Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3

Dạy học Tiếng Việt ở lớp Ba, ngoài việc giúp các em nắm được các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của môn học còn phải giúp các em khái quát những điều đã định hình qua các môi trường giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội thành những quy tắc, những kiến thức cơ bản, làm nền cho sự hoàn thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của mình.

 Thực tế thì kĩ năng nhận biết và vận dụng phép tu từ so sánh còn rất nhiều hạn chế. Các em chỉ tìm đúng được từ chỉ sự so sánh và tìm được đối tượng được so sánh. Có em thì tìm và viết được phương diện so sánh, từ chỉ sự so sánh và đối tượng làm chuẩn để so sánh nhưng không có đối tượng được so sánh. Đã như vậy, trong tiết học các em còn không chịu phát biểu vì các em mắc cỡ sợ nói sai sẽ bị các bạn cười.

 Mặt khác, học sinh còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ với phép tu từ so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba. Đa số các em làm bài còn mắc rất nhiều về tìm đối tượng làm chuẩn để so sánh và sử dụng từ còn sai sót nhiều. Đặc biệt là các em không biết tác dụng của phép tu từ so sánh trong văn chương và các em không biết học phép tu từ so sánh để làm gì? Vì vậy, bài làm của các em không hay.

 Từ thực tế đã nêu ở trên, để “giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba” và để các em học tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 thì cần phải thực hiện:

 - Giáo viên phải nắm vững kiến thức, các dạng bài tập về phép so sánh và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài tập.

 - Giúp học sinh cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của phép so sánh trong văn chương qua phân môn Tập đọc (tác dụng của phép so sánh trong văn chương). Đồng thời giúp học sinh vận dụng tốt “phép so sánh” vào bài văn miêu tả, kể chuyện của phân môn Tập làm văn.

 - Phối hợp gia đình đôn đốc, động viên, khuyến khích, giúp các em có niềm tin để học tốt phân môn Luyện từ và câu và vận dụng tốt phép so sánh vào bài làm văn của mình. Giáo viên cũng phải kịp thời tuyên dương những học sinh có tiến bộ, cho dù tiến bộ đó rất nhỏ.

 

doc25 trang | Chia sẻ: thuphuong25 | Lượt xem: 1672 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trâu đen
(chân) đi 
như
 đập đất 
Tàu cau
 vươn
như
(tay) vẫy
	Ngoài các mô hình so sánh trên, học sinh còn được làm quen với kiểu so sánh: Ngang bằng, hơn kém. Kiểu so sánh ngang bằng thường gặp các từ so sánh như: Tựa, giống, giống như, là, . Kiểu so sánh hơn kém thường gặp những từ so sánh như: hơn, chẳng bằng, kém, 
2/ Bài tập vận dụng biện pháp tu từ so sánh:
	Ví dụ 1: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh:
	(Sách Tiếng Việt 3, Tập một, trang 126)
	Về cách dạy dạng bài tập này:
	Ở bài tập trong ví dụ trên, SGK đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau (hoặc gần giống nhau) về hình thức:
	- Học sinh chỉ cần xác định đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh ở từng cặp từ.
	- Sau đó, xác lập quan hệ so sánh giữa hai đối tượng rồi đặt câu có chứa hình ảnh so sánh ấy. 
	Theo cách này, ta có kết quả như sau:
- Cặp 1: Trăng đêm rằm tròn như quả bóng.
- Cặp 2: Bé cười tươi như hoa.
- Cặp 3: Đèn điện sáng như sao trên trời.
- Cặp 4: Đất nước ta cong cong như hình chữ S.
	Ví dụ 2: 
	Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống: 
	 a) Công cha nghĩa mẹ được so sánh như ., như . .
	 b) Trời mưa, đường đất sét trơn như .
	 c) Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như . 
	(Sách Tiếng Việt 3, Tập một, trang 126)
	Về cách dạy dạng bài tập này:
	 Nếu như ở bài tập trong ví dụ 1, sau khi đã hình thành được ý, học sinh phải tự tìm cấu trúc câu thích hợp, tương ứng thì ở bài tập trong ví dụ 2, cấu trúc câu đã cho sẵn. Ở đây, các yếu tố 1, 2, 3 trong mô hình cấu trúc của so sánh đã cho sẵn. 
