Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học Lớp 10

Thực trạng của việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn hóa học ở các trường phổ thông hiện nay.

2.1.1. Thực trạng về chương trình

Hệ thống câu hỏi, bài tập củng cố trong sách giáo khoa có nội dung liên quan đến vấn đề môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá ít. Học sinh khó tiếp cận với vấn đề.

2.1.2. Thực trạng về giáo viên

Thực tế cho thấy để có một tiết học hoàn chỉnh đúng ý nghĩa về mặt phương pháp lẫn nội dung đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư về thời gian và trí tuệ rất nhiều, trong khi đó lượng kiến thức trong một tiết học lại rất nhiều, kết hợp với tâm lý thi cử nên nhiều giáo viên chưa chú trọng đến vấn đề được đặt ra ở trên, chủ yếu nếu còn thời gian thì cho học sinh rèn kĩ năng làm bài tập.

2.1.3. Thực trạng về học sinh

Hiện nay học sinh được đào tạo nhiều kĩ năng để có thể hòa nhập vào xã hội hiện đại, phát triển nhanh đến chóng mặt, kết hợp với lượng kiến thức phải nhồi nhét khá nhiều, xã hội xung quanh có nhiều cám dỗ làm hao phí thời gian của học sinh như internet, điện thoại thông minh, khiến cho các em hầu như không có thời gian để tập trung vào một vấn đề nói chung và môn Hóa học nói riêng, đa số các em chỉ nặng về vấn đề thi cử, các kĩ thuật giải nhanh mà không chú trọng đến các vấn đề xã hội khác.

 Từ những thực trạng trên tôi thấy việc sử dụng các câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm trong giảng dạy môn Hóa học ở các trường phổ thông hiện nay không những giúp học sinh thông hiểu kiến thức lí thuyết mà còn làm cho học sinh có hứng thú học tập, rèn tính kiên nhẫn cho học sinh, khiến học sinh quan tâm đến xã hội nhiều hơn, mang lợi ích cho cộng đồng.

 

doc15 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Lượt xem: 1249 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống câu hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm phần phi kim hóa học Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên khi kết thúc bài “Brom- Iot- Flo - Hóa 10”. nhằm giúp cho học sinh hiểu được ích lợi của việc ăn muối iot và tuyên truyền cho cộng đồng.
Câu 8. Hơi brom rất độc, brom rơi vào da sẽ gây bỏng nặng. Vì vậy nếu một người hít phải hơi brom thì ta có thể cho người đó hít dung dịch loãng của amoniac pha trong rượu để tiêu độc hoặc ngâm vết bỏng brom vào dung dịch amoniac loãng. Viết các phương trình phản ững xảy ra, biết trong phản ứng đó: 
 N-3 → N0 + 3e; Br0 + 1e → Br-;
Giải thích: Br2 + NH3 → N2 + HBr
Áp dụng: Câu hỏi mang tính gây tò mò rất cao, có thể áp dụng cho học sinh trong lúc học về tính chất hóa học của brom hoặc trong giờ luyện tập halegen.
Câu 9. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do lượng axit HCl trong dạ dày quá cao, giảm pH. Để giảm bớt lượng axit, người ta thường uống dược phẩm Nabica (NaHCO3). Viết phương trình hoa học xẩy ra.
Giải thích: HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
Áp dụng: giúp học sinh củng cố kiến thức lý thuyết về tính chất của HCl, đồng thời có thể vận dụng rong các bài tập tính toán, ôn lại công thức tính cho học sinh.
Câu 10. Người bị loét dạ dày tá tràng thường được khuyên không dùng các loại nước có gaz. Hãy giải thích vì sao không được dung các loại nước trên?
Giải thích: Trong nước ngọt có ga chứa nhiều axit, trong khi đó người bị loét dạ dày chứng tỏ nồng độ axit HCl đã ở mức quá cao, vì vậy không nên dùng nước ngọt có ga . 
