Sáng kiến kinh nghiệm Hoạt động dạy học nhóm theo định hướng phát triển năng lực học sinh
THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của BGH trường, đồng nghiệp nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn lịch sử.
- Giáo viên trẻ, chuyên môn Lịch sử, có tâm huyết với nghề.
- Một số học sinh vẫn yêu thích môn Lịch sử, hợp tác nhiệt tình với giáo viên trong tiết học.
2. Khó khăn
- Học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi.
- Trong tiết học thụ động, chỉ đọc nội dung SGK, ít tìm hiểu kiến thức mở rộng ngoài
- Bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú.
- Trường THCS Phong Thạnh Tây là một trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện để các em tiếp cận công nghệ thông tin rất khó.
- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, máy chiếu còn hạn chế, nghèo nàn về thiết bị dạy học lịch sử, chỉ có bản đồ, lược đồ, sơ đồ
- Gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em, chỉ chú trọng các môn chính Văn, Toán, Tiếng anh.
BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHÓM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Mai Thị Kiều Diễm Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Tây I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ nhiều năm qua. Hầu hết giáo viên hiện nay đã được trang bị lý luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Là một giáo viên chuyên môn Lịch sử, tôi đã suy nghỉ làm sao để học sinh có thể yêu thích môn Lịch sử, tiết Lịch sử không còn là tiết học nhàm chán, thầy cô không còn là người truyền thụ tri thức chính cho học sinh mà học sinh phải là người chủ động tìm kiếm tri thức đó trên cơ sở hướng dẫn, giao nhiệm của giáo viên. Để tiết học có thể sinh động hơn, học sinh được tự do thoải mái phát huy hết năng lực của mình. Chính vì những nguyên nhân trên nên tôi đã đề xuất biện pháp “ Hoạt động dạy học nhóm theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. II. THỰC TRẠNG 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm của BGH trường, đồng nghiệp nhiệt tình có nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy môn lịch sử. - Giáo viên trẻ, chuyên môn Lịch sử, có tâm huyết với nghề. - Một số học sinh vẫn yêu thích môn Lịch sử, hợp tác nhiệt tình với giáo viên trong tiết học. 2. Khó khăn - Học sinh vẫn xem nhẹ bộ môn Lịch sử và coi lịch sử là môn phụ, các em chưa thực sự tập trung tìm hiểu sâu bài học mà chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc những gì thầy cô cho ghi. - Trong tiết học thụ động, chỉ đọc nội dung SGK, ít tìm hiểu kiến thức mở rộng ngoài - Bộ môn Lịch sử vốn khô khan, dễ nhàm chán, nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù hợp nên các em không ưa thích, không hứng thú. - Trường THCS Phong Thạnh Tây là một trường vùng sâu, vùng xa, điều kiện để các em tiếp cận công nghệ thông tin rất khó. - Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, máy chiếu còn hạn chế, nghèo nàn về thiết bị dạy học lịch sử, chỉ có bản đồ, lược đồ, sơ đồ - Gia đình chưa quan tâm đến việc học của các em, chỉ chú trọng các môn chính Văn, Toán, Tiếng anh. III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Nhóm là hình thức học tập phát huy rất tốt khả năng sáng tạo nên hình thức này dễ phù hợp với các hoạt động cần thu thập ý kiến và phát huy sự sáng tạo. Điều quan trọng là học sinh cần phải biết mình làm gì và làm như thế nào khi tham gia làm việc nhóm. Chính vì thế, khi tổ chức cho học sinh học nhóm, giáo viên cần hướng dẫn đúng nhiệm vụ của các thành viên trong hoạt động nhóm và vai trò của giáo viên đối với việc tổ chức cho học sinh học nhóm. Để tránh việc tổ chức hoạt động nhóm mang tính hình thức, trong khi thảo luận nhóm, cần phân rõ vai trò của cá nhân, nhóm trưởng, thư kí nhóm và giáo viên. Cụ thể là: - Cá nhân: tự đọc, suy nghĩ, giải