Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hóa 9 dạng hỗn hợp

I. Thực trạng của vấn đề:

Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục là phải phát huy tích tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo của học sinh phù hợp với từng môn học, lớp học tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn Hóa học. Phương pháp dạy học tích cực là phát huy tích chủ động sáng tạo của học sinh thông qua nghiên cứu thí nghiệm đồ dùng dạy học, mô hình

 Nêu được cơ sở lý luận của việc nhận dạng và giải toán tính theo phương trình hóa học và đưa ra các phương pháp giải toán tính theo phương trình hóa học trong quá trình dạy học môn Hóa học 9.

Tiến hành kiểm tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phú Tây.

Hệ thống được các bài toán tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp từ đơn giản đến phức tạp.

Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải được bài toán tính theo phương trình hóa học nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính tư duy, chủ động, sáng tạo của các em trong việc giải bài toán dạng hỗn hợp.

 

doc14 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hóa 9 dạng hỗn hợp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hóa học là môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, có tầm quan trọng trong trường phổ thông nên có tính hấp dẫn, nhưng lại là một môn học rất mới mẻ và xa lạ, rất khó đối với học sinh lớp 8, 9. Ngoài việc các em phải nắm vững những kiến thức cơ bản về hóa học các em còn phải biết vận dụng lý thuyết để giải bài tập Hóa học. Đặc biệt là phần bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp.
Bản thân tôi là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Hoá học tôi thấy nhiều học sinh rất ngại khi giải bài tập dạng hỗn hợp với nhiều lí do: học môn toán chưa tốt, chưa nắm vững kiến thức, không biết sử dụng máy tính trong việc giải phương trình hoặc giải hệ phương trình vì ở học kì I môn Toán các em chưa được học cách giải hệ phương trình và ở lớp 8 các em không được thầy cô ôn luyện nhiều ở chủ đề tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp. Đây là một điều rất khó khăn và trăn trở với những giáo viên dạy môn Hóa học nói chung và bản thân tôi nói riêng. Cho nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hóa 9 dạng hỗn hợp” nhằm mục đích trao đổi cùng các đồng nghiệp để tìm ra biện pháp hướng dẫn học sinh đạt hiệu quả cao nhất. 
B. NỘI DUNG:
I. Thực trạng của vấn đề:
Trong luật giáo dục đã ghi rõ giáo dục là phải phát huy tích tích cực, tự giác chủ động và sáng tạo của học sinh phù hợp với từng môn học, lớp học tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú trong khi học môn Hóa học. Phương pháp dạy học tích cực là phát huy tích chủ động sáng tạo của học sinh thông qua nghiên cứu thí nghiệm đồ dùng dạy học, mô hình
 	Nêu được cơ sở lý luận của việc nhận dạng và giải toán tính theo phương trình hóa học và đưa ra các phương pháp giải toán tính theo phương trình hóa học trong quá trình dạy học môn Hóa học 9.
Tiến hành kiểm tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh lớp 9 trường THCS Vĩnh Phú Tây. 
Hệ thống được các bài toán tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp từ đơn giản đến phức tạp. 
Hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải được bài toán tính theo phương trình hóa học nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính tư duy, chủ động, sáng tạo của các em trong việc giải bài toán dạng hỗn hợp.
II. Các biện pháp thực hiện:
Trong chương trình Hóa học THCS có nhiều dạng bài tập tính theo phương trình hóa học nhưng tôi chỉ hướng dẫn cho các em tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp giúp các em nắm vững cách giải bài tập dạng hỗn hợp một cách sâu sắc hơn.
1. Phương pháp hình thành kĩ năng giải bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp:
Để giải một bài tập học sinh cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu đề bài, xác định những dữ kiện đề bài cho và yêu cầu xác định (tóm tắt bài toán).
- Bước 2: Xác định cách giải bài toán tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp.
- Bước 3: Trình bày lời giải.
2. Giải bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp cần lưu ý những vấn đề sau:
