Sáng kiến kinh nghiệm Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại trường mầm non

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Dân chủ là tư tưởng cơ bản xuyên suốt quá trình cách mạng. Cái cốt lõi trong tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh là lấy dân làm gốc. Bản chất dân chủ là quyền làm người. Người nói: “ Lãnh đạo một nước mà để cho nước mình lạc hậu, bị thiệt thòi trong hưởng hạnh phúc con người cũng là mất dân chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Người đánh giá rất cao về dân chủ: Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân. Thực hành dân chủ là chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn.

Người đặc biệt chú ý tới việc thực hiện quyền lực của nhân dân ở cơ sở. Để nhân dân có điều kiện tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước với tư cách là người chủ thực sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu cán bộ, đảng viên phải luôn luôn: Vì nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc chúng ta: Nước lấy dân làm gốc, dân lấy cuộc sống làm đầu, chế độ ta là chế độ của dân, do dân. Dân theo Đảng đứng lên đánh đuổi kẻ thù giành lấy chính quyền mà có được. Các cấp chính quyền và đoàn thể từ trung ương đến địa phương, cơ sở là do nhân dân bầu cử ra. Do vậy, mỗi cán bộ phải vì dân, hết lòng phục vụ mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Theo người phương thức cơ bản của dân chủ cơ sở là “dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”.

Người đã đưa ra một quy định làm việc khoa học như sau: Trước hết phải làm cho dân biết: “Phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi người dân hiểu rõ rằng: việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được”; Người yêu cầu: “Phải đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết” và “việc gì có lợi cho dân thì phải làm cho kỳ được. Việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh” .

Khi dân đã được biết, được hiểu thì phải tạo điều kiện cho dân được bàn bạc thực sự, bàn tất cả mọi vấn đề và mọi người đều được tham gia bàn bạc: “Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt ra kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương”. “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý” và từ đó họ “tự do phục tùng chân lý” . Hiệu quả của mọi công việc đều có nguồn gốc từ đây bởi ở đây, nhân dân đã phát huy được quyền dân chủ bằng năng lực và sức sáng tạo của mình.

 

doc15 trang | Chia sẻ: haitina33 | Lượt xem: 1234 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình. 
Sau khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc và được xây dựng kế hoạch của địa phương mình, cơ sở mình, họ sẽ dùng chính sức lao động của họ vào những việc làm, hành vi, nhiệm vụ cụ thể một cách tự giác Lúc này nhiệm vụ của lãnh đạo là “động viên và tổ chức cho toàn dân ta thi hành, phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân”, phải biết “đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân” có như vậy mới động viên được đông đảo nhân dân tích cực tham gia và thực hiện mọi kế hoạch của địa phương cơ sở.
“Khi thi hành xong phải cùng với nhân dân kiểm thảo lại công việc, rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng” . Đây là công đoạn cuối cùng của quy trình tiến hành thực hiện dân chủ của mỗi tổ chức, đơn vị, địa phương, cơ sở. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng việc kiểm tra, rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp chúng ta thực hiện tốt những nhiệm vụ khác. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ kiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động và lề lối làm việc sao cho dân chủ. Kiểm tra chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, được đánh giá một cách khách quan, được tiến hành bằng những giải pháp khéo léo, tinh tế mà Người gọi là “phải kín đáo”. Thanh tra chỉ có hiệu lực nếu được tiến hành một cách đột xuất hiện và bất ngờ.
Thực tế cho thấy, ở đâu và lúc nào thực hiện tốt dân chủ cơ sở thì ở đó đoàn kết, tập hợp được quần chúng nhân dân, tích cực tham gia và đạt kết quả toàn diện, vững chắc. Ngược lại, nơi nào xem nhẹ dân chủ, để mất dân chủ, cán bộ xa rời quần chúng nhân dân, quan liêu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, không lắng nghe, tôn trọng và không quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của quần chúng nhân dân thì nơi ấy sẽ rất khó thực hiện đúng và đưa ra chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đến với người dân, sẽ không thể nào có kết quả cao.
