ tạo cho học sinh hứng thú, giúp các em có khả năng cảm thụ tinh tế, sâu sắc, mà ở một phương diện nào đó, đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà các nhà phương pháp giáo dục đang hết sức quan tâm. Mỗi giáo viên, bằng tài năng, tâm huyết và sự nhạy cảm văn chương, hãy trở thành người nghệ sĩ nắm giữ và chỉ huy đội ngũ chi tiết nghệ thuật độc đáo, làm phong phú bài dạy của mình, đồng thời truyền cho học 
sinh tình yêu với văn chương nghệ thuật.
Sau nhiều năm giảng dạy Ngữ văn, đặc biệt khi khai thác tác phẩm văn xuôi tự sự tôi đã áp dụng sáng kiến này và đã thu được những kết quả khả quan. Học sinh những lớp tôi dạy rất thích giờ văn nhất là những tiết tìm hiểu tác phẩm văn xuôi. Đó chính là niềm vui là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy. Giờ học văn thực sự đã có hiệu quả, thu hút được sự chú ý của học sinh. Các em đã không chán nản và thờ ơ với môn học này như trước nữa. Từ chỗ yêu thích nên sự hiểu biết về văn học của học sinh cũng tăng lên và khả năng cảm thụ, thực hành cũng cao hơn. Đặc biệt trong năm học 2019 – 2020 chưa có đề minh họa thi THPT Quốc gia, đề thi cơ bản sẽ bám sát đề minh họa của Bộ năm 2018 - 2019 cho nên việc khai thác tác phẩm từ những chi tiết nghệ thuật sẽ thực sự cần thiết, quan trọng để trang bị cho các em kiến thức cũng như kĩ năng làm các dạng đề này. Và sẽ đạt được những kết quả tốt nhất trong kì thi đang đến rất gần. 
8. Những thông tin cần được bảo mật
Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử 
 - Sáng kiến xây dựng những kiến thức lí luận văn học nền tảng về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự, xây dựng được các dạng đề bài và và nêu phương pháp làm cho từng dạng, có ví dụ minh họa, giúp các em học sinh tiếp cận một cách đầy đủ, chuyên sâu, từ đó phát huy được năng lực tự học, tư duy sáng tạo của học sinh.
 - Sau khi áp dụng đề tài tôi nhận thấy các em học sinh đã nhận dạng được dạng đề vè chi tiết nghệ thuật, có định hướng đúng khi làm bài, có ý thức vươn lên trong học tập và có ý thức tự học cao, đạt điểm khá, giỏi trong các bài kiểm tra và kì thi khảo sát THPTQG của nhà trường và của Sở. Từ đó góp phần vào 
việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường.
- Khi áp dụng đề tài với học sinh của mình tôi thấy bước đầu có hiệu quả, bản thân tôi nhận thấy đề tài này có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong kì thi THPT Quốc gia.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả
Trên đây, tôi đã đề xuất hướng “Khai thác các chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự Ngữ văn 12”. Trong thực tế, đề tài này tôi đã ấp ủ từ lâu và ít nhiều cũng từng áp dụng như một biện pháp hỗ trợ cho việc dạy kĩ năng làm kiểu bài nghị luận về chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm văn xuôi chương trình Ngữ văn 12 nói riêng và chương trình Trung học Phổ thông nói chung. 
*Lợi ích đối với giáo viên
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm
- Phát triển năng lực bồi dưỡng học sinh trong công tác luyện thi trong kì thi THPT Quốc gia để lấy điểm số cao.
* Lợi ích đối với học sinh
Kết quả, ở cả hai lớp 12A2 và 12A4, tôi vận dụng một vài phương pháp 
khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự , tôi quan sát thấy:
- Học sinh có thái độ hứng thú, sôi nổi, nhiệt tình, tích cực chủ động hơn rất nhiều so với giờ học kiểu bài nghị luận văn học trước đó. 
- Các em chuẩn bị bài khá kĩ, nhiều em tìm được cách làm hay, hoạt động nhóm hiệu quả, biết so sánh, liên hệ, mở trộng vấn đề.
