Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sưu tầm linh kiện điện tử - Thực hành đo điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm - Đi ot - Trandito

Giáo viên thực hiện bài dạy trong 02 tiết độc lập.

* Tiết 01: Thực hành: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm

 - Giáo viên nêu mục đích yêu cầu:

 - Chia nhóm thực hành (04 nhóm), các nhóm bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng phương án thí nghiệm.

 - Học sinh tìm hiểu bộ dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong kho thiết bị của nhà trường.

- Học sinh ghi nhận kết quả và sử lý kết quả, lập báo cáo thí nghiệm theo mẫu (mỗi nhóm 01 báo cáo)

* Tiết 02; Thực hành: Điốt, tirandito

- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu:

 - Chia nhóm thực hành (04 nhóm), các nhóm bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.

- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng phương án thí nghiệm.

 - Học sinh tìm hiểu bộ dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong kho thiết bị của nhà trường.

 - Học sinh ghi nhận kết quả và sử lý kết quả, lập báo cáo thí nghiệm theo mẫu (mỗi nhóm 01 báo cáo)

 

docx9 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh sưu tầm linh kiện điện tử - Thực hành đo điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm - Đi ot - Trandito", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
	Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
 SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2018 - 2019
I. Tên sáng kiến: HƯỚNG DẪN HỌC SINH SƯU TẦM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ– THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM – ĐI OT -TRANDITO
 (Tiết 03 & 05: Thực hành Điện trở - cuộn cảm – tụ điện – điot – trandito – 
Môn Công nghệ lớp 12)
II. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Chí Thanh
+ Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
+ Học vị: Cử nhân Vật lý – Thạc sĩ Quản lý giáo dục
+ Đơn vị: Trường THPT Yên Khánh B
+ Hộp thư điện tử: thanhykb@gmail.com
+ Điện thoại: 0915.430269
III. Nội dung sáng kiến
3.1. Mục tiêu bài dạy
1. Kiến thức 
- Nhận biết được hình dạng và phân loại điện trở, tụ điện, cuộn cảm, nhận biết được Điot, Trandoto.
- Nắm được qui ước ghi vòng màu và cách đọc giá trị của các linh kiện: Điện trơt, tụ điện, cuộn cảm.
- Củng cố nguyên lí làm việc của các linh kiện : Điốt - Tirandito và nắm vững kí hiệu của chúng.
2. Kĩ năng :
- Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
- Nhận dạng được các loại điốt, tirandito.
- Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định được cực anôt, catôt loại tốt ; xấu.
3. Thái độ :
	- Hứng thu với bộ môn, góp phần định hướng lựa chọn nghề nghiệp sau này.
- Có ý thức thực hiện đúng quy trình và các quy định về an tòan.
3.2. Giải pháp cũ thường làm
3.2.1. Nội dung giải pháp cũ
	Giáo viên thực hiện bài dạy trong 02 tiết độc lập.
* Tiết 01: Thực hành: Điện trở - Tụ điện - Cuộn cảm
	- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu:
	- Chia nhóm thực hành (04 nhóm), các nhóm bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng phương án thí nghiệm.
	- Học sinh tìm hiểu bộ dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong kho thiết bị của nhà trường.
- Học sinh ghi nhận kết quả và sử lý kết quả, lập báo cáo thí nghiệm theo mẫu (mỗi nhóm 01 báo cáo)
* Tiết 02; Thực hành: Điốt, tirandito	
- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu:
	- Chia nhóm thực hành (04 nhóm), các nhóm bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng phương án thí nghiệm.
	- Học sinh tìm hiểu bộ dụng cụ thí nghiệm có sẵn trong kho thiết bị của nhà trường.
	- Học sinh ghi nhận kết quả và sử lý kết quả, lập báo cáo thí nghiệm theo mẫu (mỗi nhóm 01 báo cáo)
3.2.2. Đánh giá ưu điểm và hạn chế của giải pháp cũ.
a) Ưu điểm:
- Học sinh thực hành trên các thiết bị có sẵn nên việc tiến hành thí nghiệm được suôn sẻ, nhanh chóng, giáo viên và học sinh đỡ vất vả trong việc chuẩn bị tiết dạy
b) Hạn chế:
Với trang thiết bị hiện có của các trường THPT Yên Khánh B, có thể đáp ứng được thiết bị thực hành cho 01 lớp/tiết dạy (tương ứng với 04 bộ cho 04 nhóm học sinh làm việc cùng lúc), trong quá trình giảng dạy gặp một số khó khăn sau đây:
+ Tần suất sử dụng thiết bị quá cao (10 lớp sử dụng chung) nên thiết bị nhanh bị xuống cấp, hỏng, mất dần độ chính xác, không đồng bộ.
+ Các lớp phải chờ đợi nhau thực hành nên ảnh hưởng đến tiến độ chương trình chung.
+ Kết quả đo hệ số ma sát trượt chỉ được tiến hành trên vật liệu là thanh nhôm nên kết quả là gần như nhau với các nhóm. Gây nhàm chán đối với học sinh.
