Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

Môn Vật lý có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ chung của giáo dục THCS là giúp HS củng cố và phát triển những kết quả giáo dục tiểu học, có trình độ học vấn phổ thông cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

Chương trình Vật lý 8 thuộc giai đoạn hai của chương trình Vật lý THCS. Chương trình Vật lý 8 có vị trí đặc biệt quan trọng vì lớp 8 là lớp kết thúc phần cơ học và nhiệt học ở cấp học này và do đó, nó có nhiệm vụ thực hiện trọn vẹn các mục tiêu đã được quy định chính thức trong chương trình môn Vật lý cấp THCS.

 

doc32 trang | Chia sẻ: binhthang88 | Lượt xem: 4150 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Vật lý 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: 
P3 = 40N thì áp suất chất lỏng bên A là p = . Áp suất này dồn dầu sang nhánh B làm cho mức chất lỏng trong B tăng lên như hình vẽ. Khi cân bằng áp suất tại C trong nhánh B bằng áp suất tại mặt chất lỏng dưới pit tông A. Áp suất tại C cũng chính là áp suất của cột chất lỏng BC nên ta có: p = d.h
=> = d.h =>h = = 0,25 (m) 
=> h = 25cm.
a) biết P1 = 2000N tính F2
b) Cho P3 = 40N, tìm độ chênh lệch giữa mặt chất lỏng trong A và trong B khi có cân bằng: h
Ví dụ 7: Vật nổi trên mặt chất lỏng:
Một khúc gỗ hình hộp chữ nhật kích thước là đáy 20cm x 10cm, chiều dày 5cm, trọng lượng trong không khí là 6N.
a) Dùng tay ấn khúc gỗ xuống đáy một chậu nước rồi buông tay ra, khúc gỗ sẽ di chuyển như thế nào? vì sao?
b) Sau khi có cân bằng, khúc gỗ ở vị trí có đáy nằm ngang, tính khoảng cách giữa mặt dưới của khúc gỗ với mặt nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3.
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Đề bài cho chúng ta biết khúc gỗ có hình dạng và kích thước như thế nào? Có trọng lượng bao nhiêu Niu tơn?
- Khúc gỗ được ấn chìm vào loại chất lỏng nào? chất lỏng đó có trọng lượng riêng bao nhiêu?
- Em hãy vẽ hình biểu diễn.
Bước 2: Giải bài tập:
HD: a) - Em hãy nêu điều kiện để một vật bị nhúng chìm trong chất lỏng sẽ nổi lên, chìm xuống, lơ lửng.
- Trong các đại lượng trên chúng ta phải tính đại lượng nào để so sánh? Tính đại lượng đó như thế nào?
b) - Lực đẩy Ac-si-mét có giá trị như thế nào thì vật sẽ cân bằng trong nước? Tính lực đẩy Ac-si-mét theo độ cao của phần khúc gỗ chìm trong nước. 
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Thực hiện giải bài tập bằng phương pháp khác để đối chiếu kết quả.
- Nếu có điều kiện thì làm thí nghiệm kiểm chứng
* Bài giải cụ thể:
h
h’
Cho biết:	
Kích thước khúc gỗ:
a.b.h = 20cm.10cm.5cm
- Trọng lượng khúc gỗ: P1 = 6N
- Nhấn chìm xuống đáy một chậu nước có d = 10000N/m3
Bài giải:
a) Cách 1: so sánh trọng lượng riêng của khúc gỗ với trọng lượng riêng của chất lỏng:
- Thể tích của khúc gỗ là:
V = 20.10.5 = 1000 (cm3) = 0,001m3
Trọng lượng riêng của khúc gỗ là:
d1 = 
Ta thấy trọng lượng riêng của khúc gỗ nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, cho nên khúc gỗ sẽ nổi lên trên mặt nước
Cách 2: So sánh trọng lượng của khúc gỗ với lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên khúc gỗ khi nó bị ấn chìm hoàn toàn trong nước:
- Thể tích của khúc gỗ là:
V = 20.10.5 = 1000 (cm3) = 0,001m3
- Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên khúc gỗ:
FA = d.V = 10000.0,001 = 10 (N)
- Ta thấy lực đẩy Ac-si-mét lớn hơn trọng lượng của khúc gỗ, cho nên khúc gỗ sẽ nổi lên trên.
