Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán dạng: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó

- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học.

- Căn cứ vào yêu cầu cơ bản về kiến thức, kĩ năng môn Toán ở bậc Tiểu học.

- Toán học có vị trí rất quan trọng phù hợp với cuộc sống thực tiễn đó cũng là công cụ cần thiết cho các môn học khác và để giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, để hoạt động có hiệu quả trong thực tiễn.

- Khả năng giáo dục nhiều mặt của môn Toán rất to lớn, nó có khả năng phát triển tư duy lôgic, phát triển trí tuệ. Nó có vai trò to lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học toàn diện, chính xác, có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập sáng tạo, linh hoạt.góp phần giáo dục ý trí nhẫn nại, ý trí vượt khó khăn.

- Từ vị trí và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn Toán vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy - học toán có hiệu quả cao, học sinh được phát triển tính tích cực, chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức toán học. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? Để truyền đạt kiến thức và khả năng học bộ môn này tới học sinh tiểu học.

 

docx45 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 18327 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 4 giải tốt các bài toán dạng: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là:
 600 – 63 = 537 (con)
 Đ/s: Gà:63 con
 Heo: 537 con
Kết luận: Từ chỗ học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép cộng ở trên, tôi đã hướng dẫn học sinh các bước giải chung dạng toán tìm hai số khi biết tổng-tỷ số như sau:
Bước 1: Tìm tổng số mới ( sau khi tăng hoặc giảm )
Bước 2: Đưa về cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng số mới và tỷ số của hai số đó -> Từ đó tìm được một số ( có thể tim số bé hoặc số lớn ) (như cách giải của bài toán dạng cơ bản )
 Bước 3: Tìm ngược lại 2 số ban đầu.
3. Nhận các bài toán mà hiệu của hai số có thể được đầu bài cho dưới những dạng không tường minh sau:
a. Đề bài cho hiệu của hai số sau đó cùng thêm (hoặc bớt ) ở 2 số một số đơn vị như nhau => Hiệu không đổi (Hiệu mới = Hiệu cũ)
* Ở đây tôi hướng dẫn học sinh dựa vào tính chất của phép trừ như sau:
Hiệu của số bị trừ và số trừ không đổi khi số bị trừ và số trừ cùng thêm (hoặc bớt) 
 Nếu: a – b = c
 Thì: ( a+ n) – (b + n) = c
 Hoặc : ( a - n) – (b - n) = c ( với a>n , b>n )
* Lúc này,tôi hướng dẫn học sinh hiểu rằng mặc dù sau khi thêm, bớt thì hiệu của hai số mới vẫn bằng hiệu của hai số phải tìm nhưng tỷ số của hai số mới khác với tỷ số của hai số phải tim.
* Cách làm dạng bài này là:
Từ hiệu (cũ) -> Tìm hiệu mới -> Tìm hai số biết hiệu (mới) và tỷ số của hai số mới đó - Tìm ngược lại hai số ban đầu.
*Ví dụ minh họa:
 Số cây trồng của khối 5 nhiều hơn khối 4 là 360 cây. Nếu mỗi khối cùng trồng thêm 40 cây thì số cây của khối 5 sẽ nhiều hơn gấp 4 lần số cây của khối 4. Tính số cây trồng lúc đầu ở mỗi khối.
 Giải
- Sau khi mỗi khối cùng trồng thêm 40 cây thì số cây khối 5 trồng vẫn nhiều hơn số cây khối 4 là: 360 cây.
Lúc này ta có sơ đồ:
 Khối 5:
 Khối 4:
+ Sau khi trồng thêm 40 cây, khối 4 trồng được số cây là:
 360: ( 4 – 1 ) = 120 ( cây)
+Lúc đầu, khối 4 trồng được số cây là:
 120 – 40 = 80 ( cây)
+Lúc đầu, khối 5 trồng được số cây là:
 380 + 80 = 440 (cây)
 Đ/s: Khối 4: 80 cây
 Khối 5: 440 cây
+ Trường hợp “bớt” làm tương tự.
b. Đề bài cho hiệu của hai số, sau đó thêm vào số lớn một số đơn vị , bớt ở số bé một số đơn vị => Hiệu mới = Hiệu cũ + ( tổng 2 số đơn vị )
* Dựa vào tính chất: Nếu số bị trừ thêm một số đơn vị, số trừ giàm bớt một số đơn vị thì hiệu cũ sẽ tăng thêm tổng hai số đơn vị đó.