quyết nhiệm vụ, có thể hỏi các bạn trong nhóm về những điều mình chưa hiểu, thực hiện theo sự phân công nhiệm vụ của nhóm trưởng và yêu cầu của giáo viên. - Nhóm trưởng: thực hiện các nhiệm vụ cá nhân như những bạn khác, bao quát nhóm xem các bạn có khó khăn gì không, phân công công việc cụ thể cho các bạn dựa trên nhiệm vụ giáo viên giao. Tổ chức cho cả nhóm thảo luận những vấn đề khó khăn, thay mặt nhóm để liên hệ với giáo viên và xin trợ giúp, báo cáo tiến trình học tập nhóm, điều hành chốt kiến thức trong nhóm. Nhóm trưởng tạo cơ hội để mọi thành viên tự giác trong tự học, tích cực tham gia các hoạt động nhóm. Đối với các bạn nhút nhát thiếu tự tin, cần được khuyến khích nói nhiều, trao đổi nhiều, thể hiện nhiều trong hoạt động nhóm. Không để tình trạng một số thành viên làm thay, làm hộ các thành viên khác trong nhóm. Giáo viên lưu ý phân công học sinh luân phiên nhau làm nhóm trưởng để các em có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động học tập, nâng cao ý thức tự giác. - Thư kí của nhóm: thực hiện các nhiệm vụ của cá nhân như các bạn khác, là người ghi chép hoặc vẽ lại những nội dung trao đổi hoặc kết quả công việc của nhóm. Việc ghi chép này giúp nhóm tổng hợp công việc mình đã thực hiện để báo cáo trước cả lớp. Để việc tổng hợp ý kiến, công việc của nhóm được thú vị và hấp dẫn, giáo viên có thể cùng các em sáng tạo ra nhiều hình thức trình bày như tranh hoá hoặc sơ đồ hoá. - Vai trò của giáo viên: hướng dẫn thực hiện đúng tiến trình hoạt động nhóm + Trước khi tham gia họat động nhóm, cá nhân luôn có một khoảng thời gian để tự lĩnh hội kiến thức, chuẩn bị cho các hoạt động thảo luận trong nhóm. Cá nhân làm việc độc lập trong nhóm, nhưng vẫn có thể tranh thủ hỏi hay trả lời bạn trong nhóm, vẫn thực hiện các yêu cầu của của nhóm trưởng để phục vụ cho các hoạt động nhóm. + Các nhóm cùng đồng thời làm việc nên học sinh cần giữ trật tự, không nói quá to, không chạy đi, chạy lại trong lớp khi không cần thiết (như đi lấy nguồn tài liệu, lấy thiết bị dạy học cho nhóm,). Nhóm trưởng đề nghị một vài bạn nêu lại yêu cầu để tất cả các thành viên trong nhóm nhận biết được nhiệm vụ chung của nhóm. Các việc làm cần tuần tự thực hiện: Học sinh đọc thầm yêu cầu. Các thành viên trong nhóm suy nghĩ cá nhân hoặc có thể chia sẻ với bạn bên cạnh theo yêu cầu của hoạt động. Nhóm trưởng mời lần lượt các thành viên hoặc một vài bạn trong nhóm chia sẻ hoặc đưa ra ý kiến. Thống nhất kết quả hoạt động của nhóm. Nhóm trưởng có nhiệm vụ tổ chức tập hợp ý kiến các thành viên để có thể cử đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm trước lớp. + Chia nhóm: có rất nhiều cách chia nhóm khác nhau như chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo giới tính, chia nhóm thông qua trò chơi. Việc chia nhóm sẽ mất nhiều thời gian nên giáo viên cần lưu ý, giáo viên có chia sẳn nhóm đảm bảo mỗi nhóm bằng nhau về số lượng và năng lực học tương đương nhau, nhóm không quá nhiều em giỏi hoặc quá nhiều em học sinh yếu. Mỗi lần thảo luận cần chia lại nhóm để các em không ỷ lại, phát huy năng lực tự lập, sáng tạo. + Lựa chọn vấn đề thảo luận: Giáo viên cần chọn câu hỏi thảo luận phải có vấn đề, nếu câu hỏi có mở rộng, nâng cao thì giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu trước ở nhà. Giáo viên nên lựa chọn vấn đề thảo luận hấp dẫn, dễ chia sẽ, dễ huy động được nhiều ý kiến khác nhau, có tính kích thích chủ động làm việc của học sinh. Ví dụ: Lịch sử 9 bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950-1953), phần 2 quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc. Sau thất bại cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc, đại bộ phận Pháp rút khỏi Việt Bắc nhưng vẫn giữ lực lượng phòng ngự trên đường số 4 tại các điểm Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm. Giáo