Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh Thảo luận nhóm trong môn Sinh học 8
Để góp phần vào việc phát phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ kiến thức là cơ bản. Song phương pháp truyền đạt cũng rất quan trọng và là yếu tố quyết định cho sự thành bại của mỗi giờ dạy trên lớp.
Chúng ta thường vẫn nói: (Không thầy đố mày làm nên) và (Học thầy không tày học bạn), đây là câu tục ngữ đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người chúng ta. Người thầy chúng ta vẫn còn ít định hướng, tổ chức cho học sinh học từ bạn như vậy là sai lầm vì học bạn là một phương pháp tốt và một trong những hình thức tổ chức cho học sinh “thảo luận nhóm”cũng chính là phương pháp học từ bạn đem lại hiệu quả cao.
Theo ý kiên chủ quan của tôi phương hoạt động theo nhóm mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích:
- Thứ nhất: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, nghe bạn trình bày để nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn, nói lên ý kiến của mình.
- Thứ hai: Người học chủ động lĩnh hội kiến thức.
- Thứ ba: Dễ thực hiện, thực hiện mọi nơi, kể cả những vùng khó khăn về cơ sở vật chất.
- Thứ tư: Rèn luyện cho học sinh có tính tự giác, có ý thức vươn lên trong học tạp cũng như trong cuộc sống.
A/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Để góp phần vào việc phát phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và đổi mới phương pháp dạy học nói riêng. Là một giáo viên tôi thiết nghĩ kiến thức là cơ bản. Song phương pháp truyền đạt cũng rất quan trọng và là yếu tố quyết định cho sự thành bại của mỗi giờ dạy trên lớp. Chúng ta thường vẫn nói: (Không thầy đố mày làm nên) và (Học thầy không tày học bạn), đây là câu tục ngữ đã đi sâu vào tâm trí của mỗi người chúng ta. Người thầy chúng ta vẫn còn ít định hướng, tổ chức cho học sinh học từ bạn như vậy là sai lầm vì học bạn là một phương pháp tốt và một trong những hình thức tổ chức cho học sinh “thảo luận nhóm”cũng chính là phương pháp học từ bạn đem lại hiệu quả cao. Theo ý kiên chủ quan của tôi phương hoạt động theo nhóm mang lại cho học sinh rất nhiều lợi ích: - Thứ nhất: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe, nói, nghe bạn trình bày để nhận xét, đánh giá ý kiến của bạn, nói lên ý kiến của mình. - Thứ hai: Người học chủ động lĩnh hội kiến thức. - Thứ ba: Dễ thực hiện, thực hiện mọi nơi, kể cả những vùng khó khăn về cơ sở vật chất. - Thứ tư: Rèn luyện cho học sinh có tính tự giác, có ý thức vươn lên trong học tạp cũng như trong cuộc sống. - Đặc biệt: Phương pháp thảo luận theo nhóm rèn luyện kĩ năng hoạt động theo nhóm, có thói quen hợp tác bạn bè trong nhóm, tự tin nơi đông người, trình bày ý kiến một cách chủ động. Trong bài dạy chúng ta có nhiều phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh nhưng qua thực tế và từ kinh nghiệm dạy học tôi thấy phương pháp thảo luận theo nhóm đã mang lại hiệu quả cao giúp cho học sinh tiếp thu bài học đạt hiệu quả cao nhất và đó chính là lý do tôi viết đề tài: “Hướng dẫn học sinh Thảo luận nhóm trong môn sinh học 8”. * Nguyên nhân chủ quan - Học sinh: Phần lớn các em chưa xác định vấn đề quan trọng của việc họat động nhóm trong học tập. Đặc biệt là các học sinh con em đồng bào và học sinh yếu kém. Phần đa các em hạn chế khi tiếp xúc trước tập, nhóm. - Giáo viên: Trong quá trình giảng dạy chưa chú trọng đến vấn đề hoạt theo nhóm, còn mang tính chung chung, chưa đi sâu, nên hiệu quả chư cao * Nguyên nhân khách quan: Về đồ dùng học tập như tranh vẽ, mô hình, băng đĩa, tiếp cận thông tin trên mạng , tranh, ảnh, sách báo còn ít . Song bên cạnh đó các em học sinh con em đồng bào còn hạn chế về tư duy, giao tiếp. Đó chính là những vấn đề khó khăn nhất khi học tập hoạt động theo nhóm. B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I: BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1, Đối với giáo viên: Đối với phương pháp dạy học thảo luận theo nhóm giáo viên khi vào lớp phải biết được em nào học yếu, học kém để chúng ta chia nhóm ra cho đồng đều, mỗi nhóm phải có cả học sinh yếu, trung