b) - Khi cân bằng, phần gỗ ngập trong nước có chiều cao h’ và có thể thích là: V’ = S.h’
- Lực đẩy Ac-si-mét tác dụng lên khúc gỗ là: 
FA = d.V’ = d.S.h’ (1)
- Lúc này lực đẩy Ac-si-mét cân bằng với trọng lượng của vật, được tính theo công thức: 
P1 = d1.V = d1.S.h (2)
- Từ (1) và (2) ta có: d.S.h’ = d1.S.h
=> h’ = = 0,03 (m) = 3cm
a) Khúc gỗ nổi hay chìm? vì sao?
b) Tính: h’
2.2.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về áp suất và lực đẩy Ac-si-mét:
- Trong quá trình giải bài tập về áp suất chất rắn, phần lớn các bài tập đưa ra là tính áp suất tác dụng lên mặt phẳng nằm ngang (phương vuông góc với trọng lực), bởi vậy đề bài thường không cho biết áp lực mà học sinh phải tính trọng lượng của vật, từ đó lập luận để suy ra áp lực (F = P). Tuy nhiên học sinh rất dễ nhầm lẫn nếu gặp trường hợp tính áp suất trên mặt phẳng nghiêng. Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập dạng này, giáo viên cần phân tích rõ để học sinh hiểu được tại sao khi tính áp suất trên mặt nằm ngang thì áp lực bằng trọng lượng của vật còn khi tính áp suất trên mặt phẳng nghiên thì không.
- Học về áp suất chất lỏng và áp suất chất khí thực chất là nghiên cứu chất lỏng và chất khí ở trạng thái cân bằng, ra còn gọi là “thủy tĩnh học” và “khí tĩnh học”. Đôi khi có đề cập đến sự dịch chuyển của một số bộ phận như pit tông trong máy ép dùng chất lỏng; sự nổi lên hay chìm xuống của các vật thì cũng là chuyển động trong trạng thái cân bằng (chuyển động thẳng đều), hoặc ở giới hạn của sự cân bằng (chuyển động với vận tốc rất nhỏ cuối cùng dừng lại)
Theo nguyên tắc chung của cơ học, một khối chất lỏng ở trong ống cân bằng hay một vật nhúng trong chất lỏng cân bằng khi những lực tác dụng lên nó cân băng nhau. Nếu có hai lực tác dụng lên vật, hay lên khối chất lỏng thì hai lực đó phải bằng nhau và ngược chiều. Học sinh hay nhầm lẫn hai trường hợp:
a) Áp suất bằng nhau dẫn đến áp lực bằng nhau (cân bằng)
b) Áp suất bằng nhau nhưng lại dẫn đến áp lực không bằng nhau.
Thí dụ như trong hai bình thông nhau có tiết diện thẳng, bằng nhau, nếu tác dụng lên hai pit tông (có trọng lượng không đáng kể) hai lực băng nhau thì khối chất lỏng cân bằng (lúc này cả áp suất và áp lực lên mặt chất lỏng trong hai nhánh của bình đều bằng nhau). Nếu hai bình có tiết diện khác nhau (Ví dụ: S1 = 4S2) và ta tác dụng lên hai pit tông hai lực bằng nhau, thì áp suất lên 2 pit tông khác nhau nhưng chất lỏng trong bình lại không cân bằng nữa, mà lại dịch chuyển từ bình nhỏ sang bình lớn. Nhưng nếu ta tác dụng lên pit tông S1 một lực F1 gấp 4 lần lực F2 tác dụng lên S2 thì áp suất lên hai pit tông sẽ bằng nhau ( ) và chất lỏng trong bình lại cân bằng mặc dù áp lực lên 2 pit tông không bằng nhau.
