Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trung học cơ sở rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học và phương trình hóa học

 Thực tế hiện nay rất nhiều học sinh trung học cơ sở (THCS) gặp khó khăn khi viết một phương trình hoá học. Rất nhiều em viết phương trình một cách mơ hồ, các em không hiểu được bản chất của vấn đề. Lỗi thường găp nhất là các em sai về công thức hoá học ( sai về kí hiệu và hoá trị ) sai về sản phẩm phản ứng và sử dụng phương pháp bội chung nhỏ nhất để đặt hệ số. Nguyên nhân của những yếu điểm này là do các em không chú ý tới những kĩ năng viết công thức hóa học (CTHH) và lập phương trình hoá học (PTHH) mà giáo viên đã truyền thụ. Vì thế các em không nắm bắt được vấn đề cốt lỗi .

 Sau đây tôi xin trình bày một vài kinh nghiệm về vấn đề rèn kĩ năng viết CTHH và PTHH cho học sinh mà tôi đã áp dụng có hiệu quả trong các năm học vừa qua.

 Công việc này bao gồm những nhiệm vụ sau:

1. Học thuộc kí hiệu hoá học và hoá trị một số nguyên tố (và nhóm nguyên tử ) cơ bản.

2. Viết đúng công thức hoá học của đơn chất, hợp chất ( dựa vào hoá trị ).

3. Viết được công thức hoá học của hợp chất khi biết tên gọi.

4. Nắm được các bước lập phương trình hoá học.

5. Nắm chắc tính chất hoá học của các đơn chất và hợp chất đã học.

 Trong đó phần kiến thức ở lớp 8 là rất quan trọng ( nó chiếm phần lớn công việc đã được nêu ra).

 Việc rèn luyện kĩ năng viết CTHH và PTHH cho học sinh được thực hiện xuyên suốt chương trình THCS.

 Đề tài thực hiện tại trường THCS PHƯỚC QUANG trong 3 năm học: 2005 –> 2008

 

