Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập Vật lí THCS
Trải qua hàng ngàn năm, bao thế hệ đọc và học “Xa ngắm thác núi Lư” đều thán phục và ca ngợi đây là bài thơ hay, đạt đến độ chuẩn mực về ngôn ngữ, kết cấu Bài thơ ca ngợi thác núi Lư - một cảnh đẹp nổi tiếng ở Thiểm Tây (Trung Quốc). Thác núi Lư vốn được nhiều người biết đến, là nguồn cảm hứng để nhiều nhà sáng tác thơ. Thế nhưng, dưới cái nhìn và tâm hồn lãng mạn bay bổng của mình, “tiên thơ” Lí Bạch vẫn khám phá những hình ảnh hết sức mới mẻ, những vẻ đẹp kỳ lạ của thắng cảnh này. Tôi tâm đắc với một ý kiến cho rằng “Thác núi Lư làm cho thơ Lí Bạch trở nên vĩnh hằng và thơ Lí Bạch cũng góp phần làm cho cảnh thác núi Lư kỳ vĩ in sâu vào tâm hồn nhân loại”. Nói tóm lại, đây là bài thơ rất hay nhưng cũng rất khó dạy.
ĩ trong đêm thanh tĩnh) thì ở chương trình Ngữ văn 7 bài này được học trong 1 tiết nhưng mà lại là hướng dẫn đọc thêm. Như thế giáo viên có điều kiện đi sâu vào tác phẩm hơn, học sinh cũng có cơ hội tiếp xúc với tác phẩm nhiều hơn. Tài liệu tham khảo về thơ Đường nhìn chung tương đối phong phú và dễ tìm. Như vậy, về phía giáo viên, để hiểu đúng, đủ, sâu về tác phẩm không khó Nhưng, dạy như thế nào là vừa tầm, vừa sức với các em, dạy như thế nào để truyền được cái tinh hoa của tác phẩm, để đạt mục tiêu bài học mới là quan trọng. Thú thực đã nhiều lần dạy bài này nhưng cảm giác tạm bằng lòng với bài giảng của tôi rất ít. Đó cũng là thực trạng chúng tôi nhận thấy qua các lần dự giờ đồng nghiệp. Người dạy hoặc sa đà vào chữ nghĩa của một loại thơ vốn hàm súc, để cuối cùng sa lầy. Hoặc vì sợ quá khó, quá tầm với học sinh nên nói thay, làm thay quá nhiều, biến học sinh thành những cái “máy nghe” thụ động; hoặc tắc lưỡi : “Thôi thì cũng dạy cho hết tiết, xong bài”. 2. Kết quả của thực trạng Tất cả những điều trên là thực tế, thực trạng dạy thơ Đường ở bậc THCS từ trước đến nay. Có lẽ thực trạng đó “nóng” đến độ giáo viên dạy thì bối rối tìm những phương pháp để học sinh dễ tiếp cận kiến thức nhất nhưng cho “xong bài” chứ chưa quan tâm đến phương pháp dạy học văn và phương pháp dạy học văn theo loại thể. Qua thực tế khảo sát hai lớp 7A và 7C năm học 2008-2009 kết quả đạt được như sau: Lớp Tổng số HS Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu trở lên Cảm thụ tốt tác phẩm Số lượng % Số lượng % Số lượng % 7A 31 15 48,4% 15 48,4% 1 3,2% 7C 33 13 39,4 17 51,5 3 9,1% b. giải quyết vấn đề I. Các giải pháp thực hiện 1. Học sinh - Xác định đúng mục đích, động cơ, phương pháp học tập - Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, về các đơn vị kiến thức có liên quan đến bài: + Thơ Đường và giá trị của thơ đường. + Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được học ở các bài thơ của tác giả Việt Nam: Sông núi nước nam- Lý Thường Kiệt Phò giá về kinh- Trần Tuấn Khải Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương + Tiếng việt: Từ đồng nghĩa, từ Hán Việt. + Tập làm văn: cách kết hợp các yếu tố miêu tả với biểu cảm. - Soạn bài theo gợi ý SGK, chú ý