Như vậy chất lỏng sẽ cân bằng khi có cân bằng áp suất, nếu xét kĩ hơn một diện tích S đủ nhỏ đặt tại một điểm trong chất lỏng thì diện tích S đó sẽ cân bằng khi áp lực ở hai bên diện tích đó bằng nhau và ngược chiều F1 = F2, nhưng đồng thời áp suất lên hai mặt cũng bằng nhau vì 
Tóm lại, có thể rút ra một quy tắc thực hành dễ áp dụng trong thực tiễn, trong khi giải các bài tập là: Chất lỏng cân bằng khi có cân bằng áp suất. Điều này chưa được chứng minh chặt chẽ trong sách giáo khoa, giáo viên cần chú ý tránh cho học sinh hiểu nhầm, nguyên nhân của sự hiểu nhầm đó là do lẫn lộn tính chất của chất rắn và chất lỏng.
Từ sự phân tích ở trên, cho nên khi giải bài tập về sự cân bằng trong chất lỏng và chất khí thì luôn luôn lưu ý học sinh phải xét đến áp suất. Dù trong đề bài có cho các dữ liệu về áp lực thì cũng phải tính ra áp suất, khác với khi có cân bằng của vật rắn ta lại phải xét cân bằng lực.
2.3. Dạng bài tập về công và công suất.
- Công A của một lực F tác dụng lên một vật làm cho vật di chuyển được một quãng đường s theo phương của lực là: A = F.s
Đơn vị công: 1J = 1N.m
Như vậy chỉ có công cơ học khi có lực tác dụng vào vật và làm cho vật di chuyển.
- Định luật về công: Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công. Được lợi bao nhiêu lần về lực thì lại thiệt mất bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
- Công suất cho biết công được thực hiện nhanh hay chậm và đo bằng công sinh ra trong một giây: P = 
Đơn vị công suất: 1W = 1J/s
2.3.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh.
Ví dụ 8: Tính công của lực kéo (đẩy) vật chuyển động thẳng đều:
Một học sinh đẩy một xe chở đất có trọng lượng tổng cộng là 1200N chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang dài 60m, lực ma sát bằng 0,2 trọng lượng xe. Tính công của lực đẩy và của trọng lượng trên đoạn đường đó.
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Đề bài cho biết những đại lượng nào và yêu cầu tính đại lượng nào?
Bước 2: Giải bài tập
HD: - Có những lực nào tác dụng lên xe theo phương chuyển động (phương nằm ngang)?
- Khi xe chuyển động thẳng đều thì quan hệ giữa các lực đó như thế nào?
- Dựa vào định nghĩa công cơ học trong sự chuyển dời của vật, lực nào mới sinh công?
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Liên hệ thực tế
- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra.
* Bài giải cụ thể:
Cho biết:
P = 1200N
Fms = 0,2.P
s = 50m
- Xe chuyển động thẳng đều.
Bài giải:
- Có hai lực tác dụng lên xe theo phương chuyển động: Lực đẩy F và lực ma sát Fms (lực cản) Vì xe chuyển động thẳng đều nên lực đẩy cân bằng với lực ma sát: F = Fms
- Độ lớn của lực ma sát bằng: 
Fms = 0,2.P = 0,2.1200 = 240 (N)
- Vậy công của lực đẩy trên đoạn đường là:
A = F.s = 240.60 = 1440 (J)
- Trọng lượng P có phương thẳng đứng vuông góc với phương của chuyển động. Vậy trọng lượng P không sinh công trên đoạn đường này => Công của trọng lượng bằng không.
