Sáng kiến kinh nghiệm "Giáo viên giỏi" Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học

Trong thế giới nghề nghiệp vô cùng phong phú, có một nghề rất gần gũi và thân thương đối với con người, đó là nghề dạy học. Khi đề cập đến nghề dạy học, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí”; người làm nghề dạy học được mọi tầng lớp trong xã hội đề cao, quí trọng, tôn vinh và gọi là “Thầy”. Như vậy, “Thầy giáo” là từ dùng để chỉ những ai làm công việc truyền đạt cho người khác về tri thức, về nghề nghiệp kể cả kinh nghiệm của người đi trước cho người đi sau nhằm phát triển nhân cách theo mục tiêu phát triển của xã hội. Ở một gốc độ khác thì “Thầy giáo” là tựu trung những giá trị cao quí của của con người, thầy giáo mang đến cho học sinh những giá trị tinh hoa của nhân loại thông qua quá trình truyền đạt và tiếp thu tri thức hay còn gọi là quá trình dạy – học.

 Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ngày nay, người làm nghề dạy học còn được gọi là “Giáo viên”. Để xứng đáng với vị trí của mình khi thực hiện trọng trách là người dẫn dắt học sinh đi tìm tri thức, giúp học sinh từng bước chiếm lĩnh và tích lũy những kinh nghiệm quí báu trong nền văn minh nhân loại, người giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất và năng lực chuyên môn, phấn đấu trở thành giáo viên giỏi. Giáo viên giỏi là người giúp đỡ học sinh với tất cả sự tôn trọng của mình. Người Thầy giỏi giúp học sinh mình có thể sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, là người giúp cho học sinh biết cách ra quyết định hợp lý trong mọi điều kiện. Người Thầy giỏi trong mắt học trò là người có tư cách đạo đức trong sáng, có năng lực hơn người và là hình mẫu trong quá trình xây dựng xã hội mới. Một giáo viên giỏi là người có thể dạy cho tất cả các đối tượng học sinh và luôn thấu hiểu đối tượng một cách tường tận, thấu đáo. Nói giỏi là như vậy! nhưng xem ra liệu mình có đủ tự tin để khẳng định “Thông minh hơn học sinh lớp 5”, dù là sân chơi nhưng đó cũng là điều chúng ta cần suy gẫm để khắc phục những thiếu sót, hạn chế dù là chủ quan hay khách quan.

 Yêu cầu của xã hội đối với người làm công tác dạy học là như thế đó, vinh quang của những ai làm nghề dạy học là như vậy. Yêu cầu và vinh dự đó không ai làm nghề dạy học mà không biết, vì nó đã được truyền đạt trong suốt quá trình

học tập, rèn luyện từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm và cả trong lịch sử phát triển xã hội, trong truyền thống của dân tộc và thực tiễn nghề nghiệp. Nhưng để trở thành giáo viên giỏi không đơn giản, mà là một quá trình lâu dài, đồng bộ, hài hoà giữa nhận thức và hành động của mỗi con người.

 Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và lợi thế của công nghệ thông tin mà có người cho rằng “Một ngày bằng hai mươi năm trước đó”, đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu và nguồn nhân lực đó tất yếu phải qua đào tạo và đạt chất lượng tốt. Học trò giỏi chỉ học được từ người thầy giỏi, còn thầy giỏi chưa chắc có học trò giỏi. Do vậy, để có nhiều trò giỏi thì tập thể sư phạm phải là những người giỏi. Điều này ai cũng thấu hiểu, từ các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước cho đến các cấp quản lý giáo dục và hơn ai hết là những người trực tiếp làm nhiệm vụ giáo dục, đào tạo. Mới đây nhất, tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 (khoá XI) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, nội dung về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp là “Phát huy đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo”. Một lần nữa, Đảng và Nhà nước ta khẳng định vai trò, vị trí và nhiệm vụ quan trọng của đội ngũ làm công tác giáo dục, đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.