Câu 11. Trong các axit trên thì HClO và các muối của nó có nhiều ứng dụng nhất trong đời sống tuy nhiên nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng như tổn thương ống tiêu hóa tùy theo mức độ độc, hipoclorit cung cấp oxi cho quá trình oxi hóa sẽ là nguyên nhân của các bệnh lão hóa, tiểu đường, sạm nắng, ung thư, Parkison
GV: vậy để hạn chế tác hại của các chất oxi hóa này chúng ta phải làm sao?
Giải pháp: Chất chống oxi hóa chính là vitamin A, E, axit béo quan trọng. Vì vậy, khi phải tiếp xúc nhiều với hipoclorit cần bổ sung những thực phẩm chứa nhiều vitamin A, E như rau xanh trái cây có màu đỏ cam”.
Câu 12. Tại sao sử dụng nhiều nước Gia -Ven trong giặt rửa thì sẽ làm mục vải, lão hóa da tay, ảnh hưởng tới môi trường ? 
Giải thích: Giáo viên hướng dẫn cho học sinh giải thích dựa vào tính oxi hóa mạnh của hipoclorit.
Các chất dùng vệ sinh nhà tắm thường có chứa hoá chất benzyl, polyetylen, hay natri hypochlorit thường thấy trong nước Javen; hoặc những chất chlorine đó là những chất được xem là có hại cho sức khỏe. Mức độ hại nhiều hay ít tuỳ theo hàm lượng, nồng độ. Hàm lượng, nồng độ càng cao thì tác hại càng nguy hiểm hơn.
Riêng đối với nước Javen có chứa các hoá chất giúp khử trùng và tẩy màu, nếu sử dụng lâu ngày và nhất là tiếp xúc với da nhiều quá thì có thể gây viêm da. Nếu không may trẻ em hay người lớn uống phải thì có thể gây loét cuống họng.”
Sử dụng những hóa chất thay thế như dùng chanh hoặc giấm.Trong chanh có chứa axit citric có thể tẩy rửa những mùi hôi hay vết dơ. Còn giấm chua thì có tác dụng rất tốt rong việc đánh bóng kim loại, tẩy mùi, rửa các chất béo dính trên bát đĩa. Pha một thìa nước chanh hay giấm chua với một lít nước là chúng ta sẽ có một dung dịch tẩy rửa rất tốt.
Hiện nay, nếu cần sử dụng Javen phải hết sức cẩn thận, sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất, nên giữ trong một bình kín, tránh ánh nắng và hơi nóng.
Không nên pha Javen với nước nóng vì có thể gây ra phản ứng hoá học không tốt ( sinh ra những khí mùi hắc, độc). Giấm pha nước cũng có tác dụng tẩy trùng tương tự như Javen mà ít rủi ro, nên có thể dùng thay thế ở những vết bẩn nhẹ.
Câu 13. Clorua vôi là chất có tính oxi hóa mạnh, được dùng xử lý chất độc, bảo vệ môi trường. Clorua vôi được điều chế bằng phản ứng nào sau đây?
 	A. Cl2 + CaCO3 to
 CaOCl2 + CO2	
	B. Cl2 + CaO (bột) CaOCl2	
	C. Cl2 + Ca(OH)2 (khan) CaOCl2 + H2O	
	D. Cl2 + Ca(OH)2 (đặc) to
 CaOCl2 + H2O
Câu 14. Nước Gia-ven là chất có tính oxi hóa mạnh, được dùng để tẩy trắng quần áo, diệt khuẩn nhà vệ sinh...Có thể điều chế nước Gia-ven trong phòng thí nghiệm từ các hóa chất sau:
	A. NaNO3, HCl, NaOH.	B. MnO2, HCl, NaOH.	
	C. Na2SO4, HCl, NaOH.	D. NaCl, HCl, NaOH.
Câu 15. Axit clohiđric có vai trò như thế nào đối với cơ thể ?
Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được. Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày chứa muối hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày:
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Áp dụng: Nhu cầu ngày càng cao của con người kéo theo nhu cầu ăn uống ngày càng đa dạng, phong phú. Vấn đề ăn uống ảnh hưởng dạ dày ngày càng tăng. Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric bài “Axit clohiđric và muối clorua ”.
Câu 16. Tại sao không dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?
