Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình Việt Nam thông qua Atlat

Atlat Địa lí Việt Nam vừa là nguồn tri thức vừa là phương tiện quan trọng trong giảng dạy và học tập môn Địa lí ở trường phổ thông, nhất là đối với học sinh lớp 12. Đối với các kì thi học sinh giỏi, nhất là kì thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn Địa lí, câu hỏi yêu cầu sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam là dạng câu hỏi phổ biến nhất. Vì vậy trong quá trình ôn luyện học sinh giỏi vấn đề tổng hợp các dạng câu hỏi từ Atlat Địa lí Việt Nam là rất quan trọng.

Để khai thác kiến thức từ Atlat Địa lí, yêu cầu học sinh phải sử dụng tổng hợp cả kiến thức và kĩ năng địa lí, đồng thời phải sử dụng cả kĩ năng tư duy, trong nhiều trường hợp còn cần sử dụng cả óc sáng tạo.

 Thông thường câu hỏi gắn với Atlat Địa lí Việt Nam có 2 dạng là : Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy.; hoặc Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy .Vì vậy, học sinh cần xác định rõ phạm vi kiến thức cần sử dụng để trả lời câu hỏi là chỉ dựa vào Atlat hay khai thác cả Atlat kết hợp với kiến thức đã học bên ngoài. Các yêu cầu làm việc với Atlat rất đa dạng. Do đó giáo viên cần giúp học sinh xây dựng một dàn bài có được từ vốn tri thức địa lí sẵn có của bản thân vào việc đọc các trang Atlat.

 

doc44 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1509 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình Việt Nam thông qua Atlat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trung bình 80 -100m/năm do phù sa sông nhiều, thềm lục địa rộng và nông.
- Chậm hơn nhiều do phù sa sông ít, thềm lục địa hẹp và sâu
- Độ cao
- Thấp và bằng phẳng hơn
- Cao hơn, kém bằng phẳng hơn
* Thềm lục địa:
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: đường bờ biển phẳng, thềm lục địa rộng và nông
- Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ đường bờ biển khúc khuỷu, thềm lục địa hẹp dần về phía nam, tiếp giáp với vùng biển nước sâu
Lưu ý: bài tập cùng dạng
Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh đặc điểm địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Giải thích tại sao lại có sự khác biệt đó?
5. Dạng chứng minh, phân tích địa hình có sự phân hóa đa dạng
Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có sự phân hóa đa dạng.
Dàn bài
Vùng núi Nam Trung Bộ và Nam Bộ phân hoá đa dạng:
+ Vùng núi Trường Sơn Nam 
+ Vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ
+ Đồng bằng sông Cửu Long
+ Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
(Nêu đặc điểm địa hình của mỗi khu vực trên theo các khía cạnh cụ thể)
1. Khái quát:
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ được tính từ dãy Bạch Mã trở vào Nam. Phía Bắc giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp Lào và Campuchia. Địa hình của miền có sự phân hóa đa dạng thành các khu vực địa hình khác nhau: Trường Sơn Nam, Các cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên, Vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ.
2. Đặc điểm địa hình của các khu vực cụ thể.
* Trường Sơn Nam và các cao nguyên xếp tầng ở Tây Nguyên:
- Từ phía Nam dãy Bạch Mã trở vào Nam, gồm các khối núi và cao nguyên. Khối núi Kon Tum và khối núi Cực Nam Trung Bộ được nâng cao, đồ sộ.
- Hướng núi là hướng vòng cung lồi về phía Duyên hải Nam Trung Bộ. 
- Địa hình núi có độ cao trung bình với những đỉnh núi có độ cao trên 2000m nghiêng dần về phía đông, sườn dốc chênh vênh bên dải đồng bằng ven biển.
- Tương phản với địa hình núi phía đông là bề mặt cao nguyên badan Playku, Đắc Lắc, Mơ Nông, Di Linh tương đối bằng phẳng, có các độ cao 500-800-1000m và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông-Tây của dãy Trường Sơn Nam.
* Vùng bán bình nguyên Đông Nam Bộ: nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng với bậc thềm phù cao cổ ở độ cao khoảng 100m và bề mặt phủ badan ở độ cao khoảng 200m.
* Đồng bằng sông Cửu Long:
- Phân bố ở phía Nam của miền, có diện tích lớn (40.000km2), chủ yếu do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi tụ.
