Sáng kiến kinh nghiệm Hóa học và vấn đề bảo vệ môi trường trong giảng dạy bộ môn Hóa học trong nhà trường Trung học Phổ thông
Phương thức tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào bộ môn hóa học ở trường trung học phổ thông
1.2.1. Xác định hệ thống kiến thức giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Hóa học
Hệ thống kiến thức giáo dục môi trường ở trường trung học phổ thông ở nước ta hiện nay tập trung chủ yếu vào các môn học có liên quan đến môi trường nhiều như Hóa học, sinh học, địa lí, kĩ thuật nông nghiệp, công nghiệp, vệ sinh học đường, Giáo dục công dân
Nội dung kiến thức giáo dục môi trường trong bộ môn Hóa học
Phần đại cương: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của môi trường: môi trường là gì, chức năng của môi trường, bản chất hóa học trong sinh thái, hệ sinh thái, quan hệ giữa con người và môi trường, ô nhiểm môi trường
Phần hóa học vô cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ozon, khói mù quang học, mưa axit, hiệu ứng hóa sinh của NOx , H2S, SOx, các kim loại nặng và một số độc tố khác có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống.
Phần hóa học hữu cơ: cung cấp cho học sinh một số kiến thức, các khái niệm, các quá tình biến hóa, các hiệu ứng mang tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống như các loại thuốc trừ sâu (DDT, 6.6.6, vonfatoc.), Các chất thải trong quá trình sinh hoạt, trường học, bệnh viện, nhà hàng.
Phần hóa học môi trường và các vẫn xã hội: phân tích bản chất hóa học của sự ô nhiểm môi trường, bản chất hóa học của hiệu ứng nhà kính, một số vấn đề toàn cầu (trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon, Elnino, LaNina.) suy giảm sự đa dạng sinh học, dân số - môi trường và sự phát triển bền vững, các biện pháp bảo vệ môi trường, luật bảo vệ môi trường, chủ trương chính sách của Đảng - nhà nước về bảo vệ môi trường,
tồn dư này có thể vượt mức cho phép làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng... -Các khí được sinh ra do quá trình phân huỷ một số loại phân bón hoá học gây ra mưa axit làm giảm năng suất mùa vụ, phá huỷ các di sản văn hoá lâu đời.. 2. Cách khắc phục: - Trong bảo quản thực phẩm và một số chế phẩm nông thuỷ sản có thể thực hiện phương pháp đông lạnh làm chậm lại tiến trình phân hủy thức ăn. Nếu quá trình đông đá và xả đá được thực hiện một cách đúng bài bản, thực phẩm sẽ giữ được màu sắc, mùi vị và giá trị dinh dưỡng. -- Để hạn chế tối đa lượng phân bón dư thừa trong đất do bón phân quá liều, có thể áp dụng các giải pháp về kỹ thuật sau đây: + Sử dụng các loại phân bón hoặc các chất có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng của phân bón. Hiện nay đã có một số loại phân bón hoặc các chế phẩm có khả năng làm tăng hiệu suất sử dụng đạm từ 25-50% khi sử dụng phối hợp với phân đạm. Cơ chế tăng hiệu suất sử dụng dinh dưỡng được xác định do việc hạn chế hoạt động của men phân giải Ureaza, men làm mất đạm; tăng khả năng lưu dẫn N cho cây trồng. Các loại phân bón có công dụng nêu trên như: Agrotain, có thể giảm ¼ đến ½ lượng đạm so với lượng dùng thông thường mà cây trồng vẫn cho năng suất cao, chất lượng nông sản tốt. + Tăng cường bón phân hữu cơ có tác dụng làm tăng hàm lượng mùn trong đất, do đó tăng khả năng giữ phân. + Sử dụng phân bón hợp lý theo nguyên tắc “năm đúng”: đúng loại phân, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng thời vụ, đúng cách bón sẽ góp phần tăng hiệu suất sử dụng phân bón, tránh lãng phí và giảm ô nhiễm môi trường.. \IV. Một số hoạt động sản xuất phân bón hoá học và những ảnh hưởng