Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2 theo bộ sách Kết nối tri thức và cuộc sống
Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.
Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giải Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức , các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó , từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận logic . Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.
Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.
1 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 THEO BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VÀ CUỘC SỐNG MỤC LỤC 1. MỞ ĐẦU 2 1.1. Lý do chọn đề tài 2 1.2. Mục đích nghiên cứu3 1.3. Đối tượng nghiên cứu3 1.4. Phương pháp nghiên cứu:3 2. NỘI DUNG 3 2.1. Cơ sở lý luận3 2.2. Thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2 – 5 a. Thực trạng chung của nhà trường.5 b. Thực trạng của lớp.6 2.3. Một số kinh nghiệm đã thực hiện7 2.3.1. Tìm hiểu thực tế7 2.3.2. Hình thành đôi bạn học tập9 2.3.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán 10 2.3.4. Hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán 12 2.3.5. Hướng dẫn giải toán và trình bày bài giải 14 2.3.6. Hướng dẫn chấm chữa 17 2.3.7. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập 18 2.4. Hiệu quả đạt được 19 3. KẾT LUẬN 20 3 Tiểu học sẽ góp phần giúp học sinh phát triển được năng lực tư duy, khả năng suy luận, và kĩ năng giải toán đặt nền móng vững chắc cho các em học tốt trong việc giải toán ở các lớp trên.Với những lí do trên tôi đã chọn đề tài: " Một số kinh nghiệm giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 theo bộ sách Kết Nối Tri Thức Và Cuộc Sống ". 1.2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề lí luận đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng việc Dạy- học toán có lời văn lớp 2 và đưa ra các Biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng học giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2, Trường 1.3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 2. - Học sinh lớp 2 – Trường 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp dự giờ và quan sát thông qua dự giờ. - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. 5 chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2 nói riêng và trong môn toán 2 nói chung. Để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên. 2.2. Thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2 – a. Thực trạng chung của nhà trường. * Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của hội phụ huynh học sinh. Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy học của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ. Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, thật thà, trung thực và có ý thức vươn lên trong học tập. * Khó khăn: - Là một xã dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như chất lượng học tập của các em. - Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếu nên không quán xuyến được việc học hành của các cháu. - Do tâm lý chung của học sinh tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao. - Về cơ sở vật chất của nhà trường: Tuy nhà trường đã có đủ phòng học nhưng thiết bị nhà trường còn có nhiều hạn chế. - Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy song còn gặp nhiều khó khăn do trình độ giáo viên còn chưa đồng đều. 11 Đối với các đề toán như thế này giáo viên thực hiện theo các bước sau: + Giáo viên đọc yêu cầu bài toán, khi giáo viên đọc lưu ý nhắc học sinh đọc thầm theo. Khi đọc giáo viên cần thể hiện ngữ điệu gây sự chú ý cho học sinh những yêu cầu bài toán cần giải quyết. + Gọi học sinh đọc lại yêu cầu từ 2 đến 3 em, giảm giản về sau. + Hướng dẫn phân tích giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi dẫn dắt để học sinh nhận biết các điều kiện đã có và điều kiện cần phải giải quyết với hệ thống các câu hỏi như sau: ? Bài toán đã cho biết gì? ? Bài toán hỏi gì ? Bài toán yêu cầu tìm gì? Hoặc: Trong bài toán đã cho em biết gì và cần tìm gì?... Ví dụ: Bài toán: "Mai 7 tuổi, bố 38 tuổi. Hỏi bố hơn Mai bao nhiêu tuổi?" (Bài 3 trang 17 sách Toán 2 tập một Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) Hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài toán như sau: - Bài toán cho biết gì? (Bài toán cho biết Mai 7 tuổi, bố Mai 38 tuổi). - Bài toán yêu cầu làm gì? ( Bài toán yêu cầu tìm bố lớn hơn Mai bao nhiêu tuổi) Đối với hệ thống câu hỏi giáo viên có thể nâng dần lên về sau khi học sinh đã có kĩ năng phân tích đề bài. Tuy nhiên ở bước này giáo viên có thể hướng dẫn các em 16 giải quyết (nêu cách làm) với các câu hỏi như sau: Để tìm số bông hoa chưa tô màu em làm gì? ( Ta lấy số bông hoa đã tô màu trừ đi số số bông hoa chưa tô màu) Bước này giáo viên không nên hỏi muốn tìm số bông hoa chưa tô màu em làm phép tính gì? Nếu đặt câu hỏi như thế sẽ không phát huy được tư duy của các em. Trước khi học sinh viết phép tính giáo viên cần Hướng dẫn các em tìm câu lời giải đúng với yêu cầu bài toán. Lưu ý với học sinh bài toán yêu cầu gì mình trả lời thế. Cụ thể bài toán hỏi gì các em chỉ việc gạch bỏ chữ hỏi và viết câu trả lời sau từ hỏi. Ví dụ: Bài toán trên ta viết câu lời giải như sau: Số bông hoa chưa tô màu là: Bông hoa chưa tô màu có: Ở bước này giáo viên không nên máy móc rập khuôn bắt học sinh viết một mẫu lời giải, mà phải để học sinh phát huy tính sáng tạo. Khi học sinh nêu câu lời giải giáo viên cần gọi nhiều học sinh nêu câu lời giải khác và hướng dẫn uốn nắn các em tìm ra câu lời giải chính xác, ngắn gọn. Trong giải Toán có lời văn bước này là bước giúp học sinh phát huy sáng tạo, qua đây giáo viên phát hiện và tìm ra học sinh có năng khiếu về môn Toán. Đồng thời cũng rèn cho các em có kĩ năng giải toán tốt. b. Hướng dẫn trình bày bài giải Hướng dẫn cách trình bày bài giải đây cũng là bước quan trong vì giáo dục học sinh có tính cẩn thận. Đối với bước này giáo viên cần có quy định cụ thể ngày từ đầu năm và tất cả các bài toán giải, để học sinh có thói quen và trở thành kỹ năng khi trình bày bài giải toán, cụ thể như sau: Trước hết viết bài giải giữa vở, viết lời giải phải xuống hàng khi viết từ lề vở trái lùi vào 3 ô, sau đó xuống hàng viết phép tính, phép tính lùi vào 4 ô , đáp số xuống dòng viết lùi vào 5 ô. Ví dụ: Bài giải 23
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_toan_co_loi_van_cho.docx