Tính Công của lực đẩy F và của trọng lượng P
Ví dụ 9: Tính công suất:
Một người dùng dây kéo một thùng nước có khối lượng 10kg từ một giếng sâu 4m lên đều, mất 20 giây. Tính công suất của người đó.
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Đề bài cho biết những đại lượng nào và yêu cầu chúng ta làm gì?
Bước 2: Giải bài tập
HD: - Lực nào là lực cản? Muốn kéo thùng nước lên đều thì lực kéo phải có giá trị là bao nhiêu so với trọng lượng của thùng nước?
- Dưới tác dụng của lực kéo, vật chuyển động theo hướng nào? đi được bao nhiêu mét? Tính công của lực kéo.
- Tính công suất theo công thức nào?
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Liên hệ thực tế
- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra.
* Bài giải cụ thể:
Cho biết:
m = 10kg
h = 4m
t = 20s
Bài giải:
- Muốn kéo thùng nước lên đều, cần phải dùng một lực kéo bằng trọng lượng của thùng nước:
F = P = 10.m = 10.10 = 100 (N)
Công của lực kéo là: A = F.h = 100.4 = 400 (J)
Công suất của người kéo: P = 
P = ?
2.3.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về công và công suất.
- Với học sinh THCS, khái niệm công cơ học chưa được định nghĩa đầy đủ, chưa nói đến góc giữa phương của lực và phương của đường đi. Khi nói đến đường đi theo phương của lực là nói đến hình chiếu vuông góc của đương đi lên phương của lực. Phép chiếu này học sinh cũng chưa được học trong môn toán. Bởi vậy, cần hạn chế ở trường hợp bài toán về một lực song song với đường đi. Trừ trường hợp tính công của trọng lực khi vật chuyển động theo phương nghiêng với phương thẳng đứng của trọng lực. Lúc này đường đi theo phương của trọng lực chính là độ cao mà vật lên hay xuống.
Một trường hợp khác mà học sinh hay nhầm lẫn là lực tác dụng vuông góc với phương của đường đi thì không sinh công, mặc dù có đủ cả hai yếu tố lực và chuyển dời. Thí dụ minh họa như ô tô chuyển động trên đường nằm ngang, thì trọng lực không sinh công.
2.4. Dạng bài tập về nhiệt học:
- Ba hình thức truyền nhiệt: Dẫn nhiệt, đối lưu và bức xạ.
Dẫn nhiệt: Sự truyền nhiệt năng từ vật này sang vật khác hay từ phần này sang phần khác của cùng một vật
Đối lưu: Do lớp chất lỏng (hay chất khí) nóng nhẹ hơn nổi lên trên còn các lớp lỏng (hay khí) lạnh nặng hơn chìm xuống dưới tạo thành dòng.
Bức xạ nhiệt: Truyền nhiệt bằng các tia nhiệt, không có sự tham gia của chất. Vật màu sẫm bức xạ nhiệt nhanh hơn và hấp thụ nhiệt nhiều hơn vật màu sáng.
- Phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng. 
Đơn vị nhiệt lượng là jun (J) hoặc calo (cal) 1cal = 4,2J
Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Dt
Trong đó Q: là nhiệt lượng thu vào (tỏa ra), đơn vị J
Dt: Độ tăng (giảm) nhiệt độ của vật (0C) Dt = 
t1: là nhiệt độ ban đầu của vật (0C)
t2: là nhiệt độ cuối của vật (0C)
m: là khối lượng của vật (kg)
c: là nhiệt dung riêng của chất cấu tạo nên vật (J/kg.K)
- Phương trình cân bằng nhiệt: Trong quá trình truyền nhiệt, nhiệt lượng của vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng của vật khác thu vào:
Qtỏa = Qthu
- Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy là: Q = q.m
Trong đó: m: là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy. Đơn vị: kg
q: là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. Đơn vị: J/kg
- Động cơ nhiệt: Là những động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy được chuyển hóa thành cơ năng.