Giải thích: Tuy dung dịch axit HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là silic đioxit SiO2 nên khi cho dung dịch HF và thì có phản ứng xảy ra:
SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Áp dụng: Đây là phần kiến thức mà bất kì học sinh nào cũng phải biết được sau khi học bài Flo và hợp chất của nó. Học sinh biết giải thích và vận dụng trong thực tiễn  tránh việc dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF. Giáo viên có thể cho học sinh vấn đề về nhà tìm hiểu trước khi học bài HF
Câu 17. Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh?
Giải thích: Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chổ lớp sáp bị cào đi
SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chổ cần khắc,sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chổ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.
CaF2  + 2H2SO4  →  CaSO4  + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)
Sau đó:         SiO2  + 4HF  →  SiF4↑  +  2H2O
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế khi mà nghề khắc thủy tinh đang phát triển ở nước ta. Sau bài học học sinh không những biết được phương pháp khắc thủy tinh mà còn có thể giải thích được vấn đề này. Thậm chí đây là cơ sở cho việc học nghề, khơi gợi niềm đam mê học tập, học sinh có thể tự làm thí nghiệm này trong tiết thực hành. Giáo viên có thể nêu vấn đề trên để dẫn dắt học sinh vào bài mới hoặc cho học sinh tìm hiểu trước rồi trả bài trước khi học bài mới về HF.
Câu 18. Trước khi ăn rau sống, người ta thường ngâm chúng trong dung dịch nước muối ăn trong thời gian từ 10 -15 phút để sát trùng. Vì sao dung dịch nước muối (NaCl) có tính sát trùng ? Vì sao cần thời gian ngâm rau sống dài như vậy?
Giải: Dung dịch muối ăn (NaCl) có nồng độ muối lớn hơn nồng độ muối trong các tế bào của vi khuẩn, nên do hiện tượng thẩm thấu, muối đi vào tế bào, làm cho nồng độ muối trong vi khuẩn tăng cao, và có quá trình chuyển nước ngược lại từ tế bào vi khuẩn ra ngoài. Vi khuẩn mất nước nên bị tiêu diệt. Do tốc độ khuếch tán chậm nên việc sát trùng chỉ có hiệu quả khi ngâm rau sống trong nước muối từ 10 -15 phút.
Áp dụng: Đây là một vấn đề rất thực tế mà học sinh thường thấy. Giáo viên có thể cung cấp thêm thông tin khi nhắc đến các hợp chất của clo nhằm tạo vấn đề thú vị cho bài học, kích thích học sinh có niềm hăng say hứng thú với bộ môn. 
Câu 19. Chlorine là gì? Tại sao khi có dịch cúm H1N1 người ta mua Chlorine về khử trùng ? 
Chlorine có nhiều tác dụng nhưng chỉ hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực cho người sử dụng, còn khi sử dụng không đúng cách thì sẽ gây tác hại không những ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến con người. Hiện nay trên thị trường chlorine có 3 loại là: chlorine (Cl2), hypochlorite canxi [Ca(OCl)2] và hypochlorite natri (NaOCl). chlorine có thể tan 7160mg/L trong nước 20oC và nó phản ứng để tạo ra HOCl và HCl, HOCl tiếp tục ion hóa tạo ra ion OCl:
Cl2 + H2O ↔ HCl + HclO
HOCl → ClO- + H+
Hypochlorite canxi và hypochlorite natri khi hòa tan trong nước đều tạo ra OCl-. Sự có mặt của chlorine tùy thuộc vào pH có trong nước, dạng Cl2 không hiện diện khi pH lớn hơn 2, HOCl là dạng phổ biến nhất khi pH nằm trong khoảng 1-7,48, HOCl=OCl- khi pH = 7,48 và OCl- thì cao hơn HOCl khi pH trên 7,48. Do HOCl có kích thước phân tử nhỏ và trung hòa điện tích nên OCl có hiệu quả khử trùng mạnh hơn OCl- khoảng 100 lần và dễ dàng hòa tan vào tế bào hơn so với OCl-. Vì thế, mà chlorine chỉ có hiệu quả trong việc khử trùng cao khi pH 7,48. Chlorine rất khó để khuếch tán qua vỏ bào tử khi bào tử các vi sinh vật có thể chịu đựng chlorine ở nồng độ cao hơn tế bào sinh dưỡng. Nguyên lý hoạt động của chlorine trong việc khử trùng nước là HOCl phản ứng với hệ enzyme oxy hóa glucose và các hoạt động trao đổi chất, kết quả gây chết tế bào. Trong quá trình này có sự liên quan đến oxy hóa của HOCl đối với enzyme có chứa gốc HS-. Các virus hầu như không có enzyme chứa gố HS- nên chlorine cho nên sẽ không có tác dụng khử hay diệt virus. 