viên có thể đặt câu hỏi thảo luận: “ Tại sao chúng ta chọn Đông Khê để mở đầu cho chiến dịch.” Lúc này học sinh sẽ được phát huy năng lực tư duy, phân tích đưa ra các lí do lựa chọn: Đông Khê là mắt xích quan trọng nối Cao Bằng với Thất Khê Tiến công Đông Khê thì sẽ cô lập được Cao Bằng Đông Khê đóng quân ít, yếu hơn những nơi khác Chiếm Đông Khê sẽ làm cho con đường số 4 bị lung lây + Xác định và phân công nhiệm vụ cho các nhóm một cách cụ thể và rõ ràng. Đứng ở vị trí thuận lợi để dễ dàng quan sát các nhóm học sinh làm việc và có thể hỗ trợ kịp thời cho các nhóm. Không nên dành thời gian làm việc ở một nhóm quá lâu, đứng một chỗ ở khu vực bàn giáo viên. + Mời học sinh lên báo cáo kết quả, khi cần tạo tình huống để học tập, giáo viên có thể gọi học sinh còn yếu, còn khi cần biểu dương khích lệ học tập, giáo viên có thể gọi học sinh khá giỏi thay mặt nhóm để báo cáo. Có thể để 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, bình luận. + Lưu ý: Vai trò của nhóm trưởng là quan trọng. Vì vậy, giáo viên cần hình thành kĩ năng điều khiển nhóm cho các em và tạo cơ hội để mọi các em đều có thể làm nhóm trưởng. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Từ thực tế vận dụng hoạt động dạy học nhóm theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tôi đạt một số kết quả như sau: - Bảng thống kê trước khi áp dụng biện pháp: Lớp Giỏi-Khá Trung bình Yếu 9A1 51,6% 48,4% 0% 9A2 35,7% 53,1% 11,2% - Bảng thống kê kết quả sau khi áp dụng biện pháp: Lớp Giỏi-Khá Trung bình Yếu 9A1 76,8% 23,2% 0% 9A2 42,7% 55,1% 2,2% - Tỉ lệ xếp loại giỏi môn Lịch sử cuối HK I cao hơn năm trước, tỉ lệ yếu kém ngày càng giảm xuống. - Hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề, thiết kế tiến trình dạy học theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. - Các em học sinh bắt đầu thích thú tìm tòi, có chuẩn bị và xem bài trước khi đến lớp. Chủ động tìm kiếm các kiến thức bên ngoài liên quan đến nội dung bài trong tiết học. - Tiết học trở nên sôi nổi, các em hình thành được năng lực làm việc nhóm, hoạt động có hiệu quả, linh hoạt hơn. - Đề tài có tính khả thi, có thể áp dụng lâu dài và rộng rãi cho giáo viên dạy học Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. - Trong năm học 2020- 2021, có 2 em học sinh của trường tham gia thi học sinh giỏi cấp Thị xã môn Lịch sử và có 1 em đạt giải ba, 1 em đạt giải ba học sinh giỏi Lịch sử vòng Tỉnh. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trong dạy học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhưng trước đó, nhưng khi soạn giáo án, giáo viên phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. VI. KIẾN NGHỊ Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn trao đổi kinh nghiệm cho giáo viên để giáo viên có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình dạy học. Cho lưu hành các sáng kiến, biện pháp đạt giải trong các cuộc thi viết sáng kiến kinh nghiệm để giáo viên học hỏi, vận dụng vào dạy học. Thời gian nghiên cứu biện pháp chưa nhiều, kinh nghiệm giảng dạy còn ít, vì vậy không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp để cho biện pháp của tôi được hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn. ! Người viết Mai Thị Kiều Diễm Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Tây xác nhận biện pháp .....của giáo viên:..áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phong Thạnh Tây, ngày tháng năm 2021 HIỆU TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ GIÁ RAI TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH TÂY @&? BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHÓM THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Tên giáo viên: Mai Thị Kiều Diễm Môn: Lịch sử Năm học 2020- 2021
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hoat_dong_day_hoc_nhom_theo_dinh_huong.doc