	- Học sinh chỉ cần tìm yếu tố 4 trong mô hình (đối tượng đưa ra làm chuẩn để so sánh) để điền vào chỗ trống ấy. 
	- Dựa vào các yếu tố đã cho sẵn, học sinh có thể tìm được đối tượng so sánh. Cụ thể như sau:
	- Câu a: Công cha nghĩa mẹ được so sánh như núi Thái Sơn, như nước trong nguồn chảy ra.
	- Câu b: Trời mưa, đường đất sét trơn như bôi mỡ.
	- Câu c: Ở thành phố có nhiều tòa nhà cao như núi.
	Những bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh nói trên có tác dụng rất lớn đối với việc viết văn miêu tả, kể chuyện của học sinh. 
¹ Giúp học sinh cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của phép so sánh trong văn chương qua phân môn Tập đọc (tác dụng của phép so sánh trong văn 
chương). Đồng thời giúp học sinh vận dụng tốt “phép so sánh” vào bài văn miêu tả, kể chuyện của phân môn Tập làm văn.
? Giúp học sinh cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của phép so sánh trong văn chương qua phân môn Tập đọc:
* Trong văn chương, phép so sánh có tác dụng như sau:
- Về nhận thức, qua so sánh, đối tượng nói đến được hiểu rõ hơn (thường dùng trong ngôn ngữ khoa học).
- Về biểu cảm, hình ảnh so sánh làm tăng thêm tính biểu cảm cho câu văn (thường dùng trong ngôn ngữ văn chương).
	Văn chương là nghệ thuật của ngôn ngữ từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất văn, tính hình tượng, tính cảm xúc và tính độc đáo của văn chương có những sắc thái riêng mà các nghệ thuật khác không có. Vì vậy, phân môn Tập đọc ở Tiểu học ngoài mục tiêu chủ yếu là rèn kĩ năng đọc còn có nhiệm vụ dạy cho học sinh khả năng tiếp nhận vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương. 
	Dạy phép so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cảm thụ văn học. Dạy cảm thụ văn học cũng chính là dạy học sinh cảm nhận vẻ đẹp và biết yêu quê hương, đất nước, con người và cuộc sống. Từ những cách so sánh đặc sắc và mới lạ chính là những hình ảnh văn chương lung linh màu sắc “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố” (Ông ngoại-Tiếng Việt 3, tập 1, trang 34) gợi cho các em những cảm xúc trong sáng đến bất ngờ. Đến hình ảnh ngợi ca cảnh đẹp của non sông “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh// Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”(Cảnh đẹp non sông-Tiếng Việt 3, tập 1, trang 97) . . . 
	Như vậy, dạy phép so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc không những giúp học sinh củng cố những kiến thức về phép tu từ so sánh mà còn tạo cho học sinh lĩnh hội tốt các tri thức và kĩ năng ngôn ngữ, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương.
	Dạy phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc, giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh nhận diện hình ảnh so sánh. Sau đó giúp các em xác định sự vật so sánh, tìm hiểu cơ sở so sánh. Cuối cùng giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh cảm nhận giá trị nghệ thuật của phép so sánh.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Người mẹ”, sau phần tìm hiểu bài. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về phép so sánh trong bài: 
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh nhận diện hình ảnh so sánh: 
	+ Để tả Thần Chết chạy rất nhanh, tác giả sử dụng phép tu từ gì? (Phép tu từ so sánh)
	+ Em hãy chỉ ra hình ảnh so sánh đó? (Thần Chết chạy nhanh hơn gió.) 
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh xác định sự vật so sánh:
	+ Trong phép so sánh trên, những sự vật nào được so sánh với nhau? (Thần Chết được so sánh với gió.) 
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh tìm phương diện so sánh:
	+ Vì sao Thần Chết được so sánh với gió (Vì Thần Chết và gió chạy rất nhanh, nhưng Thần Chết chạy nhanh hơn gió.)
- Giáo viên đặt câu hỏi để giúp học sinh cảm nhận giá trị của phép so sánh:
	 + Gió giúp em hình dung ra Thần Chết chạy như thế nào? (Thần Chết chạy rất nhanh.) 
	+ Gió giúp em cảm nhận được điều gì về Thần Chết? (Không ai có thể đuổi kịp được Thần Chết.)
