Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục

Nội dung giải pháp (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức ).

Đề tài Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề rất thiết thực cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong khuôn khổ của báo cáo giải pháp này, tôi chỉ trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản nhất của công tác tổ chức hoạt động của chi hội khuyến học: Công tác tổ chức chi hội khuyến học, công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động, thực hiện công tác xã hội hóa, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, gặp gỡ động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, công tác hỗ trợ học sinh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi, công tác hỗ trợ học sinh yếu và học sinh ôn tập buổi tối.

2.1. Công tác tổ chức chi hội khuyến học.

 Đầu năm học, Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức: Lập danh sách chi hội khuyến học để Hội khuyến học huyện ra quyết định thành lập chi hội khuyến học. Khi làm công tác này Hiệu trưởng cần có đủ thông tin về nhân sự tham gia vào chi hội khuyến học. Theo hướng dẫn của hội khuyến học tỉnh, chi hội khuyến học của trường bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ trưởng, giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín Bên cạnh đó, chi hội khuyến học trường cũng thành lập Tổ khuyến học của lớp (40 tổ) gồm giáo viên chủ nhiệm và các thành viên là Ban Đại diện Cha mẹ học sinh của lớp.

2.2. Công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động.

Sau khi thành lập chi hội khuyến học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học với nội dung công việc cụ thể từng tháng