Dân chủ cơ sở cũng là một trong những tư tưởng cơ bản xuyên suốt trong tư tưởng dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng dân chủ của Người luôn xoay quanh cái cốt lõi: Dân là gốc. Dân là gốc thì dân phải là chủ và dân phải làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân. Người đánh giá rất cao về dân chủ: Dân chủ là thứ quý báu nhất của nhân dân. Thực hành dân chủ là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. 
1.2. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Ngày 27-3-2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”, có xác định mục đích: “Tạo ra phong trào rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức, lối sống”.
Năm 2005, Bộ Chính trị khóa IX đã quyết định làm điểm việc tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Trên cơ sở kết quả việc làm điểm, ngày 7-11-2006, Bộ Chính trị khóa X ban hành Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Đại hội Đảng lần thứ XI yêu cầu đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cán bộ, đảng viên, của các chi bộ, tổ chức đảng và các tầng lớp nhân dân. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, ngày 14-5-2011, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Sau 5 năm thực hiện, Chỉ thị số 03-CT/TW đã đạt được kết quả bước đầu, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, có những đóng góp đáng khích lệ vào sự phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống của nhân dân, thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn có những hạn chế, chưa trở thành việc làm thường xuyên, chưa thành ý thức tự giác của không ít tổ chức đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị và một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định “đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Mục đích, yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được xác định cao hơn, phạm vi rộng hơn so với Chỉ thị 06-CT/TW và Chỉ thị 03-CT/TW. Trong đó, nhấn mạnh, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là về tư tưởng chính trị và các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.
Lần đầu tiên trong Văn kiện Đại hội XII của Đảng khẳng định xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh không chỉ về chính trị, tư tưởng, tổ chức, mà còn nhấn mạnh xây dựng Đảng về đạo đức. Ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, với trọng tâm là học tập và làm theo phong cách, tác phong Hồ Chí Minh về: dân chủ, nêu gương, quần chúng, khoa học, nói đi đôi với làm.., với mục tiêu tạo động lực mới trong việc đổi mới phong cách, tác phong công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cấp, các ngành.
1.3. Quy chế dân chủ ở cơ sở: 
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; góp phần xây dựng đội ngũ, công chức, viên chức là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước. Qua đó, giúp phòng ngừa, ngăn chặn và chống các hành vi tham nhũng, lãng phí,quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân.
Việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan, đơn vị phải gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở cơ quan, đơn vị; chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ; phát huy vai trò của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và của các tổ chức đoàn thể quần chúng của cơ quan, đơn vị. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiếp pháp và pháp luật; kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức và quyền làm chủ của nhân dân, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. 
 Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất những điều Luật Giáo dục quy định theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; đảm bảo cho công dân, cơ quan, tổ chức được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là của dân, do dân và vì dân.
 Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng trí tuệ của hiệu trưởng, nhà giáo, người học, đội ngũ cán bộ, công chức trong nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội, thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và luật pháp Nhà nước.
Nguyên tắc thực hiện dân chủ trong nhà trường: Mở rộng dân chủ phải đảm bảo có sự lãnh đạo của tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện trách nhiệm của Hiệu trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức, các đoàn thể trong nhà trường. Thực hiện dân chủ trong nhà trường phù hợp với Hiến pháp và pháp luật; quyền phải đi đôi với nghĩa vụ và trách nhiệm; dân chủ phải gắn liền với kỷ luật, kỷ cương trong nhà trường. Xử lý nghiêm minh những hành vi lợi dụng dân chủ, xâm phạm quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động của nhà trường. 
	2. Thực trạng vấn đề:
 	2.1. Thuận lợi:
	Các văn bản chỉ đạo hướng dẫn về thực hiện Quy chế dân chủ được thường xuyên cập nhật. Lãnh dạo Ủy ban nhân dân Quận, Phòng giáo dục, Công đoàn giáo dụcluôn sát sao trong chỉ đạo thực hiện dân chủ tại cơ sở, các trường học ngay từ đầu năm học và trong suốt quá trình thực hiện.
