Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền nhóm máu và phả hệ
1- Lý do chọn đề tài:
Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các bài tập thuộc quy luật di truyền, biến dị với lý do: Kiến thức sinh học trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp .Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập. Vì vậy, học sinh không có hứng thú với môn học nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn. Để các em có thể nắm chắc kiến thức, có kĩ năng cơ bản giải một số bài tập phần di truyền nên tôi thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền về nhóm máu và phả hệ môn sinh học 9”.
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁOTỔ LÝ-HÓA-SINH-CN-ĐỊAGIÁO VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH THỦYMÔN SINH HỌC 9CHUYÊN ĐỀHƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN NHÓM MÁU VÀ PHẢ HỆMỞ ĐẦU 1- Lý do chọn đề tài: Qua thực tế giảng dạy tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các bài tập thuộc quy luật di truyền, biến dị với lý do: Kiến thức sinh học trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp.Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập. Vì vậy, học sinh không có hứng thú với môn học nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải đựơc bài tập là một việc rất khó khăn. Để các em có thể nắm chắc kiến thức, có kĩ năng cơ bản giải một số bài tập phần di truyền nên tôi thực hiện đề tài “ Hướng dẫn học sinh giải bài tập di truyền về nhóm máu và phả hệ môn sinh học 9”.MỞ ĐẦU 2- Mục đích: Mục đích là dạy học sinh cách suy nghĩ, tìm từ tài liệu góp phần phát triển khả năng tư duy trừu tượng, sáng tạo cùng với các thao tác tư duy: Có kỹ năng phân tích, tổng hợp, từ đó đưa ra phương pháp giải một số dạng bài tập di truyền một cách chính xác.NỘI DUNG A- HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO VÀ SỰ DI TRUYỀN NHÓM MÁU: I/ Hệ thống nhóm máu ABO: Năm 1901, Landsteiner phát hiện ra hiện tượng : huyết thanh của người này làm ngưng kết hồng cầu của người kia và ngược lại. Sau đó người ta đã tìm được kháng nguyên A và kháng nguyên B, kháng thể α ( chống A) và kháng thể β ( chống B). Kháng nguyên A và B có mặt trên màng hồng cầu; kháng thể α và β có trong huyết tương. Kháng thể α sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên A, kháng thể β sẽ làm ngưng kết hồng cầu mang kháng nguyên B. Do cơ thể có trạng thái dung nạp với kháng nguyên bản thân, nên trong huyết tương không bao giờ có kháng thể chống lại kháng nguyên có mặt trên bề mặt hồng cầu của chính cơ thể đó. Từ đó hệ thống nhóm máu được chia làm 4 nhóm: nhóm A, nhóm B, nhóm AB và nhóm O. Ký hiệu nhóm máu biểu thị sự có mặt của kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu.1- Cơ thể nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể β( chống B) trong huyết tương.2- Cơ thể nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể α ( chống A) trong huyết tương.3- Cơ thể nhóm máu AB: Có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể α và β trong huyết tương.4- Cơ thể nhóm máu O: Không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu, trong huyết tương có cả α và βNỘI DUNG II/ Sự di truyền nhóm máu ABO: Hệ thống nhóm máu ABO được di truyền theo quy luật Menden. Gen quy định nhóm máu gồm 3 alen: 2 alen trội là IA và IB , 1 alen lặn là IO. Vì vậy, người nhóm máu A có thể mang kiểu gen IA IA hoặc IA IO; người nhóm máu B có thể mang kiểu gen IB IB hoặc IB IO; người nhóm máu O mang kiểu gen IO IO ; người nhóm máu AB mang kiểu gen IA IB. Các trường hợp kết hợp nhóm máu:Stt Nhóm máu cha, mẹNhóm máu con1O x OO2O x AO, A3O x BO, B4O x ABA, B5A x AO, A6A x BO, A, B, AB7A x ABA, B, AB8B x BO, B9B x ABA, B, AB10AB x ABA, B, AB Không thể dựa vào nhóm máu A, B, AB, O để xác định chắc chắn 2 người có cùng huyết thống hay không. Việc xác định 2 người có cùng huyết thống hay không chủ yếu dựa vào xét nghiệm ADN. Tuy nhiên, việc làm xét nghiệm ADN là khá tốn kém. Vì vậy, nếu mục đích của người đi làm xét nghiệm ADN chỉ vì không cùng nhóm máu là không cần thiết, vì trên thế giới có 4 nhóm máu mà có đến 8 tỉ người, đâu phải cứ trùng nhóm máu là người thân thuộcIII/ Bài tập minh họa:Bài 1. Hệ nhóm máu của người được quy định bởi các gen alen sau đây:Máu A do alen IA quy định, kiểu gen IA IA và IA IOMáu B do alen IB quy định, kiểu gen IB IB và IB IOMáu AB có kiểu gen IA IB Máu có kiểu gen