Phạm vi áp dụng : Giáo viên cho học sinh câu hỏi về nhà trước khi học bài mới yêu cầu học sinh tìm hiểu nhằm kích thích sự tò mò về kiến thức khoa học hóa hoc jcho các em
Câu 20. Xung quanh các nhà máy sản xuất gang, thép, phân lân, gạch ngói,cây cối thường ít xanh tươi, nguồn nước bị ô nhiễm. Điều đó giải thích như thế nào?
Giải thích: Việc gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí là do nguồn chất thải dưới dạng khí thải, nước thải, chất rắn thảiNhững chất thải này có thể dưới dạng khí độc như: SO2, H2S, CO2, CO, HCl, Cl2có thể tác dụng trực tiếp hoặc là nguyên nhân gây mưa axit làm hại cho cây. Nguồn nước thải có chứa kim loại nặng, các gốc nitrat, clorua, sunfatsẽ có hại đối với sinh vật sống trong nước và thực vật. Những chất thải rắn như xỉ than và một số chất hóa học sẽ làm cho đất bị ô nhiễm, không thuận lợi cho sự phát triển của cây. Do đó để bảo vệ môi trường các nhà máy cần được xậy dựng theo chu trình khép kín, đảm bảo khử được phần lớn chất độc hại trước khi thải ra môi trường.
Áp dụng: giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi dạy xong phần phi kim hóa 10 nhằm tạo cho các em tiếp cận với các vấn đề của xã hội, giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường.
2.2.2. Xây dựng hệ hỏi gắn liền với thực tiễn môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm chương oxi – lưu huỳnh .
Câu 21. Cho HS quan sát hình ảnh hai chậu cây, trong đó một chậu bị chiếu tia cực tím nên bị khô héo, xám lá Từ đó dẫn dắt vào bài bằng những tác hại của tia cực tím. Đặt vấn đề, vậy cái gì bảo vệ chúng ta khỏi tia cực tím ?
Tiếp xúc với tia tử ngoại Không tiếp xúc với tia tử ngoại
Câu 22. Tại sao sau cơn mưa có sấm sét, không khí lại trong lành hơn ? 
Câu 23. Tại sao khi sử dụng máy photocopy ta thấy có mùi khét và phải đặt máy photocopy ở nơi thoáng mát? 
Câu 24. Dưới đây là bốn câu thơ nói về một loại khí:
Tôi là tấm lá chắn
Bảo vệ hành tinh xanh
Sinh ra khi sấm sét
Làm không khí trong lành
Em hãy cho biết kí hiệu hiệu hóa học của khí này là gì ?
Gợi ý các câu 22,23,24 : liên quan đến ozon, lợi và hại. Giáo viên cung cấp thêm thông tin cho học sinh
Câu 25. Phía trên tầng đối lưu và phần dưới tầng bình lưu ở độ cao 20-30 km là tầng ozon. Tầng ozon đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc bảo vệ sự sống trên bề mặt trái đất. Vì sao tầng ozon có vai trò quan trọng đó? 
Câu 26. Sữa bò tươi là một loại thực phẩm đang được tiêu thụ một lượng lớn. Tuy nhiên, sữa lại dễ nhiễm khuẩn nên thời gian gần đây nhiều người thu mua sữa bò thường pha oxy già vào sữa nhằm làm sữa tươi lâu hơn. Hãy dùng kiến thức hóa học giải thích việc làm trên, nếu pha oxy già vào sữa có gây hại đến sức khỏe không? 