- Địa hình thấp và bằng phẳng, cao ở phía tây bắc thấp dần ra biển.
- Trên đồng bằng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, có nhiều vùng trũng ngập nước do chưa được phù sa bồi lấp, trong đồng bàng còn xuất hiện một số núi sót.
- Tốc độ lấn biển khá nhanh: khoảng 60-80m
* Đồng bằng duyên hải Nam Trung Bộ
- Phân bố ở rìa phía Đông của miền, hình thành do phù sa của các sông nhỏ và các vật liệu có nguồn gốc biển. Các đồng bằng có diện tích lớn hơn là đồng bằng hạ lưu sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng.
- Đồng bằng bị chia cắt bởi nhiều dãy núi lan sát ra biển
- Tốc độ lấn biển nhỏ do lượng phù sa của các con sông không lớn và thềm lục địa hẹp và sâu.
Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có sự phân hóa đa dạng.
Dàn bài: 
Gồm các khu vực địa hình:
- Vùng núi Đông Bắc
- Vùng đồi trung du
- Đồng bằng Bắc Bộ
(Nêu đặc điểm địa hình của mỗi khu vực trên theo các khía cạnh cụ thể)
Câu 19. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có sự phân hóa đa dạng.
Dàn bài: 
Gồm các khu vực địa hình:
- Vùng núi Tây Bắc
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ
(Nêu đặc điểm địa hình của mỗi khu vực trên theo các khía cạnh cụ thể)
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình vùng đồi núi nước ta có sự phân hóa đa dạng.
Dàn bài: 
Gồm các khu vực địa hình:
- Vùng núi Đông Bắc
- Vùng núi Tây Bắc
- Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Vùng núi Trường Sơn Nam
- Bán bình nguyên và đồi trung du
(Nêu đặc điểm địa hình của mỗi khu vực trên theo các khía cạnh cụ thể)
Câu 21. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy chứng minh địa hình vùng đồng bằng có sự phân hóa đa dạng.
Dàn bài:
Gồm các khu vực địa hình:
- Đồng bằng sông Hồng
- Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng duyên hải miền Trung.
(Nêu đặc điểm địa hình của mỗi khu vực trên theo các khía cạnh cụ thể)
III. DẠNG BÀI PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH DỌC THEO LÁT CẮT. NÊU Ý NGHĨA CỦA LÁT CẮT ĐỊA HÌNH.
Dàn bài
1. Giới thiệu khái quát lát cắt:
- Lát cắt thuộc miền tự nhiên nào? Vị trí từ đâu đến đâu.
- Hướng của lát cắt
- Độ dài thực tế của lát cắt
2. Đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt
- Lát cắt chạy qua những dạng địa hình chính nào (tỉ lệ diện tích, phân bố)
- Hướng nghiêng chung của địa hình
- Độ cao và hình thái
- Sự phân bậc địa hình
- Sự phân hóa thành các khu vực:
+ Vị trí từ đâu đến đâu, Chiều dài lát cắt đi qua
+ Độ cao
+ Hình thái
+ Mô tả các sự thay đổi độ cao địa hình dọc theo lát cắt của từng khu vực.
3. Ý nghĩa của lát cắt địa hình:
- Phản ánh những đặc điểm tiêu biểu của địa hình miền tự nhiên nào?
+ Hướng nghiêng từ đâu đến đâu?
+ Độ cắt xẻ thay đổi như thế nào?
- Thể hiện sự thay đổi địa hình: từ dạng địa hình nào sang dạng địa hình nào
- Thể hiện sự phân hóa của các khu vực địa hình như thế nào.
Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt C-D từ biên giới Việt Trung qua núi Phan xi phăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu. Nêu ý nghĩa của lát cắt địa hình C-D
Trả lời
1. Phân tích sự đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt
a. Giới thiệu khái quát lát cắt
- Lát cắt thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, từ biên giới Việt Trung qua núi Phan xi phăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu với độ dài thực tế của lát cắt: 360 km
- Hướng của lát cắt: TB-ĐN
b. Đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt:
- Lát cắt chạy qua những dạng địa hình chính: núi cao, núi trung bình, núi thấp, cao nguyên, đồng bằng. Trong đó địa hình núi, cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, phân bố ở phía Tây Bắc, đồng bằng chỉ chiếm diện tích rất nhỏ, phân bố ở phía Đông Nam
- Hướng nghiêng chung của địa hình: cao ở phía C (TB), thấp dần về phía D (ĐN)
- Độ cao và hình thái: lát cắt chạy qua khu vực địa hình cao và đồ sộ nhất nước ta, độ chia cắt ngang và sâu lớn.