IO IO a) Bố mẹ sinh được 4 người con mang 4 nhóm máu khác nhau thì kiểu gen và kiểu hình của bố, mẹ như thế nào? b) Trong một nhà hộ sinh, có 2 trẻ sơ sinh: một trẻ có máu O và một trẻ có máu B. Do sơ xuất, những người phục vụ đã nhầm lẫn bố mẹ của hai trẻ trên. Hãy xác định chính xác bố mẹ của mỗi đứa trẻ trên, biết một cặp bố mẹ có máu AB và máu O, cặp bố mẹ còn lại có máu A và máu B. c) Có hai anh em sinh đôi cùng trứng: Người anh có vợ máu A, sinh con có máu B và AB Người em có vợ máu B, sinh con máu A và máu AB Hãy xác định kiểu gen của những người trong gia đình trên. Biết mọi quá trình giảm phân và phát triển của hợp tử diễn ra bình thường. III/ Bài tập minh họa:Bài 2. Có 3 cháu bé và 3 cặp vợ chồng. Trong đó: Bé X có nhóm máu A Bé Y có nhóm máu O Bé Z có nhóm máu AB Cặp 1: chồng máu B, vợ máu A Cặp 2: chồng máu AB, vợ máu B Cặp 3: chồng có máu AB, vợ có máu O. Vận dụng kiến thức di truyền về nhóm máu, em hãy trả 3 cháu bé trên về đúng với bố mẹ của chúng.III/ Bài tập minh họa: Bài 3. Do sơ xuất người ta đã nhầm lẫn bố mẹ của 2 trẻ sơ sinh: 1 đứa nhóm máu A, 1 đứa máu O. Bà mẹ thứ nhất có máu A nhận ngay đứa bé máu A là con mình, bà mẹ thứ hai có máu B đành nhận đứa bé còn lại có máu O, nhưng không yên tâm nên yêu cầu bệnh viện kiểm tra lại nhóm máu của 2 ông bố: ông bố thứ nhất có máu O, ông bố thứ hai có máu A. Lúc này lại xảy ra hiện tượng tranh dành con ngược lại của hai ông bố. a) Chỉ bằng kết quả về nhóm máu đã xác định được đứa trẻ nào là con của gia đình nào chưa? b) Hãy đề xuất phương pháp giúp 2 gia đình trên nhận đúng con mình?B- BÀI TẬP VỀ DI TRUYỀN Ở NGƯỜI( PHẢ HỆ): I/ Một số kí hiệu trong sơ đồ phả hệ: Nam, nữ bình thường ( hoặc bị bệnh) Nam, nữ bị bệnh ( hoặc bình thường) Nam, nữ kết hôn và sinh con. I, II, III, IV số thứ tự của thế hệ 1, 2, 3, .. số thứ tự của từng cá thểII/ Cách giải bài toán: 1- Xác định tính trạng trội- Tính trạng lặn Căn cứ vào sơ đồ phả hệ rút ra: - Tính trạng trội - Tính trạng lặn - Quy ước gen 2- Xác định vị trí gen trên Nhiễm sắc thể Về mặt di truyền, có các khả năng sau: gen nằm trong nhân; gen nằm ngoài nhân, nếu gen ngoài nhân thì con sinh ra ( cả trai lẫn gái) đều giống mẹ. Gen nằm trong nhân có 3 khả nằng: gen nằm trên NST X mà không có alen trên NST Y; gen nằm trên NST Y mà không có alen trên NST X; gen nằm trên NST thường. Vậy làm sao để xác định gen nằm trên NST X, NST Y hay trên NST thường?II/ Cách giải bài toán Ta dùng phép phản biện: a) Gen không nằm trên NST X: Cha mang tính trạng trội mà con gái mang tính trạng lặn; Mẹ mang tính trạng lặn mà con trai mang tính trạng trội. Ví dụ: P: XAY F1 : XaXa P : XaXa F1 : XAY Không thỏa mãn di truyền chéo Suy ra, Gen quy định tính trạng không nằm trên NST X.II/ Cách giải bài toánb) Gen không nằm trên NST Y: Cha mang tính trạng trội mà con trai mang tính trạng lặn; Cha mang tính trạng lặn mà con trai mang tính trạng trội : Không thỏa mãn di truyền thẳng Gen quy định tính trạng không nằm trên NST Y Vậy gen không nằm trên nhiễm sắc thể X, cũng không nằm trên nhiễm sắc thể Y → gen nằm trên nhiễm sắc thể thường3- Xác định kiểu gen.III/ Bài tập minh họa Bài tập 1. Xét bệnh Pheninketo niệu, người ta đã lập được sơ đồ phả hệ một dòng họ như sau: 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13BệnhIIIIIIa) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? b) Gen quy định bệnh nằm trên nhiễm sắc thể nào?III/ Bài tập minh họaBài tập 2: Nghiên cứu sự di truyền bệnh loãng cơ ở một dòng họ thu được sơ đồ phả hệ sau:Xác định quy luật di truyền của gen quy định bệnh nói trên?BệnhIII/ Bài tập minh họa Bài 3. Sơ đồ sau đây mô tả bệnh di truyền ở người do 1 trong 2 alen của 1 gen quy định. Hãy cho biết những người chưa xác định chính xác kiểu gen? 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20BệnhIIIIIIIVKẾT LUẬN Tôi đã vận dụng chuyên đề trên vào dạy học sinh học lớp 9 ở trường THCS Nhơn Thọ cho cả đại trà lẫn bồi dưỡng HSG. Nhờ áp dụng phương pháp này cùng với sự trao đổi kinh nghiệm thường xuyên với đồng nghiệp, tôi thấy kết quả bộ môn sinh học ở lớp tôi đã dạy được nâng lên rõ rệt, tạo cho học sinh sự say mê học tập bộ môn. Vì thời gian báo cáo có hạn nên nội dung chuyên đề còn ít, mong quý thầy cô giáo đóng góp ý kiến và bổ sung. Xin chân thành cảm ơn!KÍNH CHÚC SỨC KHỎE QUÝ THẦY CÔ GIÁOTRÂN TRỌNG CẢM ƠN
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mon_sinh_hoc.ppt