 Nếu a – b = c
 Thì: ( a + m) – (b - n) = c + ( m + n ) ( với b>n )
*Tôi hướng dẫn: số bị trừ tăng, số trừ giảm =>Hiệu tăng
*Ví dụ minh họa:
 Số cây trồng của khối 5 nhiều hơn khối 4 là 360 cây. Nếu khối 5 trồng thêm 25 cây, khối 4 trồng bớt 5 cây thì số cây của khối 5 sẽ nhiều gấp 4 lần số cây của khối 4. Hỏi lúc đầu mỗi khối trồng được bao nhiêu cây?
Giải
 Sau khối 5 trồng thêm 25 cây, khối 4 trồng bớt 5 cây thì số cây của khối 5 trồng nhiều hơn số cây của khối 4 là:
 360 + (25+ 5) = 390 ( cây)
 Lúc này ta có sơ đồ:
 Khối 5:
 Khối 4:
 + Nếu khối 4 trồng bớt đi 5 cây thì khối 4 trồng được số cây là:
 390: ( 4 – 1 ) = 130 ( cây)
 +Lúc đầu, khối 4 trồng được số cây là:
 130 + 5 = 135 ( cây)
 +Lúc đầu, khối 5 trồng được số cây là:
 135 + 360 = 495 (cây)
 Đ/s: Khối 4: 135 cây
 Khối 5: 495 cây
c. Đề bài cho hiệu của hai số, sau đó giảm ở số lớn một số đơn vị, thêm vào số bé một số đơn vị => Hiệu mới = Hiệu cũ – (tổng 2 số đơn vị)
* Dựa vào tính chất:Nếu số bị trừ giảm bớt một số đơn vị và số trừ tăng thêm một số đơn vị thì hiệu số cũ sẽ giảm bớt tổng hai số đơn vị đó.
 Nếu a – b = c
 Thì: ( a - m) – (b + n) = c - ( m + n ) ( với a > m, c > m + n)
*Tôi hướng dẫn: Số bị trừ giảm, số trừ tăng => Hiệu giảm.
*Ví dụ minh họa:
 Số cây trồng của khối 5 nhiều hơn số cây trồng khối 4 là 360 cây. Nếu khối 5 trồng bớt đi 35 cây, khối 4 trồng thêm 25 cây thì số cây của khối 5 sẽ nhiều hơn gấp 4 lần số cây của khối 4. Hỏi lúc đầu mỗi khối trồng được bao nhiêu cây?
 Giải
 Nếu khối 5 trồng bớt đi 35 cây, khối 4 trồng thêm 25 cây thì số cây của khối 5 trồng nhiều hơn số cây của khối 4 là:
 360 - (35+ 25) = 300 ( cây)
 Lúc này ta có sơ đồ:
 Khối 5:
 Khối 4:
 + Nếu khối 4 trồng thêm 25 cây thì khối 4 trồng được số cây là:
 300: ( 4 – 1 ) = 100 ( cây)
 +Thực tế, khối 4 trồng được số cây là:
 100 - 25 = 75 ( cây)
 +Thực tế, khối 5 trồng được số cây là:
 75 + 360 = 435 (cây)
 Đ/s: Khối 4: 75 cây
 Khối 5: 435 cây
d. Đề bài cho hiệu của hai số, sau đó tăng (giảm) thêm một số đơn vị khác nhau vào số lớn, số bé.
*Dựa vào tính chất : Nếu số bị trừ và số trừ tăng ( giảm) thêm một số đơn vị khác nhau thì hiệu cũ có thể tăng hoặc giảm.
+ Trường hợp 1: Hiệu cũ tăng
 Nếu a – b = c mà m > n.
 Thì: ( a + m) – (b + n) = c + ( m - n ) ( với c > n - m)
+ Trường hợp 2: Hiệu cũ sẽ giảm
 Nếu a – b = c mà m < n.