các “nhãn tự” trong bài. - Chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài, mạnh dạn hỏi GV và trao đổi với bạn những vấn đề còn thắc mắc. 2. Giáo viên - Đọc tài liệu tham khảo và trao đổi với đồng nghiệp. - Soạn bài cẩn thận, chu đáo, phải xác định dược những vấn đề trọng tâm của bài. Từ đó xác định phương pháp phù hợp, xác định hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh trung bình, yếu, kém. -Trên lớp tạo tâm lí thoải mái, phát huy tính tích cực, chủ đônh sáng tạo của học sinh, tổ chức các hình thức học tập phù hợp. II. Các phương pháp để tổ chức thực hiện Qua thực tế giảng dạy và được nghe góp ý, thảo luận tôi rút ra một số kinh nghiệm muốn trao đổi cùng đồng nghiệp. 1. Mặc dù các tài liệu (SGK, SGV) không đặt ra, nhiều giáo viên khi dạy cũng không chú ý nhưng tôi nghĩ: Đây là bài đầu tiên của cụm thơ Đường được đưa vào dạy ở lớp 7 nên giáo viên cần dành khoảng 2 phút để các em có những hình dung nhất định về phần này. Có thể đặt câu hỏi: Các em vừa được học một số bài thơ Trung đại viết theo thể Đường luật, đó có phải là thơ Đường không? Từ đó, chốt lại cho các em mấy ý (nên ghi sẵn trên bảng phụ): + Thơ Đường: là thành tựu rực rỡ của văn học Trung Quốc do các nhà thơ Đường (618-907) viết. + Có khoảng 2.300 tác giả với gần 50.000 bài thơ. + Không phải tất cả các bài thơ viết theo thể Đường luật đều gọi là thơ Đường. Thao tác này không mất nhiều thời gian nhưng lại rất quan trọng: Các em có hiểu biết cần thiết về phần thơ sắp học, thấy được sự ảnh hưởng mạnh mẽ của thơ Đường đối với nền văn học nước nhà và tránh được những nhầm lẫn đáng tiếc (có một lần nêu câu hỏi này cho học sinh lớp dạy thể nghiệm ở trường bạn, tôi đã rất bất ngờ vì hầu hết các em cho rằng thơ Đường và thơ Đường luật chỉ là một (dù trước đó các em đã được học bài này). 2. Đọc: Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm, chú ý đọc cả phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. Việc đọc tác phẩm vừa giúp các em có tâm thế học, vừa cảm nhận được âm hưởng chung của toàn bài. Tôi thấy có một số giáo viên bỏ qua phiên âm vì sợ học sinh không hiểu. Theo tôi đó là một sai lầm đáng tiếc vì đúng là có một số chữ Hán vượt ra khỏi tầm hiểu biết cuả học sinh (dao Khan, bộc bố, quải, trực há) nhưng đọc phiên âm giúp học sinh có cảm nhận riêng mà phần dịch thơ không thay thế được. 3. Tiến hành giảng nghĩa: Có một thuận lợi là SGK Ngữ văn 7 đã giải nghĩa tất cả các chữ trong phiên âm một cách tỉ mỉ. Vì điều kiện thời gian, giáo viên có thể không yêu cầu học sinh giải nghĩa lại tất cả các từ nhưng phải kiểm tra kiểu xác suất. Sau đó giáo viên nên dừng lại giảng thêm những từ khó, dễ nhầm lẫn. Khi giảng bài Xa ngắmtôi đặc biệt lưu ý học sinh giải nghĩa các từ: vọng, dao khan, sinh, quải, phi lưu, trực há, nghi thị, lạc). Theo kinh nghiệm của tôi, đó là những từ quan trọng cần gây ấn tượng, tạo điều kiện cho quá trình đọc hiểu dễ dàng hơn. Trên cơ sở giải nghĩa từ tiến tới nêu một cách khái quát nghĩa các câu thơ để từ đó học sinh hiểu được nội dung tác phẩm. Giải nghĩa từ giúp các em nhận ra chỗ khác nhau giữa phiên âm và dịch thơ, nhận ra chỗ dịch thơ chưa đạt (tất nhiên việc làm này nhằm giúp các em hiểu đúng, hiểu sâu, cảm nhận đúng cái đẹp, cái hay của bài thơ chứ không phải để chê người dịch). 4. Hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản trong SGK Ngữ văn 7 (cho bài này) tương đối rõ ràng, phù hợp, tuy nhiên những câu hỏi đó chỉ mang tính định hướng cho giáo viên và học sinh . Cần phải bổ sung câu hỏi khái quát, gợi mở, câu hỏi dẫn dắt (riêng về câu hỏi bài giảng tôi xin được cụ thể trong phần thiết kế bài dạy). 5. Vọng Lư sơn bộc bố là một bài thơ Đường được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Bài thơ cũng là một cơ thể sống mang vẻ đẹp toàn vẹn của một chỉnh thể. Vì vậy, khi phân tích bài thơ tôi vừa chú ý kết cấu chung thơ Đường (khai, thừa, chuyển, hợp) vừa phát hiện nét độc đáo của tác phẩm (kết cấu 1-3; quan hệ chặt chẽ giữa câu 1,2 với câu 4). Tuyệt đối không được phá vỡ vẻ đẹp của chỉnh thể mà luôn tôn trọng sự thống nhất ở bài thơ này, các yếu tố thời gian, không gian, điểm nhìn, bối cảnh, màu sắc, kích cở, tầm vóc đều góp phần dựng lên bức tranh tráng lệ, huyền ảo mà thác núi Lư là hình tượng trung tâm. Tất cả các yếu tố trên đều góp phần tạo nên thành công của tác phẩm. 6. Bức tranh được nhìn từ khoảng cách xa và được vẽ trong khoảng khắc rạng rỡ giữa thanh thiên bạch nhật (khác với cảnh thác Lư sơn trong Lư sơ kí của sư Tuệ Tĩnh (334- 417): Mặt trời chói loà trên bầu trời, một không gian bao la, rực rỡ và huyền ảo. Hình tượng trung tâm được miêu tả trong trạng thái từ thực đến ảo (từ hiện thực đến lãng mạn): Dòng thác từ đỉnh Hương Lô tuôn thẳng xuống, đỉnh núi dựng lên sừng sững như lò hương thiên tạo khổng lồ, hơi nước lan toả, mặt rực rỡ tất cả đều là thực nhưng dưới cái nhìn đầy lãng mạn của “tiên thơ” Lí Bạch lại trở nên rất ảo. Bức tranh được rạo dựng bởi sáng tạo của chủ thể (nhà thơ). Sau hình tượng là mạch cảm xúc tuôn trào mãnh liệt. Bức tranh phản chiếu một tâm hồn khoáng đạt, dạt dào, hào sảng và tình yêu vô bờ bến trước cảnh đẹp của quê hương đất nước. 7. Để học sinh hiểu và cảm nhận được giá trị bài thơ, trong quá trình hướng g dẫn phân tích tôi lưu ý học sinh tập trung vào một số “nhãn tự” những từ vừa súc tích vừa tinh tế, bộc lộ tài hoa của nhà thơ, những từ như con mắt tinh anh làm sáng lên những ý thơ đặc sắc. ở bài “Xa ngắm thác núi Lư”, tôi chú ý các “nhãn tự” sau: + Từ “sinh” ở câu 1: Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên Một từ “sinh” làm sống dậy cả một cảnh trí, làm bức tranh bỗng lung linh huyền ảo hẳn lên. Mối quan hệ giữa các hình ảnh thơ cũng trở nên chặt chẽ: Nhật chiếu – sinh tử yên (quan hệ nhân quả). Cảnh vật thiên nhiên vốn có từ trước, tồn tại đã lâu và được nhắc đến trong thơ ca cũng nhiều. Thế nhưng, đọc câu thơ của Lí Bạch ta vẫn có cái cảm giác thú vị khi cảm nhận được cái mới mẻ đặc sắc và huyện diệu của cảnh vật. Với từ “sinh”, ta cũng cảm nhận sự có mặt của tiên thơ Lí Bạch + Từ “quải” (treo) ở câu 2: cũng được nhà thơ sử dụng thật độc đáo và tài tình. Một từ “treo” mà khiến dòng thác vốn hung dữ, hùng vì là thế bỗng trở nên duyên dáng, mềm mại như dải lụa trắng treo giữa đất trời. Từ “quải” biến cái động thành cái tĩnh, đồng thời biểu hiện một cách sát hợp cảm nhận nhìn từ xa về dòng thác. “Sinh, quải” cũng là những từ tạo cơ sở để những liên tưởng (vốn rất vô lý) trở nên tự nhiên, dễ chấp nhận: Thác Lư Sơn -> dòng sông treo -> dải Ngân hà “tuột” khỏi mây. 8. Trong quá trình dạy học nói chung và khi giảng bài này nói riêng, tôi cũng chú ý đến hai yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học: Tích hợp và tích cực. a. Yêu cầu tích hợp: Theo tôi tích hợp là cần thiết nhưng không nên gượng ép, máy móc. Một số tiết dạy trước đây, do “ám ảnh” bởi yêu cầu tích hợp nên nhiều giáo viên dễ áp đặt hoặc tích hợp một cách vô duyên, tủm mủn. Đối với bài này tôi tích hợp ở 3 kiến thức: - Qua tìm hiểu, học sinh thấy được nét gần gũi giữa tác phẩm đang học với một số bài thơ Trung đại (Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Bánh trôi nước và sau này còn có Rằm tháng giêng, Cảnh khuya của Hồ Chí Minh) về thể loại, kết cấu, đề tài. Đó cũng là cách củng cố thêm kiến thức về thơ Trung đại. - Yêu cầu học sinh so sánh, đối chiếu nghĩa các từ: nhìn, trông, ngắm để thấy được thái độ, tình cảm say sưa thưởng ngoạn của nhà thơ trước cảnh vật, đồng thời củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa ở Tiếng Việt. - Học sinh có ý thức về sự kết hợp giữa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một bài thơ trữ tình. b. Yêu cầu tích cực: Trước một tác phẩm hay những cũng rất khó và tương đối mới mẻ, học sinh nếu không có sự chuẩn bị về tâm thế và thiếu sự dẫn dắt khéo léo của giáo viên sẽ dễ thụ động, dễ lúng túng trong quá trình đọc hiểu văn bản. Để có một giờ học sôi nổi, hứng thú tôi đã hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài thật tốt. Có một hệ thống câu hỏi hợp lý để dẫn dắt, gợi mở cho các em cũng rất quan trọng. Quan điểm trong dạy học của tôi là việc gì học sinh có thể làm được thì nhất thiết để các em làm (giải nghĩa từ, so sánh bản dịch, nêu nhận xét, cảm xúc về hình ảnh thơ). Như vậy sẽ phát huy được tính tích cực của học sinh. Hơn nữa là muốn thành công người dạy phải nỗ lực lớn. Giáo viên phải học hỏi công phu, hiểu thấu đáo văn bản (đặc biệt là nguyên bản chữ Hán cổ). Có hiểu tường tận mới cảm thụ được tình ý của bài thơ, mới phát hiện vẻ đẹp của hình tượng thơ, mới mở rộng trường liên tưởng để trở thành người “đầy sáng tạo”, mới đảm nhận được vai trò người gợi mở, truyền thụ vẻ đẹp của tác phẩm tới người đọc. Cái mục tiêu “biết mười để dạy một” ở đây thật có ý nghĩa. Thực tế là giáo viên nên có nhuần nhuyễn kiến thức mới chủ động phát huy được tính tích cực của học sinh. Sau đây, tôi xin trình bày thiết kế bài giảng “Xa ngắm thác núi Lư” (tiết 34). giáo án A. Mục tiêu cần đạt: - Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả, văn biểu cảm để phân tích vẻ đẹp thác