Hiệu suất của động cơ nhiệt: 
Trong đó: 
Qcó ích: là phần năng lượng được chuyển hóa thành công có ích
Qtoàn phần: là toàn bộ năng lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra.
2.4.1. Một số ví dụ có hướng dẫn học sinh:
Ví dụ 10: Sự truyền nhiệt của chất rắn và chất lỏng:
Một con cá nhỏ bơi dưới đáy một ống nghiệm dài bằng thủy tinh đựng nước. Dùng đèn cồn đun phần nước phía trên ống nghiệm, tới khi phần nước phía trên sôi, nhưng con cá vẫn bơi lội được ở phần nước dưới ống nghiệm. Giải thích tại sao?
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Ống nghiệm được làm bằng chất gì? trong có chứa chất gì?
- Đun nước ở phần nào trong ống nghiệm?
- Phần nước phía trên miệng ống nghiệm nóng lên tới nhiệt độ nào?
- Đề bài yêu cầu chúng ta làm gì?
Bước 2: Giải bài tập
HD: - Thủy tinh dẫn nhiệt có tốt không?
- Nước dẫn nhiệt tốt hay kém? Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của nước là gì?
- Đun nước ở phía trên ống nghiệm có xảy ra hiện tượng đối lưu đối với toàn khối nước trong ống nghiệm được hay không?
- Vì sao khi đun nước ở miệng ống nghiệm sôi mà ở dưới ống nước vẫn chưa nóng?
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Liên hệ thực tế
- Thực hiện thí nghiệm kiểm tra.
* Bài giải cụ thể:
- Thủy tinh dẫn nhiệt kém nên khi đun phía trên ống nghiệm thì phần dưới của ống chưa nóng lên ngay.
- Nước dẫn nhiệt kém do đó khi đun ở phần trên cho tới khi sôi nhưng nhiệt lượng vẫn chưa truyền xuống phần dưới ống nghiệm được ngay cho nên nước ở dưới nóng lên rất chậm.
- Sự truyền nhiệt ở nước chủ yếu bằng đối lưu. Khi đun nước ở phía trên không xảy ra hiện tượng đối lưu đối với các lớp nước ở phía dưới ống nghiệm được. Vì thế nước ở phía trên sôi song ở dưới vẫn chưa nóng.
Do những điều như vậy nên khi ta đun phần trên tới sôi song ở phía dưới nước vẫn còn chưa nóng nên cá vẫn sống và bơi được.
Ví dụ 11: Vận dụng phương trình cân bằng nhiệt.
Một miếng chì nặng 50g và một miếng đồng nặng 100g cùng được nung nóng tới 1000C rồi thả vào một bình nước. Nhiệt độ cuối cùng của nước là 600C. Hỏi nhiệt lượng nước thu vào? Biết nhiệt dung riêng của chì là 130J/kg.K, của đồng là 380J/kg.K. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường ngoài và bình đựng nước.
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt?
- Đề bài cho biết những đại lượng nào và yêu cầu tính đại lượng nào?
Bước 2: Giải bài tập
HD: - Theo điều kiện đầu bài, trong ba vật đồng, chì, nước thì vật nào tỏa nhiệt, vật nào thu nhiệt?
- Nhiệt lượng mà một vật tỏa ra hay thu vào được tính theo công thức nào?
- Phương trình cân bằng nhiệt được viết như thế nào?
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Tìm cách giải khác để đối chiếu kết quả
* Bài giải cụ thể:
Cho biết:
m1 = 50g = 0,05kg
m2 = 100g = 0,1kg
t1 = t2 = 1000C
c1 = 130J/kg.K
c2 = 380J/kg.K
t = 600C
Bài giải:
- Nhiệt lượng mà 0,05kg chì tỏa ra là:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) = 0,05.130.(100 – 60) = 260 (J)
- Nhiệt lượng mà 0,1kg đồng tỏa ra là:
Q2 = m2.c2.(t2 – t) = 0,1.380.(100 – 60) = 1520 (J)
- Nhiệt lượng tổng cộng mà cả đồng và chì tỏa ra là: Qtỏa = Q1 + Q2 = 260 + 1520 = 1780 (J)
- Theo phương trình cân bằng nhiệt ta có Qtỏa = Qthu tức là nhiệt lượng do nước thu vào chính bằng nhiệt lượng mà chì và đồng tỏa ra. Vậy nước thu vào một nhiệt lượng là 1780 J
Qthu = ?
