Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục pháp luật qua bài công dân với tình yêu, hôn nhân , gia đình
Thực trạng môn học.
Hệ thống kiến thức của môn GDCD có liên quan khá nhiều tới nội dung giáo dục pháp luật, nên việc tích hợp giáo dục pháp luật vào nội dung bài học trong quá trình dạy học môn GDCD là việc làm vô cùng cần thiết nhất là nước ta đang thực hiện việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật mới hiện nay, một trong những văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung đó là luật Hôn nhân và Gia đình.
Mục tiêu của giáo dục pháp luật không những hình thành cho học sinh kiến thức về pháp luật mà còn hình thành cho các em mối quan tâm thái độ đúng đắn, các kỹ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hay có sự chuyển biến trong hành vi các em đối với việc thực hiện pháp luật ở địa phương- môi trường nơi các em đang sinh sống. Để đạt được mục tiêu đó thì ta truyền đạt các nội dung đến học sinh theo hướng tích cực, thực tế, gần gũi với cuộc sống hàng.
GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA BÀI CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN , GIA ĐÌNH (GDCD LỚP 10) I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Môn Giáo dục công dân(GDCD) là môn học có vai trò quan trọng trong việc giáo dục pháp luật và lối sống cho học sinh. Do đó có khả năng tích hợp nhiều vấn đề xã hội trong đó có giáo dục pháp luật. Đặc trưng của môn GDCD là không chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức của môn học phù hợp đặc điểm lứa tuổi mà quan trọng hơn là hình thành và phát triển những kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Vì vậy việc thực hiện nhiệm vụ tích hợp giáo dục pháp luật trong quá trình dạy học bộ môn GDCD bậc THPT là rất cần thiết. Bởi lẽ nhà trường không chỉ là nơi triển khai nội dung giáo dục pháp luật cho một lượng học sinh đông đảo mà là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc truyền tải thông tin về giáo dục pháp luật cho các thành viên khác trong xã hội. Việc giáo dục pháp luật qua môn GDCD là quá trình hình thành, phát triển cho học sinh nhận thức và có thói quen quan tâm đến các vấn đề pháp luật trong cuộc sống, nhất là môi trường nơi các em đang sinh sống. Thông qua đó hình thành cho các em thái độ, ý thức đúng đắn và các kỹ năng cần thiết để có những hành động hài hòa với mọi người xung quanh trong đời sống hằng ngày, giúp các em có đủ năng lực hoạt động một cách độc lập hay phối hợp với các cá nhân khác hay tập thể để tìm ra giải pháp thực hiện đúng qui định của pháp luật, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của đất nước. 2. Thực trạng chung Giáo dục pháp luật cho học sinh là vô cùng quan trọng trong học đường. Ngoài các tri thức khoa học khác thì việc am hiểu pháp luật là việc làm rất thiết thực. Nó hình thành nhân cách đạo đức lối sống ở mỗi học sinh. Từ đó giúp các em ngày càng phát triển hơn về cách ứng xử và hình thành hành vi đẹp trong cuộc sống hàng ngày, sống và làm việc theo pháp luật. Giáo dục pháp luật đã được nhà trường tổ chức thực hiện bằng các chuyên đề, các buổi sinh hoạt dưới cờ, các buổi sinh hoạt chủ nhiệm cũng được quan tâm giáo dục các em giúp các em thực hiện đúng các quy định pháp luật như: Thực hiện đúng pháp luật giao thông như không chở quá số người quy định, không chạy xe dàn hàng hai, ba khi ra về, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Không gây chuyện đánh nhau, không cờ bạc, đá gà. Nhà trường tổ chức cho cha mẹ học sinh kí cam kết An toàn giao thông ngay từ buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm học Nhà trường phân công giáo viên và ban cán sự các lớp trực an toàn giao thông trước cổng trường trong giờ ra về. Thông qua các việc làm đó, trong năm học 2014-2015 tình hình học sinh vi phạm pháp luật giảm hẳn so với năm trước: Học sinh đánh nhau, học sinh vi phạm an toàn giao thông giảm rõ rệt. Học sinh ra về đi đúng phần đường quy định, giúp người dân lưu thông dễ dàng trong giờ cao điểm. Ở bất kì một xã hội nào dù có phát triển cao đến đâu thì pháp luật cũng luôn được tôn trọng nhất là lứa tuổi học sinh