- Trong quá trình vận dụng kĩ năng để làm bài, các em có ý thức đối chiếu, so sánh chi tiết nghệ thuật với các chi tiết nghệ thuật trong các văn bản văn xuôi cùng tác giả hoặc cùng thời để tìm ra cái hay, cái đẹp của chi tiết mình đang tiếp cận.
10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.
* Lợi ích đối với giáo viên
- Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Phát triển năng lực bồi dưỡng học sinh trong công tác luyện thi trong kì thi THPT Quốc gia để lấy điểm số cao.
* Lợi ích đối với học sinh
- Học sinh có thái độ hứng thú, sôi nổi, nhiệt tình, tích cực chủ động hơn rất nhiều so với giờ học kiểu bài nghị luận văn học trước đó. 
- Trong quá trình vận dụng kĩ năng để làm bài, các em có ý thức đối chiếu, so sánh chi tiết nghệ thuật với các chi tiết nghệ thuật trong các văn bản văn xuôi cùng tác giả hoặc cùng thời để tìm ra cái hay, cái đẹp của chi tiết mình đang tiếp cận.
11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử
Số TT
Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
1
Học sinh lớp 12A2
Trường THPT 
Hai Bà Trưng
Ôn thi THPTQG môn 
Ngữ văn
2
Học sinh lớp 12A4
Trường THPT 
Trưng
Ôn thi THPTQG môn 
Ngữ văn
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác, từ mạng internet và không dùng lại SKKN của mình từ những năm trước.
PhúcYên,ngày.tháng.năm 2020
., ngày.tháng.năm 2020
PhúcYên,ngày02tháng02năm 2020
Hiệu trưởng
(Kí tên, đóng dấu)
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ
(Kí tên, đóng dấu)
Tác giả sáng kiến
(Kí, ghi rõ họ tên)
Trần Thị Diễm Hằng
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
TẠI LỚP 12A2
Nhóm 1: Vẽ sơ đồ tư duy đề bài số 1
Nhóm 2: Vẽ sơ đồ tư duy đề bài số 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA TRONG GIỜ DẠY THỰC NGHIỆM
TẠI LỚP 12A2
Em Nguyễn Thị Lan Anh đại diện nhóm 1 lên trình bày
GV nhận xét, bổ sung và chữa đề
PHỤ LỤC 2
CÁC DẠNG BÀI TẬP TỰ LUYỆN	
Đề 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợTrong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay” rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
         Mị đứng lặng trong bóng tối.	
        Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy trong văn bản trên đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào ?
4. Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản ?
Đề 2. Từ hủ tục mê tín dị đoan trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, anh/chị hãy trình bày những suy nghĩ của mình về hiện tượng mê tín dị đoan của con người trong xã hội ngày nay.
Đề 3. Cảm nhận của em về hành động Mị chạy theo A Phủ trong “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài và hành động thị theo Tràng về làm vợ trong “Vợ nhặt” Kim Lân.
Đề 4. Hình tượng người phụ nữ trong hai tác phẩm: Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân.
(Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr3; Vợ nhặt của Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục, 2007, tr23)
Đề 5. Về nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, có ý kiến cho rằng: Mị lặng câm âm thầm cam chịu sống lầm lũi kiếp đời nô lệ ở nhà thống lí Pá Tra. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Mị có sức sống tiềm tàng mãnh liệt, sức phản kháng táo bạo để tìm lại chính mình và tự giải thoát mình khỏi những gông xiềng của cả cường quyền bạo lực và thần quyền lạc hậu.
Từ cảm nhận về nhân vật Mị, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên? 