núi Lư và qua đó thấy được phong cách, tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch. - Có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa trong việc phân tích tác phẩm, tích luỹ vốn từ. - Bước đầu cảm nhận được vẻ đẹp và giá trị thơ Đường, những nét gần gũi với phần thơ TĐ Việt Nam. - Tích hợp với tập làm văn kiến thức về văn miêu tả, văn biểu cảm; với phân môn tiếng Việt ở từ đồng nghĩa, từ Hán Việt. B. Nội dung lên lớp 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu chung GV: Nhắc lại một số bài thơ Trung đại Việt Nam, từ đó dẫn dắt, giới thiệu phần thơ Đường ? Các em đã được học một số bài thơ Trung đại Việt Nam viết theo thể thơ Đường luật. Những bài đó có được gọi là thơ Đường không? (Giáo viên giới thiệu phần thơ Đường trên bảng phụ) ? Đọc chú tích trong SGK. Qua đó em biết gì về tác giả? Tác phẩm? - Giáo viên hướng dẫn, đọc mẫu – gọi học sinh đọc lại cả phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. ? Hãy giải nghĩa lại một số từ: Vọng, dao khan, sinh, quải, nghi thi, lạc? ? Từ những dấu hiệu về số câu, chữ, cách hiệp vần, nhịp Hãy cho biết thể thơ của bài. (Các em đã được học thể thơ này -> giáo viên có thể yêu cầu các em nhắc lại đặc điểm chính) ? Phương thức biểu đạt chính trong bài? Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản ? Qua nhan đề và một số từ ngữ trong bài (vọng, dao) em hãy cho biết điểm nhìn của tác giả? Vị trí đó có lợi thế gì trong quan sát cảnh? ? ở câu thơ thứ nhất, hình ảnh nào được miêu tả. ? Đối chiếu với phần phiên âm em thấy có chỗ nào chưa sát. ? Phân tích ý nghĩa từ “sinh” và cái hay của câu thơ trong nguyên tác ? Vai trò của câu thơ trong bài? ? Cảnh thác nước được miêu tả ở những trạng thái nào? ? Trong câu 2, phần dịch thơ đã bỏ sót từ nào. Vai trò của từ này trong câu, trong bài? ? Vì sao từ “quải” được xem là “Nhãn tự”? ? Trong câu 3, nghệ thuật miêu tả cảnh có gì đặc sắc? ? Nghệ thuật đó có tác dụng gì trong việc thể hiện hình ảnh thơ. GV: Khái quát ý, chuyển tiếp ý sang câu cuối. ? Cảm xúc của tác giả được biểu lộ trực tiếp qua từ ngữ nào? Đó là cảm xúc gì ? ? Nhận xét về vẻ đẹp của dòng thác ở câu thơ này? ? Câu thơ cuối từ xưa đến nay vẫn được xem là danh cú? Theo em tại sao? Giáo viên bình ? Bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn cho ta hiểu thêm về hồn thơ Lí Bạch đó là một tâm hồn như thế nào? (Phân tích các từ nhìn, trông, ngắm để nhận ra điều đó). -Củng cố kiến thức về từ đồng nghĩa ? Tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết ? Khái quát lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật. -> Học sinh tự rút ra nét chính về nội dung, nghệ thuật. - Giáo viên củng cố trên bảng phụ. Không phải tất cả các bài thơ Đường luật đều được gọi là thơ Đường. * Thơ Đường: Những bài thơ ra đời từ thời nhà Đường của Trung Quốc (618-907). - Có khoảng 2.300 tác giả với hàng vạn bài. - Thơ Đường là di sản văn hoá đồ sộ, tinh hoa của Trung Quốc và nhân loại. I. Đọc hiểu chung 1. Vài nét về tác giả,tác phẩm * Lí Bạch (701- 762): Là một trong ba nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường, được mệnh danh là “tiên thơ”. - Ông là người thông minh, tâm hồn phóng khoáng. Hình ảnh thơ thường tươi sáng, kì vĩ. * Tác phẩm: Là bài thơ tiêu biểu của Lí Bạch viết về đề tài thiên nhiên. 