	+ Hình ảnh so sánh trên gợi cho em cảm xúc gì? (Thần Chết chạy rất nhanh và hung ác.)
 Ú Qua hình ảnh Thần Chết chạy nhanh và hung ác ấy, ta thấy được hình ảnh người mẹ rất thương con. Vì con, người mẹ có thể làm tất cả để giành lại đứa con của mình. 
	Tóm lại, dạy phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc chính là giúp học sinh nhận diện được phép so sánh trong văn bản, chỉ ra được những sự vật, sự việc được so sánh với nhau, giải thích vì sao có thể so sánh như vậy và cuối cùng là hiểu được so sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì. 
	Các bài Tập đọc có thể giúp học sinh cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của phép so sánh trong văn chương :
1. Hai bàn tay em
2. Cô giáo tí hon
3. Người mẹ
4. Ông ngoại
5. Nhớ lại buổi đầu đi học
6. Đất quý, đất yêu
7. Nắng phương Nam
8. Cảnh đẹp non sông
9. Người con của Tây Nguyên
10. Cửa Tùng
11. Người liên lạc nhỏ
12. Đôi bạn
13. Về quê ngoại
14. Anh Đom Đóm 
15. Ở lại với chiến khu
16. Ông tổ nghề thêu
17. Cái cầu
18. Hội vật
19. Hội đua voi ở Tây Nguyên
20. Buổi học thể dục
21. Mặt trời xanh của tôi
? Giúp học sinh vận dụng tốt “phép so sánh” vào bài văn miêu tả, kể chuyện của phân môn Tập làm văn:
	Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, vừa vận dụng hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. 
	Trong phân môn Tập làm văn, những kiểu bài thuộc kiểu bài văn miêu tả, kể chuyện là những kiểu bài học sinh có thể sử dụng phép so sánh được nhiều nhất. Các kiểu bài này còn giúp các em hình thành các kĩ năng để làm tốt văn miêu tả, kể chuyện ở các lớp trên. 
	Những kiểu bài văn miêu tả, kể chuyện ở lớp 3 là những bài văn miêu tả, kể chuyện đơn giản. Nhưng dù ở mức độ đơn giản thì đây cũng là kết quả của sự nhận xét, đánh giá, tưởng tượng của học sinh. Vì vậy ngôn ngữ trong bài văn cũng phải mang những đặc điểm vốn có của văn miêu tả, kể chuyện là sinh động, giàu hình ảnh và cảm xúc. 
	Để làm được điều này, giáo viên phải chú ý dạy học sinh sử dụng phép so sánh trong bài làm văn của mình. Nhờ phép so sánh, các em có thể tái hiện lại đối tượng phản ảnh, làm cho đối tượng miêu tả trở nên cụ thể hơn, riêng biệt hơn. Từ đó có thể biểu lộ những nhận thức, sự cảm thụ cũng như gửi gắm những tâm sự rất riêng của mình, giúp cho bài làm có nét tinh tế, vẻ sinh động và có một phong cách riêng. 
	Chẳng hạn, đối với lớp 3, có thể hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong các bài văn nói, văn viết sau:
- Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.
- Kể lại buổi đầu em đi học.
- Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
- Kể về một người hàng xóm mà em quý mến.
- Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến 
- Hãy nói về quê hương em hoặc nơi em đang ở.
- Mang tới lớp tranh ảnh về một cảnh đẹp đất nước. Nói những điều em biết về cảnh đẹp ấy.
- Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về một cảnh đẹp đất nước.
- Kể những điều em biết về nông thôn (thành thị).
- Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể về một người lao động trí óc mà em biết.
- Kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Viết một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu) kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.
- Quan sát tranh ảnh lễ hội (SGK), tả lại quang cảnh và hoạt động của những người tham gia lễ hội.
- Kể lại một ngày hội mà em biết.
- Viết một đoạn văn kể về những trò vui trong ngày hội (khoảng 5 câu).
	Ú Ví dụ 1: Kể về người hàng xóm mà em quý mến. (Tiết làm văn nói)
	 Gợi ý:
	a. Người đó tên gì? Bao nhiêu tuổi? 
	b. Người đó làm nghề gì?
	c. Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm như thế nào?
	d. Tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?