bình, khá giỏi, các nhóm phải đồng đều để khi chúng ta đặt câu hỏi ra nhóm nào cũng phải trả lời được, tránh trường hợp nhóm tập chúng toàn học sinh khá giỏi thì trả lời được còn nhóm toàn học sinh yếu kém thì không trả lời được. Các thành viên trong nhóm phải ngồi xen kẽ gần nhau, khi hoạt động không phải di chuyển không gây ra tiếng ồn. 2, Phân chia nhóm: - Khi phân chia nhóm thảo luận có nhiều chách phân chia tuỳ vào từng loại câu hỏi để chúng ta phân chia. Ví dụ: Tôi dạy bài 7: BỘ XƯƠNG NGƯỜI ( sinh 8 trang 24) Hỏi: Bộ xương người chia ra làm mấy phần? Gọi tên và chỉ rõ từng loại xương trên các phần đó? Đối với câu hỏi dễ ngắn ta nên phân chia nhóm nhỏ.( 2 em một nhóm hay ta còn gọi thảo luận theo bàn) - Còn hình thức thảo luận cùng một lúc có nhiều câu hỏi hay câu hỏi mang tính tổng quát thì phải luận (nhóm 4 em, nhóm lớn) Ví dụ: Tôi dạy bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG MÁU TRONG CƠ THỂ ( sinh 8 trang 42) Câu hỏi; Câu 1: Khi cơ thể bị mất nước nhiều máu có thể lưu thông dể dàng trong mạch đựơc không? Câu 2: Trong huyết tương gồm có những thành phần chủ yếu nào? Câu 3: Vì sao máu từ phổi về tim rồi đến tế bào lại có màu đỏ tươi, còn máu từ tế bào về tim rồi tới phổi lại có màu đỏ thẫm? 3, Nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm: Trong một nhóm chúng ta phải cho các em bầu ra nhóm trưởng, thư kí để ghi lại kết quả thảo luận. Mỗi thành viên đều hoạt động tích cực, không thể ỷ lại cho một vai em, các thành viên giúp nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả đạt được làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chúng của lớp. 4. Khi soạn bài: Bài soạn phải chính xác, khoa học, thể hiện rõ những ý kiến truyền đạt. Trong bài cần có nhiều loại câu hỏi dành cho nhiều nhóm, đối tượng khác nhau khác nhau. - Cá nhân - Nhóm nhỏ khoảng 2 em - Nhóm nhỡ khoảng 4 em - Nhóm lớn Khoảng 8 em - Cả lớp 5, Khâu chuẩn bị: Môn sinh học là một môn khoa học thực tiễn chính vì vậy khi giảng dạy giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng học tập phải tương đối đầy đủ như tranh vẽ, hình, ảnh, thí nghiệm, mẫu vật, phiếu học tập, mô hình phải tương đối đầy đủ, nếu không khi thảo luận học sinh rất khó lĩnh hội kiến thức. Ví dụ: Tôi dạy bài 7: BỘ XƯƠNG NGƯỜI ( sinh 8 trang 24) Hỏi: Bộ xương người chia ra làm mấy phân? Gọi tên và chỉ rõ từng loại xương trên các phần đó? Học sinh thảo luận theo từng nhóm Nếu chúng ta không có mô hình hoặc tranh vẽ thì học sinh không thể trả lời được câu hỏi này được. 6, Trong công tác soạn giảng: Giáo viên khi soạn bài phải nắm rõ được trọng tâm của bài học để xoái sâu, làm rõ trọng tâm của bài học. Ví dụ: ở bài 41: Cấu tạo và chức năng của da (sinh 8 trang 132) Đối với bài này ta phải truyền thụ kiến thức cho học sinh nắm được da cấu tạo có mấy lớp? vị trí mỗi lớp nằm đâu? Trong các lớp đó có cơ quan gì? Bộ phận gì? Da có chức năng gì? Tầm quan trọng của da đối với cơ thể? Vì sao da luôn mềm mại, không thấm nước? Đối bài này ít nhất chúng ta phải làm rõ được những phần nêu trên. 7, Thời gian thảo luận. Đây là môt vấn đề vô cùng quan trong đối với người giáo viên khi chúng ta đưa ra câu hỏi thảo luận đồng thời phải đưa ra thời gian thảo luận để học sinh biết được để đưa ra câu hỏi. Ví dụ: Tôi dạy bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG MÁU TRONG CƠ THỂ ( sinh 8 trang 42) Câu hỏi; Câu 1: Khi cơ thể bị mất nước nhiều máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch được không? Câu 2: Trong huyết tương gồm có những thành phần chủ yếu nào? Câu 3: Vì sao máu từ phổi về tim rồi đến tế bào lại có màu đỏ tươi, còn máu từ tế bào về tim rồi tới phổi lại có màu đỏ thẫm? Học sinh thảo luận theo từng nhóm trong vòng 3 phút 8. Câu hỏi: Khi giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận phải ngắn gọn, súc tích, học sinh dễ hiểu Ví dụ: Khi dạy bài 39: Bài tiết nước tiểu (trang 126) phần II: Thải nước tiểu ở phần này tôi đi dự giờ một số đồng nghiệp đặt ra câu hỏi như sau: Hỏi: Sự tạo thành nước tiểu ở đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu? Theo tôi câu