của nó đến môi trường -1. Một số nhà máy sản xuất phân bón lớn: - -Nhà máy Supe phôt phát và hoá chất lâm thao - Sản xuất phân bón tại Nhà máy đạm Hà Bắc - Sản xuất phân bón tại Nhà máy đạm Phú Mỹ - Sản xuất phân lân nung chảy Văn Điển 2. Một số hình ảnh về sự ảnh hưởng của việc sản xuất đến môi trường. - Lượng khí thải ra ngoài môi trường(CO, CO2, NOx..):làm ô nhiễm môi trường không khí trên diện rộng Trong những cột khói của công ty phân lân Văn Điển thì có đến 2 ống khói quá thấp nên khói thường quẩn xuống địa bàn dân cư, có mùi khét rất khó chịu - Khí thải công nghiệp gây ra những biến đổi khí hậu, gây mưa axit làm thiệt hại lớn cho sự phát triển kinh tế và người dân. - Nhà máy Supe photphat và hoá chất Lâm thao hằng ngày vẫn thải ra một lượng lớn khí thải ra môi trường - Các hoá chất thải ra gây ô nhiễm môi trường đất (Cánh đồng bị ô nhiễm ở xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao, Phú Thọ - n ơi được mệnh danh là làng ung thư) 3. Một số giải pháp hạn chế sự tác động a. Từ phía nhà nước + Cần tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra pháp luật về công tác bảo vệ môi trường, xử lý các nguồn chất thải tại các khu công nghiệp cũng như cụm khu công nghiệp. + Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm, cũng như kiên quyết đình chỉ hoạt động hoặc cấp hoạt động theo quy định của pháp luật. + Nên quy hoạch, dịch chuyển các khu công nghiệp, vùng công nghiệp tới những khu đất biệt lập, nằm xa khu dân cư, vùng ngoại thành xa xôi + Tăng diện tích trồng rừng, trồng cây gần các khu công nghiệp, tuyên truyền cho người dân có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh. b. Từ phía các doanh nghiệp + Nên ưu tiên áp dụng những dây truyền sản xuất thân thiện, xanh sạch với môi trường sống để đảm bảo rằng môi trường tại các khu công nghiệp. + Sử dụng hệ thống xử lý chất thải với công nghệ hiện đại, tiên tiến, đảm bảo chất lượng. * Từ phía người dân - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. - Tăng cường trồng các loại cây xanh trong nhà và môi trường sống xung quanh. V. Hoạt động thực nghiệm: 1. Đặc điểm: -Loại đất : Đất thịt nhẹ, đất pha cát, đất hơi chua. - Các loại rau hay trồng: Su hào, các loại rau cải, các loại rau thơm... -Đa số sử dụng phân bón hóa học. -Một số sử dụng phân chuồng hữu cơ đã hoai mục, nước giải để bón cho cây. 2. Giải pháp : Lượng phân và cách bón cho bắp cải theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn: - Lượng phân bón cho 1ha: 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali. - Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, phân lân. Rạch hai hàng trên mặt luống bón phân, sau đó lấp đất hoặc bón theo hốc trồng cây. - Bón thúc lần 1: Thời kỳ hồi xanh, sau trồng 7 - 10 ngày, bón 70 kg urê và 60 kg kali sunfat hoà tưới vào gốc kết hợp xới vun làm cỏ vét rãnh. - Bón thúc lần 2: Thời kỳ trải lá bàng, sau trồng 20 - 25 ngày, bón 150 kg urê và 80 kg kali sunfat, bón cách gốc 20 cm kết hợp xới xáo làm cỏ lấp phân. - Bón thúc lần 3: Thời kỳ cuốn bắp, sau trồng 30 - 35 ngày, bón nốt lượng phân còn lại, có thể bón vào gốc hoặc hòa nước tưới. * Tích hợp hoá học –sinh học: GV: Dựa vào kiến thức môn sinh học lớp 10, cho biết cây xanh có thể đồng hóa được những nguyên tố hóa học nào? Vì sao cần phải bón phân cho cây? HS: (Hoạt động cặp đôi), căn cứ vào kiến thức đã chuẩn bị từ trước trả lời câu hỏi. GV: Yêu cầu học sinh phát biểu ý kiến, các học sinh khác bổ sung GV: Nhận xét và kết luận : Cây đồng hóa được các nguyên tố: C,H,O từ CO2 và H2O. Các nguyên tố hóa học khác cây trồng có thể hấp thụ trực tiếp từ đất nên đất bị nghèo dần chất dinh dưỡng, do vậy cần phải bón phân cho cây. GV: Em hãy quan sát hình ảnh và nhận xét sự sinh trưởng của cây trong 2 trường hợp sau: HS: Sau khi sử dụng phân bón cây tốt hơn GV: Cây sinh trưởng phát triển tốt hơn khi cây được bón đầy đủ phân bón. Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất mùa màng. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các loại phân bón hoá học GV yêu cầu đại diện nhóm 1 lên bảng trình bày phần chuẩn bị ở nhà của HS bằng sơ đồ tư duy. HS: Đại diện nhóm 1 trình bày. GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chỉnh sửa và đặt câu hỏi GV : đặt thêm các câu hỏi cho các nhóm. GV : Tại sao lại có thể coi urê là đạm amoni ? HS : Vì (NH2)2CO +2H2O" (NH4)2CO3 GV : Tại sao supephotphat (super lân) chia thành supephotphat đơn và supephotphat kép ? HS : * Supephotphat đơn được điều chế qua 1 giai đoạn:Ca3(PO4)2+2H2SO4"Ca(H2PO4)2+2CaSO4 * Supephotphat kép được điều chế qua 2 giai đoạn: Ca3(PO4)2+3H2SO4" 2H3PO4 + 3CaSO4Ca3(PO4)2 +4H3PO4" 3Ca(H2PO4) * Tích hợp hoá học –sinh học-Địa: GV: Tại sao phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn được sử dụng làm phân bón cho cây? HS: Vì phân lân nung chảy tan được trong axit xitric 2% có trong đất"Phân lân nung chảy thích hợp cho đất chua phèn GV: Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua? HS: Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ mạnh và anion gốc axit một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác dụng khử chua Ca3(PO4)2 + H+(có trong đất chua) = CaHPO4 hay Ca(H2PO4)2 GV: Tại sao dùng tro bón cho cây trồng? HS: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây. * tích hợp Hoá học với toán GV : Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất ? HS : - Độ dinh dưỡng của phân lân được tính theo %P2O5: GV: Tính độ dinh dưỡng của phân supephotphat chứa 90% Ca(H2PO4)2? HS : mP2O5 = 142 . 1 = 142(g) mCa(HPO4)2 = 234 . 1 . 100 : 90 = 260(g). %P2O5 = 142 : 260 . 100% = 55,38% Hoạt động 2: Tìm hiểu cách bón phân hợp lý. GV : Theo tổ chức FAO, ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm. GV: Yêu cầu đại diện nhóm 2 lên trình bày phần chuẩn bị của nhóm. HS : Trình bày như sơ đồ bên Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nói một cách ngắn gọn, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân đối: * Tích hợp Hoá- Công nghệ 10 - vật lí GV cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và chỉnh sửa GV nhận xét, bổ sung và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm: GV: Trong thực tế loại đạm nào được sử dụng rộng rãi nhất? Tại sao? HS: - Đạm urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ và có MT trung tính phù hợp với nhiều vùng đất GV:Có nên bón đạm amoni hoặc urê cho đất có môi trường kiềm không ? Tại sao ? HS : - Không,vì: NH4+ + OH-" NH3 + H2O GV: Vậy có thể bón đạm amoni và urê cùng với vôi bột được không? HS: - Không, vì: NH4+ + OH-" NH3 + H2O GV:Tại sao trời rét đậm không nên bón Ure? HS: Trời rét đậm không nên bón phân Urecho cây vì phân Ure khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết. GV: Tại sao không bón phân đạm cho đất chua? HS: Đất chua là đất có độ pH<7 (do dư thừa ion H+), đất chua gây ra nhiều bất lợi cho việc giữ gìn và cung cấp thức ăn cho cây, đồng thời làm cho đất ngày càng suy kiệt cả về lý tính, hóa tính và sinh học . Khi bón phân đạm có chứa ion NH4+ ion này sẽ sinh thêm ion H+ theo phương trình NH4+ →NH3 + H+ ,làm tăng độ chua của đất. * Tích hợp Hoá với văn học và liên hệ thực tiễn GV: Giải thích câu thành ngữ sau: Lúa chiêm lấp lóđầu bờ Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên. Tại sao sau mưa giông lúa (cây cối )lại xanh tốt? HS:Dưới tác dụng của nhiệt độ cao,N2 trong không khí bị biến đổi thành đạm dưới dạng ( NO3-, và NH4+)cung cấp cho cây. GV: Tại sao dùng tro bón cho cây trồng? HS: Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây. GV : rút ra kết luận về cách bón phân cho hợp lí đều vào đất. Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali. Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác... Có thể nói đạm, lân, kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất cho mỗi cây trồng. Vì vậy bón phân đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác. Hoạt động 3: Tìm hiểu về dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng con người và môi trường. GV: Yêu cầu HS nhóm 3 lên trình bày. HS: Nhóm lên bảng trình bày phần chuẩn bị của nhóm. GV: Cho các nhóm khác nhận xét, bổ sung và kết luận. GV: Đặt câu hỏi cho các nhóm. GV: Bón quá nhiều phân cây có thể bị chết vì sao? HS: Bón quá nhiều phân bón tạo môi trường ưu trương nên cây không hút được nước. GV: Hiện nay phân đạm là loại phân bón hoá học được dùng phổ biến để bón cho rau xanh,nhưng nếu bón loại phân này không đúng liều lượng sẽ có tác động gì đến môi trường và con người ? HS: Cần bón đủ liều lượng cho từng loại rau theo quy trình kĩ thuật. Nếu bón phân đạm quá mức sẽ gây tồn dư nitơ trong rau. Hàm lượng đạm (N03-) ở mứcbình thường khi hấp thu vào cơ thể con người không gây ngộ độc. Nó chỉ gây hại khi hàm lượng đó vượt quá ngưỡng cho phép. Bởi trong hệ tiêu hóa của con người khi hấp thụ N03-, từ N03- nó chuyển thành N02. Mà N02 là một trong những chất chuyển biến Hemoglobin (chất vận chuyển Oxi cho máu) chở thành Methahemoglobin (là chất không hoạt động); nếu ở mức độ cao nó dẫn đến triệu chứng suy giảm hô hấp của tế bào và làm tăng phát triển của các khối u. Đặc biệt trong cơ thể con người, nếu hàm lượng N03- cao nó sẽ kết hợp với amin bậc 2,3 để trở thành Nitroamin là tiền đề gây ra bệnh ung thư. Vì vậy tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo hàm lượng N03- trong sản phẩm rau tươi sống không vượt quá 300mg/kg rau tươi. Tuy nhiên từng loại rau khác nhau thì hàm lượng N03- được phép cũng khác nhau. GV: Tại sao một số ngư dân vẫn dùng phân đạm urê để bảo quản hải sản? việc làm đó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng không? Theo em có thể khắc phục bằng cách nào? HS: Vì: + Khi urê hòa tan trong nước thì thu một lượng nhiệt khá lớn, giúp hải sản giữ được lạnh và ức chế vi khuẩn gây thối do vậy hải sản không bị ươn, hỏng, làm cho hải sản tươi lâu. + Giá rẻ - Khi ăn phải các loại rau hoặc hải sản có chứa dư lượng phân urê cao thì người ăn có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy và tử vong. Nếu ăn rau hoặc hải sản có hàm lượng urê ít nhưng trong một thời gian dài sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường xuyên đau đầu không rõ nguyên nhân, giảm trí nhớ và mất ngủ. Khi hàm lượng N vượt quá ngưỡng cho phép, có thể dẫn đến suy giảm hô hấp của tế bào, làm tăng sự phát triển của các khối u và là tiền đề gây ra bệnh ung thư. Cách khắc phục: - đông đá làm chậm lại quá trình phân huỷ thực phẩm - Dùng đá lẫn muối, để trong thùng kín, sạch duy trì ở 00C (ngăn cấp đông). - Dùng CO2 ( nước đá khô) để bảo quản Hoạt động 4 : Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón, ảnh hưởng của nó đến môi trường? Nhu cầu về phân bón rất lớn, các nhà máy phân bón trong nước phần nào đã đáp ứng được nhu cầu của nông dân