	Chỉ thị số 23-CT/TW về “Đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn mới”; Chỉ thị 06-CT/TW về tổ chức Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 03-CT/TW về “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, được 100% CBGVNV hưởng ứng thực hiện, áp dụng vào các hoạt động chuyên môn, nhiệm vụ được phân công phụ trách.
	Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, luôn nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước.
2.2. Khó khăn:
	Trường mới thành lập, đội ngũ cán bộ trẻ, mới nhận nhiệm vụ quản lý, kinh nghiệm còn hạn chế.
	Trường thực hiện công tác chuyên môn chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, nên thời gian nghiên cứu tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng của người về dân chủ; các tài liệu, văn bản về thực hành dân chủ ở cơ sở chưa nhiều.
Đa số giáo viên, nhân viên mới đi làm, tuổi đời, tuổi nghề còn non trẻ, chưa mạnh dạn trong việc tham mưu ý kiến xây dựng thực hiện Quy chế dân chủ tại đơn vị.
3. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tại trường mầm non
3.1. Nghiên cứu tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết về Dân chủ và thực hành dân chủ ở cơ sở: 
Quan điểm, tư tưởng của Bác về dân chủ được thể hiện trong rất nhiều tài liệu, tác phẩm, bài viết và cũng được nói rõ trong hiến pháp: “ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”.
Ngoài tự bản thân nghiên cứu các tài liệu về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong tủ sách thư viện của nhà trường, tôi cũng quan tâm vận động sưu tầm sách về Bác từ nguồn kinh phí của trường, từ phong trào ủng hộ sách cho nhà trường từ CBGVNV và cha mẹ học sinh.
 Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của các tổ, tôi hướng dẫn các đ/c Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, dành thời gian cho giáo viên, nhân viên, cùng đọc các tài liệu, tác phẩm về Bác. Hoặc thông qua các buổi họp Hội đồng trường, tôi dành 5 đế 10 phút để đưa nội dung kể chuyện, nói về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói chung, về tư tưởng về dân chủ của Bác nói riêng.
(Hình ảnh họp CBGVNV)
3.2. Nghiên cứu, vận dụng, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động nhà trường tới 100% CBGVNV và Cha mẹ học sinh:
	Ngay từ khi nhận nhiệm vụ quản lý nhà trường và từ đầu các năm học, tôi luôn cập nhật các văn bản mới nhất về thực hiện Quy chế dân chủ trong trường học, hoạt động phối hợp của các Ban nghành đoàn thể trong nhà trường như: Công đoàn, đoàn thanh niên, Ban thanh tra nhân dântrong thực hiện Dân chủ trong các hoạt động của nhà trường. Nghiên cứu rõ chức trách, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, từng các nhân trong Nhà trường khi thực hiện Quy chế dân chủ.
	Trước khi tổ chức xây dựng Quy chế dân chủ tại đơn vị, tôi cho phát các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện đến tận tay 100% CBGVNV để nghiên cứu, công khai tại bảng thông tin nội bộ, bảng công khai dân chủ và bảng tuyên truyền của nhà trường. Sau đó, thông qua cuộc họp của các tổ công đoàn, họp công đoàn, đàn thanh niên, hội đồng trường, trao đổi, thảo luận về nội dung các văn bản hướng dẫn đó. Trên cơ sở đó, giao nhiệm vụ cho Công đoàn phối hợp với chính quyền xây dựng Quy chế dân chủ, Quy chế khen thưởng, Quy chế hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công lấy ý kiến của công đoàn viên thông qua các cuộc họp tổ Công đoàn. 
3.3. Tổ chức Hội nghị cán bộ cán bộ, công chức, viên chức: Thông qua Quy chế dân chủ:
	Tổ chức Hội nghị cán bộ, công chứ viên chức theo đúng quy trình hướng dẫn của Công đoàn Ngành: Họp BGH, Ban liên tịch thống nhất quy trình, nội dung tổ chức hội nghị. Lấy ý kiến của toàn thể CBGVNV về Quy chế Dân chủ thông qua các cuộc họp tổ công đoàn, họp Hội đồng trường, họp trù bị. Sau khi, lấy ý kiến của CBGVNV trong các cuộc họp, Nhà trường phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị cán bộ, công chức viên chức để thông qua chính thức Quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị.