Muốn giải tốt bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp, theo bản thân tôi các em cần nắm vững các bước giải bài toán tính theo phương trình hóa học dạng đơn giản, sau đó áp dụng cách giải toán. Cách giải bài toán tính theo phương trình hóa học dạng đơn giản thông qua các bước sau đây:
- Chuyển đổi khối luợng chất, thể tích chất khí họăc nồng độ mol chất thành số mol chất. 
- Viết phương trình hóa học. 
- Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành. 
- Tính toán theo yêu cầu của bài toán. 
3. Phương pháp giải các dạng bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp:
Theo bản thân tôi, qua nhiều năm tham gia giảng dạy môn hóa học lớp 9, tôi thấy rằng các em học sinh rất ngại khó khi giải bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp cho nên tùy theo trình độ nhận thức của học sinh mà giáo viên có cách hướng dẫn sao cho phù hợp. Trước tiên các em phải nắm vững các bước giải: Áp dụng các bước giải tính theo phương trình hóa học thông thường nhưng cần bổ sung thêm bước sau đây (Nếu giải theo phương pháp lập hệ phương trình):
- Đặt x,y là số mol hoặc số gam của mỗi chất trong hỗn hợp đã cho.
- Viết và cân bằng các phương trình hóa học.
- Đặt số mol đã cho vào phương trình để tính số mol các chất có liên quan
- Lập phương trình và hệ phương trình để giải.
- Tìm các yêu cầu của bài toán.
Chú ý: Có 1 số bài toán không cần lập hệ phương trình vẫn giải được.
4. Hướng dẫn học sinh giải bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp:
Bài tập minh họa
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Cho 10g hỗn hợp đồng và kẽm tác dụng với lượng dư dung dịch axít (HCl) thu được 2,24 lít khí H2 ở đktc. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp? (Cho biết đồng không tác được với dung dịch axit HCl)
- Yêu cầu các em thực hiện theo các bước đã học
- Hai kim loai Cu, Zn: Kim loai nào có phản ứng với HCl
- Bài này không cần lập hệ phương trình ta vẫn giải được.
- Nhắc lại cách tính % theo khối lượng
 = = 0.1 mol
Gọi x là số mol kẽm trong hỗn hợp (Vì chỉ có kẽm trong hỗn hợp cho phản ứng)
 Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2
1mol 2mol 1mol 1mol
x mol	 0.1mol
 x = 0,1mol
Số gam kẽm có trong hỗn hợp:
 mZn = n.M = 0,1.65 = 6,5g
Thành phần % của kẽm trong hỗn hợp đầu
 % Zn = . 100 = 65%
Thành phần % của đồng trong hỗn hợp:
% Cu =100% - 65% = 35%
 2. Hoà tan hoàn toàn 11 g hỗn hợp gồm sắt và nhôm bằng một lượng axit clohidric vào vừa đủ thu được 8.96 lít H2 (đktc). 
Tính % khối lượng mỗi kim loại đã dùng 
- Yêu cầu các em thực hiện theo các bước đã học
+ Tìm số mol
+ Viết 2 PTHH
+ Hướng dẫn học sinh gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Fe đã dùng . Sau đó hướng dẫn các em điền vào PTHH, lập hệ phương trình và hướng dẫn các em giải hệ phương trình.
+ Tìm yêu cầu của bài toán.
 = = 0.4 mol
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al và Fe đã dùng 
2Al + 6HCl " 2AlCl3 + 3H2
 x 3x (mol)
Fe + 2 HCl " FeCl2	 +	H2
 y 2y y y (mol)
 Theo phương trình và đề bài ta có:
 27x + 56y = 11 (1)
 + y = 0.4 ( 2 )
 Giải hệ phương trình ta có :
 x = 0,2 mol, y= 0,1 mol
Khối lượng của nhôm:
 = n x M =0,2 x 27 = 5,4 g
% khối lượng của nhôm:
% khối lượng của sắt:
% Fe =100% - 49,09% = 50,91 %
3. Hòa tan hoàn toàn 15 gam hỗn hợp bột CuO và FeO cần 200ml dung dịch H2SO4 1M
a/ Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp đầu
b/ Tính khối lượng dung dịch HCl nồng độ 30% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên?
- Yêu cầu các em thực hiện theo các bước đã học
+ Tìm số mol
+ Viết 2 PTHH
+ Hướng dẫn học sinh gọi x, y lần lượt là số mol của CuO và FeO đã dùng . Sau đó hướng dẫn các em điền vào PTHH, lập hệ phương trình và hướng dẫn các em giải hệ phương trình.
+ Tìm yêu cầu của bài toán.
CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O (1)
x x x x (mol)
FeO + H2SO4 FeSO4 + H2O (2)
y y y y (mol)
Ta có hệ PT :
 x+y = 0,2
 80x + 72y = 15
Giải ra x = 0, 075, y= 0,125
- Sau đó tính % theo khối lượng 
b/
CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (1)
x mol 2x mol
FeO + 2HCl FeCl2 + H2O (2)
ymol 2y mol
4. Hoà tan hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợp gồm Mg, MgO bằng một lượng dd HCl 14,8 % .Cô cạn dd sau phản ứng thu được 28,5 gam muối khan
a/ Tính khối lượng mỗi chất đã dùng ban đầu
