Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành phẩm chất, năng lực cho học sinh thông qua hoạt động lao động sản xuất
Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong trường THPT đặc biệt là các trường THPT ở vùng trung du miền núi,
vấn đề cho học sinh tiến hành các buổi lao động là không thể thiếu. Các buổi lao
động đó BGH nhà trường thường phân chia theo lớp và do giáo viên chủ nhiệm chỉ5
đạo tiến hành theo lớp. Vấn đề này đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đưa ra các
giáo án, đề tài. Trong các công trình nghiên cứu đó đã làm nổi bật mục đích, hoạt
động, giải pháp và tầm quan trọng của quá trình lao động.
Tuy nhiên những bài viết, giáo án, công trình nghiên cứu đó đang mang tính
hàn lâm, chưa đi vào cụ thể, chưa sát với thực tế địa phương và thực hiện trên quy
mô nhỏ.
Bằng thực tiễn trong quá trình dạy học, làm công tác đoàn trong nhiều năm
và thường xuyên, trực tiếp tham gia chỉ đạo, lên kế hoạch, phân công trong quá
trình lao động của học sinh. Tôi nhận thấy thực trạng, thái độ, năng lực lao động
của học sinh và mạnh dạn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực
lao động của học sinh trong trường THPT.
2.2. Thực trạng, lối sống và năng lực lao động của học sinh THPT hiện
nay
Trong thời gian gần đây đạo đức, lối sống của học sinh THPT có nhiều thay
đổi, diễn biến phức tạp. Hiện tượng học sinh tham gia vào các tai, tệ nạn xã hội
ngày càng phổ biến, đặc biệt ở những học sinh chậm tiến. Ở những học sinh này
trong các buổi lao động tập thể của lớp, của trường thường trốn tránh, điểm danh
qua loa rồi bỏ đi chơi. Những học sinh này không tham gia hoặc tham gia rất hời
hợt. Còn ở những học sinh khá giỏi chỉ biết học tập, thiếu sự quan tâm, giúp đỡ,
chỉ bảo từ gia đình trong công việc hằng ngày cũng như lao động, phụ huynh
không yêu cầu con họ phải làm, mà họ làm thay phần việc đáng lẽ ra con họ phải
biết làm và làm tốt.
. Học sinh biết làm những công việc thường ngày, vệ sinh môi trường, giúp đỡ gia đình trong lao động sản xuất, nhất là những học sinh ở vùng nông thôn. Ngoài ra hoạt động lao động sản xuất còn giáo dục học sinh có kỹ năng quản lý thời gian tốt hơn. Biết sắp xếp công việc, việc nào nên làm trước, việc nào nên làm sau. Kĩ năng quản lý thời gian là khả năng con người biết sắp xếp các công việc theo thứ tự ưu tiên, biết tập trung vào giải quyết công việc trọng tâm trong một thời gian nhất định. Kĩ năng này rất cần thiết cho việc giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, đặt mục tiêu và đạt được mục tiêu đó. Quản lý thời gian tốt góp phần rất quan trọng vào mức độ hoàn thành công việc của cá nhân và của lớp. Lao động sản xuất còn giáo dục cho học sinh kỹ năng hợp tác, chia sẻ, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. Trong lao động sản xuất phát sinh những vấn đề, những công việc mà bản thân mỗi cá nhân sẽ khó giải quyết, đòi hỏi mỗi học sinh phải biết tìm kiếm sự hỗ trợ hoặc làm việc theo nhóm nhỏ, chia sẻ những công việc nặng, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao. Học sinh biết gắn kết, hợp tác hợp lý để bổ xung cho những khuyết điểm mà mình đang có, giúp hoàn thành công việc được nhanh gọn và hoàn hảo hơn. 8. Tính sư phạm trong giáo dục hoạt động lao động Đối với học sinh THPT, tuổi đời còn ít chưa phải người lớn cũng không phải trẻ con. Ở độ tuổi này các em có nhiều ước mơ hoài bão, nhưng chưa đi sát vào đời sống thực tiễn, chưa có kỹ năng làm các công việc thường ngày. Có nhiều em chưa bao giờ biết lao động chân tay. Bởi vậy, khi chỉ đạo thực hiện hoạt động lao động cần nhẹ nhàng, hướng dẫn cụ thể, chỉ đạo cặn kẽ, khắc phục những