Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh hứng thú trong thường thức môn Mĩ thuật
1. Thuận lợi:
Qua quan sát thực tế và thời gian giảng dạy các năm học vừa qua tôi thấy:
- Các em có đầy đủ vở tập vẽ, SGK, dụng cụ học tập như giấy, bút chì, màu vẽ
- Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
- Nhà trường có phòng học riêng cho môn Mĩ Thuật-Âm Nhạc.
- Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép một số các em đều thích học môn Mĩ Thuật.
- Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn.
- Nhà trường phân chia lớp theo trình độ của học sinh.
2. Khó khăn:
- Trong giờ học phân môn thường thức mĩ thuật học sinh còn thụ động ít phát biểu xây dựng bài.
- Thói quen không chăm chú nghe giảng thêm vào đó đồ dùng dạy học hạn chế khiến các em thiếu tập trung tư duy, nếu có thì chỉ đọc lại từ SGK không chịu tìm tòi, suy nghĩ
BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ TRONG THƯỜNG THỨC MÔN MĨ THUẬT Tạ Quang Lương Giáo viên trường THCS Phong Thạnh Đông I. ĐẶT VẤN ĐỀ Môn Mĩ thuật là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh. Thông qua môn học, học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp, để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay, trí óc của mình tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống hàng ngày. Giáo dục Mĩ thuật đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ mà còn giúp trẻ phát triển nhân cách và năng lực xã hội. Việc vận dụng phương pháp Mĩ thuật Đan Mạch vào chương trình dạy học Mĩ thuật mới như cởi trói, giải phóng khỏi khuôn mẫu. Học sinh được tự do, thoải mái sáng tạo theo phương châm học mà chơi, chơi mà học mà không sợ mình không biết vẽ. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng giáo viên vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong trong quá trình dạy học để vừa thực hiện được đổi mới vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Mĩ thuật mới là điều mà phần lớn chúng ta còn băn khoăn. Xuất phát từ thực tế giảng dạy và muốn tạo điều kiện để giáo viên trao đổi nhiều hơn về phương pháp dạy học này. Qua việc giảng dạy tại trường THCS Phong Thạnh Đông tôi thấy các em đa số yêu thích môn Mĩ thuật, nhưng lại khá ít thích phân môn thường thức mĩ thuật vì vậy các tiết thường thức mĩ thuật thường các em mệt mỏi ít giao tiếp và hợp tác nhóm. II. THỰC TRẠNG Trường THCS Phong Thạnh Đông là Trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ II, kiểm định chất lượng mức độ III nên về cơ sở vật chất khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu dạy học. Tổng số học sinh khối 6, 7, 8, 9 là: 418 em được chia thành 12 lớp. Với nhiều lợi thế, môn mĩ thuật sẽ tạo điều kiện cho học sinh học có hiệu quả hơn các môn học khác, thể hiện ở khả năng quan sát, nhận xét, cách suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, tư duy hình tượng và phương pháp làm việc khoa học sẽ góp phần hình thành phẩm chất của con người trong học tập và lao động trong thời kì đổi mới. Bên cạnh những hiểu biết về tạo hình truyền thống, học sinh còn được mở rộng tầm nhìn ra thế giới hơn thế nữa các em được làm quen với các tác phẩm kiệt tác của các danh hoạ thế giới qua các thời kì lịch sử. Qua đó góp phần hình thành ở học sinh khả năng cảm thụ cái