 

doc21 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 6937 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm "Giáo viên giỏi" Mục tiêu phấn đấu của những ai làm nghề dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài giảng. Trong quá trình soạn bài, ở mỗi phần, mỗi suất kiến thức cần dự kiến các phương pháp giảng dạy phù hợp. Có thể kết hợp nhiều phương pháp nhưng cần phải xác định rõ phương pháp chủ đạo.
	Phương tiện dạy học hiện đại có vai trò quan trọng. Tuy nhiên, nó có thể trở thành “phản mục đích” nếu giảng viên quá lạm dụng hoặc không có đủ kỹ năng cần thiết, vì hiệu quả của bài học vẫn phụ thuộc vào vai trò của giáo viên. Giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn phải biết tổ chức dẫn dắt học sinh tích cực tham gia vào bài giảng. để phát huy vai trò của phương tiện dạy học, giáo viên cần đầu tư thời gian chuẩn bị hình ảnh, đoạn video phù hợp để bài giảng sinh động, lôi cuốn. Nội dung bài giảng nên được sơ đồ hoá hoặc thể hiện dưới dạng bảng biểu thì hiệu quả ghi nhớ của học sinh tốt hơn.
Trong xu thế phát triển hiện nay đòi hỏi giáo viên phải biết tự học, tự làm giàu tri thức bản thân. Giáo dục thế kỷ 21 đã có sự thay đổi căn bản, trong đó đề cao tính tực học của con người. Sự hơn kém giữa người này và người kia là ở chỗ có bao nhiêu kinh nghiệm được tích luỹ trong mỗi con người, có nắm bắt thông tin kịp thời hay không. Hơn ai hết, giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng kịp thời yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
3. Nghệ thuật sư phạm
 Nghề dạy học là nghề mang tính nghệ thuật cao “Nghệ thuật sư phạm”, và tính nhân văn sâu sắc. Người làm nghề dạy học được xem như là một diễn viên trên sân khấu, mà người xem đó là học sinh và đồng nghiệp. Vì vậy, người giáo viên cần có một số kỹ năng cần thiết như nhạy bén, linh hoạt, khôi hài, chữ viết đẹp, sử dụng máy tính thành thạo, bao quát trong quá trình lên lớp, biết tạo tình huống và xử lý hợp lý tình huống một cách hợp lý, có kỹ năng nắm bắt đối tượng, tất cả là để làm tròn vai diễn của mình trước học sinh. 
	Bên cạnh phẩm chất và năng lực sư phạm, người làm công tác dạy học cần một số nét tính cách sau đây để làm cho nghệ thuật sư phạm thăng hoa:
	3.1. Sự hài hước. Hài hước có thể là cách truyền đạt cho học sinh những điều mà đôi khi những cách khác không thể đạt được. Khi thầy và trò hiểu nhau thì việc vui đùa, trêu chọc lẫn nhau có thể chấp nhận được. Chỉ vui đùa chức tuyệt đối không bao giờ giễu cợt hay tỏ ra châm chọc học sinh. Vì thế, hãy luôn mĩm cười với chúng. Một nụ cười thân thiện với học trò, thậm chí có thể là nụ cười với chính bạn, cũng đủ giúp bạn tạo được thiện cảm với các học trò của mình (phụ lục I).
	3.2. Thái độ vui tươi. Tại sao phải cố gắng làm điều này và nếu bạn thật sự không thích thì bạn phải làm gì? Nhiều giáo viên đáng lẽ ra nên nghỉ việc ngay khi họ bắt đầu cảm thấy sợ phải đến trường. Học sinh có thể hiểu được thái độ này dù giáo viên có thú nhận hay không. Hãy cho học sinh hiểu rằng thầy giáo đến trường là vì chúng (phụ lục II).