b/ Tính khối lượng dung dịch HCl cần lấy?
c/ Tính nồng độ phần trăm của muối tạo thành trong dd sau phản ứng?
- Yêu cầu các em thực hiện theo các bước đã học
+ Tìm số mol
+ Viết 2 PTHH
+ Hướng dẫn học sinh gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và MgO đã dùng . Sau đó hướng dẫn các em điền vào PTHH, lập hệ phương trình và hướng dẫn các em giải hệ phương trình.
+ Tìm yêu cầu của bài toán.
- Lưu ý: GV phải hướng dẫn kĩ câu c
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
xmol 2x x (mol)
MgO + 2HCl MgCl2 + H2O
 y 2y mol y (mol)
g; g
 24x + 40y =8,8 
 95x+ 95y=28,5
Giải ra x= 0, 2; y= 0,1
Hoặc đổi ra mol
 24x + 40y = 8,8 Giải ra x= 0, 2; y= 0,1
 x+ y = 0,3
a/ 
b/ 
c/ Phải tính lại khối lượng dung dịch sau phản ứng
sau phản ứng = 
5. Hoà tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp Al, Zn trong dd H2SO4 loãng thu được 8,96 lít khí ở đktc
a/ Xác định thành phần phần trăm về khối lượng của Al, Zn
b/ Tính thể tích H2SO4 0,5M để hoà tan lượng hỗn hợp kim loại nói trên
- Yêu cầu các em thực hiện theo các bước đã học
+ Tìm số mol
+ Viết 2 PTHH
+ Hướng dẫn học sinh gọi x, y lần lượt là số mol của Mg và MgO đã dùng . Sau đó hướng dẫn các em điền vào PTHH, lập hệ phương trình và hướng dẫn các em giải hệ phương trình.
+ Tìm yêu cầu của bài toán
2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
x mol (mol)
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
ymol ymol y mol
 27x+ 65y = 11,9
x = 0,2; y = 0,1
6. Cho 38,2g hỗn hợp Na2CO3 và K2CO3 vào dd HCl. Dẫn lượng khí sinh ra qua nước vôi trong dư thu được 30g kết tủa. Tính khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp?
- Hướng dẫn: 
+ Tìm số mol
+ Viết 2 PTHH
+ Hướng dẫn học sinh gọi x, y lần lượt là số mol của Na2CO3 và K2CO3 đã dùng . Sau đó hướng dẫn các em điền vào PTHH, lập hệ phương trình và hướng dẫn các em giải hệ phương trình.
+ Yêu cầu các em tự tìm yêu cầu của bài toán
Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 (1)
x x (mol)
K2CO3 + 2HCl 2KCl + H2O + CO2 (2)
y(mol) y(mol)
 CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O (3)
(x+ y) (x+ y) (mol)
Gọi x, y là số mol của Na2CO3, K2CO3 có trong 38,2 g hỗn hợp
Ta có hệ phương trình:
 106 x +138y = 38,2
 x+ y = 0,3
Giải hệ phương trình trên ta được :
y = 0,2; x = 0,1
III. Kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm:
	Thông qua việc hướng dẫn học sinh giải bài tập tính theo phương trình dạng hỗn hợp từ đơn giản đến phức tập tôi nhận thấy rằng với sự hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên và sự tiếp thu kiến thức của các em thì nhìn chung rất nhiều em hứng thú học bộ môn Hóa học do các em nắm vững các kiến thức về hóa học và thành thạo trong việc giải toán. Các em không còn ngại khó khi nghiên cứu giải bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp. Cụ thể 
Dạng toán
Lớp – Sĩ số
Phân loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Giải hệ phương trình
9A - 31
6
10
10
5
9B - 35
7
12
12
4
9C - 35
15
14
5
1
9D - 39
20
17
2
IV. Khả năng ứng dụng, triển khai kết quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Trong thực tế cho thấy kết quả sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng được trong quá trình dạy học những lớp tôi trực tiếp giảng dạy theo xu hướng ngày nay của ngành giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng phát triển đi lên. 
Qua việc thực hiện phương pháp trên trong giảng dạy môn Hoá học 9, tôi thấy học sinh tích cực hơn khi gặp bài tập tính theo phương trình hóa học dạng hỗn hợp. Giờ học có bài tập và giờ kiểm tra học sinh không còn thấy nặng nề, sợ sệt, lúng túng lo mình bị gọi lên bảng, lo mình không làm được bài mà thay vào đó là giờ học sôi nổi, giờ kiểm tra học sinh tự giác làm bài, chất lượng giờ học và chất lượng các bài kiểm tra được nâng lên rõ rệt.
          Cách hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải bài toán tính theo phương trình hóa học trong môn Hóa học lớp 9 mà tôi đưa ra có thể chưa phải là cách duy nhất, chưa phải là tất cả, tùy thuộc vào tình hình học tập của từng lớp học, tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh mà giáo viên có cách hướng dẫn hợp lý nhất.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong suốt quá trình nghiên cứu và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên, bản thân tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để hướng dẫn học sinh nhận dạng và giải tốt bài toán tính theo phương trình hóa học trong môn Hóa học như sau:
