Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khóa cua môn Giáo dục công dân khối 8, 9 ở trường THCS Lương Sơn

Hiện nay việc giảng dạy bộ môn ở các nhà trường dù đã được coi trọng , nhưng còn có khá nhiều quan điểm cho rằng đây là một môn phụ, đặc biệt các tiết ngoại khóa đôi khi còn mang tính tự phát, kinh nghiệm cá nhân, giáo viên được đào tạo chính qưy của bộ môn còn thiếu nên việc dạy các tiết ngoại khóa chưa bài bản, còn chiếu lệ, sơ sài, qua loa, năng nề.

Nội dung cho tiết thực hành ngoại khóa chưa được hướng dẫn cụ thể và không có trong tài liệu giảng dạy của bộ mà phụ thuộc vào chỉ đạo của phòng giáo dục và lựa chọn những vấn đề bức xúc cần tuyên tuyền cho học sinh hoặc những nội dung đã học giáo viên tự biên soạn để giảng dạy

Lứa tuổi học sinh THCS các em rất nhạy cảm, dễ hòa nhập, nắm bắt nhanh nên nếu tổ chúc tốt tiết ngoại khóa thì sẽ thu hút được sự tham gia của các em, kích thích tinh thần học tập để các em ham thích học tập bộ môn và nắm bắt tốt nội dung học tập và các kỹ năng thực hành bộ môn vì được học thoải mái, không gò bó, nội dung phong phú mang tính xã hội cao và có thể kết hợp với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Khi giảng dạy tôi thấy rõ vai trò trách nhiệm của giáo viên trong công tác phòng chống ma túy và chất gây nghiện. Vì nghiện ma túy là một trong tệ nạn xã hội hết sức tiêu cực nó đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng xã hội, có nguy cơ hủy diệt cuộc sống của loài người .

Qua các hoạt động buôn bán ma túy của bọn tội phạm số người nghiện ma túy đang diễn biến ngày càng phức tạp và số người nghiện ma túy ngày càng trẻ hóa. Tệ nạn ma túy là nguyên nhân điều kiện làm phát sinh tội phạm, đe dọa sự bền vững của an ninh quốc gia và sự trường tồn của dân tộc “ Ma túy là dấu hiệu nguy hiểm làm mất trật tự an toàn xã hội , xâm hại đạo đức truyền thống, phá vỡ hạnh phúc gia đình gây ảnh hưởng đến nòi giống và sự tồn vinh của dân tộc”. Vậy thực chất ma tuý và chất gây nghiện là gì ?

 

doc25 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7227 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phòng chống ma túy và chất gây nghiện thông qua tiết ngoại khóa cua môn Giáo dục công dân khối 8, 9 ở trường THCS Lương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơm.
Câu 6: Trong cơ sở cai nghiện, những người nghiện ma tuý nào được bố trí vào các khu vực tách riêng với những người nghiện ma tuý khác để quản lý và điều trị?
A. Người chưa thành nên
B. Phụ nữ
C. Người có bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
D. cả A, B, C.
Câu 7: Trong các loại ma túy sau, loại ma tuý nào có tác động mạnh nhất tới não?
A. Mooc fin
B. Cô ca in
C. Hê rô in
(Mooc fin là 1 trong những chất giảm đau tốt nhất, được chế tạo từ thuốc phiện, có tác động mạnh nhất tới não người. Sau khi dùng nó, mọi nỗi ưu tư đều tan biến, người ta trở nên bình tĩnh, thư giãn thường trong trạng thái lơ mơ).
Câu 8: Luật phòng chống ma tuý có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?
A. 05-01-2001
B. 06-03-2001
C. 01-06-2001
Câu 9: Trong các hành vi sau, hành vi nào là vi phạm luật phòng chống ma tuý?
A. Trồng cây có chứa chất ma tuý
B. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản chất ma tuý
C. Buôn bán trẻ em.
Câu 10: Trong thời gian cai nghiện bắt buộc, người nghiện ma tuý có trách nhiệm gì?