* Trong phần tìm hiểu yêu cầu của bài tập, giáo viên có thể gợi ý như sau:
	- Gọi 2 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
	- Bài tập yêu cầu em kể về ai? (Người hàng xóm )
	- Bài tập yêu cầu em kể về người hàng xóm thế nào? (Kể về người hàng xóm mà em quý mến)
	- Em cần kể về những điều gì về người hàng xóm? (Người đó tên gì? Làm nghề gì? Tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm và tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em như thế nào?) 
	- Khi kể em có thể vận dụng phép so sánh để nói về điều gì ở người hàng xóm? (Để nói về tình cảm của gia đình em đối với người hàng xóm cũng như tình cảm của người hàng xóm đối với gia đình em.) 
	- Em hãy lấy một ví dụ cho cả lớp cùng nghe? (Bác ấy như là một thành viên trong gia đình em.)
	Ú Ví dụ 2: Viết một đoạn văn (từ 5 đến 7 câu) về một cảnh đẹp đất nước (Tiết làm văn viết).
 * Sau khi giáo viên nhận xét phần làm bài của học sinh, giáo viên gọi vài học sinh có bài viết hay (có sử dụng phép so sánh) đọc bài làm, giáo viên nêu câu hỏi: Để có được những bài văn hay, các em cần phải làm gì? (Các em phải biết dùng từ, đặt câu đúng, biết sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp.)
¹ Phối hợp gia đình đôn đốc, động viên, khuyến khích, giúp các em có niềm tin để học tốt phân môn Luyện từ và câu và vận dụng phép so sánh vào bài làm văn của mình. Đồng thời giáo viên cũng phải kịp thời tuyên dương những học sinh có tiến bộ cho dù tiến bộ đó rất nhỏ. 
	Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3 là một phân môn mà các em thấy rất khó. Đặc biệt là phép tu từ so sánh. Do đó khi thấy khó các em ít tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức. 
	Để giải quyết tình trạng trên, tôi tiến hành gặp gỡ một số gia đình có học sinh học chưa tốt phân môn Luyện từ và câu để trao đổi hướng dẫn phụ huynh cách đôn đốc, động viên, khuyến khích cho con em họ học tốt hơn. Ví dụ như, phụ huynh có thể nêu gương một số anh chị vượt khó học tập, (mà con em họ thấy trong xóm) khi lớn lên có việc làm ổn định với mức lương cao đảm bảo cuộc sống thoải mái. Bên cạnh đó cho con em họ thấy những anh chị không chịu học tập phải làm những công việc vất vả mà đồng lương không cao nên không có cuộc sống thoải mái được. 
	Ngoài ra phụ huynh có thể hướng dẫn con em nói những câu có hình ảnh so sánh dựa vào những sự vật có ở xung quanh con em họ. Ví dụ như các sự vật: cánh đồng lúa, tấm thảm; gà con, hòn tơ nhỏ; bút chì, chiếc đũa; ... Cha mẹ đưa ra một sự vật rồi gợi ý cho con em họ tìm sự vật khác để so sánh (Cánh đồng lúa chín như tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Những chú gà con như những hòn tơ nhỏ. Cái bút chì thon dài như chiếc đũa.  ). Có như vậy các em sẽ mạnh dạn tham gia các hoạt động mà giáo viên tổ chức trong phân môn Luyện từ và câu. 
	Bản thân tôi còn phải vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau để áp dụng vào giảng dạy cho phù hợp với từng nội dung bài học, tiết học. Bên cạnh đó tôi còn động viên, khuyến khích các em thụ động tham gia các hoạt động học tập mà tôi tổ chức. Vì có tham gia các hoạt động học tập ở trên lớp, các em sẽ tiếp thu nội dung bài học và vận dụng tốt phép so sánh vào 
phân môn Tập làm văn. 
	Cụ thể, tôi dùng phương pháp gợi mở để đặt nhiều câu hỏi nhỏ xoay quanh nội dung chính cần truyền đạt; từ câu hỏi dễ đến câu hỏi khó để gợi ý cho các em trả lời. Mỗi câu hỏi tôi gọi nhiều học sinh trả lời. Những câu trả lời dù đúng một ý nhỏ tôi cũng tuyên dương để khuyến khích các em mạnh dạn tham gia hoạt động học tập. Sau khi học sinh trả lời những câu hỏi, tôi chọn ra ý trả lời hay nhất để hướng dẫn cho các em cách vận dụng phép tu từ so sánh để vận dụng vào phân môn Tập làm văn. Có như vậy bài văn của các em sẽ hay hơn. 
