Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia bằng sơ đồ tư duy

I. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO, CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY.

1. Khái niệm

Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (iMindMap) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhanh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau. Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể "thể hiện" nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.Học sinh ,giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy , trên phần mềm PowerPoi hoặc phần mềm iMindMap.

2. Cấu tạo của một sơ đồ tư duy :

- Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.

- Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề

- Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.

- Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.

3. Các bước thiết kế một sơ đồ tư duy.

Để thiết kế một sơ đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy.hay trên phần mềm iMindMap, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:

 Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được) . Để việc vẽ trên máy tính được thuận tiện ta thiết kế sẵn ý tưởng ra giấy ,sau đó mới tiến hành vẽ . Trước hết ta vẽ cụm từ trung tân ( tên tác phẩm ,hay một chủ đề ).

 

docx60 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 1041 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi Trung học Phổ thông quốc gia bằng sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN
============
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN THI THPT QUỐC GIA 
BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY 
Họ và tên: ĐẶNG HẢI YẾN
Mã sáng kiến: 31.51.01
Bình Xuyên, tháng 1 năm 2019
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Trong nhà trường THPT môn Ngữ văn là một trong những bộ môn chiếm tỉ lệ cao trong số các tiết học. Môn văn là môn vừa có nội dung nghệ thuật, vừa có nội dung khoa học như các môn văn hóa khác, có thể nói bộ môn Ngữ văn quyết định phần lớn con đường đi đến thành công của mỗi học sinh. Không phải ngẫu nhiên kỳ thi THPT Quốc gia là môn thi bắt buộc cho tất cả các thí sinh. Môn Ngữ văn chính là bộ môn công cụ góp phần hình thành và phát triển một số năng lực cốt lõi cần thiết đối với mỗi học sinh như: năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
Theo dự thảo đề án đổi mới chương trình và sgk giáo dục phổ thông sau năm 2015 nêu rõ: Một trong những quan điểm nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng phát triển năng lực đáp ứng các yêu cầu phát triển của xã hội.Giáo viên được trang bị những phương pháp dạy học trải nghiệm phương pháp dạy học thuyết trình, đàm thoại, giải quyết vấn đề.Các kĩ thuật dạy học mới như thảo luận nhóm kĩ thuật khăn trải bàn, sử dụng sơ đồ tư duyTrong đó, sử dụng sơ đồ tư suy là một trong những phương pháp rất quan trọng, mới mẻ, hiện đại đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng.
Trong quá trình dạy học bằng sơ đồ tư duy, tôi nhận thấy đây là một phương pháp rất hiệu quả góp phần giảm bớt tâm lí chán học văn, khơi gợi cho học sinh niềm say mê sáng tạo, đem đến cho các em phương pháp học mới. Sử dụng sơ đồ tư duy cũng giúp học sinh dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức một cách khoa học dễ hiểu, dễ nhớ. Hơn nữa, sơ đồ tư duy còn làm tăng khả năng sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tượng phong phúSử dụng sơ đồ tư duy giúp cho Học sinh dễ nắm bắt kiến thức, phát huy trí tưởng tượng,sự sáng tạo trong học tập . Bên cạnh đó sử dụng sơ đồ tư duy cũng phát triển năng lực hội họa, khiếu thẩm mỹ của học sinh. Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học thật sự có hiệu quả, bởi vì nó không chỉ lôi cuốn, hấp dẫn với học sinh mà rất khoa học, dễ sử dụng, có thể sử dụng rộng rãi ở các khâu trong quá trình dạy học.Từ khâu kiểm tra bài cũ, nội dung bài học cho tới khâu ôn tập, hệ thống hóa kiến thức.Với kinh nghiệm của bản thân, tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm với đề tài "Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy ”để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến cho đề tài hoàn thiện hơn .