2.3 Thực hiện công tác xã hội hóa, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể

Để có nguồn kinh phí hoạt động, chi hội khuyến học đã tổ chức đa dạng các hình thức vận động để có nguồn kinh phí, vật chất phục vụ cho hoạt động. Hàng năm trường vận động các nhà Mạnh Thường quân qua các lần họp phụ huynh học sinh, tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ khuyến học, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cựu học sinh Bên cạnh đó, chi hội khuyến học còn phối hợp tốt với các ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, ủy ban nhân dân huyện để tranh thủ các nguồn vận động nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tế Trong năm học 2018 - 2019, chi hội khuyến học trường vận động được 117.185.000 đồng.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 02/03/2022 | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHỤ LỤC 2: 
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 TRƯỜNGTHPT AN PHÚ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 An Phú, ngày 09 tháng 11 năm 2019
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
I. Sơ lược lý lịch tác giả
- Họ và tên: Nguyễn Quốc Thanh. 	Giới tính: Nam.
- Ngày, tháng, năm sinh: 30/12/1969.
- Nơi thường trú: Thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang.
- Đơn vị công tác: Trường THPT An Phú.
- Chức vụ hiện nay: Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng Trường, Bí thư Đảng bộ. 
- Lĩnh vực công tác: Quản lý và giảng dạy.
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ.
An Phú là huyện đầu nguồn của tỉnh An Giang, là địa phương khó khăn về kinh tế, mặt bằng dân trí thấp. Theo thống kê của ngành giáo dục, An Phú là huyện có chất lượng giáo dục thấp, tỷ lệ học sinh bỏ học hàng năm cao. Trường THPT An Phú là trường THPT được thành lập đầu tiên, có lịch sử lâu đời của huyện An Phú. Vì những lý do khác nhau mà số học sinh bỏ học còn nhiều, chất lượng giáo dục của nhà trường chưa cao, kết quả thi THPT nhiều năm liền chưa đáp ứng được yêu cầu của phụ huynh học sinh và xã hội Thực tế này đòi hỏi cán bộ quản lý của nhà trường phải thực hiện các giải pháp để hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục, kết quả thi THPT Quốc gia, 
- Tên giải pháp: Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục. 
 - Lĩnh vực: Quản lý giáo dục.
III. Mục đích yêu cầu của đề tài giải pháp.
Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng giải pháp
 Huyện An Phú có mặt bằng dân trí thấp, nhận thức của nhân dân về giáo dục chưa đúng mức. Người dân vùng sâu, vùng khó khăn đầu tư cho việc học hành của con em còn hạn chế. Việc người dân ít đầu tư cho việc học của con em còn do vấn đề lịch sử, đặc thù văn hóa, điều kiện tự nhiên và thực tế xã hội Những yếu tố này đã ảnh hưởng lớn đến việc bỏ học, chất lượng giáo dục của học sinh ở các cấp học 
Trường THPT An Phú là một trong ba trường THPT trong huyện. Hàng năm, tỷ lệ học sinh bỏ học cao. Nguyên nhân học sinh bỏ học thường do hoàn cảnh khó khăn, học yếu chán học, lao động sớm, do nhận thức của phụ huynh học sinh. Nhưng nguyên nhân đó cũng là khó khăn của nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Học sinh bỏ học nhiều; hiệu quả đào tạo, chất lượng giáo dục chưa cao. Từ những thực tiễn này, vấn đề hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học, nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết. 
Về học sinh, điểm đầu vào của học sinh thấp, nề nếp chưa ổn định, ý thức học tập của học sinh chưa cao. Tay nghề của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên chưa nhiệt tình trong giảng dạy, quyết tâm chưa cao; việc quan tâm học sinh có hoàn cảnh khó khăn còn rất hạn chế. 
	2. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp
- Đổi mới công tác giáo dục nói chung và công tác tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để nâng cao kết quả giáo dục là một yêu cầu, yêu cầu cấp bách của nhà trường, địa phương và xã hội...
- Nhiều năm, công tác khuyến học chưa được thực hiện tốt.
- Thực hiện tốt công tác xã hội hóa để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục...
3. Nội dung giải pháp (Tiến trình thực hiện, thời gian thực hiện, biện pháp tổ chức).
Đề tài Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề rất thiết thực cho hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong khuôn khổ của báo cáo giải pháp này, tôi chỉ trình bày ngắn gọn những nội dung cơ bản nhất của công tác tổ chức hoạt động của chi hội khuyến học: Công tác tổ chức chi hội khuyến học, công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động, thực hiện công tác xã hội hóa, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể, gặp gỡ động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, công tác hỗ trợ học sinh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi, công tác hỗ trợ học sinh yếu và học sinh ôn tập buổi tối.
2.1. Công tác tổ chức chi hội khuyến học.
 Đầu năm học, Hiệu trưởng thực hiện công tác tổ chức: Lập danh sách chi hội khuyến học để Hội khuyến học huyện ra quyết định thành lập chi hội khuyến học. Khi làm công tác này Hiệu trưởng cần có đủ thông tin về nhân sự tham gia vào chi hội khuyến học. Theo hướng dẫn của hội khuyến học tỉnh, chi hội khuyến học của trường bao gồm: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, đại diện công đoàn, đoàn thanh niên, các tổ trưởng, giáo viên có kinh nghiệm, có uy tín Bên cạnh đó, chi hội khuyến học trường cũng thành lập Tổ khuyến học của lớp (40 tổ) gồm giáo viên chủ nhiệm và các thành viên là Ban Đại diện Cha mẹ học sinh của lớp.