	3.3. Đối xử với bọn trẻ như với một con người. Trẻ con cũng là con 
người, chỉ khác là chúng còn nhỏ. Đừng bao giờ lên giọng với những học trò của mình, những từ ngữ mà bản thân dùng để nói với chúng cũng giống như với những người khác và học trò nhỏ của tôi đều hiểu được điều đó. Thêm nữa, bạn nên biết cách lắng nghe chúng, hãy dành cho chúng thời gian để nói về điều mà chúng muốn bày tỏ. Đừng cắt ngang lời chúng bằng những việc của người lớn.
	3.4. Nhận lỗi. Đây là việc làm rất khó đối với người lớn. Nhưng nếu bạn cần phải nhận lỗi thì hãy làm điều này ngay, càng nhanh càng tốt.
	3.5. Trung thực và cởi mở. Bởi vì nếu bạn không trung thực, trước sau thì bọn trẻ cũng biết. Nếu một điều gì đó được nêu lên và bạn không biết câu trả lời, hãy thừa nhận là bạn không biết và cố gắng tìm lời giải, hãy làm điều này cùng với học trò của mình nếu có thể. Bạn hãy là một người kiên nhẫn để làm mẫu cho bọn trẻ và nếu bạn rơi vào tình huống không thoải mái thì đừng cố nói dối hay quanh co lảng tránh điều đó. 
Để hình thành các kỹ năng mang tính nghệ thuật trên, cần có một quá trình rèn luyện liên tục và lâu dài, nó còn tùy thuộc vào ý chí và năng lực của từng cá nhân, vào điều kiện thực tế của đơn vị, kết hợp với quyết tâm cao của giáo viên cùng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp. 
4. Giọng nói thu hút, dễ nghe và truyền cảm
Phương tiện giao tiếp trực tiếp giữa người dạy và người học là ngôn ngữ. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp sự thành công của bài giảng. Khi giảng, ngôn ngữ nói của giáo viên phải rõ ràng, mạch lạc, đảm bảo chuẩn tiếng phổ thông, không sai lỗi chính tả. Để tạo sự lôi cuốn, thuyết phục học trò giáo viên phải biết chọn vị trí nhấn giọng trong mỗi câu. Đặc biệt giọng nói của giáo viên phải thể hiện ngọn lửa nhiệt tình, sự tâm quyết và thái độ tôn trọng đối với học trò. Còn ngôn ngữ viết thì phải rõ ràng, mang tính thẩm mỹ trong việc trình bày bảng. Chữ viết của giáo viên tiểu học có vị trí quan trọng, vì đây là bậc học duy nhất có rèn chữ viết cho học trò. Chữ viết đẹp là thành công bước đầu của giáo viên tiểu học trong hoạt động nghề nghiệp của mình.
Ngoài ra, các phương tiện phi ngôn ngữ (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, hành vi, điệu bộ, cách đi đứng, trang phục) cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình lên lớp của giáo viên. Giúp giáo viên biểu lộ cảm xúc, thái độ nhiệt tình, vui vẻ, phấn khởi, hài lòng, thân thiện hoặc ngược lại (phụ lục III).
5. Biết sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông tin
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin đã rất phổ biến ở Việt Nam. Cùng với sự phát triển của xã hội, ngành giáo dục thực hiện 
chủ trương “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học”, nó được thể hiện qua chủ đề năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra hàng năm. Công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi cách thức tổ chức và phương pháp dạy học. Mặt khác, công nghệ thông tin còn là phương tiện để giúp con người tiến tới một xã hội học tập, một nền văn minh tri thức. 
Lợi thế của công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội là rất rõ. Trong hoạt động dạy và học ở bậc tiểu học ứng dụng công nghệ thông tin cũng chưa nhiều nhưng có tác dụng lớn là kích thích tính tò mò, khám phá, tạo hứng thú để thu hút học sinh vào bài giảng bởi những hình ảnh minh hoạ, Power Point. Ngoài ra, ứng dụng công nghệ thông tin để làm phong phú nội dung bài giảng, giúp giáo viên nắm bắt thông tin kịp thời, kinh nghiệm của giáo viên càng nhiều, phong phú thì càng phục vụ đắc lực cho quá trình giảng dạy (phụ lục IV).