- Sự phân bậc địa hình lát cắt có 9 bậc địa hình: 3000m
- Sự phân hóa thành các khu vực: Lát cắt chạy qua 3 khu vực địa hình là Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Hòa Bình-Thanh Hóa
Hoàng Liên Sơn
Tây Bắc
Hòa Bình-Thanh Hóa
- Từ biên giới Việt Trung đến bờ trái thung lũng sông Đà với chiều dài lát cắt là 210km
- Từ thung lũng sông Đà đến rìa phía Nam cao nguyên Mộc Châu dài khoảng 48 km
- Rìa phía Nam cao nguyên Mộc Châu đến sông Chu dài 102 km
- Là khu vực miền núi cao và đồ sộ nhất nước ta
- Nền địa hình thấp hơn khu Hoàng Liên Sơn, trung bình 500-1000m
- Là khu vực có địa hình thấp nhất mà lát cắt chạy qua
- Độ chia cắt ngang và sâu lớn, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp
- Độ cắt xẻ địa hình thấp hơn khu Hoàng Liên Sơn
- Địa hình thay đổi độ cao đột ngột
- Lát cắt chạy trên nền địa hình núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn với độ cao trung bình>2500m, độ chia cắt sâu lớn. Lát cắt chạy qua 2 đỉnh núi cao của nước ta là Phan xi Phăng (3143m) và Phu Luông (2985m). Qua dãy Hoàng Liên Sơn, độ cao địa hình hạ xuống thấp dần còn khoảng 500m khi đến bờ trái sông Đà.
- Từ bờ trái thung lũng sông Đà ở độ cao khoảng 500m, độ cao địa hình đột ngột hạ xuống còn khoảng 50m khi lát cắt chạy qua lòng sông Đà. Sau khi cắt qua sông Đà, lát cắt chạy qua cao nguyên Mộc Châu với bề mặt địa hình khá bằng phẳng, độ cao trung bình từ 500-1000m, độ chia cắt sâu nhỏ và kết thúc ở rìa phía Nam cao nguyên Mộc Châu.
- Từ độ cao trên 1000m của cao nguyên Mộc Châu, lát cắt đột ngột hạ xuống còn khoảng 200m sau đó nâng cao lên 1578 m của núi Phu Pha Phong sau đó lát cắt chạy qua sông Mã nên độ cao giảm xuống còn 50m. Sau khi qua sông Mã lát cắt chạy qua dạng địa hình chuyển tiếp trước khi đến dạng địa hình đồng bằng của sông Chu.
2. Ý nghĩa:
- Phản ánh những đặc điểm tiêu biểu của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
+ Hướng nghiêng: giảm dần theo chiều TB-ĐN: ở phía bắc là hệ thống núi cao đồ sộ với độ chia cắt lớn sau đó đến các cao nguyên có độ cao thấp dần, qua vùng đồi chuyển tiếp và cuối cùng là vùng duyên hải.
+ Độ cắt xẻ địa hình cũng giảm dần từ vùng núi Tây Bắc đến vùng đồi chuyển tiếp và đồng bằng ven biển.
- Thể hiện sự chuyển tiếp của địa hình từ núi sang cao nguyên đến đồi thấp và đồng bằng.
- Thể hiện sự phân hóa phức tạp của địa hình khu vực
Câu 22. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt A-B từ TP Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái. Nêu ý nghĩa của lát cắt địa hình A-B.
 	Trả lời
1. Phân tích đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt A-B từ TP Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái. 
a. Khái quát lát cắt:
- Lát cắt thuộc miền tự nhiên Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ TP Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái. 
- Hướng của lát cắt: Tây Nam- Đông Bắc
- Độ dài thực tế của lát cắt: 303 km
b. Đặc điểm địa hình dọc theo lát cắt
- Lát cắt chạy qua những dạng địa hình chính: cao nguyên, vùng chuyển tiếp và qua vùng đồng bằng 
- Hướng nghiêng chung của địa hình:cao ở phía B (ĐB), thấp dần về phía A (ĐN) 
- Độ cao và hình thái: Độ cao tương đối thấp, trung bình khoảng 500-1000m, độ cắt xẻ địa hình thấp.