tuy nhiên do hoạt động sản xuất này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. GV : Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày. HS GV : Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày. HS - Một số công ty sản xuất phân bón hóa học ở nước ta -Một số nhà máy sản xuất phân đạm, lân như : nhà máy đạm Phú Mỹ, đạm Hà bắc, nhà máy phân lân Ninh Bình, Văn Điển, Lâm Thao - Trong quá trình sản xuất phân bón đã thải ra ngoiaf môi trường một số hoá chất độc hại : SO2, SO3, H2S, NO2, phôtpho..tích tụ , ngấm voà đất, nước qua nhiều năm khiến môi trường khu vực xung quanh bị ô nhiễm nặng gây ra một só bệnh nguy hiểm. GV: Cho các nhóm nhận xét, bổ sung. GV: Kết luận, đánh giá GV:Thông báo: - Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34,86%) chết do mắc bệnh ung thư. - Theo báo cáo của đoàn khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường và Viện Công nghệ môi trường thì không khí khu vực Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2, SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng các thông số trên đều vượt quá tiêu chuẩn môi trường VN cho phép. Các chất ô nhiễm tập trung chủ yếu xung quanh khu vực Công ty supephôtphat và hóa chất Lâm Thao và Công ty cổ phần pin ăcqui Vĩnh Phú. Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nguy hiểm, có ảnh hưởng không chỉ tới sức khỏe của con người đang sống mà ngay cả các thế hệ tương lai cũng có thể phải gánh chịu. * Tích hợp Hoá học - Giáo dục môi trường GV: Vậy mỗi chúng ta cần phải có biện pháp gì để làm không khí xung quanh trong sạch hơn ? HS : Trồng rừng, trồng cây, bảo vệ môi trường sống xung quanh, tuyên truyền ... GV bổ sung : Trong gia đình có thể trồng một số loại cây trồng như là những chiếc máy lọc không khí tự nhiên, hiệu quả là cây nhện, cây lan ý, cây cọ cảnh, cây kim tiền Cây thường xuân là loại cây dây leo này phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Tán lá rậm rạp của thường xuân hấp thụ rất tốt formaldehyde (còn gọi là phoóc môn), một trong những chất gây ô nhiễm không khí trong nhà phổ biến nhất Lan ý là cây xứ nóng, thân thảo, thích nghi với môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên và độc hại cho vật nuôi... Cụm hoa có một màu trắng dày trên cành thẳng đứng, trông rất kiêu sa. Lan Ý thích hợp trồng trong chậu nhỏ trong nhà, văn phòng hay bồn ngoài hiên, sảnh...Cây có thể lọc được benzene Cây lưỡi hổ: Là loại cây này phát triển mạnh trong ánh sáng thấp. Vào ban đêm, nó hấp thụ carbon dioxide (CO2) và giải phóng oxy (một sự đảo ngược của quá trình tổng hợp oxy của hầu hết các cây). Hãy đặt một chậu gồm 2 cây trong phòng ngủ của bạn để tăng oxi trong khi bạn ngủ. Ngoài ra, bạn cũng nên đặt cây này trong phòng có nhiều máy in, máy tính. Ngoài việc làm giảm carbon dioxide, cây lưỡi hổ còn làm giảm formaldehyde, benzene trong không khí. * Tích hợp hoá học với Địa lí Hoạt động 5: Tìm hiểu thực trạng bón phân cho rau tại vườn thực nghiệm của lớp em và ở gia đình mình. Từ đó đề xuất quy trình bón phân hợp lý? GV: Bằng những hiểu biết và hoạt động thực nghiêm em hãy nói lên thực trạng việc sử dụng phân bón hoá học mà các em và gia đình đã làm và biện pháp cải thiện thực trạng đó Yêu cầu nhóm 4 lên trình bày. GV: Cho các nhóm khác bổ sung GV: Nhận xét và bổ sung. Yêu cầu HS nêu được -Loại đất : Đất thịt nhẹ, đất hơi chua. - Các loại rau hay trồng: Su hào, các loại rau cải, các loại rau thơm... GV : Thông báo : Phân bón hóa học rất cần thiết cho cây trồng nhưng có thể phá hủy hệ sinh thái và chuỗi thức ăn của vi sinh vật. Đất cần vi khuẩn để