khuyết điểm, hạn chế của từng em. Phải 26 xem học sinh như con, như em mình, tạo sự thân thiện, gần gũi với các em. Lúc lao động cần nói nhẹ nhàng, tránh hiện tượng quát mắng, thúc dục, chạy theo chỉ tiêu, thành tích. Giáo viên cần làm gương trong mọi vấn đề, phải luôn gương mẫu trong cư xử, ngôn ngữ và hành vi. Bản thân giáo viên phải có văn hoá ứng xử trong lao động nếu muốn học sinh mình làm tốt. Giáo viên không thể xử lý, nhắc nhở, giảng dạy hoặc quản lý học sinh khi bản thân mình chưa tốt. Xử lý học sinh về những vấn đề không được làm nhưng giáo viên lên lớp trễ nãi, sử dụng điện thoại trong giờ dạy hay lúc học sinh đang làm bài tập. Nếu giáo viên luôn thể hiện sự tôn trọng, nhẫn nại, lòng kiên trì và sự khoan dung thì có thể giúp học sinh giảm thiểu các hành vi cãi vã, gây gổ và giảm thiểu được tai nạn trong lao động, tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau giữa các học sinh với nhau. Trong nội quy, nếu giáo viên có những mong đợi từ học sinh thì học sinh cũng có quyền có những mong đợi ở giáo viên. (Lao động làm thuỷ lợi tại xã Thanh Nho huyện Thanh Chương) 27 III. ĐỔI MỚI TRONG CÔNG TÁC PHỐI HỢP GIÁO DỤC Ý THỨC, THÁI ĐỘ TRONG LAO ĐỘNG 1. Phối hợp giữa Đoàn trường và Giáo viên chủ nhiệm GVCN có vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý và giáo dục học sinh. GVCN quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, đặc biệt trong các buổi lao động ở lớp mình. GVCN Là người quản lý toàn diện lớp học, người hiểu rõ học sinh lớp mình về sức khỏe, tâm sinh lý, năng lực lao động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, hoàn cảnh gia đình Đoàn trường phối hợp với GVCN đề từ đó phân tích và tìm ra giải pháp thực hiện hoạt động lao động thân thiện đạt hiệu suất cao nhất. Thực tế cho thấy, hiệu quả trong công tác lao động của lớp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chỉ đạo dẫn dắt của GVCN. Cùng với GVCN xây dựng đội ngũ cán bộ lớp năng động, nhiệt tình, biết quản lý, nhận xét, đánh giá chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ lao động của những thành viên trong lớp. Trong hoạt động lao động công việc sẽ được chia theo nhóm, tổ nên việc xây dựng tổ trưởng, nhóm trưởng cũng rất quan trọng. Đoàn trường cùng với GVCN lập nhóm kín facebook hoặc messenger với sự tham gia của tất cả các thành viên trong lớp. Trước mỗi công việc các em sẽ thảo luận trong nhóm các vấn đề về buổi lao động sắp tới như: Công việc cần sử dụng dụng cụ nào chủ yếu, phân chia dụng cụ như thế nào cho hợp lý Ngoài ra Đoàn trường cũng lập nhóm kín facebook và messenger dành riêng cho đội ngũ cán bộ các lớp, đó là bí thư, lớp trưởng đội cờ đỏ của Đoàn. Đội ngũ này cùng thảo luận nhằm tìm giải pháp tốt nhất cho mỗi buổi lao động. 2. Phối hợp giữa Đoàn trường và gia đình học sinh, ban Đại diện cha mẹ học sinh Môi trường gia đình tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đối với mỗi cá nhân học sinh. Gia đình có vai trò to lớn trong việc hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của con người. Tác động của gia đình đối với việc hình thành phẩm chất và năng lực học sinh đó là sự truyền thụ giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương. Giáo dục gia đình không có chương trình, kế hoạch cụ thể nhưng là môi trường giáo dục quan trọng trong việc hình thành năng lực lao động của học sinh và cách ứng xử đúng đắn của học sinh trong cuộc sống. Bên cạnh đó Đoàn trường tiếp cận với phụ huynh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, năng lực của học sinh, động viên phụ huynh cùng với Đoàn trường giáo dục năng lực lao động cho các em, cung cấp cho các em