2. Tên sáng kiến: "Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia bằng sơ đồ tư duy ”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đặng Hải Yến
- Giáo viên: Ngữ văn - Trường THPT Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
- Số điện thoại: 0912 259 146
- Địa chỉ gmail: yendangc3bx@gmail.com
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Đặng Hải Yến - Tổ phó tổ Văn - Ngoại ngữ - Trường THPT Bình Xuyên-Vĩnh Phúc.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
- Công tác giảng dạy bộ môn: Ngữ văn trong trường THPT.
- Đối tượng áp dụng: Là giáo viên và học sinh THPT.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng
Áp dụng từ tháng 9/2016.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến.
NỘI DUNG SÁNG KIẾN
I. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO, CÁC BƯỚC THIẾT KẾ MỘT SƠ ĐỒ TƯ DUY.
1. Khái niệm
Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, bản đồ tư duy (iMindMap) là PPDH chú trọng đến cơ chế ghi nhớ, dạy cách học, cách tự học nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức bằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực. Đặc biệt, đây là một dạng sơ đồ mở, không yêu cầu tỉ lệ, chi tiết chặt chẽ như bản đồ địa lý, các em có thể vẽ thêm hoặc bớt các nhanh, mỗi em có thể vẽ một kiểu khác nhau, dùng những màu sắc, hình ảnh, chữ viết và các cụm từ diễn đạt khác nhau... Tuy cùng một chủ đề nhưng mỗi em có thể "thể hiện" nó dưới dạng sơ đồ tư duy theo cách riêng của mình. Do đó, việc lập sơ đồ tư duy phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.Học sinh ,giáo viên có thể vẽ sơ đồ tư duy trên giấy , trên phần mềm PowerPoi hoặc phần mềm iMindMap.
2. Cấu tạo của một sơ đồ tư duy :
- Ở giữa sơ đồ là một hình ảnh trung tâm (hay một cụm từ) khái quát chủ đề.
- Gắn liền với hình ảnh trung tâm là các nhánh cấp 1 mang các ý chính làm rõ chủ đề
- Phát triển các nhánh cấp 1 là các nhánh cấp 2 mang các ý phụ làm rõ mỗi ý chính.
- Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục để cụ thể hóa chủ đề, nhánh càng xa trung tâm thì ý càng cụ thể, chi tiết. Có thể nói, sơ đồ tư duy là một bức tranh tổng thể, một mạng lưới tổ chức, liên kết khá chặt chẽ theo cấp độ để thể hiện một nội dung, một đơn vị kiến thức nào đó.
3. Các bước thiết kế một sơ đồ tư duy.
Để thiết kế một sơ đồ tư duy dù vẽ thủ công trên bảng, trên giấy...hay trên phần mềm iMindMap, chúng ta đều thực hiện theo thứ tự các bước sau đây:
 Bước 1: Bắt đầu từ trung tâm với từ, cụm từ thể hiện chủ đề (có thể vẽ hình ảnh minh họa cho chủ đề - nếu hình dung được) . Để việc vẽ trên máy tính được thuận tiện ta thiết kế sẵn ý tưởng ra giấy ,sau đó mới tiến hành vẽ . Trước hết ta vẽ cụm từ trung tân ( tên tác phẩm ,hay một chủ đề ).
Bước 2: Từ hình ảnh trung tâm (chủ đề) chúng ta cần xác định: để làm rõ chủ đề, thì ta đưa ra những ý chính nào. Sau đó, ta phân chia ra những ý chính, đặt tiêu đề các nhánh chính, nối chúng với trung tâm.
Bước 3: Ở mỗi ý chính, ta lại xác định cần đưa ra những ý nhỏ nào để làm rõ mỗi ý chính ấy. Sau đó, nối chúng vào mỗi nhánh chính. Cứ thế ta triển khai thành mạng lưới liên kết chặt chẽ.
Bước 4: Cuối cùng, ta dùng hình ảnh (vẽ hoặc chèn) để minh họa cho các ý, tạo tác động trực quan, dễ nhớ.
* Lưu ý:
- Nên chọn hướng giấy ngang để khổ giấy rộng, thuận lợi cho việc vẽ các nhánh con.