 IV. Tồn tại nảy sinh trong quá trình thực hiện để từ đó rút cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề
 K.D. Usinxki (1834-1870), nhà giáo dục nổi tiếng người Nga ở thế kỷ XIX đã nói, sự gương mẫu của người thầy là tia sáng mặt trời thuận lợi nhất đối với sự phát triển tâm hồn non trẻ mà không có gì thay thế được ( nhngon.com/tag/cau-noi-cua-Usinxki). Dù là quan niệm truyền thống hay hiện đại, thầy giáo nếu chỉ giỏi về chuyên môn thì vẫn chưa đủ mà còn phải là một tấm gương đạo đức, có đủ bản lĩnh chính trị để hình thành nhân cách một người thầy. Bởi lẽ, tài và đức là hai yếu tố cốt lõi để hình thành nên nhân cách của một con người, một người thầy, nó có tầm ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ, quan trọng đối với học trò. 
 Yêu cầu đối với người thầy là thế đó, hàng năm cứ vào dịp tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam mọi người lại có dịp ôn lại truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta và cũng không quên đề cập đến sự gương mẫu của người thầy trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ nhưng thực tế những năm qua ngành giáo dục cả nước nói chung, tại các địa phương, đơn vị trường học vẫn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót về tư cách, tác phong, đạo đức, lối sống về cả năng lực chuyên môn; tinh thần trách nhiệm, tận tuỵ đối với nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên cũng cần quan tâm. Sự chấn chỉnh kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế thiếu sót trên như Quy định về đạo dức nhà giáo (ban hành theo Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 4 năm 2008), cùng với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về những vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, theo đó đẩy mạnh tự phê bình và phê bình 
trong cán bộ, đảng viên để có giải pháp khắc phục kịp thời những hạn chế, thiếu sót. Từ đó đã tác động tích cực đến chuẩn mực, tác phong, đạo đức nghề nghiệp của người thầy.
 Sự đào tạo đội ngũ giáo viên từ các trường sư phạm thời gian qua cũng còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Trước tiên nói đến hệ thống các trường đào tạo chuyên sư phạm như giai đoạn trước đây bị thu hẹp dần, đánh mất dần những khuôn mẫu cần thiết trong quá trình đào tạo người thầy. Điều này thấy rõ nhất ở các tỉnh Miền Tây hiện nay chỉ còn 5 Trường Cao đẳng sư phạm (Kiên Giang, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng và Cà Mau). Kế đến là nội dung chương trình đào tạo chậm đổi mới, chưa cân đối giữa lý thuyết và thực hành, thực tập, một số trường có đào tạo sư phạm không còn duy trì hệ thống các trường phổ thông tham gia thực hiện nhiệm vụ kiến tập, thực tập như trước đây mà giao cho sinh viên tự tìm nơi thực tập. Việc tổ chức đào tạo không theo chỉ tiêu kế hoạch, chưa bám sát nhu cầu xã hội, cơ cấu ngành nghề mất cân đối dẫn đến cung vượt cầu, khó tìm được việc làm sau tốt nghiệp cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến giá trị của người thầy, làm xói mòn lòng tin nơi người học để trở thành giáo viên. 
 Một bộ phận giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề; chứng chỉ, bằng cấp đảm bảo chuẩn chức danh nhưng chất lượng thật cũng là vấn đề cần quan tâm; không chỉ học sinh chạy trường, chạy lớp mà còn có cả đội ngũ thầy cô giáo; coi trọng lợi ích vật chất. Bên cạnh đó, nhận thức một cách thấu đáo về nghề nghiệp của sinh viên ngành sư phạm còn hạn chế; khủng hoảng thừa giáo viên trong những năm gần đây cũng tác động lớn đến tư tưởng, tình cảm của sinh viên sư phạm. 
 Chừng nào người thầy giỏi chưa chiếm số đông trong lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy thì chừng đó chưa cải thiện được nhiều chất lượng giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ. 
