Sáng kiến kinh nghiệm Hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ võ cổ truyền tại trường Tiểu học 1 thị trấn Chi Lăng
Võ cổ truyền Việt Nam là di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Võ cổ truyền Việt Nam không chỉ đơn thuần là những bài võ nhằm rèn luyện kỹ năng, thể chất của con người, nâng cao khả năng tự vệ, hướng tới sự hòa hợp về thể chất và tinh thần của con người mà thông qua việc tập luyện Võ cổ truyền Việt Nam còn khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tinh thần thượng võ và tính nhân văn của con người Việt Nam.
Văn hóa dân tộc Việt Nam, trong đó có Võ học và Võ đạo, sản sinh trên nền tảng giá trị lịch sử, phong tục tập quán, địa lý và tâm thức dân tộc. Võ học và Võ đạo Việt Nam hình thành lên triết lý sống “Nhân Văn và Thượng Võ”, là kim chỉ nam để dân tộc ta trường tồn và phát triển.
Võ cổ truyền Việt Nam hình thành và phát triển gắn liền với truyền thống lao động cần cù, tính hiếu học và tinh thần thượng võ của dân tộc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Lịch sử, Võ cổ truyền Việt Nam vẫn tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức và cách thức khác nhau, được truyền bá và lưu giữ từ đời này qua đời khác trong mỗi gia đình, dòng tộc cũng như các võ đường, lò võ trên các vùng miền của đất nước. Cũng qua những thăng trầm của sự phát triển đó, Võ cổ truyền Việt Nam đã thấm sâu vào máu thịt, vào tư tưởng, vào hành động của mọi người, trở thành một mảng văn hóa tinh thần đầy tự hào của nhiều thế hệ người Việt Nam.
ch an toàn tập luyện - Nhân viên y tế nhà trường: Cao Minh Thương. 7. Về kinh phí tập luyện Phụ huynh tự túc mua ít nhất 01 bộ trang phục thể thao cho các em sinh hoạt trong câu lạc bộ. Ngoài ra nhà trường không thu bất kì một khoản chi phí nào khác. Trên đây là thông báo của trường tiểu học 1 TT Chi Lăng đến toàn thể phụ huynh học sinh để các bậc phụ huynh chủ động cho con em đăng kí sinh hoạt câu lạc bộ “võ cổ truyền” do nhà trường thành lập. Hiệu trưởng Nguyễn Văn Quang Huấn luyện viên câu lạc bộ Vi Văn Cương - Xây dựng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ (phần phụ lục). CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------o0o------- ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ VÕ CỔ TRUYỀN Kính gửi: Ban chủ nhiệm CLB “Võ cổ truyền” trường TH1 TT Chi Lăng. Tên em là:........................................................................ Ngày sinh:....................................................................... HS lớp :.............. trường TH1 TT Chi Lăng. Điện thoại (bố hoặc mẹ):................................................. Em có sở thích, năng khiếu về Nhận thấy CLB rất phù hợp với khả năng của tôi, do đó tôi làm đơn này rất mong Ban Chủ nhiệm CLB cho phép gia nhập làm hội viên của CLB. Em xin hứa: Chấp hành nghiêm Qui chế câu lạc bộ và nội qui của nhà trường. Nhiệt tình tham gia các hoạt động do câu lạc bộ và nhà trường tổ chức tổ chức. Sẵn sàng tham gia các chương trình giao lưu... (khi được câu lạc bộ và nhà trường yêu cầu). Chuẩn bị đầy đủ trang phục thể thao theo qui định. Em xin chân thành cám ơn! Xác nhận của gia đình TT Chi Lăng, ngày...tháng...năm 