Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm - Phiếu tích lũy điểm

Trong kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và cũng nhằm nâng cao chất lượng dạy –học trong nhà trường, yêu cầu mỗi giáo viên phải có ít nhất một đổi mới phương pháp dạy học. Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi tích lũy được một phương pháp dạy học (và cũng là một kinh nghiệm riêng của tôi) trong “Đổi mới phương pháp dạy học” như sau:

 Một trong những phương pháp phát huy tính tích cực, tự chủ , độc lập suy nghĩ của HS, một trong những phương pháp phát huy tinh thần đồng đội, rèn kỹ năng sống cho HS, đó là phương pháp hoạt động thảo luận theo nhóm. Đây là phương pháp (của riêng tôi) phối hợp giữa hoạt động nhóm và ghi điểm cho từng thành viên thông qua phiếu tích lũy điểm.

 Trong quá trình hoạt động nhóm, nhiều nhóm hoàn thành xuất sắc, GV cần phải tuyên dương và nếu không cho điểm thì cũng uổng. Nhưng cho điểm bằng cách nào? Nhiều GV lúng túng, chỉ chọn những giải pháp tạm thời mà thôi. Có GV lấy điểm đó cho vào điểm miệng, điều này không đúng vì đây là điểm của tập thể nhóm chứ không phải của cá nhân. Có GV cộng vào điểm kiểm tra miệng. Điều này hợp lí hơn. Nhưng không thể cộng nhiều lần được vì mỗi HS chỉ được kiểm tra miệng một lần thôi.Vậy, để cho điểm một cách thường xuyên tôi nghĩ đến việc thành lập phiếu ghi điểm.

 

doc12 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2766 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động nhóm - Phiếu tích lũy điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy của mình, tôi tích lũy được một phương pháp dạy học (và cũng là một kinh nghiệm riêng của tôi) trong “Đổi mới phương pháp dạy học” như sau:
 Một trong những phương pháp phát huy tính tích cực, tự chủ , độc lập suy nghĩ của HS, một trong những phương pháp phát huy tinh thần đồng đội, rèn kỹ năng sống cho HS, đó là phương pháp hoạt động thảo luận theo nhóm. Đây là phương pháp (của riêng tôi) phối hợp giữa hoạt động nhóm và ghi điểm cho từng thành viên thông qua phiếu tích lũy điểm.
	Trong quá trình hoạt động nhóm, nhiều nhóm hoàn thành xuất sắc, GV cần phải tuyên dương và nếu không cho điểm thì cũng uổng. Nhưng cho điểm bằng cách nào? Nhiều GV lúng túng, chỉ chọn những giải pháp tạm thời mà thôi. Có GV lấy điểm đó cho vào điểm miệng, điều này không đúng vì đây là điểm của tập thể nhóm chứ không phải của cá nhân. Có GV cộng vào điểm kiểm tra miệng. Điều này hợp lí hơn. Nhưng không thể cộng nhiều lần được vì mỗi HS chỉ được kiểm tra miệng một lần thôi.Vậy, để cho điểm một cách thường xuyên tôi nghĩ đến việc thành lập phiếu ghi điểm.
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận:
Hoạt động nhóm là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki - Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình. Ông cha ta cũng đã từng nói: "học thầy không tầy học bạn" mặc dù vẫn nói "không thầy đố mày làm nên". Hoạt động nhón chính là học hỏi lẫn nhau, trao đổi kiến thức với nhau giữa các bạn trong nhóm. 