những kỹ năng cần thiết trong lao động, giáo dục các em phát triển toàn diện. Mặt khác, việc phối hợp với gia đình học sinh sẽ giúp phụ huynh học sinh thay đổi cách giáo dục con cái. Giúp phụ huynh nhận ra được sự phát triển toàn 28 diện của một cá nhân. Thay vì phụ huynh làm hết việc lao động chân tay ở nhà thì cần phải hướng dẫn để học sinh tự làm. Ngoài việc thúc dục con mình học kiến thức sách vở thì phụ huynh cần quan tâm đúng mức đến rèn luyện năng lực lao động của con mình. IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Thay đổi trong nhận thức phụ huynh Qua việc trao đổi phối hợp giáo dục với phụ huynh học sinh trong thời gian vừa qua, đặc biệt là từ năm học 2017 - 2018 đến nay hoạt động lao động sản xuất của đoàn viên, thanh niên trong toàn trường đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: - Quan điểm giáo dục học sinh của phụ huynh có sự thay đổi. Phụ huynh đã nhận ra, ngoài việc con họ đến trường để học tập thì vấn đề phẩm chất, năng lực, kĩ năng lao động rất cần thiết. Hoạt động lao động sản xuất cung cấp cho các em những kĩ năng cơ bản để tồn tại, để tự phục vụ bản thân, giúp đỡ người khác, cung cấp cho các em những năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Giúp học sinh phát triển năng lực cá nhân, sức mạnh tiềm tàng của mỗi em thông qua việc khích lệ và tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo trong lao động. - Quan tâm và tạo điều kiện để các em phát huy điểm mạnh, phát triển năng khiếu, sở thích của mình, hiểu biết thế giới tinh thần của các em, biết chia sẻ và động viên các em đúng lúc. - Đối xử công bằng, không phân biệt, khuyến khích, đánh giá đúng mức những sản phẩm mà các em đã làm ra. 2. Sự chuyển biến tích cực trong công tác lao động của học sinh Có thể nói rằng, giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh là nội dung và yêu cầu quan trọng cần thực hiện một cách có hệ thống trong nhà trường, trong đó các hoạt động của Đoàn trường đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục lối sống, hình thành phẩm chất và từng bước hình thành năng lực, tích luỹ những kinh nghiệm sống, niềm tin, những thói quen tốt trong cuộc sống. Không ngoài mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh, hoạt động lao động sản xuất trong nhà trường đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của cả hệ thống giáo dục. Hoạt động lao động sản xuất sẽ giúp học sinh rèn luyện ý thức, kĩ năng cho chính mình để có thể tự lo liệu cho bản thân trong tương lai, ngoài ra, đóng góp nhiều hơn cho xã hội. Con người trong thời đại ngày nay cần phải phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, trí tuệ, phong phú về mặt kĩ năng. Việc lao động cũng hình thành ở học sinh tình yêu lao động, từ đó biết trân trọng công sức của người khác và của bản thân. 29 (Hình ảnh học sinh Thanh Chương 3 lao động bắt ốc bươu vàng hại lúa 30 tại xã Thanh Liên, huyện Thanh Chương) Trong những năm qua hoạt động lao động ở trường THPT Thanh Chương 3 do Đoàn trường phát động, tổ chức quản lý đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. - Đối với học sinh khối 10, khi mới bước vào trường các em đang nhút nhát, chưa nắm bắt những hoạt động của nhà trường, của Đoàn trường. Những buổi lao động các em đang còn bỡ ngỡ, làm việc chưa khoa học, công việc thường kết thúc muộn hơn so với anh, chị khối 11, 12. Hầu hết năng lực lao động còn kém, chưa tích cực, nhiệt tình. Nhưng đến học kì 2 hầu hết các em đều có kỹ năng lao động, biết sắp xếp công việc, các em hào hứng với những việc được giao. - Học sinh có tinh thần yêu lao động hơn, tích cực, tự giác, chủ động, có trách nhiệm