A. Tuân thủ nội quy và chịu sự quản lý, giáo dục của cơ sở cai nghiện
B. Khi không lao động
C. Không phải tham gia học tập và các hoạt động xã hội
DCT: Như vậy cả hai đội Nguyễn Bá Ngọc và đội Kim Đồng đã hoàn thành xuất sắc phần thi tìm hiểu kiến thức về ma tuý. Sau đây xin trân trọng mời ban giám khảo công bố kết quả của 2 đội sau phần thi vừa rồi.
BGK:	Đội Nguyễn Bá Ngọc ......... điểm
	 Đội Kim Đồng ......... điểm
DCT: Một lần nữa xin chúc 2 đội đã hoàn thành phần thi thứ 2.
DCT: Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh thân mến! Hiện nay nhân dân và Nhà nước ta đang rất quan tâm đến việc phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội nhất là nạn đánh bạc, nghiện ma tuý, mại dâm. Nghiện ma tuý là một trong những vấn đề vô cùng bức xúc và được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội. Trong đó có 1 bộ phận không nhỏ các bạn trẻ đang dẫn mình vào con đường nghiện ngập mà không ý thức được tác hại của nó, điều đó đã tạo nên một bức tranh của cuộc sống không lấy gì tốt đẹp. Kính thưa các quý vị Đại biểu, các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn học sinh. Sau đây chúng tôi xin trân trọng kính mời toàn thể các quý vị dại biểu, thầy cô giáo theo dõi tiếp phần thi thứ 3 của 2 đội Nguyễn Bá Ngọc và đội Kim Đồng .
"Vẽ tranh" với chủ đề "Hãy tránh xa ma tuý"
Luật thi: Mỗi đội sẽ thực hiện vẽ tranh trong 5 phút. Sau đó từng đội sẽ giới thiệu về tranh của mình với thời gian tối đa là 2 phút. Điểm tối đa cho mỗi bức tranh là 30 điểm trong đó (vẽ tranh là 15 điểm, giới thiệu là 15 điểm).
Yêu cầu của bức tranh:
- Vẽ đúng chủ đề
- Màu tươi sáng.
- Thuyết minh tranh rõ ràng đúng lý tưởng.
Thời gian 2 đội vẽ tranh bắt đầu
DCT: Trong khi chờ đợi hai đội hoàn thành tranh của mình chúng ta sẽ đến với phần biểu diễn văn nghệ của các khán giả 
- Bạn
- Bạn
Xin cảm ơn sự nhiệt tình của các bạn
DCT: Thời gian vẽ tranh đã hết. Mời hai đội lần lượt nêu ý tưởng bức tranh của mình... Mời ý kiến nhận xét, đánh giá và cho điểm về phần vẽ tranh, thuyết minh của 2 đội.
BGK:Đội Nguyễn Bá NGọc ....... điểm
 Đội Kim Đồng ........... điểm
DCT: Các bạn học sinh thân mến trong khi chờ ban thư ký tổng hợp kết quả các phần thi, chúng tôi xin mời các bạn cùng nhau trao đổi về cuộc thi hôm nay, các bạn có thể nêu lên cảm nhận của mình về cuộc thi hoặc đưa ra một vài điểm nhận xét rút kinh nghiệm. Xin mời ý kiến của các bạn (hoặc chỉ định).
- Theo bạn cuộc thi của chúng ta hôm nay đã giúp bạn có thêm những hiểu biết gì?
- Bạn thích phần thi nào nhất? Tại sao?
- Cảm ơn bạn !
DCT: Thưa các bạn đây là phút rất hồi hộp đối với tất cả chúng ta đặc biệt là 6 bạn dự thi.
BGK: Kính thưa các bạn học sinh thân mến! Cuộc thi của chúng ta hôm nay đã thành công tốt đẹp. Sau đây tôi xin công bố kết quả như sau:
Đội Nguyễn Bá NGọc ...... điểm
Đội Kim Đồng ........ điểm
Xin chúc mừng cả 2 đội, các bạn đã hoàn thành xuất sắc các phần thi của chúng ta hôm nay.
DCT: Đề nghị chúng ta nhiệt liệt chúc mừng kết quả của cuộc thi này hôm nay sau đây, em xin kính mời cô giáo  lên trao phần thưởng cho các đội.