	Còn khi học phân môn Tập đọc, bài tập đọc nào có sử dụng phép tu từ so sánh, tôi đặt câu hỏi và động viên, khuyến khích các em nói giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh mà các em cảm nhận được qua bài đọc. Em nào chỉ nói đúng một ý nhỏ tôi cũng tuyên dương để khuyến khích các em nói. Từ đó, các em hiểu rõ hơn vẻ đẹp của việc sử dụng phép tu từ so sánh trong lời nói hay là trong viết văn, viết thơ.
	Để tạo không khí cho tiết học, trước tiên tôi gọi những học sinh hoàn thành tốt, hăng hái phát biểu nói trước. Sau đó tôi gọi những học sinh hoàn thành nói và sau cùng là những học sinh chưa hoàn thành. Tôi còn thường xuyên động viên, khuyến khích các em tập nói. Đồng thời tôi luôn luôn tuyên dương những học sinh đã mạnh dạn nói trước lớp. Có như vậy thì không khí lớp học sẽ sôi nổi và sẽ tạo hứng thú cho các em học. 
	Từ khi áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy có rất nhiều học sinh mạnh dạn phát biểu. Các em thấy phép tu từ so sánh của phân môn Luyện từ và câu không còn cảm thấy khó đối với các em nữa. Đối với bản thân, tôi thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học, có cách dẫn dắt vào bài một cách mới lạ để gây hứng thú cho tiết học. Từ đó các em sẽ thích thú tìm hiểu nội dung bài học và nắm nội dung bài học một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
	Qua một thời gian áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các em đã dần dần có chuyển biến tốt về cách nhận biết và sử dụng phép tu từ so sánh vào bài làm văn của mình. Đặc biệt là các em sử dụng phép tu từ so sánh vào bài văn miêu tả, kể chuyện một cách chính xác không còn sai sót như trước nữa. 
	Bài viết của em: Võ Quang Vinh trước khi áp dụng các biện pháp Giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3”
	Bài viết của em: Võ Quang Vinh sau khi áp dụng các biện pháp “Giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3”
4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng:
	Qua một thời gian áp dụng đồng thời các biện pháp trên đối với lớp 3C3, tôi thấy các em đã có sự tiến bộ rõ rệt về mọi mặt. Các em mạnh dạn tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức, cách dùng phép tu từ so sánh chính xác hơn. Một điều quan trọng nữa là các em đã sử dụng “phép tu từ so sánh” vào bài văn miêu tả, kể chuyện của phân môn Tập làm văn. Chính những điều đó đã làm cho các bài viết của các em hay hơn. 
	Trước khi áp dụng các biện pháp trên, bài kiểm tra về nhận biết phép tu từ so sánh rất thấp: Chỉ có 8 học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh, 13 học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng được phép tu từ so sánh, 15 học sinh chưa có kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh. Nhưng sau khi áp dụng các biện pháp trên, số lượng học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng phép tu từ so sánh tăng cao: Có tới 19 học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh, 17 học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng được phép tu từ so sánh, không còn học sinh không có kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh. Sau đây là Bảng thống kê kết quả các đợt kiểm tra:
Ngày kiểm tra
Số học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng tốt phép tu từ so sánh
Số học sinh có kĩ năng nhận biết và vận dụng được phép tu từ so sánh
Số học sinh chưa có kĩ năng nhận biết phép tu từ so sánh
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
Thứ tư
9/9/2015
(Tuần 3)
8
22,22
13
36,11
15
41,66
Thứ tư
2/12/2015
(Tuần 15)
19
52,77
17
47,22
0
0
	Nhìn bài kiểm tra, ta thấy được các em đã viết chữ rõ ràng, biết cách trình bày cho dễ nhìn. Qua đó ta cũng thấy được tinh thần, thái độ học tập của các em rất tốt. Đặc biệt là các em đã biết cách dùng phép tu từ so sánh vào bài văn miêu tả, kể chuyện một cách chính xác. 