trong công việc, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Học sinh lịch sự lễ phép trong giao tiếp ứng xử với thầy cô giáo với bạn bè, quan tâm chia sẻ giúp đỡ bạn. 31 (Hình ảnh lao động làm bồn hoa) C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ, đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dũng kĩ năng vào thực tiễn. Trong giai đoạn hiện nay, khi thế giới đang bước vào giai đoạn công nghệ 4.0. Đất nước có những bước chuyển mình về kinh tế, đạt được những thành tựu to lớn kể cả về chất và lượng. Để làm được điều này thì nhân tố quyết định thành công chính là con người với những phẩm chất trí tuệ, có sức khoẻ, có đời sống tinh thần, thể chất lành mạnh, phong phú, có khả năng lao động làm ra của cải vật chất. Giáo dục cho thế hệ trẻ có đủ hành trang, kiến thức, phẩm chất đạo đức, tự tin bước vào cuộc sống là việc làm rất cấp thiết. Hoạt động lao động trong các nhà trường là hoạt động không thể thiếu, không thể xem nhẹ. Thông qua hoạt động lao động sản xuất đã rèn luyện, hình thành ở học sinh những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, chuẩn bị hành trang cho các em vững bước vào đời. Đây là việc làm vừa mang tính cấp bách vừa mang tính lâu dài. Bằng thực tiễn hoạt động trong công tác Đoàn và phong trào Thanh niên trong những năm qua, mà bản thân tôi được giao nhiệm vụ phụ trách vấn đề xung kích, tình nguyện. Đoàn trường đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Ngoài 32 việc giáo dục học sinh, thì những buổi lao động được nhân dân địa phương và dư luận đánh giá rất cao, về khối lượng công việc và sản phẩm tạo ra Như: Dự án trồng hoa,bán hoa gây quỹ, giọn dẹp vệ sinh giúp bà con trong vùng bị ngập lụt, tham gia chương trình bát cháo tình thương, nấu ăn phục vụ khu cách ly covid - 19, trồng rau cung cấp cho các cơ sở cách ly Covid - 19, ra quân làm thuỷ lợi trong nhiều năm liềnNhững gì qua đúc rút kinh nghiệm của tôi trong suốt nhiều năm, thì những phương pháp tôi trình bày ít nhiều có ích trong việc giáo dục hình thành phẩm chất, năng lực học sinh, giúp các em có nhiều kĩ năng hơn, sống có ích cho xã hội và biết được giá trị của bản thân. 2. Khả năng ứng dụng và triển khai sáng kiến kinh nghiệm Đoàn trường THPT Thanh chương 3 rất tự hào với dự án “Trồng hoa gây quỹ Đoàn”. Mô hình này không chỉ áp dụng hiệu quả trong trường học mà còn giải quyết vấn đề xã hội tại địa phương. + Dự án trồng hoa gây quỹ đã phát huy với hiệu quả cụ thể sau: - Học sinh được trải nghiệm thực tế, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất. Từ các bài giảng môn Sinh học, môn Công nghệ Sinh học các em vận dụng vào việc trồng và chăm sóc hoa. Học sinh sẽ thu hoạch được rất nhiều kỹ năng khi tham gia các hoạt động lao động này như: kỹ năng tìm hiểu thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, quan sát, để từ đó hình thành năng lực lao động, biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào thực tế trồng trọt, bên cạnh đó giúp học sinh hình dung cụ thể về ngành, nghề tương lai. - Với việc trồng và chăm sóc hoa góp phần xây dựng cảnh quan nhà trường xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Góp phần giảm ngân sách cho nhà trường trong việc trang trí khuôn viên. - Bên cạnh đó, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bán hoa đã thu về một nguồn lớn kinh phí bổ sung vào quỹ Đoàn trường. Từ tháng 11/2019 đến nay, nguồn thu từ bán hoa đã bổ sung vào quỹ đoàn gần 26 triệu đồng. Riêng tiền bán cây hoa giống cho nhân dân và các cơ quan trên địa bàn đủ để chi phí mua hạt giống, túi ni lông, phân bón phục vụ trồng hoa. - Từ ngân sách bán hoa, Đoàn trường sử dụng vào