DCT: Như vậy cuộc thi "Hãy tránh xa ma tuý" hôm nay đã thành công tốt đẹp, một lần nữa xin cảm ơn sự có mặt và xin được chúc sức khoẻ, hạnh phúc, các thầy cô giáo và toàn thể các bạn học sinh.
II. Thi sáng tác và biểu diễn văn nghệ
Phần này có thế tổ chức theo lớp, theo khối
* Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu hoạt động văn hoá nghệ thụât có tác dụng tích cực trong việc tuyên truyền, giáo dục cho mọi người hiểu biết về ma tuý, về cách phòng chống tệ nạn ma tuý. Kích thích sự sáng tạo của học sinh trong sáng tác thơ ca, tranh vẽ, trong biểu diễn nghệ thuật có liên quan đến nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý.
- Hào hứng, say sưa. Với loại hình hoạt động này. Có hứng thú với nội dung về tệ nạn ma tuý thể hiện ở tính tích cực sáng tạo, sáng tác thơ ca, tranh vẽ, câu chuyện, tham gia tiểu phẩm.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động văn hoá nghệ thuật, một loại hình hoạt động giúp phát triển mặt thẩm mỹ ở học sinh. Phát triển các hành vi tích cực trong việc phòng chống tệ nạn ma tuý.
* Nội dung:
- Sáng tác những bài thơ, những bức tranh, câu chuyện về chủ đề phòng chống tệ nạn ma tuý. 
- Sưu tầm và chọn lọc những bài hát, bài thơ, tiểu phẩn, câu chuyền về tệ nạn ma tuý.
* Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị:
- Lập kế hoạch chuẩn bị theo những việc sau: Thời gian cho sáng tác thơ, vẽ tranh, viết chuyện, sưu tầm; thời gian tập luyện các tiết mục văn nghệ.
- Tập hợp đăng ký từ các cá nhân, tổ để xây dựng chương trình biểu diễn, phân công chuẩn bị trang bị lớp, cử người điều khiển chương trình.
+ Tiến hành:
Lớp học được trang hoàng đẹp mắt. Xung quanh tường là một số hình ảnh hoặc kết quả sáng tác của học sinh trong lớp về chủ đề phòng chống tệ nạn ma tuý. Phía trên bảng đen là dòng chữ: "Thi diễn văn nghệ về phòng chống tệ nạn ma tuý. Lớp học được kê theo hình chữ U để học sinh biểu diễn ở giữa.
Ban giám khảo cuộc thi gồm: Giáo viên bộ môn , giáo viên nhạc (nếu có) và cán bộ lớp , học sinh bắt thăm hoặc chọn ngẫu nhiên theo các số phát cho thành viên của các tổ).
- Những tiết mục sáng tác sẽ được dự thi trước theo thứ tự mà người điều khiển đã sắp xếp.
- Sau đó là một số tiết mục văn nghệ đã được chọn lựa. Ban giám khảo theo dõi và cho điểm. Điểm cho sáng tác sẽ cao hơn một chút so với những bài sưu tầm.
Tiêu chuẩn đánh giá như sau:
+ Về tác phong biểu diễn: Mạnh dạn, rõ ràng, có nghệ thuật, hóm hỉnh, hài hước hoặc gây xúc động: 4 điểm
+ Về nội dung của tiết mục: 5 điểm
+ Nếu biểu diễn tập thể cả nhóm tham gia 1 điểm cuộc thi kết thúc khi ban giám khảo công bố kết quả, giải cá nhân, giải tập thể Trao phần thưởng cho các cá nhân và tổ đoạt giải.
III. Hoạt động vui chơi về giáo dục phòng chống ma tuý.
Phần này có thể hoạt động theo lớp hoặc theo khối 
* Trò chơi 1: Hái hoa dân chủ
Chủ đề: "Thanh niên học sinh với việc phòng chống tệ nạn ma tuý"
1. Mục tiêu:
- Nâng cao hiểu biết về tệ nạn ma tuý, một loại tệ nạn xã hội hết sức nguy hiểm, là con đường ngắn nhất dẫn đến nhiễm HIV/AIDS. Xác định trách nhiệm của người HS trong việc thực hiện các quy định của nhà nước về phòng chống tệ nạn ma tuý.