V. Kết quả của sáng kiến kinh nghiệm
	1. Đối với bản thân, học sinh, đồng nghiệp
	Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn quá trình lao động sư phạm, một lần nữa bản thân có dịp tìm hiểu, đối chiếu, so sánh những yêu cầu mang tính lý luận về phẩm chất và năng lực của người giáo viên với yêu cầu xã hội hiện tại. Xem đó là một khâu của quá trình tự học (củng cố kiến thức). Từ đó, bản thân rút ra những kinh nghiệm cần thiết làm cơ sở cho quá trình tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, năng lực sư phạm phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay để hoạt động nghề nghiệp của mình đạt hiệu quả cao, góp phần cùng nhà trường đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, nâng cao chất lượng giáo dục thế hệ trẻ; mặt khác, 
khẳng định bản thân trong lao động nghề nghiệp.
	Học sinh giỏi chỉ học được từ những người thầy giỏi, còn người thầy giỏi chưa chắc đã có học sinh giỏi. Học sinh là những người sẽ thụ hưởng được nhiều lợi ích khi được học bởi người thầy giỏi. Thực tế chứng minh cho thấy cơ sở giáo dục nào có tập thể sư phạm mạnh, chất lượng tốt (có nhiều cá nhân giỏi về chuyên môn giảng dạy, về quản lý) thì học sinh nơi đó có chất lượng tốt về giáo dục (tỷ lệ học sinh giỏi cao), cũng chính điều này dẫn đến hiện tượng chạy trường, chạy lớp cố tìm chỗ tốt cho con em học tập. Ngoài ra, trong hoạt động nghề nghiệp của mình, bản thân cũng được Ban Giám hiệu tin tưởng trao trách nhiệm hướng dẫn sinh viên, kiến tập, thực tập sư phạm. Đây cũng là dịp để bản thân truyền lửa cho thế hệ sau, chia sẻ kinh nghiệm và cùng trao đổi chuyên môn nghiệp vụ giữa kiến thức lý luận và thực tiễn giảng dạy.
	Đối với đồng nghiệp, mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và cuộc sống khác nhau, vì vậy, mỗi cá nhân đều lập trình cho mình một hướng đi phù hợp nhưng những yêu cầu về phẩm chất và năng lực và một số nét tính cách của người giáo viên giỏi trình bày ở phần trên có thể xem là phần cốt lỏi, là điều kiện cần giúp cho quá trình lao động nghề nghiệp đạt mục tiêu, đạt yêu cầu mà xã hội đòi hỏi ở người làm nghề dạy học. Nhân cách của người thầy chính là hành trang luôn mang theo của người làm công tác dạy học.
 2. Đối với đơn vị, ngành
Một cánh én thì không thể tạo nên mùa xuân. Bản thân chỉ là một thành viên trong tập thể sư phạm trong nhà trường, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lạy nên hòn núi cao”. Vì vậy, môi trường sư phạm, tập thể sư phạm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân trong môi trường đó, tập thể đó, với bề dày thành tích về giáo dục của ngôi trường nơi tôi công tác (Trường Tiểu học Lê Quí Đôn – thành phố Long Xuyên) đã có tác động lớn đến từng thành viên trong đơn vị, tất yếu từng thành viên trong trường góp phần quan trọng tạo ra thành tích cho tập thể.
 Xét về mặt xã hội thì con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Do vậy, nhờ tập thể giáo viên của nhà trường là những người có tâm quyết với nghề nghiệp, với tinh thần trách nhiệm cao, có thành tích tốt trong giáo dục học trò, là những giáo viên giỏi, từ đó có tác động lớn đến sự nỗ lực, phấn đấu của mỗi người. Những kinh nghiệm của bản thân về giáo viên giỏi trình bày trong đề tài này mang tính gợi mở, chia sẻ và nhắc nhỡ những điều cần lưu ý để tập thể sư phạm đừng sao lãng khi thực hiện trọng trách người thầy.