- Nên dùng các nét vẽ cong, mềm mại thay vì vẽ các đường thẳng để thu hút sự chú ý của mắt, như vậy SĐTD sẽ lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
- Các nhánh càng ở gần trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn.
- Chú ý dùng màu sắc, đường nét hợp lý để vừa làm rõ các ý trong sơ đồ đồng thời tạo sự cân đối, hài hòa cho sơ đồ.
- Không ghi quá dài dòng, hoặc ghi những ý rời rạc, không cần thiết, nên dùng các từ, cụm từ một cách ngắn gọn.
- Không dùng quá nhiều hình ảnh, nên chọn lọc những hình ảnh thật cần thiết góp phần làm rõ các ý, chủ đề.
- Có thể đánh số thứ tự ở các ý chính cùng cấp.
- Không dùng quá nhiều thời gian vào việc "làm đẹp" sơ đồ bằng vẽ, viết, tô màu...
- Không vẽ quá chi tiết, cũng không vẽ quá sơ sài.
- Người lập sơ đồ được phép vẽ và trang trí theo cách riêng của mình .
II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SĐTD TRÊN LỚP.
Hoạt động 1: Cho học sinh lập SĐTD theo nhóm hay cá nhân thông qua gợi ý của giáo viên.
Hoạt động 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về SĐTD mà nhóm mình đã thiết lập.
Hoạt động 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện SĐTD về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh SĐTD, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng một SĐTD mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một SĐTD mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó.
III. CÁCH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ:
Giáo viên đưa ra một từ khóa (hay một hình ảnh trung tâm) thể hiện chủ đề của kiến thức cũ mà các em đã học, yêu cầu các em vẽ sơ đồ tư duy.
Ví dụ : Hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng ?
2. Sử dụng sơ đồ tư duy trong qúa trình dạy bài mới.
Trong quá trình dạy học bài mới, giáo viên phân nhóm cho học sinh tóm tắt các đơn vị kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
Ví dụ 1: Dạy tác phẩm Việt Bắc( Tố Hữu ) bằng sơ đồ tư duy :
Giáo viên phân lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1 : Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu ( cuộc đời , sự nghiệp sáng tác , phong cách nghệ thuật ) .
Nhóm 2 : Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu ( Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác , thể loại , cấu tứ , bố cục )
Nhóm 3: Phân tích Việt Bắc là khúc tình ca kháng chiến . ( Khúc chia li giữa người đi và kẻ ở , Việt Bắc trong nỗi nhớ của người ra đi )
Nhóm 4 : Việt Bắc là khúc hùng ca Cách mạng ( Không khí kháng chiến , không khí chiến thắng .)
Nhóm1:Tìm hiểu về tác giả Tố Hữu . 
Nhóm 2 : Tìm hiểu khái quát về tác phẩm Việt Bắc ( Tố Hữu )
Nhóm 3 : Việt Bắc là khúc tình ca kháng chiến :
Nhóm 4: Việt Bắc là khúc hùng ca Cách mạng và kháng chiến :
Sau khi đại diện từng nhóm lên thuyết trình, giáo viên cho học sinh các nhóm thảo luận và nhận xét. Giáo viên rút ra kết luận chung về kiến thức cần ghi nhớ bằng sơ đồ tư duy.
Ví dụ 2: Ôn tập THPT Quốc gia phần đọc hiểu
Kiến thức phần đọc hiểu bao gồm : Các biện pháp tu từ ( nhân hóa , so sánh ,ẩn dụ ,điệp ngữ ,chơi chữ ,nói quá ,nói giảm nói tránh).Các biện pháp tu từ cú pháp (Đảo nữ ,lặp cấu trúc ,chêm xen ,đối lập ,câu hỏi tu từ).Các phương thức biểu đạt (Tự sự ,miêu tả ,biểu cảm ,thuyết minh ,nghị luận ,hành chính công vụ ).Các phong cách ngôn ngữ ( Sinh hoạt ,Khoa học ,nghệ thuật ,Báo chí,chính luận,hành chính )
SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 
SƠ ĐỒ TƯ DUY CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
SƠ ĐỒ TƯ DUY PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN 
SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT 
SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 
SƠ ĐỒ TƯ DUY PHONG CÁCH NGÔN NGỮ HÀNH CHÍNH 
SƠ ĐỒ TƯ DUY : PHONG CÁCH SINH HOẠT 