việc trao quà cho các học sinh nghèo vượt khó. Đoàn trường dùng ngân sách này để trao 20 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó, mỗi suất trị giá 500.000 đồng. - Đặc biệt, thời gian diễn ra dịch Covid - 19, Đoàn trường sử dụng kinh phí bán hoa, mua và phát hơn 3.000 khẩu trang, 32 chai diệt khuẩn cùng 20 lít nước sát trùng, in 3 băng rôn, 30 poster dán ở khu vực công cộng và trong lớp học. 33 - Mô hình đã trở thành điểm sáng của huyện Thanh Chương trong thời gian vừa qua, nhiều trường THPT, THCS, TH, Mầm non đã được cấp giống, hỗ trợ kĩ thuật từ Đoàn trường THPT Thanh Chương 3 và đang áp dụng mô hình này. + Đối với địa phương: - Mô hình trồng hoa hiểu quả hơn nữa khi các em học sinh được trải nghiêm, học tập được kĩ thuật và ứng dụng ngay tại gia đình nhà mình. Là học trò ở khu vực nông thôn, có đến hơn 90% gia đình làm nông nghiệp nên dễ dàng trong việc ứng dụng. - Huyện Thanh Chương với diện tích đất nông nghiệp lớn, nhu cầu thị trường cao. Qua khảo sát tại các khu chợ, hầu hết nguồn hoa đều phải nhập về từ Hà Nội hoặc Đà Lạt với chi phí cao, phí vận chuyển lớn. Vì vậy, cần phát huy lượng nhân công nhàn rỗi, kinh phí đầu tư trồng hoa thấp, thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể nhân rộng mô hình cho địa phương để giải quyết công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống nhân dân. - Riêng tại khu vực dân cư trên địa bàn cụm Cát Ngạn đã có hơn mười hộ dân, từ nguồn giống và kỹ thuật Đoàn trường Thanh Chương 3 phổ biến, cung cấp đã trồng có hiệu quả, có thu nhập gấp ba lần trồng cây lương thực. Trong dự án này khi thu hoạch hết hoa, Đoàn trường tổ chức cho các em học sinh biến vườn hoa thành vườn rau bằng các buổi lao động với sự tham gia rất nhiệt tình từ các em. Các em được rèn luyện các năng lực từ việc làm đất, lên luống, chọn loại rau phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu địa phương và các yếu tố kỹ thuật trong việc trồng và chăm sóc rau. Ngoài dự án trồng và chăm sóc hoa, trong những năm qua Đoàn trường THPT Thanh Chương 3 có nhiều hoạt động lao động rất thiết thực, bổ ích như: Tham gia nấu một bữa ăn cho những người đang cách ly Covid - 19 tập trung. Những buổi nấu cháo và phát cháo miễn phí cho các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nghèo đang điều tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương. Hàng tháng, Đoàn trường tổ chức lao động chủ nhật xanh tại địa phương, những buổi lao động rất thiết thực đối với học sinh. Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp hơn, kênh mương thuỷ lợi tại các xã lân cận được học sinh trường Thanh Chương 3 dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ. Tham gia xây dựng nông thôn mới tại các xã trong cụm Cát ngạn, huyện Thanh Chương như: Trồng hơn 200 cây tại xã Cát Văn, Trồng hơn 100 cây tại xã Thanh Đức, xây dựng cảnh quan, trồng và chăm sóc con đường hoa tại xã Thanh Hòa, phát quang giọn dẹp đường làng ngõ xóm ở các xã, Bắt ốc bươu vàng tại xã Thanh Liên, xay nước mía phục vụ các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia các năm... 34 3. Kiến nghị, đề xuất - Đối với Bộ Giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo. Cần làm rõ, nổi bật hoạt động lao động ở trường THPT, không xem nhẹ, hoặc mờ nhạt hoạt động lao động ở trường THPT. Đổi mới phương thức giáo dục học sinh THPT, giảm áp lực thi cử, tăng cường các hoạt động nhằm hình thành phẩm chất, năng lực ở học sinh. Làm nổi bật, rõ nét hơn hoạt động lao động sản xuất trong trường THPT, coi đây là hoạt động bắt buộc đối với học sinh. - Đối với các trường THPT. Cấp ủy, BGH nhà trường cần thường xuyên quan tâm, chăm lo giáo dục những phẩm chất, năng lực lao động cho học sinh. Cần quan tâm nhiều hơn và xem đây là hoạt động thường xuyên trong trường học. Chú trọng giáo dục học sinh nhận thức đúng các giá trị của lao động, không xem thường hoạt động lao động chân tay. Phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đặc biệt là phát huy vai trò của GVCN và Đoàn thanh niên trong việc giáo dục hình thành phẩm chất, năng lực lao động. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng cùng chăm lo giáo dục giúp học sinh phát triển toàn diện. (Hoạt động lao động tình nguyện phục vụ kỳ thi THPT quốc gia) 35 Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong trường học, chính đây là điểm khởi nguồn của mọi sáng tạo. Đoàn trường trường tạo sân chơi, xây dựng và tập hợp các ý tưởng, xây dựng phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ngay tại cơ sở. - Đối với giáo viên Trước hết các thầy cô giáo phải thay đổi tư duy giáo dục, không chỉ quan tâm, áp đặt học sinh học kiến thức sách vở mà người giáo viên còn phải chỉ bảo, hướng dẫn các em các năng lực lao động phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Giáo viên phải tạo môi trường, tạo cảm hứng, đam mê, kích thích học sinh trong lao động sản xuất. Đối với giáo viên làm công tác Đoàn phải luôn phối hợp chặt chẽ với GVCN, các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường. Với cha mẹ học sinh và xã hội, luôn phải sáng tạo, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động lao động cho phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi, tạo hứng thú, cuốn hút học sinh trong các buổi lao động sản xuất. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2017– 2018. 2. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2018 – 2019. 3. Báo cáo Tổng kết Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2019 – 2020. 4. Báo cáo chính trị, phương hướng hoạt động Đoàn và phong trào thanh niên nhiệm kỳ 2020 – 2021. 5. Nghị quyết 29- NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 6. Module 29 Giáo dục học sinh THPT thông qua các hoạt động giáo giục. 37 Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Hệ thống câu hỏi khảo sát Câu 1. Ở nhà em có giúp đỡ bố, mẹ làm việc nhà không? A. Tự nguyện, thường xuyên làm B. Tự nguyện, thỉnh thoảng làm. C. Bố, mẹ bắt mới làm D. Chưa bao giờ làm. Câu 2. Em đã bao giờ làm đất trồng rau chưa? A. Thường xuyên làm B. Thỉnh thoảng làm. C. Chưa bao giờ làm. Câu 3. Em có biết quy trình làm đất và quy trình trồng rau không? A. Biết rất rõ. B. Biết một ít. C. Không chắc chắn lắm. D. Không biết. Câu 4. Bố, mẹ em có hướng dẫn em làm việc nhà không? A. Thường xuyên. B. Thỉnh thoảng C. Không bao giờ. Câu 5. Cảm nhận của em sau khi giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà? A. Vui vẻ, hứng khởi. B. Không thoải mái. C. Bị ép buộc, khó chịu. D. Không quan tâm. (Học sinh tham gia khảo sát) 38 Kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Chương 3 năm 2017 Kết quả khảo sát tại trường THPT Thanh Chương 3 năm 2020 Đáp Án Câu Hỏi A B C D Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 7 5,6% 23 18,4% 51 40,8% 44 35,2% 2 11 4,1% 29 10,82% 228 85,08% 3 5 3,25% 12 7,79% 23 14,93% 114 74,03% 4 15 7,08% 89 41,98% 108 50,94% 5 6 2,61% 58 25,21% 79 34,35% 87 37,83% Đáp Án Câu Hỏi A B C D Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 1 28 22,4% 74 59,2% 17 13,6% 6 4,8% 2 36 13,43% 220 82,09% 12 4,48% 3 92 59,74% 56 36,36% 4 2,60% 2 1,30% 4 127 59,90% 82 38,68% 3 1,42% 5 215 93,48% 0 0% 9 3,92% 6 2,60% 39
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_hinh_thanh_pham_chat_nang_luc_cho_hoc.pdf