- Có thái độ tích cực đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực chống lại sự cám dỗ của ma tuý do bạn bè hoặc người quen mang lại. Có thái độ thông cảm, giúp đỡ những người nghiện hút hoặc tiêm trích ma tuý để lôi kéo họ trở về với cuộc sống hiện tại, làm ăn lương thiện.
- Kiên quyết không có hành vi hút, hít tiêm trích ma tuý, không tham gia vận chuyển, tàng trữ, sản xuất hoặc buôn bán ma tuý tích cực tham gia vào các phong trào phòng chống tệ nạn ma tuý của nhà trường, của địa phương. Biết vận động tuyên truyền mọi người cùng phòng chống tệ nạn ma tuý.
2. Nội dung:
- Tìm hiểu những tác hại của nghiện ma tuý đối với bản thân người nghiện, gia đình, xã hội. Vì sao nghiện hút ma tuý lại là con đường ngắn nhất dẫn tới HIV/AIDS.
- Những biện pháp phòng chống tệ nạn ma tuý hiện nay đang được áp dụng phổ biến.
- Xác định trách nhiệm của thanh niên, HS trong việc thực hiện phòng chống tệ nạn ma tuý ở nhà trường, ngoài xã hội.
3. Các bước tiến hành
* Chuẩn bị:
- Giáo viên xác định yêu cầu, nội dung hình thức tiến hành, các điều kiện cần có, những lực lượng tham gia phối hợp. Soạn từ 15 - 20 câu hỏi để học sinh tham gia trả lời. Câu hỏi có thể cho HS biết để chuẩn bị trước. Mỗi phía có từ 2-3 câu hỏi tuỳ mức độ để HS có thể tỏ rõ sự hiểu biết toàn diện. Đồng thời nếu HS không trả lời được câu hỏi này có thể gỡ điểm ở câu hỏi khác. Mỗi nhóm được phép hái hoa 2 lần. Tuy nhiên lần thứ 2 sẽ không được điểm tối đa. 
- Cán bộ lớp phân công nhiệm vụ cho từng tổ HS để chuản bị: Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện thực tế có liên quan đến nội dung hái hoa, chuẩn bị cây hoa, chậu hoa, khăn bàn, lọ hoa, khẩu hiệu, tranh vẽ, Panô áp phích để trang trí lớp học.
BGK gồm: Giáo viên bộ môn, ban cán sự lớp, đại diện các lực lượng khác (nếu có)
- Giáo viên bộ môn và Cán bộ lớp xây dựng chương trình buổi(Tiết) ngoại khoá 
* Tiến hành:
- Lớp học kê theo hình chữ U, ở giữa là cây hoa với nhiều bông hoa, câu hỏi. Xung quanh lớp được treo ảnh, khẩu hiệu nói về nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý. Phía trên bảng là dòng chữ "Chúng ta suy nghĩ gì? làm gì? để tich cực phòng chống tệ nạn ma tuý".
Chương trình hái hoa dân chủ như sau:
- Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu tham dự. Giới thiệu ban giám khảo.
- BGK điều khiển chương tình:
+ Nêu yêu cầu của tiết học. 
+ Nêu tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời.
+ Phổ biến cách thức hái hoa.
+ Các câu hỏi cần trí tuệ tập thể có thể được bàn bạc theo nhóm trong 2 phút trước khi trình bày.
Đại diện của các tổ lần lượt lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu tổ không trả lời được thì tổ khác bổ sung và cộng thêm điểm còn tổ kia không được điểm nào. Sau mỗi câu trả lời là đánh giá điểm ngay. Thư ký ghi điểm từng tổ để cuối buổi tổng hợp.
Xen kẻ những câu hỏi là các tiết mục văn nghệ hoặc cuộc thảo luận nhỏ để thay đổi không khí sinh hoạt.
Sau khi kết thúc hái hoa thư ký đọc số điểm đạt được của từng tổ, tuyên dương những tổ có số điểm cao nhất.
*Trò chơi 2: Hoạt động đóng vai
1. Mục tiêu:
Sau hoạt động này, học sinh được củng cố và phát triển những hiểu biết về ma tuý có liên quan đến những vấn đề sau:
- Những lý do khiến nhiều kẻ bất chấp tất cả để buôn bán ma tuý.