Ví dụ : Tiết 28-29 : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam - Ngữ văn 11 cơ bản:
Ví dụ 3: Dạy tác phẩm Tây Tiến ( Quang Dũng )
Ví dụ 4: Dạy Tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông ? –Hoàng Phủ Ngọc Tường
Nhóm 1 : Sông Hương ở thượng nguồn ( HS Trần Thị Xuân Ninh 12a4 )
Nhóm 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế ( Nguyễn Ngọc Anh 12a4 )
Nhóm 3: Sông Hương trong lòng thành phố Huế ( HS Nguyễn Thị Hảo 12a4 )
Giáo viên củng cố tiết dạy bằng sơ đồ tư duy:
Ví dụ 5 : Dạy tác phẩm Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài )
Nhóm 1: Những nét chính về tác giả Tô Hoài :
Tóm tắt cuộc đời nhân vật Mị trong Vợ chồng A Phủ ( Tô Hoài )
Giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản về tác phẩm Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài :
IV. NHỮNG TIỆN ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN.
Dạy học bằng SĐTD giúp học sinh có được phương pháp học hiệu quả. Chúng ta biết rằng việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ đơn thuần là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Trong thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là nhớ kiến thức một cách máy móc theo thói quen học vẹt, các em chưa có ý thức hoặc chưa biết rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh chỉ học bài nào biết bài ấy, nắm kiến thức một cách đơn lẻ, rời rạc, chưa biết tích hợp, liên hệ kiến thức với nhau giữa các bài học, giữa các phân môn, vì vậy mà chưa phát triển được tư duy lôgic và tư duy hệ thống. Do đó, dù các em học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém. Vì học phần sau đã quên phần trước, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Lại có nhiều học sinh khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, hay kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Bởi vậy, rèn luyện cho các em có thói quen và kĩ năng sử dụng thành thạo SĐTD trong quá trình dạy học sẽ giúp học sinh có được phương pháp học tốt, phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
SĐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học mà Bộ GD&ĐT đang triển khai thực hiện.
Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc, với các mạng lưới liên tưởng (các nhánh). Do đó, chúng ta có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào tất cả các khâu trong quá trình dạy học. Từ khâu kiểm tra bài cũ, đến khâu dạy học kiến thức mới, hay khâu củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, rồi ôn tập hệ thống hóa kiến thức sau mỗi chương, mỗi học kì, kể cả việc kiểm tra bài cũ, kiểm tra 15 phút.
Sơ đồ tư duy, một công cụ có tính khả thi cao. Ta có thể vận dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các nhà trường hiện nay . Bởi vì ta có thể thiết kế sơ đồ tư duy trên giấy, bìa, tờ lịch cũ, bảng phụ... bằng cách sử dụng bút chì màu, phấn màu, tẩy... hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm sơ đồ tư duy (iMindMap). Với những trường đủ điều kiện về cơ sở vật chất như Máy chiếu Projecto, phòng máy vi tính đảm bảo, chúng ta có thể sử dụng phần mềm (iMindMap) để phục vụ cho việc dạy học có ứng dụng CNTT.
Tóm lại, việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học sẽ giúp HS:
1. Tăng sự hứng thú trong học tập.
2. Phát huy khả năng sáng tạo, năng lực tư duy của các em.
3. Tiết kiệm thời gian rất nhiều.
PHỤ LỤC : Bài giảng Ai đã đặt tên cho dòng sông ? ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)
 Tóm lại với nhiều ưu điểm , sơ đồ tư duy trở thành một phương pháp dạy học sinh động, hấp dẫn kích thích quá trình tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
Việc sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học giúp các em học tập một cách chủ động, tích cực và phát huy được khả năng sáng tạo. Cách học này càng giúp cho học sinh tăng cường khả năng hoạt động nhóm. 