(Hình ảnh Hội nghị CBCCVC)
3.4. Công khai các hoạt động của nhà trường theo tư tưởng của Bác “Dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra”:
	Ngoài các văn bản hướng dẫn thực hiện dân chủ, tôi thực hiện chỉ đạo thực hiện đúng các văn bản “Ba công khai, bốn kiểm tra”; Công tác tự kiểm tra nội bộ; Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân; Công tác thu chi, tài chính, quyền lợi, chế độ của người lao động, của học sinh, phụ huynh..
	Hàng tháng, công khai các văn bản chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, UBND Quận, Phòng giáo dục.tới 100% CBGVNV, cha mẹ học sinh, trước khi thực hiện qua: văn bản phát cho CBGVNV, bảng tuyên truyền, cổng thông tin điện tử, các cuộc họp.
	Lập hồ sơ công khai gồm nội dung các văn bản, các hoạt động, kết quả kiểm tra giám sátHồ sơ thi đua bao gồm các biên bản họp của các tổ, biên bản họp của Hồi đồng thi đua, thông báo công khai kết quả; Hồ sơ tự kiểm tra nội bộ; Hồ sơ quy hoạch; Hồ sơ thu chi; Hồ sơ hoạt động công đoàn, Ban thanh tra nhâ dân.
	Trước khi tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường, tôi thực hiện đúng phương châm “Tập thể lãnh đạo, cá nhân chịu trách nhiệm:, trong các cuộc họp trường thực hiện đúng nguyên tắc “Tập trung dân chủ”. Tôi luôn lưu ý học tập tấm gương của Bác trong tác phong lề lối làm việc: Khoa học, giản dị, gần gũi đồng nghiệp; Việc gì có lợi cho nhà trường, cho học sinh, cho phụ huynh cho cán bộ, giáo viên nhân viên, cho tập thể nhà trường thì quyết tâm làm bằng được; việc gì có hại cho sư phát triển của nhà trường thì tuyệt đối không thực hiện. 
	Luôn lắng nghe ý kiến của mọi người để cùng xây dựng nhà trường đoàn kết, uy tín với cha mẹ học sinh. Coi trọng lợi ích của tập thể trước lợi ích của cá nhân. Và làm gương trong công tác xây dựng Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực và rèn luyện đạo đức nhà giáo trong công tác.
3.5. Nghiêm túc thực hiện các Nội quy, Quy chế của đơn vị:
	Việc thực hiện các nội quy, quy chế trong đơn vị được theo dõi đánh giá hàng tháng, tổng kết học kì, cuối năm. Các tấm gương điển hình được tuyên dương, khen thưởng tại đơn vị và báo cáo lên cấp trên để kịp thời khen thưởng. 
	Các tổ tự giám sát, nhắc nhở để các đ/c CBGVNV tự giác thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo đúng các quy định đã được tập thể nhất trí thông qua. Các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện sẽ được chỉnh sửa bổ sung thông qua các cuộc họp Hội đồng, họp cuối kìđể kịp thời phù hợp với hoạt động thực tế của đơn vị.
	Trong công tác phân công nhiệm vụ, phân công nhân sự, tôi luôn chú ý đến việc phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực chuyên môn của người lao động. Ngoài việc, phân công người nhiều kinh nghiệm kèm người mới, còn thiếu kinh nghiệm, tôi luôn chú trọng đến việc giao nhiệm vụ gắn với quyền lợi, quyền tự chủ trong công việc, và tự chịu trách nhiệm về công việc được phân công. Nên tạo được lề lối làm việc tự giác, trách nhiệm cao trong công tác, đặc biệt là phát huy được năng lực cá nhân trong làm việc nhóm, quyền lợi của cá nhân gắn với quyền lợi của nhóm, của tập thể, của nhà trường. Phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường; mọi cá nhân đều được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra. 