Hoạt động nhóm chính là quá trình tương tác, hợp tác giữa người học trong nhóm dưới sự điều khiển của người dạy (GV) và tác động của môi trường nhằm hướng đến mục tiêu chung và giải quyết các nhiệm vụ nhận thức.Tổ chức hoạt là quá trình giáo viên thiết kế, điều hành các mối quan hệ tương tác giữa các học sinh với nhau nhằm giúp họ đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động nhóm chính là xuất phát từ động cơ học tập đúng đắn. Trong HĐN, động cơ của các cá nhân đã tạo nên động cơ hoạt động cho nhóm, thúc đẩy các HS tương tác, tích cực hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng nhận thức. Ngoài ra, HS không chỉ dừng lại ở việc "nghe giảng", tiếp thu, lĩnh hội tri thức một chiều mà họ cần tích cực hoạt động và phối hợp cùng làm việc để khai thác tiềm năng trí tuệ của họ và đạt được mục đích chung đề ra. Đặc biệt, sản phẩm của HĐN vừa có ý nghĩa tập thể vừa tạo ra sự phát triển nhận thức cho mỗi cá nhân vì nhiệm vụ nhận thức mà GV đặt ra nhanh chóng được giải quyết và mỗi HS chiếm lĩnh được hệ thống kiến thức, hình thành và rèn luyện các kĩ năng trong học tập.
Các hoạt động học tập của HS cần phải được đánh giá. Việc đánh giá càng thường xuyên, càng chi tiết thì càng giúp cho sản phẩm làm ra của mình (học sinh) càng hoàn thiện hơn. Đánh giá là khâu tất yếu, không thể thiếu trong hoạt động dạy và học. Nếu làm tốt khâu đánh giá sẽ tạo nên động lực thúc đẩy người học nỗ lực vươn lên và ngược lại, nếu khâu đánh giá “có vấn đề” sẽ để lại những hậu quả tai hại cho trí tuệ, nhân cách của người học. Đánh giá tốt ở đây là phải chính xác, công bằng, khách quan, không thiên vị, không vị nể và phải thoải mái, vô tư, không gây áp lực căng thẳng cho người học. Vì nếu tâm lý căng thẳng thì người học sẽ không nhận thức được hoặc nhận thức sai lệch bản thân mình. Nếu thầy cô đánh giá, cho điểm thiếu công bằng sẽ tạo nên tâm lí ức chế, chán nản, mất niềm tin và mất động lực phấn đấu ở giới trẻ. Ngược lại, nếu khâu chấm bài tốt thì mỗi con điểm sẽ tạo nên một động lực mới ở người học. Hơn nữa, trong khâu đánh giá, không những giáo viên đánh giá HS mà HS còn có thể tự đánh giá hoạt động học của mình và đánh giá lẫn nhau giữa các HS. Việc đánh giá bằng phiếu tích lũy điểm hoàn toàn không gây áp lực căng thẳng cho HS mà nó còn kích thích, động viên HS rất lớn. 
"Hoạt động nhóm – phiếu tích lũy điểm" hoàn toàn là phương pháp dạy học tích cực, hiện đại, phù hợp với quan điểm dạy học ngày nay của ngành là lấy người học làm trung tâm.
2.Cơ sở thực tiễn.
Trong ngành giáo dục nói chung và trường THCS Nghĩa Hòa nói riêng, phương pháp hoạt động nhóm đã và đang được áp dụng phổ biến và thường xuyên, nên đây là phương pháp mà chúng ta không thể xem thường được. Nhưng đối với trường THCS Nghĩa Hòa, việc áp dụng phương pháp này ra sao, hiệu quả như thế nào là vấn đề cần phải bàn. Có GV lên lớp trong những tiết thi tay nghề, thao giảng thường xem nhẹ phương pháp này, họ làm chỉ mang tính hình thức, đối phố. Còn những tiết dạy bình thường liệu có ai áp dụng phương pháp này không, ban giám hiệu chưa kiểm tra đươc. Có giáo viên đánh giá, cho điểm không phù hợp. Hầu hết việc đánh giá HS hoạt động nhóm, chuẩn bị bài mới, phát biểu xây dựng bài...chưa được GV quan tâm đến hoặc nếu có quan tâm thì còn rất sơ sài, qua loa mà thôi, chưa có kế hoạch cụ thể lâu dài. Thiết nghĩ việc sử dụng phương pháp này là một yêu cầu cấp thiết và phù hợp với thực trạng dạy học ngày nay của nhà trường, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
3.Cách phương phápthực hiện:
*Chia nhóm: thực hiện 2 bàn kề nhau làm thành 1 nhóm.Khi tiến hành thảo luận thì bàn trên quay xuống đối mặt nhau để thảo luận.Tổ chức nhóm như sau: 
 -Nhóm trưởng: có nhiệm vụ phân công, điều khiển hoạt đông của nhóm. 