cần phải hướng các em có những kiến thức cơ bản về pháp luật, biết tránh xa những hành vi sai trái đi ngược lại lợi ích dân tộc quốc gia để các em có được những hành trang vững chắc để bước vào đời một cách tốt nhất. II. NỘI DUNG: 1. Thực trạng môn học. Hệ thống kiến thức của môn GDCD có liên quan khá nhiều tới nội dung giáo dục pháp luật, nên việc tích hợp giáo dục pháp luật vào nội dung bài học trong quá trình dạy học môn GDCD là việc làm vô cùng cần thiết nhất là nước ta đang thực hiện việc sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật mới hiện nay, một trong những văn bản pháp luật sửa đổi bổ sung đó là luật Hôn nhân và Gia đình. Mục tiêu của giáo dục pháp luật không những hình thành cho học sinh kiến thức về pháp luật mà còn hình thành cho các em mối quan tâm thái độ đúng đắn, các kỹ năng cần thiết, từ đó mới có thể hình thành hay có sự chuyển biến trong hành vi các em đối với việc thực hiện pháp luật ở địa phương- môi trường nơi các em đang sinh sống. Để đạt được mục tiêu đó thì ta truyền đạt các nội dung đến học sinh theo hướng tích cực, thực tế, gần gũi với cuộc sống hàng. 2. Nội dung tích hợp a. Hôn nhân là gì? - GV nêu tình huống: Anh A và chị B tự sống chung với nhau. Sau một thời gian, giữa họ có một đứa con, một căn nhà và một số tài sản khác. Quan hệ giữa họ về mặt pháp lý có được coi là vợ chồng hay không? Tại sao? - HS trả lời -> Không, vì họ chưa đăng kí kết hôn Qua đó GV giới thiệu Điều 14 giải quyết hậu quả của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn. Đây là điều luật mới. Theo đó quy định như sau: 1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con,tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại điều 15 và điều 16 của luật này. Vậy hôn nhân là gì? GV diễn giải: Tình yêu chân chính sẽ làm cho con người trưởng thành và hoàn thiện hơn. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân nó được đánh dấu bằng sự kiện kết hôn. Vậy: Pháp luật nước ta quy định tuổi kết hôn là bao nhiêu? -> HS trả lời - Điểm khác nhau giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và 2014 về độ tuổi như thế nào? -> GV lồng ghép giáo dục pháp luật Luật Hôn nhân gia đình đổi mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2015 thay thế luật Hôn nhân gia đình năm 2000 về độ tuổi kết hôn là: Nữ từ đủ 18 tuổi, nam từ đủ 20 tuổi. Thông qua đó giáo dục học sinh không kết sớm sớm mà trước hết hãy tập trung học tập khi nào nghề nghiệp ổn định hãy nghĩ đến việc kết hôn. b. Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay theo chế độ hôn nhân mới, tốt đẹp - Chế độ hôn nhân nước ta hiện nay được thể hiện nội dung nào? -> HS trả lời ->Thứ nhất: Hôn nhân tự nguyện tiến bộ -> Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng - Thế nào là hôn nhân tự nguyện và tiến bộ? -> HS trả lời: Là hôn nhân dựa trên tình yêu chân chính - Vậy hôn nhân ngày nay khác chế độ trước đây như thế nào? -> Hôn nhân trước đây dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp như quan niệm “Môn đăng hộ đối” Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện ở việc cá nhân tự do kết hôn theo luật định. Tuy nhiên cũng phải nghe lời khuyên nhủ của cha mẹ, người thân, bạn bèCòn trước đây có quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”. - Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân đảm bảo về mặt pháp lý, tức là phải đăng ký kết hôn theo luật định - Vậy đăng kí kết hôn ở đâu? -> HS trả lời: Tòa án hay viện kiểm sát hay ở UBND -> Từ đó GV chốt lại: Chúng ta đăng kí kết hôn ở UBND xã, phường nơi một trong hai người cư trú. - Vậy nếu ta không đăng kí kết hôn có được hay không? -> HS trả lời: Nếu chung sống như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng - GV chốt lại: Vậy khi chúng ta đã thực sự trưởng thành, đã đủ điều kiện lập gia đình thì chúng ta thực hiện đúng quy định pháp luật là đăng kí kết hôn. - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc bảo đảm quyền tự do li hôn. - GV giới thiệu điểm mới của luật hôn nhân gia đình năm 2014 là: Thêm đối tượng được yêu cầu giải quyết li hôn: Từ ngày 1/1/2015: Cha mẹ hoặc người thân thích khác cũng