2.2. Công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động.
Sau khi thành lập chi hội khuyến học, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch hoạt động cho cả năm học với nội dung công việc cụ thể từng tháng 
2.3 Thực hiện công tác xã hội hóa, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể
Để có nguồn kinh phí hoạt động, chi hội khuyến học đã tổ chức đa dạng các hình thức vận động để có nguồn kinh phí, vật chất phục vụ cho hoạt động. Hàng năm trường vận động các nhà Mạnh Thường quân qua các lần họp phụ huynh học sinh, tổ chức đêm văn nghệ gây quỹ khuyến học, vận động các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, các cựu học sinh Bên cạnh đó, chi hội khuyến học còn phối hợp tốt với các ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, ủy ban nhân dân huyện để tranh thủ các nguồn vận động nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực tế Trong năm học 2018 - 2019, chi hội khuyến học trường vận động được 117.185.000 đồng.
2.4. Gặp gỡ động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Mỗi học kỳ, mỗi quý, chi hội khuyến học tổ chức gặp mặt các học sinh có hoàn cảnh khó khăn để biết thêm thông tin về hoàn cảnh của mỗi học sinh. Từ những thông tin này, chi hội trưởng (Hiệu trưởng) sẽ có những điều chỉnh, bổ sung các hoạt động của nhà trường nhầm hỗ trợ tốt nhất cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Cũng trong các lần tiếp xúc này, các thành viên trong chi hội khuyến học, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của các học sinh để chia sẻ, động viên các em vượt qua khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập và định hướng nghề nghiệp cho các em để hạn chế học sinh bỏ học. Tổ khuyến học ở lớp (có giáo viên chủ nhiệm) nắm bắt kịp thời các trường hợp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học báo cáo chi hội trưởng hàng tuần để có biện pháp giải quyết Việc này cũng cần thực hiện thường xuyên trong công tác tư vấn học đường trong nhà trường, trong các tiết sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm
2.5. Công tác hỗ trợ học sinh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi.
Theo thống kê hàng năm, số lượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường THPT An Phú khá lớn. Đây là các em cần được hỗ trợ về vật chất để giúp các em vượt qua khó khăn trong học tập và cuộc sống. Mỗi năm, nhà trường hỗ trợ các em xe đạp, tập vở, quần áo, tiền Đối với các học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, chi hội khuyến học phối hợp với công đoàn cơ sở nhận đỡ đầu sáu học sinh với mức hỗ trợ 200.000 đồng/ 1 tháng/ 1 học sinh Hàng năm, chi hội khuyến học hỗ trợ 40 học sinh nghèo từ 300.000 nghìn đồng đến 500.000 nghìn (mỗi học sinh) để vui xuân đón tết
Trong những năm gần đây, tỷ lệ học sinh giỏi của nhà trường tăng từ 22,44% đến 31,43%. Số lượng học sinh giỏi tăng nhiều nhưng nguồn kinh phí của nhà nước chi khen thưởng còn hạn chế nên còn lại một số lượng lớn học sinh không được khen thưởng. Đối với các học sinh giỏi không được khen thưởng quỹ khuyến học thực hiện chi 200.000 đồng/ 1 học sinh. Mỗi năm nhà trường chi từ 35 đến 75 triệu đồng để khen thưởng các học sinh giỏi ngoài định mức. Điều này, đã góp phần khích lệ các em học sinh, hạn chế số học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường 
2.6. Công tác hỗ trợ học sinh yếu ôn tập buổi tối.
Vận động giáo viên hỗ trợ ôn tập, phục vụ lớp buổi tối Sau khi thi HKI, chi hội khuyến học thống kê, lập danh sách học sinh yếu khối 12. Từ số liệu học sinh yếu, nhà trường vận động giáo viên hỗ trợ học sinh ôn tập để giúp các em có đủ kiến thức tham gia Kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia. Giáo viên được chọn thường là các giáo viên tình nguyện có tay nghề giỏi, nhiệt tình Tất cả các thầy, cô, cán bộ quản lý tham gia hỗ trợ lớp ôn tập buổi tối không nhận thù lao. Đây là việc làm tạo sự đồng thuận trong toàn trường, phụ huynh học sinh và cả xã hội. Việc làm này đã góp phần lớn để hạn chế số học sinh bỏ học, nâng cao kết quả học tập của học sinh khối 12 và kết quả thi Trung học Phổ thông Quốc gia hàng năm. 
Vận động tài chính, vật chất để phục vụ lớp học buổi tối. Để phục vụ cho lớp ôn tập buổi tối nhà trường thực hiện vận động tài chính, vật chất (mì gói, gạo, khô, nước uống). Các học sinh yếu được ăn buổi chiều tại trường mà phụ huynh học sinh không phải đóng góp. Cũng từ nguồn vận động này, chi hội khuyến học tổ chức các buổi ăn trưa cho học sinh khó khăn, nhà xa trong các ngày thi Trung học Phổ thông Quốc gia điều này, đã góp phần hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả tốt trong học tập và hạn chế số học sinh bỏ học... Từ những việc làm này, kết quả thi THPT và THPT quốc gia đỗ 100% trong 7 năm, tỷ lệ học sinh đỗ đại học luôn ở mức cao
2.7 Công tác quản lý, sử dụng quỹ khuyến học.
Cũng như công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý và sử dụng khuyến học phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch hỗ trợ đúng đối tượng. Chi hội khuyến học trường xét hỗ trợ, đỡ đầu học sinh khó khăn công khai, dân chủ