- Sự phân bậc địa hình:có 7 bậc địa hình 0 2000m.
- Sự phân hóa thành các khu vực: lát cắt chạy qua các khu vực: Đông Nam Bộ, khu cực Nam Trung Bộ và đồng bằng ven biển.
Đông Nam Bộ
Khu Cực Nam Trung Bộ
Đồng bằng ven biển
- Từ TPHCM đến độ cao khoảng 200m dài 114km
- Từ hết độ cao 200m đến phía Đông cao nguyên Lâm Viên dài 180km
- Phía Đông cao nguyên Lâm Viên đến sông Cái dài 9km
- Địa hình tương đối thấp <200m
- Địa hình cao hơn nhiều trung bình 500-1000m
- Địa hình thấp nhất <50m
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Độ cắt xẻ lớn hơn
- Địa hình tương đối bằng phẳng
- Lát cắt chạy trên một nền địa hình khá bằng phẳng với độ cao 0-50m đến lưu vực sông La Ngà độ cao được nâng dần lên từ 50-200m. Các bậc cao 0-50m, 50-200m đều có các bề mặt khá bằng phẳng và rộng. Hết độ cao khoảng 200m lát cắt đến khu vực cực Nam Trung Bộ.
- Hết độ cao 200m lát cắt nâng dần lên độ cao 500 đến 1000m của cao nguyên Di Linh, độ cắt xẻ nhỏ. Tuy vậy cũng có một số nơi độ cao lát cắt hạ xuống do chạy qua các sông như Ngọn sông La Ngà, Đắc Dung.
- Từ độ cao 1000m ở cao nguyên Di Linh, độ cao đột ngột được nâng lên khi tới cao nguyên Lâm Viên. Bề mặt cao nguyên cũng có độ cắt xẻ tương đối lớn một số đỉnh lên cao trên 200m như Bi Doup 2287m sau đó hạ thấp đến độ cao >100m và hạ thấp xuống độ cao 200m ở phía Đông của cao nguyên Lâm Viên.
- Từ độ cao 200m lát cắt hạ thấp xuống độ cao <50m của dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển đến sông Cái.
2. Ý nghĩa 
- Phản ánh những đặc điểm tiêu biểu của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
+ Hướng nghiêng: 
. Thấp dần về phía Tây Nam: ở phía Đông Bắc là các cao nguyên ở Nguyên, tiếp đến là bán bình nguyên ở Đông Nam bộ và đồng bằng Đông Nam Bộ.
. Sườn Đông dốc đột ngột xuống dải đồng bằng nhỏ hẹp Nam Trung Bộ.
+ Độ cắt xẻ địa hình tương đối nhỏ so với hai miền tự nhiên còn lại.
- Thể hiện sự thay đổi địa hình: từ dạng địa hình cao nguyên sang dạng địa hình bán bình nguyên và đồng bằng
- Thể hiện sự phân hóa phức tạp của các khu vực địa hình.
Câu 23. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích và giải thích sự phân hóa địa hình dọc theo lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.
Trả lời
1. Giới thiệu khái quát lát cắt
- Lát cắt A-B thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình.
- Hướng của lát cắt: TB-ĐN
- Độ dài thực tế của lát cắt là 330km (dựa vào tỉ lệ ngang của lát cắt 1cm trên bản đồ ứng với 3km trên thực tế )
- Hướng nghiêng của địa hình: cao ở phía A (TB) thấp dần về phía B (ĐN)
- Lát cắt chạy qua 3 khu vực địa hình là khu Việt Bắc, khu Đông Bắc, khu Đồng bằng Bắc Bộ với 6 thang bậc địa hình: 1500m.
2. Đặc điểm địa hình của từng khu vực:
* Khu Việt Bắc:
- Từ sơn nguyên Đồng Văn đến thung lũng sông Cầu với chiều dài lát cắt là 150m
- Là khu vực có độ cao lớn nhất toàn miền với nhiều đỉnh có độ cao trên 1500m.
- Đặc điểm hình thái: Là khu vực địa hình núi có độ dốc, độ chia cắt, độ cao lớn nhất trên toàn bộ lát cắt.
- Ban đầu lát cắt chạy trên một nền địa hình khá bằng phẳng của sơn nguyên Đồng Văn với độ cao khoảng 1500m, sau đó đột ngột giảm xuống còn 500m và lại tiếp tục được nâng lên đến độ cao khoảng 1400m ở rìa đông của sơn nguyên Đồng Văn. Đến thung lũng sông Năng độ cao hạ thấp còn 50 m rồi đột ngột nâng cao 1578m (đỉnh Phia Booc). Độ cao giảm dần khi đến sông Cầu- và đây là ranh giới với khu Đông Bắc.