Ví dụ 12: Động cơ nhiệt:
Tính lượng than mà động cơ nhiệt tiêu thụ mỗi giờ. Biết rằng mỗi giờ động cơ thực hiện một công là 40.500.000J, hiệu suất của động là 10%. Biết năng suất tỏa nhiệt của than là 36.106J/kg.
* Các bước giải bài tập:
Bước 1: Tìm hiểu đề bài:
HD: - Phần năng lượng do than bị đốt cháy tỏa ra được chuyển hóa thành công có ích là bao nhiêu?
- Động cơ có hiệu suất bao nhiêu phần trăm.
- Năng suất tỏa nhiệt của than là bao nhiêu?
Bước 2: Giải bài tập
HD: - Biết hiệu suất của động cơ, biết nhiệt lượng có ích của động cơ trong mỗi giờ, ta làm thế nào để tính được nhiệt lượng toàn phần đã tỏa ra?
- Công thức nào liên hệ giữa nhiệt lượng do than bị đốt cháy tỏa ra với khối lượng của than?
Bước 3: Kiểm tra kết quả:
- Tìm cách giải khác để đối chiếu kết quả
* Bài giải cụ thể:
Cho biết:
H = 10%
Qi = 40.500.000J
q = 36.106J/kg
Bài giải:
- Từ công thức tính hiệu suất: 
- Tính lượng than tiêu thụ:
Từ công thức: Qtp = q.m 
=> 
m = ?
2.4.2. Những lưu ý về phương pháp giải bài tập về nhiệt học lớp 8: 
Ba hình thức truyền nhiệt được nghiên cứu riêng rẽ. Nhưng trong thực tế chúng lại có thể xảy ra đồng thời trong cùng một hiện tượng. Cần phải phân tích để nhận thấy trong mỗi trường hợp cụ thể hình thức truyền nhiệt nào có tác dụng chính. Thí dụ khi đun nóng một chất lỏng thì có cả dẫn nhiệt và đối lưu. Bởi vậy đun nước trong ống nghiệm dài để thẳng đứng thì đun nóng ở miệng ống khác với đun ở đáy ống. Đun nóng vật rắn lại không xảy ra đối lưu. Tốc độ truyền nhiệt có ảnh hưởng nhiều đến các hiện tượng nhưng cũng chưa được xem xét kĩ trong bài học lí thuyết, giáo viên cần lưu ý bổ sung khi cần trong các bài tập.
Hiện tượng truyền nhiệt làm thay đổi nhiệt độ của vật và kèm theo là sự co dãn hay sự biến đổi trạng thái của vật. Sự co dãn không đều của các phần khác nhau trong một vật nhiều khi không quan sát được trực tiếp bằng mắt nhưng lại gây ra các hậu quả rõ ràng, có thể thấy được như làm gãy, vỡ, làm cong vật đi.
2.5. Tóm lược phương pháp giải bài tập vật lý 8:
Trên đây là một số ví dụ cụ thể chứng minh cho thấy rằng để làm được các bài tập vật lý 8 thật tốt thì trước hết phải.
+ Tìm hiểu kỹ nội dung của đề bài tập (thông tin đã biết và yêu cầu của đề bài)
+ Phân tích được các điều kiện và dữ liệu của bài toán đã cho.
+ Nắm bắt được các kiến thức có liên quan, từ đó chắt lọc để vận dụng đúng kiến thức trọng tâm.