 Thì: ( a + m) – (b + n) = c - ( m - n ) ( với c > n – m)
*Tôi hướng dẫn
+ Trường hợp 1: Khi thêm vào số lớn một số đơn vị lớn hơn số đơn vị thêm vào số bé => Hiệu cũ sẽ tăng.
+ Trường hợp 2: Khi thêm vào số lớn một số đơn vị bé hơn số đơn vị thêm vào số bé => Hiệu cũ sẽ giảm.
*Ví dụ minh họa:
 Ví dụ 1: Số cây trồng của khối 5 nhiều hơn số cây trồng khối 4 là 360 cây. Nếu khối 5 trồng thêm 45 cây, khối 4 trồng thêm 15 cây , thì số cây của khối 5 sẽ nhiều hơn gấp 4 lần số cây của khối 4. Hỏi mỗi khối trồng được bao nhiêu cây?
Giải
 Nếu khối 5 trồng thêm 45 cây, khối 4 trồng thêm 15 cây thì số cây của khối 5 trồng nhiều hơn số cây của khối 4 là:
 360 + (45 - 15) = 390 ( cây)
 Lúc này ta có sơ đồ:
 Khối 5:
 Khối 4:
 + Nếu khối 4 trồng thêm 15 cây thì khối 4 trồng được số cây là:
 390: ( 4 – 1 ) = 130 ( cây)
 +Thực tế, khối 4 trồng được số cây là:
 130 - 15 = 115 ( cây)
 +Thực tế, khối 5 trồng được số cây là:
 115 + 360 = 475 (cây)
 Đ/s: Khối 4: 115 cây
 Khối 5: 475 cây
 Ví dụ 2: Số cây trồng của khối 5 nhiều hơn số cây trồng khối 4 là 360 cây. Nếu khối 5 trồng thêm 15 cây, khối 4 trồng thêm 45 cây , thì số cây của khối 5 sẽ nhiều hơn gấp 4 lần số cây của khối 4. Hỏi mỗi khối trồng được bao nhiêu cây?
Giải
 Nếu khối 5 trồng thêm 15 cây, khối 4 trồng thêm 45 cây thì số cây của khối 5 trồng nhiều hơn số cây của khối 4 là:
 360 - (45 - 15) = 330 ( cây)
 Lúc này ta có sơ đồ:
 Khối 5:
 Khối 4:
 + Nếu khối 4 trồng thêm 45 cây thì khối 4 trồng được số cây là:
 330: ( 4 – 1 ) = 110 ( cây)
 +Thực tế, khối 4 trồng được số cây là:
 110 - 45 = 65 ( cây)
+Thực tế, khối 5 trồng được số cây là:
 65 + 360 = 425 (cây)
 Đ/s: Khối 4: 65 cây
 Khối 5: 425 cây
Kết luận: Từ chỗ học sinh hiểu được các tính chất cơ bản của phép trừ ở trên, tôi đã hướng dấn học sinh các bước giải chung của dạng bài tập tìm 2 số khi biết hiệu – tỉ số như sau:
Bước 1: Tìm hiệu số mới( sau khi tăng hoặc giảm)
Bước 2: Đưa về cách giải bài toán tìm 2 số khi biết hiệu số mới và tỷ số của 2 số đó -> Từ đó tìm được một số (có thể tìm số bé hoặc số lớn) (như cách giải của bài toán cơ bản)
Bước 3: Tìm ngược lại hai số ban đầu.
BIỆN PHÁP 3: GIUPS HỌC SINH BIẾT ÁP DỤNG CÁCH GIẢI DẠNG TOÁN TỔNG (HIỆU) - TỶ SỐ VÀO CÁC DẠNG BÀI TOÁN KHÁC.
1. Dạng toán số và chứ số.
Ví dụ 1: Tìm số tự nhiên, biết rằng nếu viết thêm chữ số 7 vào bên phải số đó thì được một số mới mà tổng của số mới và số phải tìm là 21963.
 Giải
- Gọi số cần tìm là A
- Khi viết thêm chữ số 7 vào bên phải số a ta được số A7 mà A7 gấp số A 10 lần + 7 đơn vị.