- Trước hết học sinh phải phân loại được các hợp chất đã học, nắm vững tính chất hóa học của chất, viết đúng các phương trình hóa học xảy ra.
- Học sinh phải biết phân tích đầu bài và định hướng được cách giải.
- Học sinh đôi khi còn quên hay áp dụng nhầm công thức tính toán nên giáo viên phải bao quát lớp và hướng dẫn nhắc nhở học sinh kịp thời.
- Khi hướng dẫn học sinh giải hệ phương trình lúc đầu giáo viên nên hướng dẫn học sinh theo ba cách: Cộng trừ đại số, phương pháp thế, giải bằng máy tính. Nhưng cần lưu ý là cộng, trừ đại số hoặc phương pháp thế là áp dụng cho các em giỏi toán. Sau đó chốt lại giải hệ phương trình chỉ cần giải rồi ghi kết quả vào bài làm. Ngoài ra, sáng kiến kinh nghiệm này còn có thể là tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp cùng bộ môn Hóa học của các trường bạn trong huyện đặc biệt là dùng để dạy bồi dưỡng cho các em học sinh khá giỏi ở môn Hóa học lớp 8.
Vĩnh Phú Tây, ngày 15 tháng 9 năm 2019
 	 Người viết
 	Lê Thị Ái Phương
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
ĐƠN VỊ:TRƯỜNG THCS XÃ VĨNH PHÚ TÂY
Sáng kiến kinh nghiệm:
“ Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hóa 9 dạng hỗn hợp”
- Họ và tên người thực hiện: Lê Thị Ái Phương
 - Môn, lĩnh vực: Hóa học
Vĩnh Phú Tây, ngày 15 tháng 9 năm 2020
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Đơn vị: Trường THCS Xã Vĩnh Phú Tây 
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, CÔNG NHẬN
SÁNG KIẾN
 - Tính mới:.............................................../ 30 điểm
 - Tính hiệu quả:.................................../ 35 điểm 
 - Tính ứng dụng: ......................................../ 20 điểm
 - Tính phù hợp với nhiệm vụ được giao:/ 10 điểm
 - Hình thức:......................................../ 05 điểm
 Vĩnh Phú Tây, ngày tháng. năm 20
 CHỦ TỊCH HĐKH 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO TÓM TẮT
Đề nghị công nhận sáng kiến kinh nghiệm
I. Sơ lược lý lịch:	
- Họ và tên: Lê Thị Ái Phương. Năm sinh: 1980.
- Trình độ chuyên môn: Đại học Hóa học.
- Chức năng, nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Hóa 9ABCD, 8D, và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Hóa học 9, kiêm nhiệm tổ trưởng tổ Sinh-Hóa-KTNN và chủ nhiệm lớp 9B .
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Xã Vĩnh Phú Tây.
II. Nội dung:
1. Sự cần thiết thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Do dạng bài tập tính theo phương trình dạng hỗn hợp này rất khó đối với học sinh, nó có liên quan đến môn Toán và trong chương trình học không có thời gian hướng dẫn kĩ cho các em cho nên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn tất cả các em học sinh được giáo viên hướng dẫn và vận dụng thành thạo các bước giải, giúp cho các em yêu thích bộ môn hóa học hơn nữa. Tạo niềm tin phấn khởi cho các em tiếp tục học Hóa học ở cấp trung học phổ thông. 
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải bài tập Hóa 9 dạng hỗn hợp
3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: Sáng kiến này chủ yếu trình bày cách hướng dẫn các em giải bài tập dạng hỗn hợp có liên quan đến môn Toán đó là cách giải hệ phương trình.
4. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho tất cả các đồng nghiệp dạy bộ môn Hóa học của trường THCS Xã Vĩnh Phú Tây và các đồng nghiệp dạy môn Hóa học trên địa bàn huyện Phước Long.
5. Thời điểm công nhận: Tháng 10 năm 2019.
	6. Hiệu quả mang lại: Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào công tác giảng dạy môn Hóa học sẽ góp phần tạo hứng thú, niềm tin cho học sinh khi học tập môn Hóa học đồng thời kiểm chứng lại việc học tập môn Toán của bản thân.
	7. Những đơn vị, cá nhân nào đã ứng dụng sáng kiến này: Bản thân tôi và các đồng nghiệp dạy môn Hóa học ở Trường THCS Xã Vĩnh Phú Tây kế cả giáo viên của cụm Hóa học trong huyện Phước Long.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG Vĩnh Phú Tây, ngày 18 tháng 7 năm 2020
 KHOA HỌC ĐƠN VỊ NGƯỜI BÁO CÁO 
 Lê Thị Ái Phương 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_giai_bai_tap_hoa_9.doc
Sáng Kiến Liên Quan