- Những lý do khiến người dân vẫn trồng cây thuốc phiện và những ma tuý tự nhiên khác.
- Những lý do khiến người nghiện khó rời bỏ ma tuý.
- Những lý do các chất ma tuý vẫn còn được sử dụng trong y dược và cộng đồng.
Qua hoạt động, HS phát triển kỹ năng giao tiếp, phân tích, tổng hợp nhận định vấn đề và tự rút ra kết luận từ các cuộc thảo luận về các sự vật, hiện tượng, sự kiện... Trong đó có các ý kiến có thể không đồng nhất thậm chí có thể rất trái ngược nhau.
2. Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị: 
Những băng hình, phim, chuyện, tranh ảnh về ma tuý.
Phân công lớp học thành 5 nhóm nhân vật theo các phương pháp ghép nhóm như đã nêu ở các hoạt động trên.
- Nhóm những kẻ buôn bán ma tuý.
- Nhóm những người nông dân trồng thuốc phiện hoặc cây có chứa ma tuý khác.
-Nhóm những người nghiện. 
- Nhóm những nhà khoa học, bác sỹ, giáo viên...
- Nhóm đại diện cho nhà chức trách địa phương, gia đình, đoàn thể..
* Tiến hành:
- Trong hoạt động này giáo viên sẽ chia lớp thành 5 nhóm, đại diện cho 5 nhân vật nêu trên. Các nhóm - vai nhân vật sẽ chuẩn bị, trình bày và bảo vệ việc làm của mình và phản bác ý kiến của các nhóm - vai nhân vật khác.
Các bước hoạt động:
Các nhóm có thể xem các đoạn phim khác nhau về chủ đề hoạt động của nhóm mình.
- Nhóm 1: Về những người buôn bán thuốc phiện
- Nhóm 2: Về người dân vùng trồng cây thuốc phiện
- Nhóm 3: Về người nghiện
- Nhóm 4: Về người thân của người nghiện
- Nhóm 5: về hoạt động của các nhà chức trách....
Các nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình dưới dạng một cuộc phỏng vấn, một báo cáo, một tiểu phẩm hay một cuộc tường thuật trực tiếp... Trên mỗi đoạn băng, các nhóm tóm tắt ý kiến nhằm nâng cao những hiểu biết về ma tuý xuất phát từ các quyền lợi và suy nghĩ khác nhau, có thể thống nhất nhưng cũng có thể rất xung đột.
Các nhóm trình bày quan điểm của mình càng rõ càng tốt sau đó cả lớp sẽ thảo luận và biểu quyết để đi đến kết luận về chủ trương chính sách và biện pháp giáo dục đối với từng đối tượng khác nhau. Đồng thời các nhóm cũng đưa ra các dự kiến hoạt động của nhóm mình.
Trong khi đóng vai HS sẽ cảm thấy mình chủ động sáng tạo và mạnh dạn hơn khi trình bày quan điểm kể cả những hành động của mình đối với phòng chống tệ nạn ma tuý.
Học sinh bắt đầu có ý thức về sự quyết định của mình trong vai trò là 1 công dân có trách nhiệm với địa phương, với đất nước.
Giáo viên cần khuyến khích và huy động khả năng tham gia của HS song cũng phải rất thận trọng khi có những thông tin đột xuất ngoài dự kiến xảy ra trong các nhóm và giữa các nhóm với nhau.
* Trò chơi3: Những bức tranh giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý.. 
* Mục tiêu:
Sau hoạt động HS phải có kiến thức tổng hợp về ma tuý và các vấn đề có liên quan, đặc biệt là khả năng nắm bắt trình bày, tổng kết khái quát phân tích và giáo dục phòng chống ma tuý.
2. Các bước tiến hành:
* Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn 1 số tranh hoặc ảnh về vấn đề ma tuý có thể đây là một số bức tranh về ma tuý với những nội dung cụ thể mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn.
Tranh 1: Về vùng trồng thuốc phiện.
Tranh 2: Nguyên nhân dẫn đến nghiện hút.
Tranh 3: Khái niệm về ma tuý.
Tranh 4: Cảm giác khi dùng ma tuý.