 PHẦN KẾT LUẬN
I. Tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm
 Những nội dung được đề cập trong sáng kiến kinh nghiệm về phẩm chất và năng lực kết hợp với một số nét tính cách cần thiết cùng với những điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị, môi trường làm việc để lực lượng những người làm công tác dạy học, giáo dục có thể phấn đấu, rèn luyện đạt mục tiêu giáo viên giỏi. Từ đó, giúp cho bản thân giáo viên tham khảo, đối chiếu thực tế quá trình tác nghiệp để điều chỉnh bản thân. Nói khác đi có thể xem đó là hệ quy chiếu, là gương mà người giáo viên phải soi hàng ngày.
 Mặt khác, với những bài học kinh nghiệm, những kiến nghị, đề xuất qua sáng kiến kinh nghiệm để các cấp quản lý giáo dục tham khảo để có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình tổ chức, quản lý sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày càng hiệu quả hơn, đáp ứng được lòng mong muốn của các tầng lớp trong xã hội. Chia sẻ cùng đồng nghiệp những kinh nghiệm của bản thân để cùng nhau tiến bộ, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp trăm năm trồng người như lời căn dặn của Bác Hồ lúc sinh thời. Bên cạnh đó, còn có thể trao đổi với sinh viên ngành sư phạm qua mỗi kỳ kiến tập, thực tập, giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về sự vinh quang của người làm nghề dây học, từ đó có thái độ đúng đắn trong học tập, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn, rèn đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm. 
II. Phạm vi tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm
Với những nội dung trình bày ở trên trước hết giúp bản thân một lần nữa học tập, rèn luyện khắc sâu những điều cần ghi nhớ để quá trình dạy học của mình được tốt hơn, mang lại hiệu quả cao. Đây cũng chính là hình thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của ngành giáo dục đối với giáo viên là “Không ngừng tự học và sáng tạo”.
Kế đến với những kinh nghiệm được rút ra, những yêu cầu được đề cập... mỗi chúng ta đều có thể học tập, vận dụng vào quá trình giảy dạy, quá trình phấn đấu, rèn luyện để hoạt động nghề nghiệp của mình đạt chất lượng, hiệu quả. Chia sẻ cùng đồng nghiệp, những người có bề dày kinh nghiệm để thổi vào trong chúng ta ngọn lửa quyết tâm, như tiếp thêm cho chúng ta niềm tin và sức mạnh để vượt qua khó khăn, trở ngại, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. 
III. Những bài học kinh nghiệm
1. Phấn đấu trở thành giáo viên giỏi là mục tiêu của những ai làm nghề dạy học. Nó theo suốt quá trình lao động nghề nghiệp của người thầy từ khi bước 
chân vào nghề cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả.
2. Học sinh giỏi chỉ học được từ những người thầy giỏi, còn người thầy giỏi chưa chắc đã có học sinh giỏi. Để có nhiều học sinh giỏi trước tiên phải có người thầy giỏi. Chừng nào số lượng giáo viên giỏi chiến số đông tại các cơ sở giáo dục, đào tạo thì chừng đó sự nghiệp giáo dục, đào tạo mới xứng đáng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước “Quốc sách hàng đầu”. 
3. Người thầy giỏi không chỉ qua lao động thực tiễn nghề nghiệp mà còn phải quan tâm đầu tư đến công tác đào tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm. Thực tế hiện nay, Nhà nước cần có giải pháp hiệu quả hơn về đào tạo sư phạm như cải cách nội dung chương trình, cách thức tổ chức đào tạo, sự hài hoà giữa lý thuyết và thực hành, chú trọng nhiều hơn về giáo dục lòng yêu nghề, yêu thương con người, phải có trường chuyên đào tạo giáo viên các cấp (Trường sư phạm).
4. Giáo viên không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, biết tự làm mới mình, không ngừng sáng tạo; tích cực trau dồi tin học, ngoại ngữ để tiếp cận với cái mới trong xu thế hội nhập.