 -Thư kí: ghi lại ý kiến trao đổi của nhóm phải có học lực khá hơn các thành viên khác.
 -Các thành viên: thực hiện nhiệm vụ được phân công.
+ GV chủ nhiệm cần phải phân công hợp lí các thành viên trong 1 nhóm.Trong nhóm phải có HS khá giỏi, hS yếu kém xen kẻ nhau. Không nên bố trí theo kiểu nhóm toàn HS khá giỏi, nhóm thì toàn HS yếu. Nhóm trưởng và thư kí phải có học lực tốt hơn các thành viên khác.
+ Thành lập sổ hoạt động nhóm: Mỗi nhóm nhất thiết phải có sổ hoạt động nhóm. Trong sổ, trang đầu là phiếu ghi điểm của nhóm. Mẫu phiếu như sau: 
TT
Họ và tên
Chức vụ
Điểm cộng
Điểm trừ.
1
Nguyễn văn Mít
Nhóm trưởng
2
Trần thị Ổi
Thư kí
3
Bùi văn Xoài
Thành viên
4
Lê thị Lựu
Thành viên
 Phiếu này dùng để cộng điểm và trừ điểm cho các thành viên sau khi hoạt động nhóm. Ngoài ra phiếu này có thể tích hợp cộng điểm và trừ điểm cho các mảng khác. Trong giảng dạy bộ môn Sinh, tôi thực hiện việc tích hợp này như sau:
- Cộng điểm cho trường hợp: nhóm hoạt động tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao; học sinh phát biểu xây dựng bài; HS chuẩn bị mẫu vật tốt; nền nếp lớp tốt (trường hợp này tất cả HS trong lớp đều được cộng điểm); đạt điểm cao trong kiểm tra một tiết, kiểm tra mười lăm phútKhi cộng điểm mang mẫu vật, tôi ra điều kiện lớp phải học nghiêm túc ngay từ dầu đến cuối tiết học thì cuối giờ mới được cộng điểm.
-Trừ điểm đối với trường hợp: HS không thuộc bài cũ; HS không chuẩn bị mẫu vật(trong trường hợp đó dễ tìm); HS không có vở bài tập, không kẻ bảng trước khi đến lớp; nền nếp lớp không ổn định(trường hợp này tất cả HS trong lớp đều phải bị trừ điểm và trừ điểm nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ vi phạm-Giờ B trừ 1 điểm, giờ C trừ 2 điểm); HS không phối hợp hoạt động nhóm sẽ không được cộng điểm.
 Cuối học kì GV tổng kết số điểm này lại và quy về thang điểm 10 và lấy điểm thay cho một cột 15 phút hoặc 1 cột thực hành. 
 Ngoài sổ hoạt động nhóm ra mỗi nhóm còn phải có 1 bảng phụ đi kèm với nam châm để gắn bảng phụ. 
 Như vậy, phương tiện hoạt động nhóm ở đây là: bảng phụ, nam châm, sổ hoạt động nhóm.
 Vở hoạt động nhóm và bảng phụ đều có chức năng là ghi lại kết quả bài làm của nhóm. Nhưng mỗi cái đều có ưu và nhược điểm riêng của nó.Vở hoạt động nhóm có ưu điểm là lưu lại được kiến thức, nhược điểm là khi trình bày HS chỉ đọc trong vở hoạt động nhóm.Việc tiếp nhận kết quả này của lớp phải phụ thuộc vào chất lượng đọc của đại diện nhóm đó, nhiều em đọc nhỏ quá, nhanh quá cả lớp không nghe kịp dẫn đến việc nhận xét đánh giá của nhóm khác không được chính xác. Còn bảng phụ của HS thì có ưu điểm là khắc phục được những nhược điểm của vở hoạt động nhóm mà tôi vừa nêu, nghĩa là khi HS mang bảng phụ lên gắn và trình bày, cả lớp sẽ có điều kiện theo dõi chặt chẽ hơn, kĩ hơn. nhưng nhược điểm của nó là không lưu được kết quả bài làm của nhóm và với bảng phụ nhỏ thì không thể ghi hết nội dung của vấn đề. Chính vì vậy, tùy theo đặc điểm của từng bài dạy mà tôi vận dụng linh hoạt 2 phương tiện này. 