có thể yêu cầu giải quyết li hôn khi một bên vợ chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng vợ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng tính mạng, sức khỏe tinh thần của họ. Tuy nhiên li hôn chỉ được coi là việc bất đắc dĩ, vì li hôn gây ra nhiều hậu quả xấu cho hai người đặc biệt là con cái. Thứ hai: Hôn nhân một vợ một chồng vợ chồng bình đẳng Trong xã hội trước đây “Nam năm thê bảy thiếp” nhưng nay pháp luật nước ta quy định chỉ một vợ một chồng vì tình yêu không thể chia sẽ. Vợ chồng chung thủy yêu thương giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - Vậy vợ chồng bình đẳng về vấn đề gì? -> Quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong mọi mặt đời sống gia đình - HS cho ví dụ? VD: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong nuôi dưỡng giáo dục con cái, tài sản chung của vợ chồng. -GV giới thiệu Điều 17: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng: Vợ chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, luật này và các luật khác có liên quan. C. Chức năng của gia đình - Gia đình có những chức năng nào? - Có 4 chức năng cơ bản: + Chức năng duy trì nòi giống. - Nếu hai người kết hôn với nhau đã lâu mà chưa có con thì giải quyết như thế nào? - HS nêu nhiều biện pháp giải quyết - GV giới thiệu điểm mới của Luật Hôn nhân gia đình 2014: Qui định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các bên và lập thành văn bản. - GV giới thiệu những trường hợp cấm kết hôn: Một trong những điều cấm đó là:Giữa những người cùng dòng máu trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; - Tại sao pháp luật cấm kết hôn trong những trường hợp trên? -> Nếu kết hôn trong những trường hợp trên thì làm cho suy thoái nòi giống, con sinh ra bị dị tật. 3. Kết quả nội dung tích hợp Qua việc tích hợp giáo dục nội dung pháp luật vào bài dạy ta thấy học sinh học tập tích cực hơn, khắc sâu kiến thức bài học cho các em, các em hứng thú hơn trong học tập vì đây là những vấn đề thực tế gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em 4. Khả năng ứng dụng và triển khai - Ứng dụng trong giảng dạy các lớp trong chương trình GDCD lớp 10 - Đã triển khai ở các lớp 10CA1, 10C5,10C6,10C7,10C9 III. KẾT LUẬN Giáo dục pháp luật cho học sinh qua môn giáo dục công dân nhằm giáo dục học sinh trong trường THPT có thái độ tích cực hơn trong học tập, thân thiện với mọi người, sống có đạo đức, thực hiện tốt pháp luật để trở thành con ngoan trò giỏi và là công dân có ích cho xã hội. Giúp các em có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước các hiện tượng, sự kiện pháp luật, văn hóa trong đời sống hàng ngày. Xây dựng tình cảm trong sáng lành mạnh đối với mọi người, với nhà trường với quê hương, đất nước. Có niềm tin vào tính đúng đắn của của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp. Trách nhiệm hơn đối với hành động của bản thân, có nhu cầu tự điều chỉnh, tự hoàn thiện trở thành một chủ thể xã hội tích cực, năng động, sáng tạo. Người viết Trần Mỹ Ý HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Kết quả chấm điểm:/100 điểm a. Về nội dung: - Tính mới:/30 điểm - Tính hiệu quả:./ 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn:./ 20 điểm - Tính khoa học:/ 10 điểm b. Về hình thức:./ 05 điểm 2. Xếp loại: Phước Long, ngàytháng.năm 201 TỔ TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Kết quả chấm điểm:/100 điểm a. Về nội dung: - Tính mới:/30 điểm - Tính hiệu quả:./ 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn:./ 20 điểm - Tính khoa học:/ 10 điểm b. Về hình thức:./ 05 điểm 2. Xếp loại: Phước Long, ngàytháng.năm 201 HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Đơn vị: SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BẠC LIÊU PHẦN NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1.Kết quả chấm điểm:/100 điểm a. Về nội dung: - Tính mới:/30 điểm - Tính hiệu quả:./ 35 điểm - Tính ứng dụng thực tiễn:./ 20 điểm - Tính khoa học:/ 10 điểm b. Về hình thức:./ 05 điểm 2. Xếp loại: Bạc Liêu, ngàytháng.năm 201 CHỦ TỊCH HĐKH
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_phap_luat_qua_bai_cong_dan_vo.doc