-Theo đầu bài ta có sơ đồ:
A:
A7:
Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 10 = 11 (phần)
Số cần tìm là: (21962 – 7 ) :11 = 1996
 Đ/s: 1996
*Ở đây, tôi hướng dẫn học sinh đưa dạng toán số và chữ số về dạng tổng – tỷ.
Ví dụ 2: Cho một số có hai chữ số. Nếu viết thêm một chữ số 6 vào bên trái số đó, ta được số mới gấp 25 lần số dã cho. Tìm số dã cho?
 Giải
 -Khi viết thêm một chữ số 6 vào bên trái một số có hai chữ số, ta được một số mới hơn số ban đầu 600 đơn vị.
 -Theo đầu bài ta có sơ đồ:
 Số ban đầu:
 Số mới:
 -Hiệu số phần bằng nhau là: 25 – 1 = 24 (phần)
 -Số ban đầu là: 600: 24 = 25
 Đ/s: 25
*Ở đây, tôi hướng dẫn học sinh đưa dạng toán số và chữ số về dạng hiệu – tỷ.
2. Dạng toán tính tuổi.
Ví dụ 1: Năm nay mẹ hơn con 28 tuổi. Hỏi khi tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con thì mỗi người bao nhiêu tuổi?
 Giải
 -Vì mỗi năm mỗi người tăng 1 tuổi nên lúc nào mẹ cũng hơn con 28 tuổi =>hiệu là 28 tuổi.
 -Khi tuổi mẹ gấp 5 lần tuổi con ta có sơ đồ sau:
 Tuổi mẹ:
 Tuổi con:
 -Hiệu số phần bằng nhau là: 5 – 1 = 4 (phần)
 -Lúc đó, con có số tuổi là: 28 : 4 = 7 (tuổi)
 - Lúc đó,mẹ có số tuổi là: 7 + 28 = 35 (tuổi)
 ĐS: Tuổi con: 7 tuổi
 Tuổi mẹ: 35 tuổi
=> Tôi hướng dẫn học sinh đưa dạng toán trên về dạng hiệu- tỷ.
Ví dụ 2: Năm nay, tổng số tuổi của hai ông cháu là 70 tuổi.Biết tuổi cháu bằng 1/6 tuổi ông. Hỏi mấy năm nữa tuổi ông gấp 3 lần tuổi cháu ?
 Giải
 Hiện nay:
 Tuổi cháu:
 Tuổi ông:
 -Tổng số phần bằng nhau là: 6 + 1 = 7 (phần)
 -Tuổi cháu hiện nay là: 70 : 7 = 10 (tuổi)
 - Tuổi ông hiện nay là: 10 x 6 = 60 (tuổi)
 - Ông hơn cháu số tuổi là: 60 – 10 = 50(tuổi)
 Vì mỗi năm mỗi người tăng 1 tuổi nên lúc nào ông cũng hơn cháu 50 tuổi =>Hiệu không đổi = 50 tuổi.
 -Khi ông gấp 3 lần tuổi cháu ta có sơ đồ
 Tuổi ông:
 Tuổi cháu:
 -Hiệu số phần bằng nhau là: 3 – 1 = 2 (phần)
 -Lúc đó, cháu có số tuổi là: 50 : 2 = 25 (tuổi)
 -Số năm để ông gấp 3 lần tuổi cháu là: 25 – 10 = 15(tuổi)
 Đ/S: 15 năm
*Kết luận về phương pháp
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định tổng (hiệu)-tỷ số tuổi của 2 người.(nếu bài toán chưa cho biết tổng (hiệu) và tỷ số tuổi của 2 người ở cùng một thời điểm thì phải đưa tổng (hiệu) và tỷ số của 2 người về cùng một thời điểm)
Bước 2: Lý luận vẽ sơ đồ.
Bước 3:Tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau.
Bước 4: Tìm giá trị một phần.
Bước 5:Tìm số tuổi của từng người.
3.Dạng chu vi, diện tích hình.
Ví dụ 1: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 2/5 chiều dài. Nếu tăng chiều chiều rộng 27 m ta được hình vuông. Tìm chu vi của hình chữ nhật ban đầu?