2018. Người làm đơn (Kí va ghi rõ họ tên) * Từ việc xây dựng kế hoạch tổ chức như trên tôi tiến hành thành lập câu lạc bộ theo tiến trình: - Xây dựng kế hoạch báo cáo với Ban giám hiệu phê duyệt. TRƯỜNG TH1 TT CHI LĂNG CÂU LẠC BỘ VÕ CỔ TRUYỀN Số: 01/KH-CLB CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Chi Lăng, ngày 20 tháng 9 năm 2018 KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CÂU LẠC BỘ VÕ CỔ TRUYỀN TRƯỜNG TH1 TT CHI LĂNG I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH - Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-TH1 ngày 10 tháng 9 năm 2018 của Hiệu trưởng trường TH1 TT Chi Lăng về việc thành lập câu lạc bộ võ cổ truyền; - Căn cứ đặc điểm và tình hình thực tế của bộ môn Thể dục trường TH1 TT Chi Lăng. II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: - Nhằm tạo sân chơi, sinh hoạt tập luyện võ thuật, rèn luyện thể chất lành mạnh cho học sinh trong nhà trường. - Câu lạc bộ được tổ chức thường xuyên hàng năm. III. ĐẶC ĐIỂM 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường. Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến việc tập luyện của con em mình. - Huấn luyện viên nhiệt tình, có trách nhiệm cao. - Các võ sinh ý thức học tập và rèn luyện tốt trong quá trình học tập, nhiệt tình tham gia các phong trào do câu lạc bộ tổ chức. - Sân bãi luyện tập đảm bảo, sạch sẽ. 2. Khó khăn - Cơ sở vật chất phục vụ dành cho võ sinh tập luyện hàng ngày còn thiếu. - Một số em chưa chịu khó tập luyện nên kĩ năng, kĩ thuật còn yếu. 3. Tổ chức nhân sự - Đ/c Đỗ Đức Mạnh – Phó hiệu trưởng - Chủ nhiệm CLB: phụ trách công tác quản lý chung. - Đ/c Vi Văn Cương–GV Thể dục - Phó chủ nhiệm CLB: phụ trách công tác huấn luyện về chuyên môn, tổ chức các hoạt động giao lưu võ thuật trong và ngoài trường, thăm quan, dã ngoại học tập kinh nghiệm. - Đ/c Vũ Thu Hà–Tổng phụ trách Đội - Phó chủ nhiệm CLB. - Đ/c Cao Minh Thương–Nhân viên Y tế nhà trường - Thành viên CLB: phụ trách công tác chủ nhiệm lớp. 4. Yêu cầu đối với võ sinh tham gia: - Cần có đơn đăng ký tham gia CLB (theo mẫu). - Các võ sinh tự trang bị Võ phục theo mẫu quy định của CLB. 5. Điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch: - Sân bãi tập luyện thường xuyên: Sân trường TH1 TT Chi Lăng. - Thời gian tập luyện: 16h00 – 17h00. CLB tổ chức tập luyện 2 buổi/ tuần (chiều thứ 2,4). Nếu có thay đổi về thời gian Ban chủ nhiệm CLB thông báo sau. - HLV phụ trách là những người có chuyên môn đã được cấp chứng chỉ hoặc trình độ TDTT chuyên ngành. IV. KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN - Tập luyện các kỹ thuật cơ bản, (các thế tấn cơ bản; một số đòn đá cơ bản; một số đòn đấm cơ bản; bài nhập môn quyền và long hổ quyền của Vovinam), phát triển tố chất thể lực. - Việc rèn luyện và giáo dục đạo đức, tác phong, kỷ luật của các võ sinh cũng được chú trọng trong từng buổi tập. - Nếu đảm bảo đủ trình độ chuyên môn sẽ thành lập các đội tuyển võ thuật của trường tham dự các giải huyện, tỉnh theo từng năm. - Phương pháp lên lớp: Gần gũi và chăm sóc học sinh. V. DỰ TRÙ KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG Không thu bất kì 1 khoản phí nào cho công tác huấn luyện. Nếu tham gia giao lưu võ thuật với đơn vị bạn nhà trường sẽ có thong báo cụ thể đến học sinh. VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN - Câu lạc bộ căn cứ kế hoạch tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Kế hoạch này được triển khai rộng rãi tới các võ sinh và học sinh trong toàn trường được biết. - Kế hoạch được thực hiện từ ngày 20/09/2018. Mọi thắc mắc xin liên hệ chủ nhiệm CLB qua số điện thoại: 0988503445 để được giải đáp./. VII. KẾ HOẠCH THÁNG. Tháng Nội dung công việc Người thực hiện 9/2018 Tổ chức thành lập câu lạc bộ, dạy các kĩ thuật tấn cơ bản Võ sinh + huấn luyện viên 10/2018 Tiếp tục ôn các thế tấn cơ bản, dạy các động tác đấm căn bản. Võ sinh + huấn luyện viên 11/2018 Ôn các kĩ thuật đã học, dạy các đòn đá cơ bản Võ sinh + huấn luyện viên 12/2018 Ôn luyện các nội dung đã học. Võ sinh + huấn luyện viên 01-02/2019 Ôn các kĩ thuật đã học; học bài quyền “nhập môn” Võ sinh + huấn luyện viên 03-04-05/2019 Ôn bài quyền nhập môn; học bài quyền “Long hổ quyền”; biểu diễn tổng kết năm học. Võ sinh + huấn luyện viên Ôn luyện các nội dung đã học. Võ sinh + huấn luyện viên 06-07-08 Học sinh ôn luyện tại nhà Võ sinh Ôn các kĩ thuật đã học; học bài quyền “nhập môn” Võ sinh + huấn luyện viên Chủ nhiệm CLB Đỗ Đức Mạnh - Kết hợp với GV chủ nhiệm gửi thông báo với toàn thể phụ huynh học sinh. - Hướng dẫn viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ võ đến toàn thể học sinh (Đơn phải được sự đồng ý của phụ huynh). - Tiếp nhận đơn xin tham gia sinh hoạt của học sinh, tổng hợp và phân loại đối tượng.(học sinh được phân thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các em khối 1+2+3; Nhóm thứ hai gồm các em khối 4+5). - Báo cáo kết quả tổng hợp với chuyên môn nhà trường. Ban giám hiệu ra quyết định thành lập và phân công giáo viên phụ trách các bộ phận. 2.2. Đối tượng sinh hoạt Khi áp dụng sáng kiến đối tượng sinh hoạt câu lạc bộ là những học sinh đam mê, yêu thích võ thuật cổ truyền và được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh nên việc tập luyện và sinh hoạt được cải thiện rõ rệt. 2.3. Thời gian sinh hoạt Sinh hoạt từ 16 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút thứ 2 và thứ 4 hàng tuần. 2.4. Kế hoạch sinh hoạt Là giáo viên phụ trách công tác giảng dạy võ thuật dựa trên kiến thức được tập huấn và kiến thức tìm hiểu trên internet tôi đã xây dựng kế hoạch sinh hoạt cụ thể từng tuần, từng tháng (ở trên) và xây dựng giáo án cho từng buổi tập cụ thể. Ví dụ: Tuần 1-2 học về tấn pháp căn bản của võ vovinam, cụ thể chiều thứ 2 tuần 1 dạy 2 thế tấn: Lập tấn và trung bình tấn. Và tôi xây dựng kế hoạch từng tiết sinh hoạt như giáo án dạy thể dục. Ngày soạn: 23/9/2018 Ngày dạy: 24/9/2018 SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ (học 3 thế tấn: lập tấn; trung bình tấn; đinh tấn) I. Mục tiêu Giúp học viên biết được cách chào trong võ cổ truyền Vovinam. Giúp học viên biết 1 số động tác khởi động của môn võ cổ truyền. Biết cách đứng đúng kĩ thuật lập tấn; trung bình tấn và đinh tấn. II. Tài liệu - Phương tiện Gv: Giáo án, còi. III.Tiến trình * Khởi động: - Học sinh hát 1 bài - Xoay các khớp. - Ép các cơ. - Xoạc dọc, ngang. 