Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2

Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của bài toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán.

Nhưng làm thế nào để học sinh hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.

Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải viết câu lời giải Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 28/08/2024 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh giải toán có lời văn cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG TH .
 BÁO CÁO SÁNG KIẾN 
" MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH GIẢI TOÁN CÓ 
 LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 2 ". 
 (Bộ Sách Kết Nối Tri Thức Và Cuộc Sống)
 Tác giả: 
 Trình độ chuyên môn: 
 Chức vụ: 
 Đơn vị công tác: 
 Năm học 2023-2024 3
 1. MỞ ĐẦU
 1.1. Lý do chọn đề tài
Dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu đổi mới giáo dục là một trong những trọng 
tâm của việc đổi mới. Như chúng ta ai cũng biết môn Toán là một trong những môn 
học có vị trí quan trọng ở bậc Tiểu học. Trong những năm gần đây, xu thế chung của 
ngành giáo dục cũng đang đổi mới về phương pháp dạy học, về cách đánh giá nhằm 
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy 
học. Giải toán có lời văn là những bài toán thực tế nội dung bài toán được thông qua 
những câu văn nói về những mối quan hệ, tương quan và phụ thuộc liên quan đến 
cuộc sống hằng ngày với các em. Từ đó giúp học sinh những hiểu biết cần thiết khi 
tiếp xúc với những “ Tình huống toán học” trong cuộc sống hàng ngày.
Môn toán ở tiểu học bước đầu hình thành và phát triển năng lực trừu tượng hoá, khái 
quát hoá, kích thích trí tưởng tượng, gây hứng thú học tập toán, phát triển hợp lý khả 
năng suy luận và biết diễn đạt đúng bằng lời, suy luận đơn giản, góp phần rèn luyện 
phương pháp học tập và làm việc khoa học, linh hoạt sáng tạo. Môn toán là ''chìa 
khóa'' mở cửa cho tất cả các ngành khoa học khác, nó là công cụ cần thiết của người 
lao động trong thời đại mới. Vì vậy, môn toán là bộ môn không thể thiếu được trong 
nhà trường, đây là những tri thức, kỹ năng vừa đáp ứng cho phát triển trí tuệ, óc 
thông minh, sáng tạo, vừa đáp ứng cho việc ứng dụng thiết thực trong cuộc sống 
hàng ngày, để các em trở thành những người có ích cho xã hội.
Hiện nay việc đánh giá xếp loại học sinh Tiểu học dựa vào thông tư 22 của Bộ 
GD&ĐT có rất nhiều điểm mới, thông tư không yêu cầu chấm điểm mà chỉ nhận xét 
và động viên các em. Đây cũng là lý do để giáo viên cần quan tâm tỉ mỉ và thường 
xuyên hơn với tất cả đối tượng học sinh trong lớp khi học sinh học các môn học trong 
đó có môn Toán. Năm học ..tôi được phân công dạy lớp 2A. Tôi nhận thấy việc 
dạy các em giải toán có lời văn trong chương trình toán ở bậc tiểu học nói chung và 
ở lớp 2A nói riêng là hết sức cần thiết, ở lứa tuổi học sinh tiểu học, tư duy của các 
em còn chưa phát triển về mặt suy luận, phân tích. Việc dạy giải toán có lời văn ở 5
đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy 
cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán.
Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết 
câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 mới phải 
viết câu lời giảiCòn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã 
được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương 
trình toán. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, 2 thì đến các 
lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào 
hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau.
Ta thấy rằng, giải toán ở tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến 
thức, các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó, từng bước giúp học sinh phát 
triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận logic. Thông qua giải toán mà 
học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có 
kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc.
Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, tôi nhận thấy học sinh khi 
giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác. Các em 
thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính 
xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải 
không phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải 
còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số.
Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực 
tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngay ở việc giúp 
các em đọc đề, tìm hiểu đềMột số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu 
được đề, chưa trả lời các câu hỏi thầy nêu: Bài toán cho biết gì ?...Đến khi giải toán 
thì đặt câu lời giải chưa đúng, chưa hay hoặc không có câu lời giảiNhững nguyên 
nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh 100% được mà một phần lớn đó chính là 
các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy.
Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp 7
- Con cán bộ công chức: 1 em.
- Con gia đình nông nghiệp: 24 em.
- Nam: 12 em; nữ: 13 em.
Các em ở rải rác khắp 6 thôn trong xã, có nhiều học sinh ở xa trường nên việc đi lại 
của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất 
lượng học tập của các em.
- Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy:
+ Việc đọc đề, tìm hiểu đề đang còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2. Vì kĩ 
năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề 
còn thụ động, chậm chạp
+ Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều – phần 
bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được 
nhiều mà học sinh chỉ thành thạo việc đọc đề toán.
- Tôi đã khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của 25 học sinh lớp 2A và thu 
được kết quả như sau:
 Sĩ số Giải thành thạo Kỹ năng giải chậm Chưa nắm được cách giải
 25 em 5 em = 20 % 7 em = 28 % 13 em = 52% 
Kết quả thu được tôi thấy rằng số học sinh giải thành thạo toán có lời văn rất ít, chỉ 
có 5 em chiếm 20% , trong khi đó giải chậm cũng chỉ có 7 em tỉ lệ 28% , trong khi 
đó số học sinh chưa nắm được cách giải khá nhiều, có tới 13 em chiếm tỉ lệ 52%, 
điều này cho thấy học sinh giải toán có lời văn rất hạn chế
 Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn, giúp các em học sinh có hứng 
thú trong học tập, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, tôi đã mạnh dạn 
cải tiến nội dung, phương pháp trong giảng dạy như sau:
 2.3. Một số kinh nghiệm đã thực hiện
2.3.1. Tìm hiểu thực tế
Để dạy và học tốt việc đầu tiên của người giáo viên chủ nhiệm đó là cập nhật nắm 9
giá chất lượng của con em họ với hình thức thông báo kết quả giúp đỡ con em mình 
khi được giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình học tập của các em. Việc tìm hiểu 
thực tế học sinh là việc làm cần phải có, công việc này tạo điều kiện thuận lợi cho 
giáo viên trong quá trình dạy học. Thông qua kết quả đó tôi phân loại học sinh theo 
nhóm đối tượng vào sổ nhật ký cá nhân để tiện việc theo dõi giúp đỡ từng học sinh. 
Đồng thời lập kế hoạch cá nhân để có biện pháp giúp đỡ các em với các biện pháp 
cụ thể trong từng tiết học, bài học.
Ví dụ: Phân loại học sinh vào sổ theo dõi cá nhân:
 Tháng Học và tên học sinh Ghi chú
 Trịnh Thị Khánh Huyền 
Tháng thứ nhất Lúng túng khi phân tích bài toán, 
 viết lời giải
Tháng thứ hai Có tiến bộ khi phân tích bài toán, 
 viết lời giải chưa được chính xác.
..... ..... 
 Tháng Học và tên học sinh Ghi chú
 Đỗ Hà Anh 
Tháng thứ nhất Đọc bài Toán còn chậm 
Tháng thứ hai Khi phân tích bài toán còn nhầm 
 lẫn.
 Viết lời giải chưa được chính xác.
..... ..... 
 Mỗi em tôi lập một trang trong sổ theo dõi cá nhân của giáo viên. Hàng tháng tôi 
nhận xét cụ thể từng học sinh với bộ môn Toán trong sổ nhật ký và thông báo với 
phụ huynh về sự tình hình học tập của các em thông qua sổ liên lạc. Theo thông tư 
22 giáo viên cần sử dụng sổ liên lạc thường xuyên để thông báo việc học tập của các 11
2.3.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài toán
Việc đọc thông thạo, lưu loát là một trong bốn kỹ năng của học sinh cần đạt. Các em 
muốn học tốt các môn trong đó có môn toán thì các em phải đọc tốt. Để tìm hiểu 
được nội dung bài toán việc đầu tiên cần phải có đó là học sinh phải đọc thông thạo. 
Do vậy mà trong các tiết Tiếng Việt tôi đã kết hợp việc đọc đúng, đọc hiểu cho học 
sinh để các em thuận lợi hơn khi học Toán
Trong các bài toán muốn để học sinh hiểu và giải đúng thì tôi lưu ý hướng dẫn học 
sinh đọc kĩ đề bài toán 2 đến 3 lần với các hình thức như đọc thầm, đọc thành tiếng 
trước lớp. Đối với học sinh lớp 2 việc hướng dẫn các em đọc kĩ đề bài toán là việc 
làm quan trọng vì các em mới ở lớp một lên, các em chỉ đọc thuộc các chữ nhưng 
chưa hiểu nội dung mình đọc là gì? Bước này trước khi học sinh đọc đề bài toán 
(thời điểm đầu năm học) giáo viên định hướng để các em đọc mà hiểu chứ không 
đọc suông. Đối với các bài toán giải giáo viên chuẩn bị các đề bài toán trên bảng 
phụ ( chuẩn bị đồ dùng dạy học) trong các tiết học Toán. Khi đọc cần giúp học sinh 
hiểu nghĩa một số từ khóa quan trọng nói lên tình huống toán học bị che lấp bởi cái 
vỏ ngôn ngữ thông thường như: "ít hơn", "nhiều hơn", tất cả", " cả hai"... khi đọc 
giáo viên nên gạch chân dưới các từ đó để học sinh dễ nhìn thấy ( đối với thời gian 
đầu năm học, về sau không cần gạch chân các từ đó). Nếu học sinh chưa hiểu tôi sẽ 
giúp các em hiểu nghĩa các từ đó.
Ví dụ: Bài toán: "Trên thuyền có 12 hành khách, đến bến có 3 hành khách lên 
thuyền. Hỏi lúc đó trên thuyền có bao nhiêu hành khách?" (Bài 5 trang 20 sách Toán 
2 tập một Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống)

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_giai_toan_co_loi_van_cho.docx
Sáng Kiến Liên Quan