 Giải
 -Nếu tăng chiều rông 27m ta được hình vuông (các cạnh bằng nhau) tức là chiều rộng kém chiều dài 27m =>hiệu:27m
Theo đầu bài ta có sơ đồ:
 Chiều rộng:
 Chiều dài:
-Hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 2 = 3 (phần)
-Một phần tương ứng với số mét là:
27 : 3 = 9 (m)
-Chiều rộng có số mét là:
9 x 2 = 18 (m)
-Chiều dài có số mét là:
18 + 27 = 45 (m)
-Chu vi hình chữ nhật ban đầu là:
(18 + 45 ) x 2 = 126 (m)
 Đ/s: P = 126 mét
Ví dụ 2: Một hình chữ nhật ABCD có chiều dài gấp đôi chiều rộng. Chu vi của nó là 600m. Tính diện tích hình chữ nhật ABCD?
Giải
-Nửa chu vi hình chữ nhậtABCD là:
600 : 2 = 300 (m)
=>300m chính là tổng chiều dài và chiều rộng.
Theo đầu bài ta có sơ đồ:
Chiều dài:
Chiều rộng:
-Tổng số phần bằng nhau là:
2 + 1 = 3 (phần)
-Chiều rộng hình chữ nhật có số mét là:
300 : 3 = 100 (m)
-Chiều dài hình chữ nhật có số mét là:
300 - 100 = 200 (m)
-Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
100 x 200 = 20000 (m)
Đ/s: S = 20000 mét
=>Tôi hướng dẫn học sinh đưa bài toán trên về dạng tổng – tỷ.
*Kết luận về phườn pháp:
Bước 1: Đọc kĩ đề bài, xác định tổng (hiệu)-tỷ số của các cạnh.
(Nếu đầu bài chưa cho biết tổng(hiệu) – tỷ số của các cạnh thì phải khai thác từ các điều kiện như dựa vào chu vi, dựa vào đặc điểm các cạnh, kéo dài chiều rộng được hình vuông(để tìm tổng(hiệu) – tỷ số)
Bước 2: Lý luận vẽ sơ đồ.
Bước 3:Tìm tổng (hiệu)số phần bằng nhau.
Bước 4: Tìm giá trị một phần.
Bước 5:Tìm số đo các cạnh.
BIỆN PHÁP 4: GIÚP HỌC SINH CÓ HỨNG THÚ HỌC DẠNG TOÁN “TÌM 2 SỐ KHI BIẾT TỔNG (HIỆU) VÀ TỶ SỐ.
*Giờ học sôi nổi, gây hứng thú, lấy học sinh làm trung tâm đó là học sinh phải tích cực hoạt động một cách hào hứng, say mê. Người giáo viên phải phát huy được khả năng của học sinh để khám phá, tìm tòi ra các cách làm của bài toán, phát hiện bồi dưỡng những mầm non toán học.
*Các biện pháp cụ thể:
1. Làm đơn giản hóa đề bài (nhất là đối với các đề bài cho tổng(hiệu) – tỷ số dưới dạng “không tường minh”(dạng ẩn))
*Tôi cho học sinh nhật xét để tìm ra những “ẩn số” mà đầu bài cho dưới dạng không tường minh => Sau đó học sinh phải “giải quyết”để dưa về các dạng toán cơ bản đã học(ví dụ như phần biện pháp 2)
*Tác dụng: Giúp học sinh biết nhận ra các dạng toán cơ bản từ các bài toán phức tạp. Học sinh không có thái độ “sợ” những bài toán khó.
2. Lựa chọn các phương pháp giải cho phù hợp.
*Trong các phương pháp giải toán như:
-Phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng.
-Phương pháp dung tỷ số.
-Phương pháp khử(hoặc thế)
-Phương pháp dung đơn vị quy ước.
 Tôi thấy phương pháp dùng sơ đồ đoạn thẳng là phương pháp dễ hiểu nhất đối với học sinh. Từ hình ảnh trực quan là các đoạn thẳng, học sinh thấy ngay được mối liên hệ phụ thuộc nhau giữa các đại lượng, tạo một hình ảnh cụ thể giúp học sinh tìm ra lời giải của bài toán.
3. Sử dụng phiếu học tập
*Tôi thường sử dụng trong phần tìm hiểu đề bài phần bài giảng.