1, Hoạt động cơ bản - Gv giới thiệu với học sinh ý nghĩa của võ học cổ truyền. 2, Hoạt động thực hành - Hđ1: hướng dẫn các động tác ép cơ. - Hđ 2: hướng dẫn cách chào trong võ cổ truyền. - Hđ 3: Dạy các thế tấn: lập tấn; trung bình tấn; đinh tấn. + Gv chia nhóm cho các nhóm trưởng quản lý các thành viên tập. + Báo cáo kết quả tập luyện. + thi đua giữa các nhóm - Hđ 4: xuống lớp (Cả lớp) - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát. - GV cùng h/s hệ thống bài. - GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà. 2.5. Hình thức sinh hoạt Ngoài dạy võ cổ truyền cho học sinh tôi và giáo viên chủ nhiệm câu lạc bộ phối hợp với Ban giám hiệu thường xuyên tổ chức cho học sinh trao đổi, biểu diễn tại các buổi sinh hoạt dưới cờ, các ngày lễ của nhà trường và đặc biệt là biểu diễn tại đại hội thể dục thể thao năm 2018 của thị trấn Chi Lăng => Sáng kiến có điểm mới là tôi đã đổi mới mọi mặt từ cách thức thành lập câu lạc bộ; đối tượng sinh hoạt; thời gian sinh hoạt; kế họach sinh hoạt cũng như hình thức sinh hoạt: Về cách thức thành lập: sáng kiến đã khắc phục triệt để những hạn chế yếu kém của phương pháp cũ, cách thức thành lập của sáng kiến đã có sự cụ thể, chặt chẽ từ phía Ban giám hiệu, có giáo viên phụ trách các mặt của câu lạc bộ và đặc biết là có sự tham gia, trao đổi giữa nhà trường và phụ huynh từ đó giúp học sinh có được môi trường vui chơi, học tập rèn luyện an toàn và bổ ích; Về đối tượng tham gia: sáng kiến đã có trọn lọc và phân hóa rõ ràng, các em tham gia đều là những em có cùng đam mê, cùng sở thích; Về thồi gian sinh hoạt: đã cụ thể và đều đặn rèn cho học sinh thói quen đúng giờ; Về kế hoạch sinh hoạt: giáo viên đã xây dựng được kế hoạch cụ thể từng tiết, từng tuần, từng tháng; Về hình thức sinh hoạt: Đã tổ chức sinh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau lôi cuốn được học sinh. 2.6. Phiếu điều tra, trưng cầu ý kiến Sau khi áp dụng những tính mới của sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật học sinh tại Trường Tiểu học 1 thị trấn Chi Lăng dến nay, tôi đã tiến hành khảo sát với các em trong câu lạc bộ và có kết quả như sau: (Khi tổ chức thành lập câu lạc bộ theo sáng kiến số lượng học sinh nộp đơn xin tham gia là 133 em). PHIẾU ĐIỀU TRA/ TRƯNG CẦU Ý KIẾN ( Dành cho học sinh sinh hoạt CLB võ cổ truyền) 1, Xin vui lòng cho biết ý kiến của các em đối với việc sinh hoạt câu lạc bộ võ cổ truyền của nhà trường? a. yêu thích b. bình thường c. không thích 2, Mỗi sang em có tập võ ở nhà không? a. Có b. không 3. Em cảm thấy sức khỏe của mình thế nào sau khi tập võ? a. khỏe hơn b. Bình thường c. yếu đi Kết quả khảo sát như sau: Câu 1: Yêu thích: 133/133= 100%; Bình thường: 0/133=0%; Không thích: 0/133 = 0%. Câu 2: Có: 78/ 133 = 58,6%; Không: 55/133= 41,4%. Câu 3: Khỏe hơn: 100/133= 75,2%; Bình thường: 33/133= 24,8%; Yếu đi: 0/133 = 0%. Tỉ lệ các em yêu thích võ cổ truyền đã tăng lên 90,2%, tỉ lệ học sinh tập thể dục (võ) buổi sáng tăng lên 52,4%. Đây là một kết quả đáng mừng cho công tác sinh hoạt câu lạc bộ trong nhà trường nói riêng cũng như đưa võ cổ truyền vào giáo dục thể chất nói chung. 