	Việc hoạt động nhóm sẽ được thực hiện cho các tiết dạy có yêu cầu thảo luận nhóm. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm cho từng bài dạy như thế nào thì tùy thuộc vào mỗi giáo viên, vào đặc thù của từng bài. 
+Hoạt động nhóm thường được tiến hành cho những vấn đề tương đối khó cần phải có sự hỗ trợ của tập thể, không nên tiến hành ở những vấn đề quá dễ (điều này chỉ cần cá nhân trả lời là được). 
+Khi tiến hành thảo luận nhóm phải quy định thời gian hoạt động, thường là từ 4-10 phút đối với nhóm 4-6 em.
+ Trong quá trình thảo luận trong nhóm, các thành viên tham gia đóng góp ý kiến, nhóm trưởng sẽ chọn và thống nhất những ý kiến đúng , sau đó thư kí tiến hành ghi lại ý kiến đó vào vở hoạt động nhóm hoặc vào bảng phụ hoặc vào vở bài tập sinh học (loại vở có in sẵn đề bài, kẻ sắn các loại bảng). 
+ Khi hết thời gian thảo luận nhóm, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. GV nên tìm cách tạo cơ hội cho nhiều nhóm được báo cáo nếu có thể. Tùy theo thời gian, đặc thù từng bài mà GV chọn những cách báo cáo khác nhau. Có thể chọn đại diện nhóm ngẫu nhiên , hoặc có thể ưu tiên cho nhóm yếu...đứng lên báo cáo.
+Khi đánh giá kết quả thảo luận, đầu tiên GV cho các nhóm khác nhận xét, đánh giá trước . Sau đó GV mới đánh giá, nhận xét. Lưu ý là GV không nên giành của HS mà nói. Đánh giá, cộng điểm, trừ điểm phải công bằng, khách quan. Nhóm hoạt động tốt phải tuyên dương, cộng điểm, khích lệ trước lớp. Nhóm lười biếng, hoạt động không tốt phải phê bình nghiêm khắc trước lớp và tất nhiên là phải trừ điểm.
4.Đánh giá kết quả thực hiện:
a/Qua áp dụng thực hiện phương pháp này, tôi thấy có nhiều ưu điểm sau:
-Sự tích lũy điểm thường xuyên sẽ khuyến khích HS ham học hơn. Nó cũng giống như một trò chơi có tích lũy điểm vậy. Nhiều HS sẽ sẳn sàng vào cuộc một cách hào hứng phấn khởi. Mỗi HS sẽ phát huy năng lực của minh một cách tốt nhất. Và điểm cộng trong phiếu ghi điểm đó có thể nói là điểm thực chất vì nó kết tinh bởi mồ hôi, công sức của các em trong đó. So với điểm kiểm tra 15 phút, 1 tiết , nhiều lúc không phản ánh thực chất vì các em có thể coppy bài của bạn mình hoặc xem tài liệu.
-HS hoạt động tích cực hơn, phát biểu nhiều hơn.
-HS yếu kém cũng tham gia phát biểu xây dựng bài . Trong trường hợp này Gv nên ưu tiên cộng điểm để vực dậy các em yếu kém. 