Ví dụ: Phiếu học tập
Đề bài: Lớp 4A và lớp 4B có 15 học sinh giỏi. Biết số học sinh giỏi lớp 4A bằng 3/2 số học sinh giỏi lớp 4B. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh giỏi?
Em hãy điền vào chỗ chấm:
-Đầu bài cho tổng của hai số là:
-Đầu bài cho tỷ số của 2 số là:.
Số lớn là:.. Số bé là: 
-Đầu bài hỏi 2 số là:..
Học sinh trình bày bài giải
 Tóm tắt:
 Lớp 4A
 Lớp 4B:
Giải
Tổng số phần bằng nhau là:
3 + 2 = 5 (phần)
Giá trị của một phần là:
15 : 5 = 3 (học sinh)
Lớp 4A có số học sinh giỏi là:
3 x 3 = 9(học sinh)
Lớp 4B có số học sinh giỏi là:
3 x 2 = 6(học sinh)
 Đ/S: Lớp 4A: 9 học sinh
 Lớp 4B: 6 học sinh
*Tác dụng:
-Tiết kiệm được thời gian của học sinh, làm cho giờ học tiến triển nhanh hơn.
-Cá thể hóa việc học(học sinh đều được bộc lộ mình)
-Rèn luyện được nhiều kĩ năng trong khi giải toán, kĩ năng phân tích đề, vẽ sơ đồ, giải toán)
-Giáo viên thu thập và từ dod xử lý từng đối tượng học sinh một cách dễ dàng,tiện lời.
4. Kết quả thực hiện
 Qua một năm học làm việc miệt mài và phối hợp khéo léo các biện pháp đã nêu ở trên, tôi đã thu được kết quả khả quan. Cụ thể là:
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
29HS
 Thực tế bài làm của học sinh cho thấy, các em đã biết mở rộng và nâng cao hiểu biết của bản thân về dạng toán: Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số,áp dụng cho phương pháp giảng dạy đạt kết quả tốt.
 Trong giờ học các em hoạt động tích cực, sôi nổi, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài; thích thảo luận; tranh luận để tự khám phá; tìm hiểu những kiến thức mới. Mỗi em đều biết xây dựng cho mình phương pháp học, biết chủ động, tự giác tích cực giải quyết vấn đề.Học sinh biết tự đánh giá mình, đánh giá bạn.Qua đó giáo viên đánh giá chính xác năng lực học tập của từng cá nhân học sinh. Từ đó, giáo viên có thể giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường của mình.
5. Bài học kinh nghiệm
 Từ thực tế giảng dạy và thử nghiệm các biện pháp đã nêu ở trên , tôi thấy rằng: Để tích cực hóa hoạt động của học sinh trong quá trình học môn Toán nói riêng và tất cả các môn học nói chung, mỗi giáo viên cần:
 Giáo viên phải thực sự hăng say với việc này. Giáo viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu, tham khảo các tài liệu hướng dẫn, sách giáo khoa để dạy phù hợp với trình độ của học sinh. Đặc biệt trong khi dạy môn Toán nói chung với các phân môn khác trong trường tiểu học nói chung, người giáo viên cần phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, có cách giảng truyền cảm để hướng dẫn các em cặn kẽ từng bài, từng phân môn, thu hút sự hứng thú học tập của học sinh. Qua đó giáo viên được tư duy khoa học, tạo niềm say mê đối với nghề nghiệp của người giáo viên.
 Học hỏi kinh nghiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để lựa chọn và phối hợp các hình thức tổ chức, các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với nội dung từng tiết sao cho các tiết dạy thực sự phong phú,đạt hiệu quả cao.
 Kết hợp nhịp nhàng giữa việc củng cố kiến thức cũ với việc khai thác, hình thành kiến thức mới để học sinh có thể tự phát hiện, khám phá ra cái mới trên cơ sở những cái đã biết.
 Xác định rõ kiến thức trọng tâm, kĩ năng cơ bản của từng bài để có biện pháp rèn luyện học sinh phù hợp, giúp các em hình thành các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết và tạo điều kiện để học sinh phát huy khả năng sáng tạo.