3. Đánh giá kết quả thu được Sau khi áp dụng những phương pháp đổi mới của sáng kiến kinh nghiệm vào quá trình sinh hoạt câu lạc bộ võ cổ truyền tại trường Tiểu học 1 thị trấn Chi Lăng, tôi thấy đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Học sinh có hứng thú học tập hơn, số học sinh yêu thích võ thuật nói riêng và thể dục nói chung tăng lên đáng kể. Sức khỏe của các em tăng lên rõ rệt, các học sinh tham gia câu lạc bộ có thể thực hiện tốt những động tác khó mà học sinh bình thường không thể thực hiện được. Ngoài ra các em cũng có nhiều tiến bộ trong học tập văn hóa, các em có được những thói quen tốt như không đi học muộn, thường xuyên tập thể dục buổi sáng Khi được chỉ bảo tận tình mục đích thật sự của võ thuật, dạy các em võ đức tình trạng đánh nhau giữa các học sinh trong nhà trường đã giảm đấng kể, nhất là các em sinh hoạt câu lạc bộ “Võ cổ truyền” không đánh nhau. Tỷ lệ học sinh nghiện games và tham gia vào các trang mạng vô bổ đã giảm xuống nhanh chóng chỉ còn hơn hơn 8% so với 40% lúc đầu năm. Tỷ lệ học sinh béo phì lười vận động cũng giảm đáng kể. những học sinh béo phì lười vận động sau khi tham gia câu lạc bộ đã tích cực hơn trong việc vận động (tập võ, tập thể dục), các em có thể tự làm về sinh cá nhân và 1 số công việc nhà. Ví dụ cụ thể: Em Lê Quang Thắng lớp 5a trước khi tham gia câu lạc bộ còn chưa biết vệ sinh cá nhân, ăn còn cần mẹ bón. Sau khi sinh hoạt câu lạc bộ em đã có thể tự vệ sinh cá nhân, em học tốt hơn bộ môn thể dục, ngoài ra em còn tham gia đá bóng với các bạn cùng lớp Ngoài những kết quả đạt được như đã nêu ở trên các em tham gia câu lạc bộ võ còn được giao lưu, biểu diễn tại những ngày lễ lớn của trường, của địa phương tổ chức như đại hội thể dục thể thao thị trấn Chi Lăng năm 2018. Học sinh biểu diễn võ tại Đại hội thể dục thể thao 3.1. Tính mới, tính sáng tạo - Tính mới và sáng tạo của sáng kiến được thể hiện rõ ở “Hình thức tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ”. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến học sinh và phụ huynh về lợi ích mà câu lạc bộ “Võ cổ truyền” mang lại. - Nêu rõ mục đích, ý nghĩa của việc sinh hoạt câu lạc bộ võ cổ truyền. - Phân công cụ thể giáo viên làm chủ nhiệm câu lạc bộ; giáo viên phụ trách giảng dạy võ thuật; giáo viên phụ trách về y tế - Ra thông báo đến toàn thể phụ huynh học sinh trong đó nêu rõ ý nghĩa của việc sinh hoạt câu lạc bộ võ cổ truyền. - Xây dựng đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ. - Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể, rõ ràng từng thời kì, từng tháng. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm gửi thông báo với toàn thể phụ huynh học sinh. - Hướng dẫn viết đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ võ đến toàn thể học sinh (Đơn phải được sự đồng ý của phụ huynh). - Tiếp nhận đơn xin tham gia sinh hoạt của học sinh, tổng hợp và phân loại đối tượng.