đẹp trong nghệ thuật tạo hình được thể hiện qua đường nét, hình mảng, hình khối, đậm nhạt, không gian ánh sáng, màu sắc, bố cục Từ đó các em được làm quen với một số tác giả, tác phẩm nổi tiếng và thấy được giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm và khả năng sáng tạo của tác giả. 1. Thuận lợi: Qua quan sát thực tế và thời gian giảng dạy các năm học vừa qua tôi thấy: - Các em có đầy đủ vở tập vẽ, SGK, dụng cụ học tập như giấy, bút chì, màu vẽ - Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học. - Nhà trường có phòng học riêng cho môn Mĩ Thuật-Âm Nhạc. - Đa số các em học sinh ngoan, lễ phép một số các em đều thích học môn Mĩ Thuật. - Giáo viên được phân công giảng dạy đúng chuyên môn. - Nhà trường phân chia lớp theo trình độ của học sinh. 2. Khó khăn: - Trong giờ học phân môn thường thức mĩ thuật học sinh còn thụ động ít phát biểu xây dựng bài. - Thói quen không chăm chú nghe giảng thêm vào đó đồ dùng dạy học hạn chế khiến các em thiếu tập trung tư duy, nếu có thì chỉ đọc lại từ SGK không chịu tìm tòi, suy nghĩ III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN (01 biện pháp duy nhất) 1. Khảo sát khi học phân môn thường thức mĩ thuật: (6/9/2020) Qua khảo sát đầu năm học về sự hứng thú của các em trong phân môn thường thức mĩ thuật thì thấy các em cũng yêu thích một số em thì lại gại học phân môn thường thức mĩ thuật. Khối SS Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 6 126 5% 70% 25% 7 118 3% 60% 37% 8 92 3% 65% 32% 9 82 2% 67% 31% 2. Cách thực hiện Ở phần củng cố tiết dạy thường thức mĩ thuật chúng ta có thể cho học sinh hoạt động chơi trò chơi: Mô phỏng thần tốc. 2.1 Cách chơi: Giáo viên giải thích cho học sinh: Mô phỏng thần tốc là hình thức mô phỏng lại một hiện vật hoặc một bài vẽ của bài học qua hình vẽ nói về đặc điểm cũng như ý nghĩa của nó. 2.2 Hình thức chơi: Hoạt động Nhóm, tổ tuỳ theo giáo viên yêu cầu Ví dụ 1: Mĩ thuật 6 Nhóm 1. Vẽ lại tranh dân gian Gà đại cát (Tranh Đông Hồ) Ý nghĩa - Tiếng gáy: Xua tan đêm tối khiến ma quỷ tránh xa. - 5 đức tính tốt : Văn, võ, dũng, nhân, tín. Hình dáng : Hùng dũng, oai vệ. Bài vẽ Mô phỏng lại tranh Gà đại cát Nhóm 2: Vẽ lại tranh dân gian Đám cưới chuột (Tranh Đông Hồ) Ý nghĩa - Thể loại: Châm biếm đả kích. - Nội dung: Đám cưới của họ nhà Chuột, nhưng luôn phải thấp thỏm, lo lắng, muốn được yên lành, vui vẻ thì phải dâng lễ vật hậu hĩnh cho Mèo. Đồng thời tranh còn phê phán thói hư, tật xấu trong xã hội. Bài vẽ Mô phỏng lại tranh Đám cưới chuột (Tranh Đông Hồ) Ví dụ 2: Mĩ thuật 7 Nhóm 1: Vẽ lại hình 6. Hình vẽ các nhạc công. (Chạm khắc – Chùa Thái Lạc) Ý nghĩa - Cảnh dâng hoa, tấu nhạc của những vũ nữ, nhạc công hay những con chim thần thoại Ki-na-ri. - Hình chạm khắc được sắp xếp cân đối, không đơn điệu, buồn tẻ bởi các độ nông sâu khác nhau. Bài vẽ Mô phỏng lại các hình vẽ nhạc công (Chạm khắc – Chùa Thái Lạc) Nhóm 2: Vẽ lại tượng Hổ (Tượng đá – Lăng Trần Thủ Độ) Ý nghĩa - Tượng Hổ có kích thước dài 1,43m, cao 0,75m, rộng 0,64m. - Hình khối đơn giản, dứt khoát, cấu trúc chặt chẽ. - Diễn tả vẻ oai phong lẫm liệt của vị chúa sơn lâm. Bài vẽ Mô phỏng lại tượng Hổ (Tượng đá – Lăng Trần Thủ Độ) Ví dụ 3: Mĩ thuật 8 Nhóm 1: Vẽ lại chân dung hoạ sĩ Van Gốc Ý nghĩa - Van–Gốc: (1853 -1890, Hà