-HS chuẩn bị mẫu vật nhiều hơn, làm thí nghiệm nhiều hơn ; sự chuẩn bị của học sinh sẽ có nhiều kết quả bất ngờ, như: có mẫu vật Gv tìm không có nhưng HS lại tìm có thậm chí tốt hơn.Việc chuẩn bị mẫu vật không phải chỉ có ở HS khá khá giỏi mà tất cả các đối tượng HS từ khá giỏi đến yếu kém đều có thể chuẩn bị được và chuẩn bị một cách tự giác. Thậm chí các em yếu kém chuẩn bị càng tốt hơn các em khá giỏi, vì mẫu vật đôi lúc vùng này có mà vùng khác không có.
-Số học sinh đạt 10 điểm khi tổng hợp lại là rất nhiều,có thể trên 80% học sinh đạt điểm 10, ít có HS dưới 5 điểm.
-Trong quá trình hoạt động nhóm, HS sẽ phối hợp tốt với nhau dẫn đến công việc đạt hiệu quả. Ví dụ khi tiến hành thí nghiệm, nhóm trưởng sẽ phân công các thành viên một việc làm thích hợp: bạn thì chuẩn bị vật liệu; bạn thì chuẩn bị dụng cụ, bạn giỏi hơn thì tiến hành làm thí nghiệm. Nhờ đó mà thí nghiệm được thực hiện thành công.
-Khắc phục được phần lớn tình trạng lớp ồn, thiếu nghiêm túc.
-Ngoài ra, phiếu ghi điểm khắc phục được nhược điểm của kiểm tra miệng hay kiểm tra 15 phút. Vì kiểm tra miệng hay 15 phút chưa hẳn là điểm kiểm tra thường xuyên. Lối kiểm tra này ít nhiều cũng gây nên áp lực tâm lí căng thẳng cho HS, còn đối với cách tích lũy điểm trong phương pháp của tôi hoàn toàn thoải mái, không có chút áp lực tâm lí nào cả, nó chỉ kích thích , động viên HS học tập chứ không có môt ép buộc nào cả.Và theo tôi, đây có thê là một hướng đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.
kết quả được thống kê số liệu cụ trong học kì I, năm học 2012- 2013 (được thực hiện ở một số lớp thí điểm) như sau:
Lớp
Dưới 5 điểm
Từ 5-6 điểm
7-9 điểm
10 điểm
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
6A=37 HS
0
0
15
40
13
35
9
25
6C= 36
2
5,5
3
8
11
30,5
20
56
 Số HS dưới 5 điểm thường rơi vào HS lưu bản, HS thiểu năng trí tuệ.
b/Nhược điểm của phương pháp này là:
 -Việc giao cho nhóm trưởng ghi điểm cho từng thành viên trong nhóm mình có thể xảy ra tình trạng gian lận điểm , GV cũng khó kiểm tra chặt chẽ ở khâu này. Để khắc phục nhược điểm này GV nên yêu cầu mỗi nhóm nộp một phiếu ghi điểm riêng cho GV để có thể kiểm tra theo xác suất.
-Trong tình trạng lớp quá ồn thì phương pháp này sẽ không phát huy tác dụng.
-Nếu điểm cộng trong phiếu ghi điểm quy về thang điểm mười như trên (trên 10 điểm được tính 10 điểm) thì những HS đã trên 10 điểm sẽ nảy sinh tâm lý tự thỏa mãn, không cần phải hoạt động nữa. Nhất là vào gần cuối học kỳ, đa số HS đều "no nê" điểm cộng và bắt đầu nảy sinh tình trạng lớp ồn, ít chịu hoạt động. Để khắc phục tình trạng này, GV cần phải có cách điều chỉnh hợp lý,ví dụ như vào gần cuối HK, GV trừ nhiều điểm hơn là cộng điểm sau mỗi lần vi phạm; hoặc có thể chia tỉ lệ điểm một cách hợp lý khi quy về thang điểm 10.
 Những nhược điểm của phương pháp này thiết nghĩ điều có thể kkhắc phục được.