+ Kiểm tra kết quả bằng nhiều cách khác nhau từ đó đối chiếu các kết quả từ đó đưa ra câu trả lời phù hợp với yêu cầu của đề bài đã nêu ra.
3. Khả năng áp dụng, nhân rộng sáng kiến.
Năm học 2016 – 2017 tôi đã áp dụng sáng kiến trong quá trình giảng dạy và ôn tập cho học sinh lớp 8 trường TH&THCS Lập Chiệng, các em học sinh rất thích thú với phương pháp hướng dẫn với từng bước giải bài tập như trên. Qua thời gian áp dụng khả năng làm bài tập của các em được nâng lên, số lượng học sinh khá giỏi cũng tăng lên rõ rệt, nhiều em học sinh trước đây rất ngại tham gia giải bài tập vật lý vì thấy khó thì giờ đây đã có nhiều tiến bộ, các em đã có thể tự làm được những bài tập cơ bản trong sách bài tập. Quan trọng hơn cả là hầu hết học sinh lớp 8 đều rất hứng thú với giờ học vật lý, nhất là giờ ôn tập, bài tập.
Sáng kiến có thể áp dụng trong toàn huyện, đặc biệt là đối với các trường học mà ở đó học sinh còn chưa có nhiều tài liệu tham khảo môn vật lý hoặc nguồn thông tin từ internet còn hạn chế. Việc nhân rộng sáng kiến sẽ có tác dụng to lớn trong việc ôn luyện học sinh góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập môn vật lý ở trường TH&THCS Lập Chiệng nói riêng và ở huyện Kim Bôi nói chung.
CHƯƠNG III
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT/KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc áp dụng thành công sáng kiến trong quá trình dạy học vật lý lớp 8 trong năm học vừa qua mang một ý nghĩa sâu sắc:
Đối với cá nhân tôi nhận thấy để công tác giảng dạy đạt được kết quả cao, người giáo viên phải nhiệt tình, luôn tự tìm tòi học hỏi, biết đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp soạn giảng cho phù hợp đối tượng học sinh ở từng địa phương.
Qua một năm áp dụng sáng kiến “Hướng dẫn học sinh giải bài tập vật lý 8” tôi nhận thấy học sinh học tập sôi nổi, hăng hái phát biểu và làm bài tập tốt hơn, các em có sự nhận biết và tiếp thu tiến bộ hơn, chăm chỉ học tập và yêu thích môn vật lý hơn. Đặc biệt trong năm học vừa qua tôi áp dụng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9, kết quả hai em học sinh được công nhận học sinh giỏi vật lý cấp huyện. Qua đó cho chúng ta thấy khả năng áp dụng của sáng kiến là rất to lớn và đầy tính thuyết phục.
2. Đề xuất.
Bản thân tôi tha thiết kính mong Ban giám hiệu nhà trường và các cấp lãnh đạo quan tâm tạo điều kiện mua sắm bổ sung vào tủ sách thư viện các loại sách, tài liệu về các dạng bài tập vật lý nói riêng và các môn học nói chung để học sinh cũng như giáo viên có thêm điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu về các phương pháp giải bài tập, giáo viên tìm ra nhiều phương pháp, kỹ thuật hướng dẫn học sinh giải bài tập giúp cho chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao. 
Cuối cùng tôi mong được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, Ban thi đua nhà trường và Hội đồng Khoa học các cấp giúp tôi ngày càng vững tay nghề hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
(ký tên, đóng dấu)
Lập Chiệng, ngày 09 tháng 5 năm 2017
TÁC GIẢ CỦA SÁNG KIẾN
Bùi Văn Nhuận
ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG
SÁNG KIẾN CÁC CẤP

File đính kèm:

  • docSANG KIEN GBTVL8(2016-2017)_BUI VAN NHUAN.doc
Sáng Kiến Liên Quan