+ Chưa phát huy hết năng lực sáng tạo, khả năng phối hợp nhóm của học sinh.
3.3. Giải pháp mới cải tiến
3.3.1. Nội dung giải pháp
Giáo viên tổ chức thực hiện bài dạy trong 02 tiết không liền nhau. 
* Tiết 01: Gồm các hoạt động sau:
	- Giáo viên nêu mục đích yêu cầu.
	- Chia nhóm thực hành (04 nhóm), các nhóm bầu nhóm trưởng, phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết, từ đó xây dựng phương án thí nghiệm.
	- Từ phương án thí nghiệm là cần: 
+ Nhận biết được hình dạng và phân lọai điện trở, tụ điện, cuộn cảm; Nhận dạng được các loại điốt, tranndito.
+ Đo được điện trở thuận, điện trở ngược của các linh kiện để xác định được cực anôt, catôt loại tốt ; xấu
 	+ Đọc và đo được số liệu kĩ thuật của các linh kiện điện trở, tụ điện và cuộn cảm.
...sau đó tìm hiểu khả năng của mỗi thành viên trong nhóm, phân công nhiệm vụ sưu tầm tại nhà, tại các cửa hàng sửa chữa điện từ, từ các thiết bị điện, điện tử đã hỏng như chấn lưu đèn ống, đui đèn compact, đèn Led...
(Hình 1: Các nhóm bàn bạc phân công nhiệm vụ các thành viên và lên phương án thí nghiệm)
Sau khi dạy tiết 01, giáo viên giao cho các nhóm về nhà sưu tầm thiết bijlaf Điện trở, tụ điện, cuộn cảm, vi mạch, diot, Trandito....chuẩn dụng cụ thực hành của nhóm mình gồm đồng hồ vạn năng, pin tiểu....trong 01 tuần. Các tiết tiếp theo trong thời khóa biểu thực hiện bài dạy mới.
* Tiết 02; Gồm các hoạt động sau:
	- Các nhóm tập hợp các linh kiện sưu tầm được, lắp đặt các thiết bị thí nghiệm đã chuẩn bị ở nhà thành bộ tiến hành đo đạc chéo nhau: Học sinh nhóm này đo thông số của các nhóm khác (các hình dưới đây giới thiệu sản phẩm của một số nhóm).Cụ thể: Nhóm 1tự đo đạc linh kiện của nhóm mình sau đó chuyển sang nhóm 2, nhóm 2 đo và đối chứng kết quả với nhóm 1, linh kiện của nhóm 02 lại do nhóm 03 đo... cứ thế xoay vòng tiến hành thí nghiệm với các linh kiện đã sưu tầm được.
Hình 2: Sản phẩm của nhóm 01
Hình 3:Kiểm tra chéo sơ bộ sản phẩm của nhóm 02
- Thực hành theo phương án thí nghiệm đã đề ra trong tiết 01
Hình 4: Nhóm 03 đang tiến hành thí nghiệm
- Ghi nhận kết quả và sử lý kết quả, lập báo cáo thí nghiệm theo mẫu (mỗi nhóm 01 báo cáo)
Hình 5:Xử lý kết quả thí nghiệm
	Hình 06: Trao đổi để thống nhất kết quả cuối cùng
- Báo cáo kết quả thực hành: 
 Hình 07: Báo cáo kết quả thực hành của nhóm 03
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
4.1. Hiệu quả xã hội
	- Phù hợp với xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học theo hướng phát huy năng lực của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, người dạy đóng vai trò hướng dẫn giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức.	
- Học sinh hứng thú, phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân, khả năng giao tiếp, thuyết phục khi đi sưu tầm các linh kiện, thiết bị phục vụ bài học.
	- Góp phần giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, giúp các em yêu lao động, năng động hơn, khả năng làm việc nhóm được nâng cao.
	- Tạo được sự lan toả chung tay thực hiện các hoạt động giáo dục trong xã hội khi các em học sinh đi liên hệ các nơi để sưu tầm linh kiện.
4.2. Hiệu quả kinh tế
- Giảm tải việc sử dụng thiết bị hiện có của nhà trường, giúp thiết bị sử dụng được hiệu quả hơn, lâu xuống cấp hơn.
- Tiết kiệm được kinh phí mua sắm thiết bị của nhà trường hàng chục triệu đồng.
- Bổ sung thêm vào phòng thực hành nhà trường một số linh kiện, thiết bị học sinh tặng lại sau khi thực hành.
PHẦN IV. KẾT LUẬN
Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Việc học sinh tự mình chế tạo và làm thí nghiệm thể hiện rất rõ nguyên tắc này. Công nghệ học là một bộ môn khoa học tự nhiên, có một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc chứng minh một cách khoa học các chỉ số, đặc điểm kĩ thuật của các thiết bị, linh kiện, máy móc...sử dụng trong đời sống hàng ngày cùng những ứng dụng của nó. Việc học sinh tự sưu tầm và làm thí nghiệm với sản phẩm tìm được tạo hứng thú, phát huy khả năng sáng tạo, góp phần giáo dục toàn diện, học đi đôi với hành, giúp các em yêu lao động, năng động hơn, khả năng làm việc nhóm được nâng cao, đó là những kĩ năng sống cần thiết giúp các em trưởng thành, thích nghi với cuộc sống, góp phần nhỏ của bản thân vào thành tích chung của trường
	Yên Khánh, ngày 09 tháng 5 năm 2019	Xác nhận của nhà trường	 Người viết
	 Nguyễn Chí Thanh

File đính kèm:

  • docxYKB HD HỌC SINH SƯU TẦM LINH KIỆN ĐIỆN TỬ– THỰC HÀNH ĐO ĐIỆN TRỞ - TỤ ĐIỆN – CUỘN CẢM – ĐI OT -TRAND.docx
Sáng Kiến Liên Quan