 Rèn cho học sinh thói quen tự giác,tích cực chủ động trong mọi hoạy động, hình thành phương pháp tự học, khuyến khích học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập và trong cuộc sống.
 Giúp học sinh rèn luyện khả năng tự kiểm tra đánh giá, biết đánh giá mình, đánh giá bạn chính xác, khách quan.
 Tạo cho học sinh có niềm vui, niềm tin, niềm say mê hứng thú và ý chí vươn lên trong học tập.
 Đề tài phát huy được hiệu quả, giáo viên cần thực hiện thường xuyên, liên tục ở tất cả khối lớp.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận : 
Để có kết quả giảng dạy tốt đòi hỏi người giáo viên phải nhiệt tình và có phương pháp giảng dạy tốt.
Có một phương pháp giảng dạy tốt là một quá trình tìm tòi, học hỏi và tích lũy kiến thức, kinh nghiệm của bản thân mỗi người.
Là người giáo viên được phân công giảng dạy khối lớp 4. Tôi nhận thấy việc tích luỹ kiến thức cho các em là cần thiết, nó tạo tiền đề cho sự phát triển trí thức của các em "cái móng" chắc sẽ tạo bàn đạp và đà để tiếp tục học lên lớp trên và hỗ trợ các môn học khác.
Trước thực trạng học toán của học sinh lớp 4 những năm giảng dạy, tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến trên, nhằm mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Khi làm một việc có kết quả như mình mong muốn phải có sự kiên trì và thời gian không phải một tuần, hai tuần là học sinh sẽ có khả năng giải toán tốt, mà đòi hỏi phải tập luyện trong một thời gian dài trong suốt cả quá trình học tập của các em. Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân.
Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để phương pháp giảng dạy của chúng tôi được nâng cao hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp.
2. Khuyến nghị :
Để nâng cao chất lượng giải Toán cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau :
- Nhà trường nên tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho giáo viên cũng như cho học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập: đầu tư thêm các đầu sách hay...
- Tổ chức nhiều hơn nữa các lớp tập huấn, các chuyên đề về công tác đổi mới phương pháp học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh để giáo viên có điều kiện tham khảo học tập.
- Thường xuyên mở các chuyên đề về dạy toán đặc biệt là chuyên đề dạy giải toán có lời văn ở tất cả các khối lớp để giáo viên được đi dự giờ, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
 - Nhà trường cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để nâng cao ý thức, trách nhiệm chung cho tất cả mọi giáo viên.
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi để dạy học sinh rèn đọc. Rất mong được sự chỉ bảo của Ban giám hiệu, của đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ và nâng cao chất lượng giảng dạy ngày càng tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 1. Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên)– Sách giáo khoa Toán tập 1,2 Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Sách giáo viên Toán 4, Nhà xuất bản giáo dục
 3. Các tạp chí giáo dục Tiểu học, báo Giáo dục thời đại và các trang Web Giáo dục .WEB EB
MỤC LỤC
Mục
Nội dung
Trang
 Sơ yếu lí lịch
 Phần I: Đặt vấn đề
 1
1. Lí do chọn đề tài
2-3
2. Mục đích nghiên cứu
5
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Khảo sát thực hiện
5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
6. Phương pháp nghiên cứu
5
 Phần II: Những biện pháp đổi mới để giải quyết vấn đề
I
Những nội dung lí luậntổng kết kinh nghiệm
1.Vài nét khái quát về tình hình địa phương và nhà trường
2.Vị trí, vai trò của Toán có lời văn trong chương trình lớp 4
3.Nội dung giải toán có lời văn trong chương trình lớp 4
6
II
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1.Khảo sát thực tế
2.Số liệu trước khi thực hiện đề tài
3. Biện pháp thực hiện
4. Kết quả thực hiện
5. Bài học kinh nghiệm
6
Phần III : Kết luận và khuyến nghi
1.Kết luận
2.Khuyến nghị
21-22
 Tài liệu tham khảo
23
 Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN 
 của mình viết không sao chép nội dung 
 của người khác.
 Người viết
 Hoàng Thị Huyền

File đính kèm:

  • docxSKKN_LOP_2.docx
Sáng Kiến Liên Quan