doc17 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 5813 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh trung học cơ sở rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học và phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương trình hoá học.
Nắm chắc tính chất hoá học của các loại chất đã học.
 Trong đó phần kiến thức ở lớp 8 là rất quan trọng ( nó chiếm tới 4/5 phần công việc đã được nêu ra.
 Cụ thể:
I.1: Rèn kĩ năng viết CTHH và PTHH cho học sinh lớp 8.
 Thực trạng hiện nay nhiều học sinh THCS viết sai CTHH và PTHH. Cốt lỗi vấn đề là các em chưa nắm được kí hiệu hóa học và hóa trị của các nguyên tố, cách gọi tên của hợp chất vô cơ. Nhằm khắc phục thực trạng trên ta thực hiện các giải pháp.
 1. Học sinh thuộc kí hiệu hoá học và hoá trị của các nguyên tố cơ bản.
 Giáo viên : thực hiện bằng cách cứ mỗi tiết học dành thời gian ( từ tiết 6 tới tiết 16 của hoá học 8 ) gọi học sinh lên bảng viết KHHH và sau đó là hoá trị của nguyên tố hoá học. Cứ như thế lập đi lặp lại các em sẽ quen dần.
 Họcï sinh : Muốn học được cũng tiến hành theo cách này.
 2. Viết đúng công thức hoá học của đơn chất và hợp chất.
 2.1. CTHH của đơn chất : Học sinh phải biết được:
 - Với đơn chất kim loại và đơn chất phi kim trạng thái rắn như cacbon, lưu huỳnh, photpho, silic thì công thức hoá học trùng với KHHH.
 Thí dụ: Công thức hóa học của đơn chất đồng là Cu
 Công thức hóa học của đơn chất kẽm là Zn
 Công thức hóa học của đơn chất cacbon là C
 - Với đơn chất phi kim trạng thái lỏng hoặc khí CTHH có dạng A2. 
 Thí dụ: Công thức hóa học của đơn chất khí oxi là O2
 Công thức hóa học của đơn chất khí hiđro là H2
 Công thức hóa học của đơn chất dung dịch brom là Br2 
 2.2. Đối với hợp chất: các em phải biết lập công thức hoá học khi biết hoá trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử). Quá trình này phải rèn luyện cho các em liên tục. Nhiều lúc có những em học sinh đã biết ngay công thức hoá học của một chất song vẫn còn những em chưa biết nên giáo viên phải hỏi xoáy lại: Tại sao có công thức hoá học đó ?
 Thí dụ: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
Nhôm oxit biết hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.
Cacbon đi oxit biết hợp chất tạo nên từ nguyên tố cacbon (IV) và oxi.
Natri photphat biết hợp chất gồm natri và nhóm photphat
 Ơû đây , đề bài chỉ cho tên nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên hợp chất. Vì vậy học sinh phải biết vận dụng kiến thức đã học về kí hiệu hoá học và hoá trị (nguyên tố và nhóm nguyên tử ) để lập CTHH.
 Thực hiện:
Nhôm oxit biết hợp chất tạo nên từ 2 nguyên tố nhôm và oxi.
Bước 1: Học sinh xác định : nhôm Al (III) và oxi O (II)
Bước 2: Gọi CTHH của nhôm oxit là AlXOY ( Kim loại thường đứng trước )
Bước 3: Theo qui tắc hoá trị ( QTHT ) ta có: x.III = y.II
 x =2 ; y=3
Bước 4: Vậy công thức hoá học của nhôm oxit là: Al2O3
 Cacbon đi oxit biết hợp chất tạo nên từ nguyên tố cacbon (IV) và oxi.
 Bước 1: Học sinh xác định được : cacbon C (IV) và oxi O (II)
Bước 2: Gọi CTHH của cacbon đi oxit là CXOY ( Oxi thường đứng sau )
Bước 3: Theo QTHT: x.IV = y.II
 x =1 ; y=2
Bước 4: Vậy công thức hoá học của cacbon đi oxit là: CO2 ( Qui ước chỉ số bằng 1 thì không ghi ).
 Natri photphat biết hợp chất gồm natri và nhóm photphat
 Bước 1: Học sinh xác định được : natri Na (I) và nhóm photphat PO4 (III)
 Bước 2: Gọi CTHH của natri photphat là: NaX(PO4)Y 
 Bước 3: Theo QTHT ta có: x.I = y.III
 x =3 ; y=1
 Bước 4: Vậy công thức hoá học của natri photphat là: Na3PO4
 Với nhiều bài tương tự, giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra kết luận: Trong hợp chất hai nguyên tố (hoặc một nguyên tố với một nhóm nguyên tử ) thì hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử này là chỉ số của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử kia và ngược lại.