Rèn luyện khả năng tư duy, kĩ năng thuyết trình làm việc một cách khoa học. Học sinh nắm kiến thức một cách rõ ràng, hệ thống, việc ghi nhớ cũng như vận dụng sẽ tốt hơn, chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy, bất kỳ các thành viên nào trong nhóm cũng sẽ thuyết trình được nội dung bài học.
Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, hệ thống, khoa học. Giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ, yêu thích môn học, đáp ứng tốt yêu cầu của các kỳ thi. Vì vậy việc tăng cường sử dụng sơ đồ tư duy trong quá trình dạy học, nói chung và môn Ngữ văn nói riêng là rất cần thiết góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay .
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đình Châu "Sử dụng bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn Toán" tạp chí giáo dục, kì 2 tháng 9/2009.
2. Tony Buzan - bản đồ tư duy trong công việc NXB Lao động - xã hội.
3. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy "bản đồ tư duy - công cụ hiệu quả hỗ trợ dạy học và công tác quản lý nhà trường". báo giáo dục và thời đại số 147 ngày 14/9/2010
8. Những thông tin cần được bảo mật: không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến.
- Về phía học sinh: Giấy, vở, bìa cứng, bút chì, hộp mầu, tẩy, máy tính.
- Về phía giáo viên: máy tính, bảng phụ, phấn mầu.
- Nhà trường: phòng học có lắp máy chiếu.
10. Đánh giá lợi ích thu được từ sáng kiến.
- Về phía học sinh: yêu thích môn Ngữ văn, tích cực chủ động học tập. Nắm vững kiến thức một cách khoa học, tăng cường khả năng hợp tác, khả năng 
cảm thụ nghệ thuật, khả năng thuyết trình, phát triển khả năng hội họa.
- Về phía giáo viên: 
+ Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng những kĩ thuật dạy học mới vào trong giảng dạy.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy của bản thân.
11. Danh sách các tổ chức cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến.
- Học sinh lớp 11A6 -12a6 Trường THPT Bình Xuyên.
- Học sinh lớp 11A7 -12a7 Trường THPT Bình Xuyên.
- Kết quả các kì thi tăng, điểm thi môn Ngữ văn lớp 12a6 ( khối A ) trung bình môn là 6,6 điểm. Lớp 12a7 ( khối C ) là 7,3 điểm .
Kết quả thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh : Em Chu Thị Hồng Phương (11a7) đạt giải Nhì môn Ngữ văn 11 ( Năm 2016-2017).
Năm 2017-2018 : 
Em Chu Thị Hồng Phương ( 12a7 ) đạt giải Khuyến khích môn Văn Bảng Chuyên .
Thi HSG Tỉnh năm 2017-2018 , 4 học sinh tham gia thi, đạt 4 giải ( 3 Nhì , 1 Khuyến khích ) : 
+ Em Dương Ngô Vân Ánh (12a7 ) đạt giải Nhì .
+ Em Chu Thị Hồng Phương (12a7 ) đạt giải Nhì .
+ Em Đoàn Thị Hải Yến ( 12a7 ) đạt giải Nhì .
+ Em Nguyễn Vũ Phương Anh ( 12a7 ) đạt giải Khuyến khích .
Kết quả thi THPT năm 2017-2018 : Lớp12a6 ( Khối A1) Điểm thi trung bình là 6,02 xếp thứ 6 toàn tỉnh ; Lớp 12a7 ( Khối C ) điểm thi trung bình môn Văn là 7,01 . 100% Học sinh đỗ Đại học điểm thi cao nhất khối C là 25,5 điểm , thấp nhất là 19,5 điểm .
Năm học 2018-2019 SKKN lại tiếp tục áp dung dạy trong các lớp 12a1, 12a4 và 12a10 .
	Bình Xuyên, ngày 18 tháng 1 năm 2019
	THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ	TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
	(Kí tên, đóng dấu)	(Kí, ghi rõ họ tên)
	Đặng Hải Yến
Vấn đề mới/ cải tiến SKKN đặt ra và giải quyết so với các SKKN trước đây (ở trong nhà trường hoặc trong Tỉnh): Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học môn Ngữ Văn 12 và ôn thi THPT Quốc gia .
XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU
Bình Xuyên, ngày 18 tháng 1 năm 2019
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện
Đặng Hải Yến

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_thi_trung_hoc_ph.docx
Sáng Kiến Liên Quan