Tranh 5 Ảnh hưởng của ma tuý đến con nghiện.
Tranh 6: Ảnh hưởng của ma tuý đến gia đình và cộng đồng.
* Tiến hành:
Giáo viên chia học sinh trong lớp thành 6 nhóm để thuyết trình 6 vấn đề khác nhau về ma tuý.
Trong hoạt động này, giáo viên chia nhóm theo kiểu chia nhóm đếm số. Tuỳ tổng số học sinh, tuỳ số nhóm - Nội dung HS mà giáo viên muốn. 
Các nhóm nhận nội dung làm việc là những bức tranh mà giáo viên đã chuẩn bị trước cùng thảo luận tự do về bức tranh sau đó lên thuyết trình.
Sau khi tổ chức hoạt động ngoại khoá dưới hình thức các cuộc thi tôi thấy học sinh rất tích cực , phấn khởi học tập và hiểu biết của các em được nâng lên rất nhiều. Lớp học thoải mái ,thực hiên học mà chơi, chơi mà học đã lôi cuốn được tất cả các em tham gia vào hoạt động , với các tiết học này việc rèn luyện các kỹ năng thực hành cho học sinh rất tốt và học sinh nhớ bài rất tốt , bản thân cô cũng thấy gần gũi học sinh và yêu thích môn học hơn. 
2.4. Kiểm nghiệm
Từ việc thực hiện nghiêm túc các tiết ngoại khóa đã giúp học sinh chủ động tham gia trong quá trình học tập. Bằng những kiến thức lĩnh hội được từ sách vở, với thực tế ngoài xã hội, cập nhật các thông tin thời sự cũng như hưởng ứng các phong trào do các cấp lãnh đạo và đoàn thể tổ chức giúp học sinh ham học bộ môn giáo dục công dân hơn, ham tìm hiểu và biết đánh giá các biểu hiện đạo đức và các hành vi pháp luật, ứng dụng kiến thức đã học một cách chắc chắn, chính xác. 
Sau khi áp dụng 1 số các hoạt động trên vào các tiết ngoại khóa tôi nhận thấy chỉ trong vòng 1 năm những nhận thức của HS ở tất cả các lớp về vấn đề ma tuý được nâng lên rõ rệt, cụ thể như sau:
 Kết quả khảo sát cuối năm học 2012-2013.
* Đối với các lớp trong phạm vi ứng dụng SKKN:
Lớp
Số học sinh
Học sinh có nhận thức đúng về ma tuý
Học sinh có nhận thức mơ hồ về ma tuý
Học sinh chưa có hiểu biết về ma tuý
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8B
32
22
68,8
10
31,2
0
8C
29
18
62,1
11
37,9
0
Tổng lớp 8
61
40
65,6
21
34,4
0
9A
35
27
77,1
8
22,9
0
9B
32
26
81,3
6
18,7
0
Tổng lớp 9
67
53
79,1
14
20,9
0
	*Các lớp đối chứng, kiểm nghiệm, so sánh.
Lớp
Số học sinh
Học sinh có nhận thức đúng về ma tuý
Học sinh có nhận thức mơ hồ về ma tuý
Học sinh chưa có hiểu biết về ma tuý
SL
TL%
SL
TL%
SL
TL%
8A
34
10
29,4
15
44,1
09
26,6
8B
32
11
34,4
17
53,1
04
12,5
Tổng lớp 8
66
21
31,8
32
48,5
13
19,7
9C
34
13
38,2
16
47,1
05
14,7
9D
33
12
36,4
17
51,5
04
12,1
Tổng lớp 9
67
25
37,3
33
49,3
09
13,4
Sau khi áp dụng đề tài này vào các tiết ngoại khoá của môn giáo dục công dân trong năm học căn cứ vào kết quả khảo sát của HS tôi nhận thấy đã thu được những kết quả đáng mừng.
Trước hết về phía học sinh phần lớn học sinh có nhận đúng về vị trí vai trò của môn học có ý thức chuẩn bị tốt các tiết ngoại khóa, tham gia hoạt động tích cực, tự nhiên, linh hoạt và tự tin. 