5. Luôn xứng đáng với niềm tin yêu của học trò, sự tin tưởng của phụ huynh; trách nhiệm cao với xã hội trong công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ.
IV. Kết luận chung
 Sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ luôn vận động và phát triển không ngừng cùng với quá trình phát triển của xã hội, phong trào thi đua dạy tốt, học tốt diễn ra liên tục theo từng năm học với yêu cầu và mức độ khác nhau phù hợp với xu thế phát triển. Để phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhất thiết phải có đội ngũ đáp ứng được yêu cầu từ cán bộ quản lý đến cán bộ giảng dạy, đội ngũ đó phải được đào tạo bài bản nghiêm ngặt, có năng lực chuyên môn giỏi có cái tâm trong sáng, cao thượng, tận tuỵ với nghề nghiệp và hết lòng vì học sinh thân yêu. Người đó không ai khác, chính là giáo viên giỏi. 
 Giáo viên giỏi không phải tự nhiên có mà là một quá trình học tập tập, rèn luyện lâu dài của bản thân từng con người từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sư phạm cho đến khi lao động nghề nghiệp và quá trình đó diễn ra liên tục, không dừng với phương châm học suốt đời như Lê nin từng nói “Học, học nữa, học mãi”. Cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của giáo viên cần có sự quan tâm sâu sát của toàn xã hội, nhất là Nhà nước thông qua đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc và chính sách phù hợp, đánh giá đúng công lao đóng góp của đội ngũ giáo viên.
 Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân rút ra từ nghiên cứu lý luận, kết hợp với thực tiễn quá trình dạy học mong được chia sẻ cùng đồng nghiệp, rất mong được sự góp ý và trao đổi của đồng chí, đồng nghiệp, của các nhà quản lý để ngày càng có nhiều giáo viên giỏi các cấp, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước, những con người vẹn toàn về đức và tài, có phẩm chất tốt, năng lực cao đủ sức gánh vác trọng trách khi tham gia quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
III. Kiến nghị, đề xuất
 Duy trì thường xuyên phong trào thi đua dạy tốt, học tốt đúng với tính chất, ý nghĩa của nó, không làm hình thức chạy theo phong trào; các cấp quản lý quan tâm tổ chức các diễn đàn, các hoạt động học thuật để các nhà hoạt động giáo dục trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời qua đó củng cố năng lực, nghiệp vụ chuyên môn, lòng yêu nghề
 Các cấp quản lý giáo dục nghiên cứu sớm cải tiến nội dung chương trình, cách thức tổ chức quá trình đào tạo giáo viên các cấp; nhất thiết phải có hệ thống các trường đào tạo chuyên sư phạm.
 Quan tâm chăm lo đến lực lượng có bề dày thành tích trong công tác giảng dạy như giáo viên giỏi thông qua chính sách phù hợp, chế độ ưu đãi thoả đáng; đánh giá đúng, khen thưởng kịp thời những người có công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục là việc làm cần thiết có ý nghĩa thiết thực. Nhanh chóng điều chỉnh những lạc hậu của một vài chính sách đang áp dụng như đến nay vẫn duy trì khen thưởng cho cá nhân được tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục là 200.000 đồng, trong khi đó hiện nay Nhà nước đã nhiều lần nâng mức khen thưởng theo khung lương cơ bản của cán bộ, công chức. 
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY
GIÚP HỌC SINH TIẾP THU KIẾN THỨC HIỆU QUẢ CAO
CHỮ ĐẸP LÀ MỘT TRONG NHỮNG YẾU TỐ
CẦN THIẾT ĐỐI VỚI MỘT GIÁO VIÊN GIỎI
TẠO SỰ HỨNG THÚ TRONG HỌC TẬP
SỰ THÂN THIỆN GIÚP CÁC EM
DỄ DÀNG CHIẾM LĨNH KIẾN THỨC MỚI
RÈN LUYỆN THỂ CHẤT CHO HỌC SINH

File đính kèm:

  • docSKKN_Giao_vien_gioi.doc
Sáng Kiến Liên Quan