lan), là họa sĩ tiêu biểu của trường phái Hậu Ấn tượng. - Ông là người luôn bị dằn dặt, đau khổ về cuộc sống và nghề nghiệp. - Tác phẩm tiêu biểu: Những người ăn khoai, Cánh đồng Ô- vơ, Hoa hướng dương, Đôi giày cũ, Cây đào ra hoa đặc biệt còn có nhiều bức chân dung tự họa. Bài vẽ Mô phỏng lại chân dung hoạ sĩ Van Gốc Nhóm 2: Vẽ lại bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc (Mô-nê) Ý nghĩa - Trường phái ấn tượng được lấy tên từ bức tranh cùng tên “ Ấn tượng mặt trời mọc” của Mô-nê. - Rất chú trọng tới không gian, ánh sáng và màu sắc. - Tham gia vào trường phái này: Mô-nê, Pi-xa-rô, Đờ-ga, Rơ-noa, Ma-nê Bài vẽ Mô phỏng lại bức tranh Ấn tượng mặt trời mọc (Mô-nê) 2.3 Nhận xét trò chơi Động viên, khuyến khích, khen ngợi các em đã cố gắng Nhắc nhở các tổ khác cần làm những gì thêm hoặc vẽ nhanh hơn. IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC - Sau khi thực hiện giải pháp trên, chất lượng học sinh có nhiều chuyển biến. Các em có ý thích tìm tòi, phân tích các bức tranh của hoạ sĩ Việt Nam cũng như những tranh vẽ thiếu nhi trên tạp chí, sách báo - Dưới đây là kết quả sau khi tôi áp dụng giải pháp mới vào việc dạy học môn thường thức mĩ thuật với việc cho các em thưởng thức một số tác phẩm của hoạ sĩ Viêt Nam và của nước ngoài: Khảo sát kết quả sau khi thực hiện biện pháp: (26/3/2021) Khối SS Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú 6 126 25% 74,2% 0,80% 7 118 23% 76,16% 0,84% 8 92 26% 73% 1% 9 82 27% 71,8% 1,2% - Học sinh trả lời được các hình ảnh, những màu sắc có trong bức tranh. - Xác định rõ nội dung bức tranh. - Đưa ra được những cảm nhận của mình về bức tranh. - Đưa ra được lý do mình thích tranh đó. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Quan tâm hơn nữa các em ít có năng khiếu để các em tích cực tham gia trong giờ học. Tạo nhiều cơ hội cho các em trao đổi kinh nghiệm với bạn bè, giáo viên, từ đó các em có nhiều hứng thú hơn trong giờ học Mĩ thuật. - Người giáo viên cần trau dồi cho mình vốn hiểu biết chung về nghiệp vụ sư phạm, kĩ năng vẽ tranh, khả năng tổng hợp của người giáo viên đối với học sinh. - Câu hỏi thảo luận đưa ra cho học sinh phải bám sát vào nội dung của bức tranh, phù hợp với đối tượng học sinh và chủ yếu là câu hỏi gợi mở để học sinh thảo luận nhóm theo sách giáo khoa có hiệu quả. VI. KIẾN NGHỊ Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này và tôi có một số kiến nghị như sau: - Nhà trường cần có phòng học chức năng riêng và đầy đủ về cơ sở vật chất. - Phát động nhiều cuộc vẽ tranh cho học sinh. - Nên bổ sung tiết học ngoài trời nhiều hơn nhằm tạo ý tưởng học tập cho các em. Trên đây là biện pháp “Giải pháp giúp học sinh hứng thú trong phân môn thường thức mĩ thuật” mong quý lãnh đạo, quý thầy cô nhận xét góp ý cho biện pháp này hoàn thiện hơn, trân thành cám ơn! Phong Thạnh Đông, ngày 17 tháng 4 năm 2021 Người viết Tạ Quang Lương Xác nhận của Hiệu trưởng Hiệu trưởng trường THCS Phong Thạnh Đông xác nhận: “Biện pháp giúp học sinh hứng thú trong thường thức mĩ thuật” của giáo viên: Tạ Quang Lương áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó. Phong Thạnh Đông, ngày 12 tháng 04 năm 2021 HIỆU TRƯỞNG
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hung_thu_trong_thuong_th.doc