 * Lưu ý: Trừ trường hợp hoá trị 2 nguyên tố có 2 ước chung trở lên.
 Thí dụ: C (IV) và O (II ) ; Ca (II) và O (II)  trong các trường hợp này ta đem hoá trị chia cho ước chung lớn nhất là rồi áp dụng kết luận trên.
 * Lập công thức hóa học của hợp chất Canxi oxit .
 Học sinh xác định được : canxi Ca (II) và oxi O (II) . Trong trường hợp này ta đem hoá trị chia cho ước chung lớn nhất là 2 rồi áp dụng kết luận CTHH của canxi oxit là CaO .
 3. Viết CTHH của hợp chất khi biết tên gọi.
 Đây là một kĩ năng mà học sinh bắt buộc phải thành thạo. Để thực hiện tốt quá trình này thì học sinh phải nắm bắt được: định nghĩa; phân loại; cách gọi tên các loại hợp chất vô cơ. Mặt khác các em phải vận dụng kết luận ở trên để viết nhanh công thức.
 Thí dụ: Viết công thức hoá học của các hợp chất sau:
Nhôm oxit
Axitnitric
Magiehiđroxit
Sắt (III) oxit
 Đầu tiên, các em phải biết phân loại để xác định thành phần cấu tạo của hợp chất. Tiếp theo các em xác định hoá trị các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. Cuối cùng vận dụng kết luận viết công thức hoá học của hợp chất.
 Thực hiện: 
 a. Viết công thức hoá học của hợp chất Nhôm oxit:
 Bước 1: Nhôm oxit là hợp chất oxit bazơ ( Dựa vào tên gọi có từ oxit và nhôm là nguyên tố kim loại ) thành phần gồm Al và O.
 Bước 2: Hoá trị của Al là III ; của O là II.
 Bước 3: Al hoá trị III chỉ số của O là 3 ; O hoá trị II chỉ số của Al là 2
 Bước 4: Vậy CTHH của nhôm oxit là Al2O3
 * Lưu ý: Trường hợp với hợp chất là oxit axit ( Dựa vào tên gọi có từ oxit và nguyên tố còn lại là phi kim ) ta dựa vào tiền tố viết CTHH .
 Thí dụ : 
 Lưu huỳnh trioxit nghĩa là 1S và 3O Do đó CTHH là SO3
 Đi photpho penta oxit nghĩa là 2P và 5O Do đó CTHH là P2O5
 b. Viết công thức hoá học của hợp chất Axit nitric 
 Bước 1: Axit nitric là hợp chất axit ( Dựa vào tên gọi có từ axit ) thành phần gồm H và NO3 ( gốc nitrat ).
 Bước 2: Hoá trị của H là I ; của NO3 là I.
 Bước 3: H hoá trị I chỉ số của NO3 là 1; NO3 hoá trị I chỉ số của H là 1.
 Bước 4: Vậy CTHH của Axit nitric là HNO3.
 c. Viết công thức hoá học của hợp chất của Magie hiđroxit 
 Bước 1: Magie hiđroxit là hợp chất bazơ ( Dựa vào tên gọi có từ hiđroxit ) thành phần gồm Mg và OH.
 Bước 2: Hoá trị của Mg là II ; của OH là I.
 Bước 3: Mg hoá trị II chỉ số của OH là 2 ; OH hoá trị I chỉ số của Mg là 1.
 Bước 4: Vậy công thức hoá học của Magie hiđroxit là Mg(OH)2
 d. Viết công thức hoá học của hợp chất của Sắt (III) sunfat 
 Bước 1: Sắt (III) sunfat là hợp chất muối ( Dựa vào tên gọi không có từ oxit, axit, bazơ ) thành phần gồm Fe và SO4 .
 Bước 2: Hoá trị của Fe là III ; của SO4 là II .
 Bước 3: Fe hoá trị III chỉ số của SO4 là 3 ; SO4 hoá trị II chỉ số của Fe là 2 .
 Bước 4: Do đó công thức hóa học của Sắt (III) sunfat là Fe2(SO4)3 
 * Vì vậy học sinh liên tục rèn kĩ năng suy luận như trên, các em sẽ quen dần và vận dụng tốt khi lập PTHH.
 4. Lập phương trình hoá học. 
 Để lập một phương trình hoá học các em phải thực hiện 3 bước sau:
 - Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hoá học.
 - Đặc hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở hai vế bằng nhau.
 - Hoàn thành phương trình.
 Vì vậy khi rèn luyện kĩ năng lập phương trình hoá học, các em thực hiện tốt nhất dưới dạng bằng lời để đạt được:
 * Các em phải vận dụng kĩ năng lập CTHH đã được học.
 * Các em sử dụng phương pháp bội chung nhỏ nhất ( BCNN ) để đặt hệ số bằng cách:
 + Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất ( Thường là thế nhưng không nhất thiết là thế ).
 + Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem BCNN chia cho chỉ số thì ta có hệ số.
 Thí dụ: Lập phương trình hoá học cho các phản ứng sau:
Kim loại nhôm phản ứng với khí oxi tạo ra nhôm oxit.
Canxi oxit phản ứng với axit photphoric tạo ra canxi photphat và nước 
 Thực hiện: 
 a. Kim loại nhôm phản ứng với khí oxi tạo ra nhôm oxit.
 Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng dưới dạng công thức hoá học.
 - Viết sơ đồ chữ: nhôm + oxi nhôm oxit
 - Viết sơ đồ phản ứng : Al + O2 ---> Al2O3 
 Bằng cách: Phải xác định công thức để viết sơ đồ:
 + Nhôm là đơn chất kim loại nên có CTHH trùng với KHHH CTHH là Al
 + Khí oxi là đơn chất phi kim ở trạng thái khí thì công thức hoá học có dạng A2 CTHH là O2.
 + Nhôm oxit là oxit bazơ thành phần gồm Al và O.
 . Hoá trị của Al là III ; của O là II.
 . Al hoá trị III chỉ số của O là 3 ; O hoá trị II chỉ số của Al là 2
 .Vậy CTHH của Nhôm oxit là Al2O3
 Bước 2: Đặc hệ số 
 - Chọn đặc cho nguyên tố oxi trước . BCNN của 2 và 3 là 6 lấy 6:2 = 3 là hệ số của O2 ; 6:3 = 2 là hệ số của Al2O3 ta có Al + 3 O2 ---> 2 Al2O3
 - Tiếp đến là Al . Ở vế phải có 2.2 = 4 nguyên tử Al nên vế trái cũng phải có 4 nguyên tử Al nên phải đặc hệ số của Al là 4 ta có 4 Al + 3 O2 ---> 2 Al2O3 .
 Bước 3: Phương trình hoá học của phản ứng là 4 Al + 3 O2 2 Al2O3
 b. Thực hiện tương tự ( như câu a ).
 * Trường hợp không dùng phương pháp bội chung nhỏ nhất được thì dùng phương pháp dễ hiểu là phương pháp đại số. 
 Thí dụ: Lập PTHH theo sơ đồ phản ứng sau:
 a. SO2 + O2 ---> SO3
 b. C4H10 + O2 ---> CO2 + H2O
 c. FeS2 + O2 ---> Fe2O3 + SO2 
 Thực hiện: 
 a. Lập PTHH theo sơ đồ phản ứng SO2 + O2 ---> SO3
 - SO2 + O2 ---> 2 SO3 
 - 2SO2 + O2 ---> 2SO3
 - 2SO2 + O2 2SO3 
 b. Thí dụ: Lập PTHH theo sơ đồ phản ứng C4H10 + O2 ---> CO2 + H2O
 - C4H10 + O2 ---> CO2 + 2H2O
 - 2C4H10 + O2 ---> CO2 + 10H2O
 - 2C4H10 + 13O2 8CO2 + 10H2O
 c. Lập PTHH theo sơ đồ phản ứng FeS2 + O2 ---> Fe2O3 + SO2
 - FeS2 + O2 ---> 2 Fe2O3 + SO2
 - 4FeS2 + O2 ---> 2Fe2O3 + SO2
 - 4FeS2 + 12 O2 2Fe2O3 + 8SO2
 * Như vậy bằng phương pháp như trên các em học sinh có đầy đủ kĩ năng để lập một PTHH, là cơ sở quan trọng để các em viết phương trình hoá học khi biết tính chất hoá học ở lớp 9.
 I.2: Rèn luyện kĩ năng viết công thức hóa học ( CTHH ) và phương trình hóa học (PTHH ) cho học sinh lớp 9.
 Viết phương trình hoá học khi biết tính chất hoá học ( Kĩ năng cho học sinh lớp 9 ). Để hoàn thành tốt loại bài này các em học sinh lớp 9 bắt buộc phải nắm bắt được các kĩ năng viết CTHH và PTHH cho học sinh lớp 8. ( đã hướng dẫn ở mục I.1 ) và nhớ hiểu tính chất hoá học của các loại chất ( đã học trong chương trình học kì II lớp 8 và lớp 9 ). Ơû đây các em rèn kĩ năng dưới dạng chữ và dưới dạng sơ đồ. Đồng thời các em phải phân dạng và hướng giải quyết đối với từng dạng.
 Dạng 1: Xác định sản phẩm để hoàn thành phương trình hoá học : A+ B ?
 Cách thực hiện: 
 Bước 1: Xác định A và B thuộc đơn chất ( kim loại hay phi kim) hoặc hợp chất ( oxit, axit, bazơ, muối ).
 Bước 2: A tác dụng với B không ? nếu tác dụng thì sản phẩm là gì ? ( Kiến thức hoá học lớp 9 ).
 Bước 3: Xác định công thức hoá học của sản phẩm và lập phương trình hoá học. ( Kiến thức hoá học lớp 8 và 9)
 Thí dụ 1: Cho dung dịch Natri hiđroxit tác dụng với các chất sau: Dung dịch axit sunfuric, khí Cacbonic, Dung dịch Sắt (III) clorua, Sắt (II) oxit. Viết phương trình phản ứng?
 Thực hiện: 
 * Với dung dịch axit sunfuric.
 Bước 1: Phân loại chất.
 Natri hiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH
 Axit sunfuric là axit CTHH là H2SO4
 Bước 2: Dựa vào tính chất hoá học để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. Tất cả các bazơ tác dụng được với dung dịch axit tạo thành muối và nước NaOH tác dụng được với H2SO4.
 Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm và viết PTHH.
 - Muối tạo bởi kim loại Na (I) và gốc axit SO4 (II) CTHH là Na2SO4 ; còn nước là H2O
 - Vậy sơ đồ phản ứng là NaOH + H2SO4 ---> Na2SO4 + H2O
 - Bằng phương pháp bội chung nhỏ nhất ta đặt được hệ số để hoàn thành phương trình hóa học 2NaOH + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O
 * Với khí cacbonic
 Bước 1: Phân loại chất. 
 Natri hiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH
 Khí cacbonic là oxit axit có công thức là CO2
 Bước 2: Dựa vào tính chất hoá học để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. NaOH là bazơ tan tác dụng được với oxit axit tạo thành muối và nước
 Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm và viết PTHH
 - Muối tạo bởi kim loại Na (I) và gốc axit CO3 (II) , gốc tương ứng của CO2 là CO3 (II) CTHH là Na2CO3 ; còn nước là H2O
 - Vậy sơ đồ phản ứng là NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O
 - Bằng phương pháp bội chung nhỏ nhất ta đặt được hệ số để hoàn thành phương trình hóa học 2NaOH + CO2 Na2CO3 + 2H2O
 * Với dung dịch sắt (III) clorua.
 Bước 1: Phân loại chất.
 Natri hiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH
 Sắt (III) clorua là muối trung hoà CTHH là FeCl3
 Bước 2: Dựa vào tính chất hoá học để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. NaOH là bazơ tan nên có khả năng tác dụng với muối tan FeCl3 , đây là phản ứng trao đổi nên cần phải quan tâm đến điều kiện sản phẩm có chất không tan hay không? 
Nếu phản ứng xảy ra thì sản phẩm thu được là ( kim loại Na (I) và gốc axit Cl (I) ) muối mới có CTHH NaCl là muối trung hoà tan ( kim loại Fe (III) và gốc hiđroxit OH (I) ) bazơ mới có CTHH là Fe(OH)3 đây là một bazơ không tan vậy phản ứng xảy ra.
 Bước 3: Xác định CTHH của sản phẩm và viết PTHH.
 - Vậy sơ đồ phản ứng là NaOH +FeCl3 ---> NaCl+ Fe(OH)3 
 - Bằng phương pháp bội chung nhỏ nhất ta đặt được hệ số để hoàn thành phương trình hóa học 3NaOH + FeCl3 3NaCl+ Fe(OH)3 
 * Với sắt (II) oxit 
 Phân loại chất.
 Natri hiđroxit là bazơ tan CTHH là NaOH
 Sắt (II) oxit là oxit bazơ CTHH là FeO
 Dựa vào tính chất hoá học để xác định khả năng phản ứng và sản phẩm tạo thành. NaOH không tác dụng được với FeO .
 Dạng 2: Xác định chất để hoàn thành phương trình A + ? B + ? 
Cách thực hiện: 
 Bước 1: Phân loại A, B thuộc loại hợp chất gì ? ( kiến thức hoá học lớp 8)
 Bước 2: Lựa chọn chất tác dụng được với A để tạo ra B. thường thì lúc đầu có thể chọn nhiều chất khác nhau nên phải biết lựa chọ chất để phản ứng xảy ra. ( kiến thức hoá học lớp 9)
 Bước 3: Lựa chọn chất trong trường hợp cụ thể ,xác định công thức hoá học của sản phẩm còn lại và lập phương trình hoá học. ( Kiến thức hoá học lớp 8 và 9)
 Thí dụ: Hoàn thành phản ứng sau Ca(OH)2 + ? CaCO3 + ?
 Thực hiện: 
 Phân loại chất: Caxi hiđroxit ( Ca(OH)2) là bazơ tan (kiềm )
 Bước 1: Canxi cacbonat ( CaCO3) là muối trung hoà không tan 
 Bước 2: Dựa vào tính chất hoá học để lựa chọn chất và sản phẩm tạo thành.
 Kiềm + oxit axit muối + nước
 Kiềm + axit muối + nước
 Kiềm + muối muối + bazơ
 Vì vậy chỉ có thể kiềm tác dụng với oxit axit hoặc axit
 Bước 3: Lựa chọn chất trong trường hợp cụ thể, xác định công thức hoá học của sản phẩm còn lại và lập phương trình hoá học. 
 Cụ thể : Kiềm là Ca(OH)2 , muối là CaCO3 nên A là cacbon đioxit 
( CO2) hoặc muối cacbonat tan (phải quan tâm đến điều kiện sản phẩm có chất không tan hay không? )
 Các PTHH có thể lựa chọn là: Ca(OH)2+ CO2 CaCO3+ 2H2O
 Hoặc : Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH
 Dạng 3: Hoàn thành chuỗi biến hoá A BCD 