IV. Hiệu quả đạt được
Những điểm khác biệt trước và sau khi áp dụng giải pháp	; lợi ích thu được khi giải pháp áp dụng:.......(số liệu cụ thể kèm theo căn cứ, cơ sở để xác định, đánh giá).
So sánh kết quả đạt được
 - Năm học: 2017-2018.
	+ Thu từ tổ chức văn nghệ: 87.700.000đ.
+ Phụ huynh học sinh hỗ trợ: 1.500.000đ.
+ Chi hỗ trợ học sinh giỏi cuối năm: 37.600.000đ.
+ Chi hỗ trợ học sinh nghèo: 24.800.000đ.
+ Chi khen thưởng học sinh đỗ đầu cấp, học sinh đỗ ĐH: 4.200.000đ.
+ Chi đỡ đầu học sinh: 4 học sinh (1hs/200.000đ/tháng).
 - Năm học: 2018-2019.
	+ Thu từ tổ chức văn nghệ: 110.685.000đ.
+ Phụ huynh học sinh hỗ trợ: 1.500.000đ.
+ Công ty Mobofone hỗ trợ: 5.000.000đ.
+ Chi hỗ trợ học sinh giỏi cuối năm: 74.400.000đ.
+ Chi hỗ trợ học sinh nghèo: 30.600.000đ.
+ Chi khen thưởng học sinh đỗ đầu cấp, học sinh đỗ ĐH: 4.200.000đ.
+ Chi đỡ đầu học sinh: 6 học sinh (1hs/200.000đ/tháng).
 - Năm học 2017-2018: 
 + Học lực: Giỏi 243 (22.44%); Khá 510 (47,05%); TB 309 (28.51%); Yếu 16 (1.48%); Kém 5 (0,46%).
 + Hạnh kiểm: Tốt 975 (89.94%); Khá 88 (8,12%); TB 13 (1.20%); Yếu 7 (0,65%). 
- Năm học 2018-2019:
 	 	+ Học lực: Giỏi 457 (31.43%); Khá 623 (42.85%); TB 337 (23.18%); Yếu 35 (2.41%); Kém 2 (0.14%).
 + Hạnh kiểm: Tốt 1281 (88.10%); Khá 135 (9,28%); TB 38 (2.61%).
- Tỷ lệ bỏ học trường THPT Lương Thế Vinh, năm học 2016-2017: 13,7%.
- Tỷ lệ bỏ học trường THPT Lương Thế Vinh, năm học 2017-2018: 6,16%.
- Tỷ lệ bỏ học trường THPT An Phú, năm học 2017-2018: 2,04%.
- Tỷ lệ bỏ học trường THPT An Phú, (sau khi sáp nhập) năm học 2018-2019: 2,24%.
 V. Mức độ ảnh hưởng
Khả năng áp dụng giải pháp: Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục có thể áp dụng trong các trường THPT thuộc các huyện, thị xã, thành phố
VI. Kết luận
Với những cách làm như trên, hoạt động của chi hội khuyến học đã góp phần giảm tỷ lệ học sinh bỏ học qua hàng năm, chất lượng giáo dục của nhà trường, hiệu quả đào tạo được nâng cao. Nhiều năm liền nhà trường được công nhận Tập thể Lao động Tiên tiến, bốn năm dược công nhận Tập thể Lao động Xuất sắc, kết quả thi THPT đạt 100% trong bảy năm. Nhiều năm liên tục, nhà trường luôn được xếp ở tốp dẫn đầu của tỉnh về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT của tỉnh An Giang và được UBND tỉnh tặng Bằng khen. Với những kết quả đạt dược, Chi hội khuyến học trường THPT An Phú được Hội khuyến học tỉnh An Giang tặng giấy khen, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang tặng giấy khen về thành tích Đã có nhiều đóng góp trong phong trào khuyến học, khuyến tài cho địa phương năm 2018 
Nâng cao chất lượng giáo dục, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học là mục tiêu mà nhà trường phổ thông nào cũng hướng đến. Để đạt được mục tiêu này, người cán bộ quản lý cần quan tâm đến nhiều vấn đề Vấn đề, Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục được xem là vấn hỗ trợ, phối hợp, thực hiện các giải pháp đồng bộ để đạt được kết quả giáo dục bền vững. Trong những vấn đề được đề cập, tôi cho rằng vấn đề con người luôn đóng vai trò trung tâm và quyết định. Bởi lẽ, trong mọi công việc yếu tố con người bao giờ cũng đóng vai trò tiên quyết. Nhà tổ chức cần có sự cần mẫn, gương mẫu, nỗ lực, quyết tâm, sáng tạo; cần sự chính tâm và thành tâm trong công việc... Và hơn thế nữa, việc chăm lo cho sự nghiệp giáo dục còn đòi hỏi sự cộng đồng trách nhiệm của cả xã hội - của toàn dân 
	 	Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng giải pháp 	 Người viết 
 Nguyễn Quốc Thanh
PHỤ LỤC I: MẪU PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐĂNG KÝ GIẢI PHÁP
 Họ và tên người đăng ký: Nguyễn Quốc Thanh.
 Chức vụ: Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng trường, Bí thư Đảng bộ. 
 Đơn vị công tác: THPT An Phú.
 Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Quản lý và giảng dạy. 
5. Tên đề tài giải pháp: Hiệu trưởng tổ chức hoạt động chi hội khuyến học để hạn chế học sinh bỏ học và nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Lĩnh vực đề tài giải pháp: Quản lý giáo dục.
 Tóm tắt nội dung giải pháp.
Công tác tổ chức chi hội khuyến học, công tác lập kế hoạch và triển khai kế hoạch hoạt động, thực hiện công tác xã hội hóa, phối hợp với chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể gặp gỡ động viên học sinh có hoàn cảnh khó khăn, công tác hỗ trợ học sinh khó khăn, khen thưởng học sinh giỏi, công tác hỗ trợ học sinh yếu ôn tập buổi tối.
 Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng giải pháp.
Năm học 2018 - 2019 ở trường THPT An Phú.
 Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp.
- Lãnh đạo, giáo viên, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh quyết tâm trong công tác khuyến học.
- Có sự phối hợp tốt giữa lãnh đạo trường, giáo viên, phụ huynh học sinh...
 Đơn vị áp dụng giải pháp: Trường THPT An Phú.
 Kết quả đạt được: (lợi ích kinh tế, xã hội thu được).
- Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm.
- Chất lượng giáo dục tăng.
 An Phú, ngày 09 tháng 11 năm 2019
	Tác giả
 Nguyễn Quốc Thanh

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hieu_truong_to_chuc_hoat_dong_chi_hoi.doc
Sáng Kiến Liên Quan