Đề 6. Cảm nhận của anh/chị về những chi tiết miêu tả Mị: “Mị muốn ăn lá ngón tự tử” và “Mị cũng không còn tưởng đến Mị có thể ăn lá ngón tự tử nữa” trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Đề 7. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.7-8), nhà văn Tô Hoài đã nhiều lần miêu tả tiếng sáo. Anh/chị hãy phân tích ý nghĩa chi tiết tiếng sáo đêm xuân để thấy sự hồi sinh khát vọng sống của Mị, từ đó nhận xét về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đề 8. Trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", nhà văn Tô Hoài đã miêu tả về diễn biến tâm trạng Mị. Trước khi mùa xuân đến "Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Đến bao giờ chết thì thôi". Khi đêm tình mùa xuân đến "Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, sắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách.
 (Ngữ văn 12 - Tập hai, NXB Giáo dục năm 2017, trang 8)
 Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật.
Đề 9. Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài), Mị đã chủ động cắt dây trói cho A Phủ và tự giải thoát mình, còn ở tác phẩm “Vợ nhặt” (Kim Lân), trong bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt đã nói: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói”.
 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hai nhân vật Mị và người vợ nhặt qua hai chi tiết trên.
Đề 10. Cảm nhận về nhân vật Mị qua hai lần miêu tả sau: Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa.
và: Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thế thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác
Phân tích Mị qua hai lần miêu tả trên, từ đó anh/chị hãy nhận xét sự thay đổi của 
nhân vật này.
Đề 11. Khi thể hiện nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài (truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài), nhà văn để “Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”. Trong đêm mùa đông trên núi cao, “mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần”.
(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.8 và tr.13)
Phân tích nhân vật Mị trong mỗi lần sống với ánh sáng như trên, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn dành cho người dân Tây Bắc.
Đề 12. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết:“ Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. [...]. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Mị nghĩ rằng mình cứ chỉ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra, đến bao giờ chết thì thôi”
Ở một đoạn khác, nhà văn viết:
“ Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất. 
A Phủ chợt hiểu. 
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “ Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi.”
( Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập 2, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017, tr.6 và tr.14).
 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong hai đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về cách nhìn con người của nhà văn Tô Hoài. 
Đề 13. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài có đoạn viết
(1) Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo.Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, với lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách
Ở một đoạn khác, nhà văn viết:
(2) Lúc ấy trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay”
Cảm nhận tâm trạng của nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sức sống tiềm tàng của nhân vật này.
Đề 14. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân: Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mi quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách. 
Và trong đêm đông: Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây cởi trói cho A Phủ. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc.
Anh/chị hãy phân tích diễn biến tâm lí và hành động của nhân vật Mị trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật sự khác biệt cơ bản trong hai lần sức sống tiềm tàng trỗi dậy ấy.
Đề 15. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở đầu truyện, nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị: “một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Đến khi cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hóm má đã xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: “Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôiNgười kia việc gì mà phải chết. A phủ ”
	Phân tích hình ảnh nhân vật Mị qua hai đoạn văn trên, từ đó nhận xét về sự thay đổi của nhân vật này.
Đề 16. Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét rất dữ dội. Nhưng trong các làng Mèo Đỏ, những chiếc vày hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ.Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị vẫn thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.
Cảm nhận của anh chị qua đoạn trích trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài.
Đề 17. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tinh thần phản kháng của nhân vật Mị trong cảnh Mị cởi trói A Phủ ( truyện Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài). Liên hệ tới kết thúc truyện Chí Phèo ( Nam Cao), nhận xét sự tác động của bối cảnh lịch sử đối với tư tưởng của mỗi nhà văn khi viết tác phẩm của mình
Đề 18. Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp người lao động qua hai nhân vật: A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) và Tràng (Vợ nhặt – Kim Lân).
PHỤ LỤC 3
CÁC CHI TIẾT NGHỆ THUẬT ĐẶC SẮC TRONG TÁC PHẨM TỰ SỰ NGỮ VĂN 12
1. VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)
a. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật Mị:
- Chi tiết cái buồng Mị nằm.
- Chi tiết nắm lá ngón
- Chi tiết tiếng sáo đêm xuân
- Chi tiết cách mị uống rượu
- Chi tiết Mị sắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn cho sáng.