	Trong công tác quản lý, tôi luôn chú trọng tính khách quan, công bằng, giải quyết mọi vấn đề trên phương diện nhìn nhận tổng quan; yêu cầu người lãnh đạo nhà trường, trưởng các bộ phận, đảng viên thực hiện gương mẫu, đi đầu trong các nhiệm vụ được giao, gặp việc khó, thì phải thực hiện đúng phương châm “cán bộ đi trước, làng nước đi sau”; khi chia sẻ lợi ích thì đặt lợi ích của quần chúng lên trước, cán bộ, đảng viên ở phía sau. 
Khách quan trong đánh giá, xét thi đua khen thưởng công bằng, đủ tình đủ lý. Hướng 100% CBGVNV, luôn đặt lợi ích của học sinh, phụ huynh và nhân dân lên hàng đầu, đặt việc xây dựng uy tín của nhà trường làm trọng tâm, tận tình quan tâm tới học sinh, phụ huynh và nhân dân: “ Vui lòng phụ huynh đến, vừa lòng phụ huynh đi”; “ giáo viên yêu học sinh như con”. CBGVNV luôn gương mẫu thực hiện giao tiếp ứng xử đúng mực, hòa nhã, thân thiện với cha mẹ học sinh, nhân dân và đồng nghiệp, tạo môi trường sư phạm trong quan hệ ứng xử tại đơn vị.
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:
	Từ năm học 2013 – 2014 đến nay, tập thể nhà trường luôn đoàn kết thực hiện tốt các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ. 100% CBGVNV nhiệt tình, tự giác trong các nhiệm vụ được giao. 
	Trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp Quận, các đợt kiểm tra liên ngành đạt loại tốt. Đánh giá kiểm định chất lượng đạt cấp độ III. Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. 
	Cha mẹ học sinh, phụ huynh, nhân dân tin tưởng gửi con em tại trường, tháng 8/2013 tổng số học sinh toàn trường là 113 cháu, đến nay số học sinh toàn trường là 500 cháu. Trường luôn được các cấp lãnh đạo đánh giá cao trong công tác quản lý điều hành thực hiện các nhiệm vụ nói chung và thực hiện Quy chế dân chủ nói riêng.
III. KẾT LUẬN , KHUYẾN NGHỊ
1/ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một nội dung rất cần thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ Quốc. Học tập Bác trong nhà trường càng cần thiết cho từng cán bộ, giáo viên nhân viên để trau dồi đạo đức nhà giáo đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội công nghiệp hóa hiện đại hóa tiến lên Chủ nghĩa xã hội. 
2/ Tư tưởng của Bác về dân chủ là sợi chỉ đỏ cho việc nêu cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên trong việc đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, lấy dân làm gốc “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”
3/ Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục nói chung và công tác thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở chính là cốt lõi của việc xây dựng đoàn kết nội bộ, làm nền tảng cho việc xây dựng môi trường sư phạm mang tính giáo dục cao, tạo niềm tin yêu của cha mẹ học sinh, nhân dân đối với thày cô giáo và nhà trường. Bên cạnh đó, thực hiện tốt quy chế dân chủ, chính là tạo môi trường làm việc thân thiện, gắn bó cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đối với nhà trường, là môi trường tốt để rèn luyện và phát huy đạo đức nhà giáo trong nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ.
Xin chân thành cảm ơn!
IV/TÀI LIỆU KHAM KHẢO:
1 – Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, . (Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Sự thật)
2 – Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân. (Toàn tập, ST, 1987)
3 – Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa cách mạng tiến lên. (Toàn tập, ST, 1989)
4 – Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. (Toàn tập, ST, 1984)
5 – Nghị định số 04/2015/NĐ-CP, ngày 09/01/2015 Về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
6- Quyết định số 04/QĐ-BGDĐT/ ngày 01/03/200của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành “ Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động nhà trường”

File đính kèm:

  • docquanlyhoangdieulienmntuoihoadoc_261220179.doc
Sáng Kiến Liên Quan