Gợi ý : Sữa bò tươi bị pha oxy già xuất hiện ở khâu trung gian, tức ở những người mua sữa của người chăn nuôi rồi bán lại cho các cơ sở chế biến sữa. Khâu trung gian này thường làm kéo dài thời gian khiến sữa dễ nhiễm khuẩn nên buộc phải pha oxy già để sữa được tươi lâu. Giáo viên gợi mở thêm các vấn đề và kiến thức liên quan đến H2O2 nhằm khơi gợi thêm tính say mê với khoa học, và các vấn đề của xã hội ở học sinh.
Câu 27. Khi làm thí nghiệm với các hợp chất của lưu huỳnh thường sinh ra một lượng khí H2S hay SO2, những khí này rất độc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như môi trường sống xung quanh. Để giảm thiểu lượng khí này người ta thường dùng nước vôi. Hãy giải thích vì sao lại dùng nước vôi và viết phương trình phản ứng hóa học minh họa. 
Gợi ý : SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
 H2S + Ca(OH)2 → CaS + H2O
Câu 28. Có một dụng cụ quen thuộc trong gia đình là nhiệt kế thủy ngân. Tiuy nhiên, dụng cụ này rất dễ nứt vỡ, gây rơi vãi thủy ngân ra bên ngoài. Thủy ngân là một chất rất độc với cơ thể con người, làm cách nào để thu hồi thủy ngân rơi vãi.
	 A. vôi sống.                  B. cát.              C. muối ăn.           D. lưu huỳnh.
Thủy ngân rất dễ tan trong không khí tạo thành khí độc Mercury, nhiệt độ càng cao, thủy ngân càng bốc hơi nhanh, nên bạn cần đóng cửa, tránh gió lùa và giảm nhiệt độ trong phòng. Thủy ngân còn gây độc qua tiếp xúc trực tiếp với da nên khi xử lý hãy đeo găng tay. Cần hót các hạt thủy ngân bằng giấy mỏng một cách nhẹ nhàng, tránh để chúng phân chia thành những hạt nhỏ hơn nữa, cho vào hộp kín. Nếu giọt thủy ngân quá nhỏ, có thể dùng giấy, khăn ướt lau nhẹ. Để hạn chế hơi độc từ thủy ngân, bạn có thể dùng bột lưu huỳnh (diêm sinh) rắc vào nơi rơi vãi thủy ngân, dùng chổi quét đi quét lại nhiều lần để thu gom cả bột lưu huỳnh và thủy ngân. Cách làm này dựa trên nguyên lý: Lưu huỳnh tác dụng với thủy ngân kim loại tạo thành thủy ngân sunfua (HgS) không bay hơi. Ngoài lưu huỳnh, bạn có thể xử lý tương tự với lòng đỏ trứng. Thủy ngân đã thu gom bắt buộc phải được đựng riêng, có dán nhãn lưu ý để được phân loại rác, tuyệt đối không để chung vào rác thải sinh hoạt hay đổ xuống hệ thống nước thải công cộng gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Sau khi xử lý thủy ngân xong, hãy mở cửa làm thông thoáng khu vực bị nhiễm độc, lau dọn khu vực này bằng xà phòng. Quần áo bị dính thủy ngân cần được ngâm, giặt trong nước lạnh khoảng 1 giờ, rồi ngâm tiếp bằng nước nóng 70-80 độ C, cuối cùng xả bằng nước lạnh.
nghiệm. 
Câu 29: Tầng ozon hoạt động như một tấm lá chắn ngăn chặn phần lớn các tia cực tím không cho chúng đến bề mặt Trái Đất.
Tuy nhiên, ở một số nơi có hiện tượng thủng tầng ozon do một số tác nhân phá hủy, trong đó tác nhân đóng vai trò chủ yếu là
A. CFC (cloflocacbon). B. Cacbon đioxit.
C. Lưu huỳnh đioxit. D. NOx (các oxit của nitơ).
Gợi ý: Các hợp chất CFC thoát ra từ các thiết bị lạnh là tác nhân chủ yếu gây thủng tầng ozon, sau đó đến các oxit của nitơ.