phân hủy các chất hữu cơ. Phân hóa học làm tăng lượng nitơ trong đất tạo môi trường quá ưu trương nên rễ cây; giun, vi khuẩn không thể sống trên đó, đất trở thành đất chết! Tệ hại hơn,việc phun bón thừa phân hóa học gây lắng đọng nitrat, ô nhiễm nguồn nước ngầm và môi trường xung quanh, dẫn đến bệnh chậm phát triển ở trẻ em và ung thư dạ dày, vòm họng ở người lớn. Do vậy khi bón phân hóa học cần chú ý: - Bón vừa đủ, phù hợp nhu cầu cây trồng; - Áp dụng qui tắc 4 đúng: đúng loại, đúng liều, đúng lúc, đúng cách; - Cải tạo đất và môi trường sau khi bón phân. Các em cần lưu ý hướng sử dụng phân bón, hạn chế sử dụng phân bón hoá học và tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh. Vì thế hệ hôm nay và mai sau, vì sức khỏe và phồn vinh của loài người. Trong sản xuất chúng ta phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của người sản xuất đối với người tiêu dùng. Không nên vì lợi ích trước mắt mà làm cho thiên nhiên nghèo đi, ảnh hưởng đến môi trường sống của cả cộng đồng. Sau khi nghiên cứu bài học này các em hãy tuyên truyền để giúp cho những người khác hiểu về ưu và nhược điểm của phân bón hóa học để sử dụng một cách hợp li khoa học là bảo vệ chính cuộc sống tương la của chúng ta. 4. Củng cố Bài 1:Ghép các loại phân bón ở cột I cho phù hợp với thành phần các chất chủ yếu chứa trong loại phân bón ở cột II Cột I Cột II A. Phân Kali 1. (NH2)2CO B. Urê 2. NH4NO3 C. Supephotphat đơn 3.Ca(H2PO4)2 D. Supe photphat kép 4. KNO3 5. Ca3(PO4)2 6.(NH4)2HPO4 7. Ca(H2PO4)2. CaSO4 Đáp án: A-4, B-1, C-7, D-3. Bài 2: Cho các mẫu phân đạm sau: Amoni clorua, Amoni sunfat, Natri nitrat. a. Hãy dùng thuốc thử thích hợp để nhận biết chúng? b. Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết chúng? Hướng dẫn: a. Nhận biết Hoá chất NH4Cl (NH4)2SO4 NaNO3 NaOH Khí mùi khai Khí mùi khai Không hiện tượng BaCl2 Không hiện tượng Có kết tủa trắng Không hiện tượng b. Bằng 1 hoá chất Hoá chất NH4Cl (NH4)2SO4 NaNO3 Ba(OH)2 Khí mùi khai Khí mùi khai, Có kết tủa trắng Không hiện tượng Bài 3: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân? Giải thích? A. 1-3 ngày sau khi bón. B. 5-9 ngày sau khi bón. C. 10-15 ngày sau khi bón. D. 16-20 ngày sau khi bón . Bài 4: Cây trồng có thể hấp thu nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali dưới dạng. NH3, P2O5, K2O B. NO3-, P, K+ C. NH4+, H2PO4-, K+ D. N2, PO43-, K+. Bài 5: Một loại phân Lân nung chảy có chứa 30% Ca(PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân Lân là: A. 30% B. 13,74% C. 16,03% D. 18,4% Bài 6: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn. Phân Đạm. B. Phân Lân. C. Phân Kali D. phân chuồng Bài 7: Cách điều chế ”HNO3+ muối cacbonat” là của loại phân bón nào sau đây: Đạm Nitrat. B. Đạm. C. Supe photphat đơn D. Phân Kali. 5. Bài tập về nhà. - Dự án nghiên cứu tiếp theo dành cho học sinh các nhóm về nhà hoàn thành: Em hãy chọn một đối tượng cây trồng và hãy đề xuất một công thức bón phân hợp lí để sản xuất an toàn và đạt hiệu quả kinh tế cao. - Giáo viên in sẵn phần sản xuất rau an toàn cho học sinh về nhà nghiên cứu thêm (theo phụ lục 03) - Học bài và ôn tập kiến thức của cả chương nitơ - photpho. - Làm các bài tập SGK và bài tập phần luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: Nên tạo thêm 1 số hình ảnh, video về thực tế sử dụng phân bón hóa học ở địa phương và hậu quả gây nên ở thực vật, nạn ô nhiễm môi trường do sử dụng phân chưa hợp lí. Kiến thức gần gũi với thực tế. Đa số HS hiểu bài.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hoa_hoc_va_van_de_bao_ve_moi_truong_tr.doc