2. Đọc 3. Giải nghĩa từ khó - Học sinh giải thích – giáo viên chú ý giảng kỹ những từ này. 4. Thể thơ -> Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt. - Tuy nhiên kết cấu hơi đặc biệt: 1-3. - Kết hợp miêu tả và biểu cảm. (tả cảnh thác núi Lư và bộc lộ cảm xúc của tác giả). II. Đọc hiểu văn bản -> Vọng: (nhìn từ xa). Dao khan-> nhà thơ đứng từ xa để quan sát. - ở vị trí này, cảnh không được miêu tả tỉ mỉ nhưng bao quát -> tái hiện được cái hùng vĩ, tráng lệ của bức tranh thiên nhiên. Câu 1 - Nắng rọi Hương Lô khói tía bay + Nắng rọi + Khói tía bay - Phần dịch thơ thiếu đi chữ “sinh” -> giá trị câu thơ cũng thay đổi: + Với động từ “sinh”, mặt trời xuất hiện như một chủ thể làm cho cảnh vật bỗng trở nên sống động rực rỡ, có hồn. + Quan hệ giữa các hình ảnh trở nên chặt chẽ (quan hệ nhân quả) Giáo viên bình: Đỉnh núi Hương Lô với hình dáng như cái lò hương thiên tạo khổng lồ quanh năm mù mịt khói vốn đã trở nên quen thuộc với nhiều người. Trước đó 300 năm, Sư Tuệ Viên cũng đã tả: “Khí bao trùm trên đỉnh Hương Lô mịt mù như hương khói”- Thế nhưng, đọc câu thơ của Lí Bạch chúng ta vẫn cảm nhận được nét mới mẻ, thú vị của bức tranh thiên nhiên đang hiện ra trước mắt: Mặt trời xuất hiện, những tia nắng rực rỡ chiếu xuống đỉnh Hương Lô sinh ra làn khói tía. Cảnh vật như bừng tỉnh, sống động, rực rỡ sắc màu. -> Câu thơ vẽ nên cái phông nền của bức tranh toàn cảnh, đồng thời cũng hé mở một hồn thơ lãng mạn, một khả năng quan sát tinh tế của tác giả. 3 câu tiếp: Tả cảnh nước - Cảnh thác nước được miêu tả ở các trạng thái: tĩnh - động. - Phần dịch thơ bỏ sót từ “quải” (treo) trong câu 2. - Đây là một từ được sử dụng rất tài tình và độc đáo. “Quải” vốn là từ chỉ được dùng cho những đồ vật nhẹ nhàng, hình khối nhỏ gọn Thế nhưng ở câu thơ này, với động tự “quải” dòng thác hùng vĩ bỗng trở nên mềm mại, duyên dáng như dải lụa trắng treo giữa đất trời. Vì: - Gợi lên sự liên tưởng mới mẻ, độc đáo về dòng thác. - Biến dòng thác từ trạng thái động -> tĩnh. - Phù hợp với cảm nhận về dòng thác từ xa. (từ sinh (câu 1) và từ quải tạo cơ sở cho những liên tưởng ở câu cuối trở nên tự nhiên, hợp lý. - Tác giả sử dụng nghệ thuật phóng đại, khoa trương. - Nhiều động từ gợi tả: Phi, há. - Tam thiên xích: con số ước lệ -> Tác giả khắc hoạ vẻ đẹp của dòng thác ở một trạng thái khác: Trạng thái động. Câu thơ không chỉ cho ta cảm nhận về cái mạnh mẽ, dữ dội, kỳ vĩ của dòng thác, mà còn gợi thế núi cao, hiểm trở. - Nghị thị (ngỡ, tưởng) - Cảm giác sửng sốt, ngỡ ngàng (Dù biết không phải là thật nhưng vẫn tin là thật)/ - Vẻ đẹp huyền ảo của thác nước -> Phép so sánh có vẻ vô lí nhưng đặt trong văn cảnh người đọc vẫn cảm thấy chân thực, tự nhiên. Sự xuất hiện của dải Ngân hà ở cuối bài đã được tạo cơ sở từ những câu đầu -> (tính chặt chẽ kết cấu). -> Câu thơ cuối đã kết hợp được một cách tài tình cái ảo và cái thực; cái hình và cái thần, đã tả được cái cảm giác ngỡ ngàng, kỳ diệu hình ảnh dòng thác gợi lên trong tâm khảm nhà thơ và in sâu trong tâm hồn người đọc. - Với liên tưởng độc đáo, táo bạo, tác giả đã vẽ lên trước mắt chúng ta một bức tranh lung linh, mỹ lệ, “một cảnh đẹp thần tiên giữa ban ngày” - Trước hết đó là một hồn thơ lãng mạn và khoáng đạt. - Nhà thơ say sưa ngắm cảnh – Ngắm tức là hết sức chú ý, thưởng thức, thưởng ngoạn -> mới khám phá hết vẻ đẹp kỳ diệu của dòng thác - Tác giả bộc lộ một tình yêu thiên nhiên say đắm -> Biểu cảm thông qua miêu tả III. Tổng kết 3. Hướng dẫn học bài ở nhà - Học thuộc bài thơ - Trả lời câu hỏi 5* (SGK) - Soạn: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. C. Kết luận I. Kết quả nghiên cứu Mặc dù chưa thật sự thoả mãn nhưng từ khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào bài giảng, tôi nhận thấy đạt được những kết quả sau đây: - Hiệu quả giờ dạy tốt hơn hẳn so với khi chưa áp dụng. - Giáo viên hứng thú, chủ động trong vai trò hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm. - Học sinh tích cực, hiểu bài, bước đầu cảm nhận được giá trị thơ Đường nói chung và bài “Xa ngắm thác núi Lư” nói riêng. Học sinh cũng được củng cố thêm về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, về từ Hán Việt, từ đồng nghĩa và cách kết hợp yếu tố miêu tả với biểu cảm trong làm văn. - Sau khi dạy, tôi tiến hành cho học sinh làm bài khảo sát hai lớp 7Avà 7B năm học 2009-2010, kết quả đạt được như sau: Lớp Tổng số HS Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu trở lên Cảm thụ tốt tác phẩm Số lượng % Số lượng % Số lượng % 7A 40 3 7,5% 25 62,5% 12 30% 7B 38 5 13,1 25 65,8% 8 21,1% II. Bài học kinh nghiệm Dạy học là cả nghệ thuật, sự kết hợp chặt chẽ khoa học giữa và học sinh. Mỗi chúng ta khi lên lớp phải tổ chức các hình thức học tập phù hợp lôi cuốn học sinh vào bài giảng, kích thích óc sáng tạ của học sinh. Học sinh chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức. Muốn vậy, giáo viên phải thực sự là “nhà thiết kế” bài học phù hợp, dạy bằng tâm huyết, lòng yêu nghề và lương tâm nhà giáo. Trên đây là những cơ sở để tôi mạnh dạn viết bản sáng kiến kinh nghiệm này. Rất mong nhận được sự góp ý, trao đổi để những giờ dạy của tôi đạt được cao hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn. III. ý kiến đề xuất Dạy học thơ đường vấn đề cũ nhưng khó, Phòng Giáo Dục nên tổ chức hội thảo hoặc các lớp chuyên đề cho giáo viên trong huyện, tạo cơ hội để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Yên Thịnh, ngày 10 tháng 03 năm 2010 Người thực hiện Trương Thị Thắng Phòng Giáo dục và đào tạo yên định Trường THCs yên thịnh Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh phương pháp giải bài tập vật lí - THCS Người thực hiện: Trần Doãn Huệ Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THCS Yên Thịnh SKKN môn: Vật lý Năm học 2009-2010
File đính kèm:
- SKKN_Van_7_sua.doc