Câu 30. Nêu một số nguồn tạo ra khí SO2 mà em biết?
Khí thải từ động cơ ô tô, xe máy, các nhà máy luyện kim, đốt than, hoạt động núi lửa,
GV tổng kết bằng hình ảnh.
Khí X cùng với các oxit của nitơ là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
Mưa axit tàn phá nhiều rừng cây, công trình kiến trúc bằng đá và kim loại. Không khí bị ô nhiễm khí X sẽ gây hại cho sức khỏe con người như viêm phổi, viêm da, viêm đường hô hấp. Khí X là
A. lưu huỳnh đioxit. B. cacbon đioxit. C. ozon. D. Metan
Mưa axít là hiện tượng nước mưa có độ pH dưới 5,6, được tạo ra bởi lượng khí thải SO2 và NOx từ các quá trình phát triển sản xuất, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như: lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric và axit nitric. Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Câu 31. Đề xuất giải pháp hạn chế mưa axit ? 
Kiểm soát khí thải xe cộ, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển, nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than đá trước khi sử dụng, tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydro, sử dụng các loại năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường, đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn nhiên liệu. 
Câu 32. Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm?
Giải thích: Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao. Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H2S. Do đó, lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám:
4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S↓ + 2H2O (đen)
Áp dụng: Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm. Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết. Giáo viên có thể nêu hiện tượng trên khi dạy phần tính chất hóa học của oxi.
Câu 33. khí X có mùi thối, rất độc gây buồn nôn khi hít phải, được sinh ra do protein thối rữa. Khí X là
A. SO2	B. H2S	C. CO2	D. HCl
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng của đề tài
 Trong quá trình sử dụng loại bài tập này, tôi nhận thấy học sinh rất hào hứng, vì nó gắn liền giữa lí thuyết với thực tiễn, giúp các em kết nối được học tập và vận dụng vào thực tế cuộc sống, tạo được niềm tin vào khoa học và bộ môn, giúp cho học sinh có nhiều hứng thú trong khi học.
Mỗi vấn đề có nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau, mong muốn người đọc có thể so sánh hiệu quả giữa các cách đặt câu hỏi để ngày càng hoàn thiện bài dạy của mình. 
 Tóm lại, sáng kiến kinh nghiệm này của tôi đã:
- Giúp học sinh nắm chắc lí thuyết, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng vận dụng lý thuyết vào kiến thức thực tế.
- Góp phần nâng cao hứng thú học tập, chất lượng kiến thức của học sinh.
- Góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
Để việc sử dụng các câu hỏi mang tính thực tế trong dạy học hóa học đạt kết quả tốt, tôi đề nghị một số ý kiến sau:
Mội dung câu hỏi được thiết kế phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Nội dung câu hỏi có tính khoa học, chính xác và tính thẩm mĩ cao. 
Hình thức tổ chức chủ yếu khi sử dụng dạng bài tập này là hoạt động nhóm. Vì vậy, giáo viên cần phải chú ý phân chia các nhóm phù hợp, có sự đồng đều về mức độ nhận thức giữa các nhóm học sinh, hướng dẫn học sinh một số nguyên tắc khi thảo luận, trình bày kết quả
Giáo viên có thể sử dụng các phiếu học tập, phần mềm powerpoint, màn hình chiếu hay bảng phụ để làm phương tiện hỗ trợ khi trình bày đề bài hay kết quả trước lớp.
Để phát triển loại câu hỏi này cho các chương khác của các lớp 10 và lớp 11, 12 thuộc chương trình sách giáo khoa mới, bản thân người giáo viên phải tích cực trau dồi kiến thức chuyên môn, hiểu biết thực tế, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.
Với thời gian nghiên cứu hạn hẹp, trình độ kinh nghiệm còn ít, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sai sót. Tôi rất mong sự chỉ dẫn, những nhận xét đóng góp quí báu của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_he_thong_cau_hoi_gan_lien_voi_thuc_tie.doc
Sáng Kiến Liên Quan