 Thực chất đây là sự biến đổi dạng 2. khi ta biến đổi dạng 3 ta sẽ được dạng 2 như sau: 
 A+ ? B
 B + ? C
 C + ? D
 Vì thế phương pháp làm hoàn toàn tương tự 
 Thí dụ: Viết các phương trình phản ứng thể hiện dãy biến hoá sau:
 Đồng (II) clorua đồng (II) hiđroxit đồng (II) oxit đồng 
 Thực hiện: Xác định số phương trình hoàn thành dãy biến hoá : có 3 phương trình.
 Thể hiện dãy biến hoá bằng CTHH. (Ơû một số bài cho dưới dạng tên chất , thì các em phải xác định công thức rồi viết ). CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
 Phân loại chất:
 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
 Muối tan bazơ không tan oxit bazơ kim loại
 Xác định chất tác dụng để phản ứng xảy ra
 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu
 Muối tan bazơ không tan oxit bazơ kim loại
 Viết phương trình phản ứng xảy ra 
 (1) CuCl2 + 2 NaOH Cu(OH)2 + 2 NaCl
 (2) Cu(OH)2 CuO + H2O
 (3) CuO + H2 Cu + H2O
 Với phương pháp như trên , các em có được tính hệ thống của qúa trình rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học. Giúp các em hiểu tường tận vấn đề, việc viết PTHH với các em không còn khó khăn nữa .. 
THẢO LUẬN:
 Yêu cầu: Trình bày những khó khăn và những lỗi thường mắc phải .( học sinh yếu)
 Phương pháp rèn luyện kĩ năng có hiệu quả cao trong học tập.( học sinh khá, giỏi)
I. Khi viết CTHH và PTHH.
 1. Kí hiệu hoá học và hoá trị của các nguyên tố cơ bản.
 2. Viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất ( dựa vào hoá trị ).
 + Đối với đơn chất.
 + Đối với hợp chất.
 3. Viết CTHH của hợp chất khi biết tên gọi ( oxit, axit, bazơ, muối ).
II. Khi lập phương trình hoá học.
 1. Các bước lập phương trình hoá học.
 2. Tính chất hoá học của các loại chất đã học.
 Lớp tổ chức thảo luận: - Lớp trưởng chủ trì.
 - Lớp phó HT làm thư kí.
 Thảo luận và ghi chép theo từng phần ( cụ thể những khó khăn - Phương pháp rèn luyện kĩ năng có hiệu quả cần chú trọng phương pháp học tập ở nhà)
kĩ năng viết công thức hóa học ( CTHH ) và phương trình hóa học
THẢO LUẬN:
 Yêu cầu: Trình bày những khó khăn và những lỗi thường mắc phải .( học sinh yếu)
 Phương pháp rèn luyện kĩ năng có hiệu quả cao trong học tập.( học sinh khá, giỏi)
I. Khi viết CTHH và PTHH.
 1. Kí hiệu hoá học và hoá trị của các nguyên tố cơ bản.
 2. Viết công thức hoá học của đơn chất và hợp chất ( dựa vào hoá trị ).
 + Đối với đơn chất.
 + Đối với hợp chất.
 3. Viết CTHH của hợp chất khi biết tên gọi ( oxit, axit, bazơ, muối ).
II. Khi lập phương trình hoá học.
 1. Các bước lập phương trình hoá học.
 2. Tính chất hoá học của các loại chất đã học.
 Lớp tổ chức thảo luận: - Lớp trưởng chủ trì.
 - Lớp phó HT làm thư kí.
 Thảo luận và ghi chép theo từng phần ( cụ thể những khó khăn - Phương pháp rèn luyện kĩ năng có hiệu quả cần chú trọng phương pháp học tập ở nhà)
kĩ năng viết công thức hóa học ( CTHH ) và phương trình hóa học
A . TÊN ĐỀ TÀI :
B. CẤU TRÚC NỘI DUNG:	
 PHẦN I: MỞ ĐẦU.
LÝ DO: NÊU NGẮN GỌN SỰ CẦN THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA ĐỀ TÀI( LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN )
NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: ( GIẢI QUYẾT CÁI GÌ )
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ( Ở ĐÂU? LÚC NÀO ?)
 PHẦN II. KẾT QUẢ:
MÔ TẢ TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI ( LÀM ĐỐI CHỨNG )
MÔ TẢ NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI ( MÔ TẢ VÀ GIẢI THÍCH ; PHÂN TÍCH VÀ KẾT LUẬN CHỨNG MINH CỤ THỂ )
 PHẦN III: KẾT LUẬN
KHÁI QUÁT CÁC KẾT LUẬN CỤC BỘ ĐỂ TÌM CÂU TRẢ LỜI ĐỀ TÀI
LỢI ÍCH VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
ĐỀ XUẤT , KẾT LUẬN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoahoc.doc
Sáng Kiến Liên Quan