(học sinh được phân thành 2 nhóm: Nhóm thứ nhất gồm các em khối 1+2+3; Nhóm thứ hai gồm các em khối 4+5). - Báo cáo kết quả tổng hợp với chuyên môn nhà trường. Ban giám hiệu ra quyết định thành lập và phân công giáo viên phụ trách các bộ phận. - Ngoài ra tính mới của sáng kiến còn được thể hiện ở đối tượng sinh hoạt câu lạc bộ. từ việc sinh hoạt toàn trường sau khi áp dụng sáng kiến đối tượng sinh hoạt đã được chọn lọc (chỉ những em đam mê võ thuật) từ đó nâng cao chất lượng tập luyện cũng như nâng cao hiệu hoạt động của câu lạc bộ. - Tính mới của sáng kiến còn được thể hiện qua kế hoạch tập luyện, cũng như cách thức tổ chức sinh hoạt, các em trong câu lạc bộ thường xuyên được giao lưu, trao đổi võ thuật và được biểu diễn trong các ngày lễ lớn của trường, của địa phương. - Có thể nói, khi học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được trui rèn thường xuyên những năng lực, sở trường của mình thì chắc chắn những tiềm năng đó sẽ được đơm hoa, kết trái. Không gian câu lạc bộ võ cổ truyền sẽ trở thành môi trường lý tưởng chắp cánh những khả năng, sức sáng tạo của các em học sinh. Không những thế, khi câu lạc bộ được tiếp nối, duy trì, phát triển thì cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng môi trường giáo dục thực sự "an toàn", thân thiện. Để các em thêm gắn bó với trường, lớp, bè bạn, hạn chế thời gian dư thừa hoặc sa đà vào những trò chơi, thói hư, tật xấu... 3.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến a) Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng - Tôi đã chọn lọc một số động tác võ thuật đơn giản và đưa vào phần khởi động của tiết học thể dục tại trường Tiểu học 1 thị trấn Chi Lăng và nhận thấy học sinh rất hào hứng và tích cực trong tập luyện, chứng tỏ rằng khả năng áp dụng nhân rộng của sáng kiến có tính khả thi cao. - Khản năng áp dụng nhân rộng trong toàn huyện: + Cần tổ chức tập huấn thường xuyên về sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật. + Sinh hoạt, trao đổi chuyên môn về câu lạc bộ võ giữa trường Tiểu học 1 thị trấn Chi Lăng với các đơn vị trường trong huyện. + Xây dựng kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ võ thuật chung cho toàn huyện. - Sáng kiến có khả năng áp dụng đối với tất cả các trường Tiểu học trong toàn huyện sau đó nhân rộng trên toàn tỉnh. b) Khả năng mang lại lợi ích thiết thực * Hiệu quả kinh tế - Khi áp dụng sáng kiến vào quá trình sinh hoạt câu lạc bộ đã tạo ra sân chơi lành mạnh và bổ ích cho học sinh, các em được nâng cao sức khỏe, hạn chế ốm đau bệnh tật, giảm chi phí về y tế, - Học sinh hạn chế các chi phí mua sắm đồ chơi, chi phí vào các hoạt động game online, * Hiệu quả về mặt xã hội - Các em tham gia sinh hoạt câu lạc bộ võ được rèn luyện nền nếp, ý thức, kỉ luật, kỉ cương từ đó các em sẽ trở thành những học sinh ngoan, ham học, tránh xa các tệ nạn xã hội - Câu lạc bộ võ thuật là cầu nối để nhà trường - gia đình học sinh, cùng chăm lo giáo dục học sinh phát triển toàn diện về đức - chí - thể - mỹ. - Từ việc sinh hoạt câu lạc bộ võ thuật tại trường sẽ là một biện pháp tuyên truyền toàn dân tập thể dục theo gương Bác Hồ vĩ đại. - Học sinh tham gia câu lạc bộ tự tin hơn trong giao tiếp, phát huy khả năng biểu diễn trước đám đông. Trước khi áp dụng các giải pháp mới trong sáng kiến việc sinh hoạt câu lạc bộ đã đạt được một số kết quả: Nhà trường đã thành lập được câu lạc bộ võ thuật theo đúng hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất của Phòng GD&ĐT năm học 2017-2018; tạo được sân chơi bổ ích và lành mạnh cho học sinh, phần nào thúc đẩy được ý thức tập thể dục trong nhà trường, học sinh cũng phần nào yêu thích môn Thể dục hơn, có ý thức học tập tốt hơn. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Sau khi áp dụng sáng kiến vào thực tế kết quả thu được như sau: - Học sinh có hứng thú học tập hơn, số học sinh yêu thích võ thuật nói riêng và thể dục nói chung tăng lên đáng kể. - Sức khỏe của các em tăng lên rõ rệt, các học sinh tham gia câu lạc bộ có thể thực hiện tốt những động tác khó mà học sinh bình thường không thể thực hiện được. - Ngoài ra các em cũng có nhiều tiến bộ trong học tập văn hóa, các em có được những thói quen tốt như không đi học muộn, thường xuyên tập thể dục buổi sáng - Khi được chỉ bảo tận tình mục đích thật sự của võ thuật, dạy các em võ đức tình trạng đánh nhau giữa các học sinh trong nhà trường đã giảm đáng kể, nhất là các em sinh hoạt câu lạc bộ “Võ cổ truyền” không đánh nhau. - Tỷ lệ học sinh nghiện game và tham gia vào các trang mạng vô bổ đã giảm xuống nhanh chóng chỉ còn hơn 8% so với 40% lúc đầu năm. - Tỷ lệ học sinh béo phì lười vận động cũng giảm đáng kể. những học sinh béo phì lười vận động sau khi tham gia câu lạc bộ đã tích cực hơn trong việc vận động (tập võ, tập thể dục), các em có thể tự làm vệ sinh cá nhân và một số công việc nhà. IV - KẾT LUẬN Sáng kiến đã đổi mới mọi mặt từ cách thức thành lập câu lạc bộ; đối tượng sinh hoạt; thời gian sinh hoạt; kế hoạch sinh hoạt cũng như hình thức sinh hoạt: Về cách thức thành lập: sáng kiến đã khắc phục triệt để những hạn chế yếu kém của phương pháp cũ, cách thức thành lập của sáng kiến đã có sự cụ thể, chặt chẽ từ phía Ban giám hiệu, có giáo viên phụ trách các mặt của câu lạc bộ và đặc biệt là có sự tham gia, trao đổi giữa nhà trường và phụ huynh từ đó giúp học sinh có được môi trường vui chơi, học tập rèn luyện an toàn và bổ ích; Về đối tượng tham gia: sáng kiến đã có trọn lọc và phân hóa rõ ràng, các em tham gia đều là những em có cùng đam mê, cùng sở thích; Về thời gian sinh hoạt: đã cụ thể và đều đặn rèn cho học sinh thói quen đúng giờ; Về kế hoạch sinh hoạt: giáo viên đã xây dựng được kế hoạch cụ thể từng tiết, từng tuần, từng tháng; Về hình thức sinh hoạt: đã tổ chức sinh hoạt bằng nhiều hình thức khác nhau lôi cuốn được học sinh. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tôi hận thấy còn vấn đề cần nghiên cứu thêm: Việc sinh hoạt câu lạc bộ trong dịp nghỉ hè là vấn đề tương đối khó khăn vì phần lớn là các em tự tập luyện dẫn đến một số em lười tập khi vào năm học mới sẽ quên động tác. Hướng giải quyết củ cá nhân tôi là xin chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường và hiệu phó phụ trách chuyên môn xây dựng lịch sinh hoạt mỗi tháng 1 đến 2 lần để khắc phục vấn đề vướng mắc. - DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TT Tác giả Tên tài liệu Tập số Nhà xuất bản 1 Phạm Phong Lịch sử võ học Việt Nam 01 Văn hóa thông tin - PHỤ LỤC + Ảnh minh chứng: Một số hình ảnh về hoạt động của câu lạc bộ Biểu diễn trong giờ ngoại khóa XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐỖ ĐỨC MẠNH TÁC GIẢ Vi Văn Cương
File đính kèm:
- Sang kien kinh nhgieemj_12740474.doc