- Chi tiết Mị bị trói
- Chi tiết Mị cắt dây trói cho A Phủ
- Chi tiết tiếng chân ngựa đạp vào vách tường
b. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật A Phủ:
- Chi tiết A Phủ đánh A Sử
- Chi tiết suốt đêm A Phủ nha dây trói đứt 2 vòng dây
- Chi tiết dòng nước mắt của A Phủ
c. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến cha con thống Lĩ Pá Tra:
- Chi tiết A Sử đạp vào mặt A Phủ
- Chi tiết trói người
- Cách xử án.
2. VỢ NHẶT( Kim Lân)
a. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật người đàn bà
- Chi tiết về ngoại hình
- Chi tiết về ngôn ngữ
- Hành động 
- Chi tiết người đàn bà chào bà cụ Tứ
- Chi tiết bữa cơm ngày đói
b. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật bà cụ Tứ
- Chi tiết về ngoại hình: già nua, ốm yếu
- Chi tiết nước mắt của bà cụ Tứ
- Chi tiết nồi chè khóan=> cách gọi thể hiện sự dí dỏm lạc quan.
c. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật anh cu Tràng:
- Ngoại hình: 2 mắt nhỏ, quai hàm bạnh, tấm lưng gù
- Chi tiết nụ cười của anh cu Tràng
- Chi tiết về những dự định anh cu Tràng muốn làm trong buổi sáng hôm sau
- Chi tiết lá cờ đỏ phấp phới trong đầu Tràng
3. RỪNG XÀ NU (Nguyễn Trung Thành)
a. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật Tnú, Dít:
- Chi tiết đôi bàn tay Tnú
- Chi tiết Tnú bứt đứt hàng chục quả vả mà không hay khi chứng kiến cảnh giặc tra tấn mẹ con mai.
- Chi tiết đối mắt của Dít
b. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật cụ Mết:
- Ngôn ngữ( từ giọng nói đến cách nói)
- Ngoại hình
c. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến cây xà nu:
- Chi tiết về sức sống cây xà nu: cạnh 1 cây xà nu mới ngã gục, đã có 4-5 cây con mọc lên, hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên bầu trời.
- Chi tiết từng xà nu ưỡn tấm ngực lớn ra che chở cho dân làng
D. CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA( Nguyễn Minh Châu)
a. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật người đàn bà hàng chài:
- Chi tiết ngoại hình của người đàn bà hàng chài
- Chi tiết nước mắt của người đàn bà hàng chài
- Chi tiết xương rồng luộc chấm muối trong bữa cơm gia đình của người đàn bà hành chài
b. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật Phùng
- Chi tiết cảnh biển buổi sớm mai
- Chi tiết về chiếc thyền lưới vó ở đầu truyện
- Chi tiết “những tấm ảnh tôi mang về” ở cuối truyện
- Chi tiết nhiếp ảnh Phùng “vứt cái máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”
- Chi tiết nhiếp ảnh Phùng can ngăn người chồng đáng vợ
c. Chi tiết nghệ thuật liên qua đến nhân vật người chồng:
- Ngoại hình: tấm lưng rộng, cong khum khum, tóc tổ quạ, chân chữ bát, đôi lông mày 
cháy nắng và đôi mắt độc dữ.
- Hành động: đánh vợ
- Ngôn ngữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa học xã hội Hà Nội,1988)
2. Ngữ văn 11 Nâng cao – Nxb Giáo dục, 2011, tr.197.
3. Từ điển thuật ngữ văn học (nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình  Sử, Nguyễn Khắc Phi, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2000)
4. Ngữ văn 12 tập 2 – NXB Giáo dục 2017)
5. Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn( Tác giả Chí Bằng- Nxb Hồng Đức, 2018)
6. Cẩm nang luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn(tác giả Phan Danh Hiếu – Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017)
7. Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia theo tác phẩm (GV Thu Trang biên soạn)
8. Các tài liệu tham khảo của đồng nghiệp trên mạng internet.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_khai_thac_chi_tiet_nghe_thuat_trong_ta.doc
Sáng Kiến Liên Quan