 Các em đã có những nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tệ nạn ma tuý, các em còn là những tuyên truyền viên nhỏ tuổi để tuyên truyền vận động cho gia đình và mọi người xung quanh hiểu rõ tác hại của tệ nạn ma tuý và tránh xa các tệ nạn đó. Từ đó có ý thức trong việc phòng chống, có thái độ kiên quyết trước những cám dỗ của xã hội. Ngoài ra còn giúp các em có kỹ năng tổ chức các hoạt động, các trò chơi tạo không khí thoải mái thư giãn sau các giờ học chính khoá.
Rèn luyện cho học sinh có ý thức tích cực tham gia hoạt động xã hội để tự rèn luyện mình trở thành người toàn diện. 
Về phía giáo viên:
Thấy được khả năng tác dụng của các tiết ngoại khoá là giúp các em cũng cố những kiến thức đã học,mở rộng những hiểu biết về các vấn đề trong xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý mà các em đã được học. Rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kỹ năng tổ chức các tiết ngoại khoá và sự cần thiết phải phối kết hợp giữa giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác.
Ý thức được vấn đề ma tuý ở trường học, bản thân tôi là một giáo viên THCS có trách nhiệm giáo dục các em trở thành những công dân hoàn thiện về nhân cách đạo đức và lối sống,có ích cho xã hội.
- Việc tổ chức cho học sinh THCS những hoạt động ngoại khoá là hết sức cần thiết và phải được thực hiện thường xuyên theo quy định của khung phân phối chương trình. Từ đó nắm giúp các em có những hiểu biết đầy đủ nhận thức đúng đắn về việc gì nên làm và những việc gì cần phải tránh.
- Để thực hiện tốt những hoạt động này yêu cầu giáo viên phải thực sự nhiệt tình và có một trình độ chuyên môn vững vàng, có đầu óc sáng tạo., linh hoạt trong mọi hoạt động, có kiến thức bộ môn cũng như phải nắm bắt thường xuyên những vấn đề bức xúc của điạ phương và xã hội. 
-Phải gây được sự quan tâm, tham gia của tất cả các đối tượng học sinh và có sự phối kết hợp với các tổ chức đoàn, đội với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để cùng tổ chức như một giờ giáo dục ngoài giờ lên lớp ( Nhất là với việc phòng chống ma túy, thực hiện an toàn giao thông. 
- Các giờ dạy phải được chuẩn bị chu đáo về nội dung và hình thức,trang thiết bị, tranh ảnh, tư liệu.
- Các Nội dung hoạt động ngoại khoá khác như an toàn giao thông, lý tưởng sống của thanh niên và các nội dung đã học, các vấn đề địa phương, cũng có thể được tổ chức dưới dạng các cuộc thi. 
3. Kết luận và đề xuất
	3.1. Kết luận
Trên đây là một số biện pháp tổ chức tiết thực hành ngoại khóa mà bản thân đã sử dụng hiệu quả trong các tiết ngoại khóa ở một số lớp được phân công giảng dạy tại trường THCS Lương Sơn, vì thế đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân, tôi mạnh dạn đưa ra để các đồng nghiệp có thể tham khảo. 
Để thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục Phòng chống ma tuý lồng ghép trong các tiết ngoại khoá nói chung của môn Giáo dục công dân nói riêng bản thân suy nghĩ cần có sự đồng nhất chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, sự phối hợp tạo điều kiện của các cơ quan tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là sự say mê tìm tòi, trau dồi vốn hiểu biết của người giáo viên cũng như sự nhiệt huyết của người thầy người cô với học trò.
3.2. Đề xuất
Kết quả của phạm vi ứng dụng của sáng kiến đã có kết quả mặc dù chưa cao nhưng cũng được xin phép đề nghị với các cấp lãnh đạo xem xét để đưa vào thực hiện trong chương trình Ngoại khoá của bộ môn GDCD nói chung.
Trong quá trình thực hiện và viết sáng kiến kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế, mong được sự góp ý chân thành của hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm và các đồng nghiệp.
XÁC NHẬN
CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thường Xuân, ngày 02 tháng 03 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết
 Hoàng Hà Phương

File đính kèm:

  • docSKKN.doc
Sáng Kiến Liên Quan