	5.Một số vấn đề nảy sinh trong hoạt động nhóm:
Trong giảng dạy tôi thấy GV thực hiện theo những cách khác nhau, như:
+ Cho HS thảo luận trong nhóm trước, sau đó tổ chức các nhóm báo cáo kết quả, lần lượt mỗi nhóm báo cáo 1 câu hỏi. Cách này mới nhìn thì thấy nó có ưu điểm là HS sẽ quán triệt kiến thức hơn so với cách báo cáo một lần nhiều câu hỏi.Nhưng báo cáo như vậy sẽ tốn nhiều thời gian và trong 1 tiết dạy sẽ không đủ. Điều đó dẫn tới thời gian thảo luận trong nhóm rất ít, không đủ để hoàn thành một vấn đề thảo luận được đặt ra .Và như thế là thiếu thực tế. Nhiều giáo viên coi thời gian thảo luận chỉ mang tính hình thức mà thôi, có nghĩa là việc tổ chức thảo luận để đồng nghiệp mình dự giờ thấy được mình có áp dụng phương pháp mới này, ngoài ra không cần biết mình tổ chức có hiệu quả hay không.
+ Cách thứ hai mà tôi thường áp dụng là giành thời gian cho các thành viên trong nhóm thảo luận trước từ 5-8 phút. Sau đó gọi một đại diện đứng lên báo cáo kết quả thảo luận (có thể báo cáo một lần nhiều câu hỏi, ngược với cách trên là mỗi nhóm báo cáo một câu hỏi). Nhóm khác góp ý bổ sung. Đối với cách này có nhược điểm là HS dưới lớp khó có thể tiếp thu hết các báo cáo của nhóm đại diện. Để khắc phục nhược điểm này là cần phải yêu cầu đaị diện nhóm lên gắn bảng phụ và báo cáo kết quả thảo luận dựa trên bảng phụ. Hoặc GV có thể thu vở hoạt động nhóm rồi đọc lại kết quả cho cả lớp rõ.
+ Cách thứ 3: phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm, tức là phân công mỗi nhóm hoàn thành một nội dung bài học. Khi sử dụng cách này cần lưu ý: chỉ áp dụng đối với bài có các nội dung tương tự nhau hoặc không mang tính logic với nhau. Nếu các nội dung trong bài có sự gắn kết chặt chẽ với nhau có hệ thống thì không nên áp dụng phương pháp này. 
Trong quá trình thảo luận trong nhóm, nhiều em chỉ ngồi chơi mà thôi, phó mặc cho các thành viên khác. Thậm chí trong thảo luận nhóm chỉ có một em khá giỏi nào đó tự mình hoạt động, còn các thành viên khác không thèm làm, ngồi chơi hoặc làm việc riêng. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên nên yêu cầu không cộng điểm cho những bạn nào không hoạt động, đồng thời trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên phải theo dõi, quán xuyến lớp để nhắc nhở kịp thời.
 Những HS học yếu hoặc thuộc dạng HS cá biệt, thường sống cô lập với tập thể, ít chịu tham gia hoạt động nhóm cùng với tập thể. Do đó, Gv cần quan tâm đến những đối tượng này. Cần phải tránh phân biệt đối xử trong học sinh.
	Khi hoạt động nhóm, GV thường chọn những nhóm khá giỏi (nhất là các tiết dạy thao giảng, hay các tiết thi GV dạy giỏi, khảo sát tay nghề), một phần là do tâm lý lo ngại nhóm báo cáo không được thì sẽ cháy giáo án. Khi nhóm này báo cáo kết quả xong là ok, không còn gì để nói, không còn gì để tranh luận nữa, vì nhóm này báo cáo đúng hết, toàn diện quá, không có chỗ nào sai sót. Theo tôi, GV nên chọn nhóm có nhiều điểm chưa đạt lên báo cáo kết quả. Do nhóm này còn nhiều thiếu sót, chưa đúng nên HS cả lớp dễ nhận thấy và phát biểu tranh luận sôi nổi. Có như thế các em HS thuộc diện trung bình, yếu kém mới có thể nhận ra những điều chưa đúng ở mình và việc tiếp thu bài mới tốt lên được, tiết dạy mới đạt hiệu quả thật sự và HS mới tiếp thu bài sâu sắc. Nếu chọn nhóm toàn diện, cái gì cũng đúng hết thì sẽ không còn sự tranh luận sôi nổi nữa. 