(LTVC)
	Bài kiểm tra ngày 2/12/2015 của em: Võ Quang Vinh sau khi áp dụng các biện pháp “Giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3”
III . KẾT LUẬN:
1/ Tóm lược giải pháp:
	Dạy học Tiếng Việt ở lớp Ba, ngoài việc giúp các em nắm được các kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của môn học còn phải giúp các em khái quát những điều đã định hình qua các môi trường giao tiếp ở gia đình, nhà trường và xã hội thành những quy tắc, những kiến thức cơ bản, làm nền cho sự hoàn thiện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ của mình.
	Thực tế thì kĩ năng nhận biết và vận dụng phép tu từ so sánh còn rất nhiều hạn chế. Các em chỉ tìm đúng được từ chỉ sự so sánh và tìm được đối tượng được so sánh. Có em thì tìm và viết được phương diện so sánh, từ chỉ sự so sánh và đối tượng làm chuẩn để so sánh nhưng không có đối tượng được so sánh. Đã như vậy, trong tiết học các em còn không chịu phát biểu vì các em mắc cỡ sợ nói sai sẽ bị các bạn cười. 
	Mặt khác, học sinh còn nhiều lúng túng, bỡ ngỡ với phép tu từ so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba. Đa số các em làm bài còn mắc rất nhiều về tìm đối tượng làm chuẩn để so sánh và sử dụng từ còn sai sót nhiều. Đặc biệt là các em không biết tác dụng của phép tu từ so sánh trong văn chương và các em không biết học phép tu từ so sánh để làm gì? Vì vậy, bài làm của các em không hay. 
	Từ thực tế đã nêu ở trên, để “giúp học sinh học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba” và để các em học tốt phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4, lớp 5 thì cần phải thực hiện: 
	- Giáo viên phải nắm vững kiến thức, các dạng bài tập về phép so sánh và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng dạng bài tập. 
	- Giúp học sinh cảm thụ văn học, cảm thụ vẻ đẹp của phép so sánh trong văn chương qua phân môn Tập đọc (tác dụng của phép so sánh trong văn chương). Đồng thời giúp học sinh vận dụng tốt “phép so sánh” vào bài văn miêu tả, kể chuyện của phân môn Tập làm văn. 
	- Phối hợp gia đình đôn đốc, động viên, khuyến khích, giúp các em có niềm tin để học tốt phân môn Luyện từ và câu và vận dụng tốt phép so sánh vào bài làm văn của mình. Giáo viên cũng phải kịp thời tuyên dương những học sinh có tiến bộ, cho dù tiến bộ đó rất nhỏ.
2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng:
	Đề tài này áp dụng cho học sinh khối Ba “học tốt về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp Ba”. Ngoài ra, đề tài còn có thể áp dụng cho các khối lớp khác với những nguyên nhân tương tự như đề tài này.
3/ Kiến nghị:
	Với tình hình xã hội hiện nay, nào trò chơi games trên máy vi tính, trên mạng Internet, đồ chơi đủ loại bày bán tràn lan. Do đó đa số các em vào lớp rất ít tập trung học. Để lôi cuốn học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập thì người giáo viên phải luôn luôn tổ chức những trò chơi học tập mới lạ. Để đáp ứng điều trên, tôi có một vài kiến nghị:
	- Thư viện trường thường xuyên cập nhật và bổ sung Sách tham khảo, Sách về những bài văn có dùng phép tu từ so sánh.
	- Ban đại diện lớp, Phụ huynh học sinh thường xuyên phối hợp với Giáo viên chủ nhiệm để giáo dục và giúp học sinh học tập tốt hơn ở nhà cũng như ở trường.
	- Phòng giáo dục mở các chuyên đề sinh hoạt cụm “về phép so sánh của phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3” để giáo viên các trường có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Từ đó giáo viên giảng dạy sẽ hiệu quả hơn.
	Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn của quá trình dạy học của bản thân tôi trong những năm qua. Mong Hội đồng khoa học Trường Tiểu học Nguyễn Tấn Kiều và Hội đồng khoa học ngành góp ý.
	Xin chân thành cảm ơn!
	Kiến Tường, ngày 30 tháng 3 năm 2016
	Người viết
	Nguyễn Tấn Thạnh 

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_hoc_tot_ve_phep_so_sanh.doc
Sáng Kiến Liên Quan