- Nguyên nhân: Khu Việt Bắc có lịch sử địa chất lâu đời, được hình thành trong đại Cổ Sinh và Trung Sinh lại chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya với cường độ lớn nên địa hình khu vực này được nâng cao và trẻ hóa, núi có đặc điểm hình thái sắc sảo, đỉnh nhọn thung lũng sâu và rất hiểm trở.
* Khu Đông Bắc
- Từ sông Cầu đến sông Thương dài khoảng 78 km
- Là vùng đồi trung du có độ cao trung bình toàn vùng từ 200-500m
- Hình thái: độ cắt xẻ địa hình ít, đồi núi có dạng đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng. Khu vực này có dạng đồi bát úp rất đặc trưng cho vùng đồi trung du Việt Nam.
- Ban đầu từ thung lũng sông Cầu cao khoảng 50m được nâng lên khoảng 700m khi lát cắt chạy qua cánh cung Ngân Sơn. Sau đó lát cắt chạy qua vùng đồi thấp độ cao khoảng 200m nằm gần cánh cung Bắc Sơn. Khi vượt qua cánh cung Bắc Sơn lát cắt còn đi qua dải đồi bát úp với độ cao trung bình khoảng 200m trước khi đến thung lũng sông Thương-đây cũng là ranh giới với khu đồng bằng Bắc Bộ.
- Nguyên nhân: Khu vực Đông Bắc được hình thành chủ yếu vào giai đoạn cuối đại Cổ Sinh đồng thời chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya với cường độ yếu nên địa hình của khu vực nâng lên thấp , núi đồi có đặc điểm đỉnh tròn, thung lũng mở rộng
* Khu đồng bằng Bắc Bộ:
- Từ sông Thương đến cửa sông Thái Bình dài 102 km
- Địa hình thấp nhất mà lát cắt chạy qua, độ cao <50m
- Là khu vực tương đối bằng phẳng, độ dốc không đáng kể.
- Sau khi qua thung lũng sông Thương lát cắt chạy qua địa hình đồng bằng Bắc Bộ với độ cao trung bình khoảng 50m, chỉ có bộ phận rìa phía Bắc, địa hình mang tính chuyển tiếp nên độ cao lớn hơn, có chỗ đạt 200m, lát cắt đi qua các sông Lục Nam, Kinh Thầy và kết thúc tại cửa sông Thái Bình.
- Nguyên nhân: Khu vực đồng bằng Bắc Bộ hình thành trong đại Tân Sinh, là vùng sụt lún được bôi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, hầu nhưn không chịu ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya, nên địa hình thấp và khá bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi sót, nhất là ở rìa đồng bằng.
IV. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
	1. Hiệu quả kinh tế: tiết kiệm thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cho giáo viên. Là tài liệu chuyên đề ngắn gọn, hữu ích.
2. Hiệu quả xã hội: 
- Nâng cao được trình độ chuyên môn cho giáo viên nhất là giáo viên dạy trường chuyên và ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi tham khảo tài liệu này.
- Là tài liệu quan trọng có thể cung cấp cho các em học sinh học môn Địa lí.
- Xây dựng cho học sinh khả năng học tập hệ thống, khoa học, tư duy và cách vận dụng kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi.
V. Điều kiện và khả năng áp dụng
* Điều kiện áp dụng:
- Giáo viên cần có những kiến thức địa lí cơ bản.
- Học sinh phải được cung cấp các kiến thức nền tảng của đại lí tự nhiên trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và lớp 12, có kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp tốt. Học sinh phải có kĩ năng sử dụng tốt Atlas địa lí Việt Nam .