hỏi trên quá dài, khó hiểu tôi không đồng ý với đồng nghiệp. Theo tôi chúng ta nên đặt câu hỏi như sau Hỏi: Vì sao nước tiểu từ thận xưống bóng đái chảy liên túc, nhưng nước tiêu từ bóng đái ra ngoài lại theo từng đợt? II/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1, Kết quả đạt được: Qua một số năm thực hiện dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm tôi nhận thấy học sinh phát huy được tính tích cực, trong tiết học tôi thấy học sinh rất sôi nổi, có hứng thú, lĩnh hội một cách chủ động. Đặc biệt kĩ năng tự giác, tự tin trước đám đông, đứng trước lớp tự tin dùng từ có ý nghĩa không dùng từ tuỳ tiện, xác định ý nghĩa của từ. 2, Đánh giá chất lượng: Qua một số năm thực hiện dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm tôi nhận thấy chất lượng của học ngày càng được nâng cao, đặc biệt các em mạnh dạn, tự tin trước đám đông, tự tin khi hoạt động nhóm. Trong quá trình tổ chức khi vận dụng phương pháp thảo luận nhóm một phần của (Bài 25:Tiêu hoá ở khoang miệng sinh 8 trang 81) qua điều tra, phỏng vân đạt kết quả như sau. Năm học 2008- 2009 ở lớp 8A2 tổng số học sinh 39 chia làm 10 nhóm - Nhóm 1: Có 2/4 em hiểu bài chiếm 50%, 3/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 75% - Nhóm 2: Có 2/4 em hiểu bài chiếm 50%, 3/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 75% - Nhóm 3: Có 3/4 em hiểu bài chiếm 75%, 3/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 75% - Nhóm 4: Có 4/4 em hiểu bài chiếm100 %, 4/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 100% - Nhóm 5: Có 3/4 em hiểu bài chiếm 75%, 2/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 50% - Nhóm 6: Có 2/4 em hiểu bài chiếm 50%, 3/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 75% - Nhóm 7: Có 3/4 em hiểu bài chiếm 75%, 2/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 50% - Nhóm 8: Có 3/4 em hiểu bài chiếm 75%, 3/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 75% - Nhóm 9: Có 1/4 em hiểu bài chiếm 25%, 2/4 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 50% - Nhóm 10: Có 3/3 em hiểu bài chiếm100 %, 3/3 em mạnh dạn trả lời câu hỏi chiếm 100% 3, Bài học kinh nghiệm: Trong công tác giảng dạy, các phương pháp dạy học là công cụ để giải quyết các tình huống sư phạm. Tuy nhiên tuỳ ở mỗi giáo viên ở mỗi môn học và mỗi đối tượng mà vận dụng cho phù hợp. Trong năm học học 2008 - 2009 trong quá trình dạy môn sinh học 8 ở trường THCS Cao Bá Quát. Tôi đã rút ra kinh nghiệm bài học kinh nghiệm như sau: 1. Phải xác định rõ trọng tâm của bài học 2. Xác định được môn sinh học là một môn khoa học thực nghiệm 3. Phân luồng đối tượng học sinh, nắm được học sinh khá, giỏi, yếu, kém trong từng lớp 4. Đặc biệt phải chú ý đến học sinh con em người đồng bào 5. Vận dụng tốt, triệt để phương pháp thảo luận nhóm vào trong bài học 6. Tạo điều kiện tốt để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động 7. Trong quá trình thảo luận nhóm giáo viên phải biết cách tổ chức cho học sinh thảo luận C/ KẾT LUẬN CHUNG: Trong quá trình áp dụng hình thức dạy học theo phương pháp thảo luận nhóm tôi thấy về mọi mặt học sinh có nhiều tiến bộ, các em đã tự giác, thích thú thực hiện nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên như tự tìm hiểu, thu nhận đưoc những thông tin trong sách giáo khoa, tự suy nghĩ, tự viết, tự đọc, tự kiểm tra đánh giá bài làm của bạn khác, nhóm khác chứ không phải học theo kiểu thụ động, mà ở đây các em chủ động lĩnh hội kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong viêc hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm mà tôi đã áp dụng trong nhiều năm qua tôi thấy rất hiệu quả mong đồng nghiệp, đồng chí xây dựng, góp ý, bổ sung giúp tôi ngày càng hoàn thiện mình để viêc dạy học ngày càng tèt h¬n. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT T ài liệu tham khaá Nhà xuất bản Năm xuất bản 01 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MÔN SINH NXBGD 2/ 1997 02 DỰ ÁN ĐÀO TẠO GD NXBGD 6/ 2002 03 LÍ LUẬN DẠY HỌC NXB ĐẠI HỌC HUẾ 3/ 2008 04 SINH HỌC 8 NXBGD 6/ 2007
File đính kèm:
- skkn Sinh 8.doc