	Một số GV khi thao giảng hay thi GV dạy giỏi, hay khảo sát tay nghề, khi thực hiện phương pháp này chỉ hình thức mà thôi, nghĩa là làm cho lấy có để đồng nghiệp thấy rằng mình có áp dụng phương pháp dạy học tích cực, còn hiệu quả ra sao thì không cần nhắc đến, chẳng hạn như mới cho HS quay xuống thảo luận là lập tức cho HS quay lên báo cáo kết quả, làm sao mà HS kịp suy nghĩ được. Trong trường hợp này nếu HS trả lời được chẳng qua là GV đã mớm bài trước mà thôi. Chúng ta cần phải phê bình nghiêm túc tinh trạng này để tẩy chay bệnh hình thức ra khỏi học đường.
Trên đây là một số thực tế nảy sinh trong phương pháp thảo luận nhóm. Tùy tình hình cụ thể của nội dung kiến thức bài dạy hoàn cảnh của lớp học mà chúng ta áp dụng sao cho phù hợp.
III.KẾT LUẬN
Tổ chức HOẠT ĐỘNG NHÓM là một trong những PP dạy học tích cực, có ý nghĩa quan trọng với người học lẫn người dạy. Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức giảng dạy, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên GV còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức, quản lý, đánh giá nhóm. Do vậy, HĐN chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Quá trình tổ chức HĐN cần phải được thực hiện theo một quy trình thống nhất và xuyên suốt từ khâu chuẩn bị đến khâu đánh giá trong điều kiện môi trường thân thiện và dựa trên sự tương tác hợp tác giữa người dạy và người học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ngày nay. Có như thế phương pháp mà tôi nêu ra mới phát huy hết hiệu quả của nó.
Thiết nghĩ đề tài này còn có nhiều điều sai sót cần phải chỉnh sữa, bổ sung.
Tôi rất mong sự đánh giá, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện và nhất là để tôi có một định hướng đúng trong áp dụng phương pháp dạy học này.
IV.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
-Giáo viên chủ nhiệm phân công nhóm và chỉ đạo các nhóm mua sắm phương tiện hoạt động nhóm ngay từ đầu năm học.
-Việc phân nhóm phải hợp lý, tránh phân nhóm tùy tiện. GVCN nên hạn chế việc chuyến đổi HS trong nhóm (tức chuyến HS từ nhóm này sang nhóm khác). Vì nếu thay đổi nhiều thì sẽ gây khó khăn trong việc cộng trừ điểm vào phiếu.
-GVCN, GVBM, học sinh trong lớp nên quan tâm giúp đỡ, động viên HS yếu kém, HS cá biệt, cố gắng làm sao đưa các em sống hòa nhập với tập thể lớp, với nhóm, tránh phân biệt đối xử với những đối tượng HS này.
-Ban giám hiệu nhà trường cần phải đề cao, tuyên dương khuyến khích GV áp dụng phương pháp mới này. Vì đây là phương pháp dạy học tích cực, ít nhất nó cũng nói lên tính tích cực, sự đánh giá công bằng, khách quan và thực chất.
 Nghĩa Hòa, ngày 12/12/2012
 Người thực hiện
 TRẦN CẢNH
MỤC LỤC
Đặt vấn đề ....................................................................... Trang 1.
Giải quyết vấn đề ............................................................ Trang 1
Cơ sở lí luận .................................................................... Trang 1
Cơ sở thực tiễn ................................................................ Trang 3
Biện pháp thực hiện .........................................................Trang 5
Đánh giá kết quả thực hiện ............................................. Trang 8
 Kết luận ...........................................................................Trang 10
 IV.Kiến nghị ..........................................................................Trang 11

File đính kèm:

  • docĐề tài HDN-Phieus ghi điểm.doc
  • docBìa kế hoạch ĐMPPDH.doc
Sáng Kiến Liên Quan