* Khả năng áp dụng:
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, các em trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị
Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Loan
Hoàng Thị Tuyết
Phạm Thị Thúy
BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2014 - 2015
Tên sáng kiến
Tác giả, đồng tác giả, đơn vị Tổ
Giải pháp cũ thường làm
Giải pháp mới cải tiến
Hiệu quả kinh tế- xã hội
Khả năng áp dụng
Hệ thống hóa các dạng câu hỏi về địa hình Việt Nam thông qua Atlat
1. Nguyễn Thị Loan
2. Hoàng Thị Tuyết
3. Phạm Thị Thúy
4. Tổ 
Sử -Địa
- Sách giáo khoa trước khi cải cách năm 2006 không có phần kiến thức về địa lí tự nhiên, sách giáo khoa cải cách đề cập đến địa hình Việt Nam qua một số bài: Bài 6, 7 “ Đất nước nhiều đồi núi” Bài 10,11 “ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa” (Biểu hiện qua thành phần địa hình)
- Chưa có hệ thống rõ ràng các câu hỏi và cách tư duy làm bài cho học sinh, chỉ có một số câu hỏi cuối sách giáo khoa. Học sinh không được hướng dẫn chi tiết đầy đủ và khoa học.
- Xây dựng hệ thống các dạng câu hỏi dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam
- Đưa ra các ví dụ minh họa cụ thể cho từng dạng câu hỏi để làm rõ vấn đề, cũng là bài tập cụ thể để giảng cho học sinh. 
Cụ thể: 
1. Dạng câu hỏi phân tích, trình bày: Đây là dạng câu hỏi đơn giản nhất, dễ làm nhất vì đơn giản yêu cầu của câu hỏi là trình bày một vấn đề về khí hậu. Học sinh chỉ cần nắm được kiến thức cơ bản thì hoàn toàn có thể làm tốt câu hỏi này. Ví dụ: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày các đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. Dạng câu hỏi chứng minh:
	Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức, nhất là những dẫn chứng phù hợp với yêu cầu của bài để chứng minh cho nhận định đề bài yêu cầu. Để việc chứng minh thêm thuyết phục, rất cần có các số liệu, dẫn chứng để minh họa. Các số liệu, dẫn chứng này đã có trong Atlat nên học sinh cần bám sát vào Atlat. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm là cần phải biết sàng lọc, lựa chọn kiến thức cũng như các số liệu cần thiết để chứng minh, tránh lan man, dàn trải.
3. Dạng câu hỏi so sánh:
Đối với dạng câu hỏi này, học sinh cần biết cách khái quát hóa kiến thức để tìm ra các tiêu chí để so sánh. Sau đó cần phân loại, sắp xếp kiến thức theo từng tiêu chí để phục vụ cho việc so sánh. 
4. Dạng câu hỏi giải thích:
	Dạng câu hỏi này nhìn chung so với ba dạng câu hỏi trên là khó hơn, không chỉ đòi hỏi học sinh nắm chắc kiến thức không chỉ của phần địa hình mà của tất cả các kiến thức có liên quan đến địa hình như: lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ, khí hậu. Và học sinh còn phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải thích cho phần nội dung đề bài yêu cầu. 
	1. Hiệu quả kinh tế: tiết kiệm thời gian tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu cho giáo viên.
2. Hiệu quả xã hội: 
- Xây dựng cho học sinh khả năng học tập hệ thống, khoa học, tư duy và cách vận dụng kiến thức cơ bản để trả lời câu hỏi.
- Nâng cao được trình độ chuyên môn cho giáo viên nhất là giáo viên dạy trường chuyên và ôn luyện học sinh giỏi quốc gia khi tham khảo tài liệu này.
- Là tài liệu quan trọng có thể cung cấp cho các em học sinh đội tuyển.
* Điều kiện áp dụng:
- Giáo viên cần có những kiến thức địa lí cơ bản.
- Học sinh phải được cung cấp các kiến thức nền tảng của đại lí tự nhiên trong chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và lớp 12, có kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp tốt. Học sinh phải có kĩ năng sử dụng tốt Atlas địa lí Việt Nam 
* Khả năng áp dụng:
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Địa lí, các em trong đội tuyển học sinh giỏi quốc gia.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN TÓM TẮT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2015
TÊN SÁNG KIẾN: HỆ THỐNG HÓA CÁC DẠNG CÂU HỎI VỀ ĐỊA HÌNH VIỆT NAM 
THÔNG QUA ATLAT
 Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Loan
 Hoàng Thị Tuyết
 Phạm Thị Thúy
Đơn vị công tác : Tổ SỬ ĐỊA
 Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Ninh Bình, tháng 5 năm 2015

File đính kèm:

  • doc9. LVT_Dia Hệ thống hoá các dạng câu hỏi về địa hình Việt Nam thông qua Atlat.doc
Sáng Kiến Liên Quan