Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng

Trong hệ thống các giá trị truyền thống Việt Nam đã được hình thành suốt

hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, nổi trội hơn cả là tinh

thần yêu nước. Theo giáo sư Trần Văn Giàu: tình cảm, tư tưởng yêu nước là tình

cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam và chủ nghĩa yêu

nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại.

Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của dân tộc ta.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã

xác định mục tiêu của ngành giáo dục là “bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu

nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, nhân

ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học ”. Tiếp đó, chỉ thị số

14/2011/CT-TTG ngày 11/06/2001 của Thủ tướng chính phủ về việc đổi mới

chương trình và sách giáo khoa phổ thông có mục tiêu là: “Nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, tăng cường cho thế hệ trẻ lòng yêu nước, yêu quê hương, gia

đình, tinh thần tự tôn dân tộc”. Như vậy, giáo dục thế hệ trẻ hiện nay phải giáo

dục con người có lòng yêu quê hương, đất nước.

Trong thời kỳ hội nhập phát triển, vấn đề hình thành hệ giá trị và chuẩn

mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc dân tộc và yêu cầu của thời đại là

một trong những vấn đề các nhà trường đều quan tâm coi trọng. Khi học sinh

được bồi dưỡng, giáo dục tốt về truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn, đền

ơn đáp nghĩa sẽ giúp các em được phát triển toàn diện, là nền tảng không thể

thiếu để bước vào cuộc sống.

Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn

thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam bồi dưỡng các giá trị văn hoá

trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng

lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”.

Tuy nhiên, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã và đang ảnh hưởng xấu

tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục không thể

đứng ngoài cuộc. Có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những

thách thức hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt. Đâu đó vẫn còn tình

trạng học sinh vi phạm nội quy, thiếu lễ độ với người lớn, thầy cô giáo, ham

chơi, thờ ơ vô cảm hoặc phai nhạt lý tưởng, đặc biệt là tình trạng bạo lực học

đường gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội.

Việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo dục truyền thống cùng những

đạo lý về đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn là vô cùng quan trọng

trong nội dung giáo dục của các nhà trường để hình thành nên phẩm chất cho

những chủ nhân tương lai của đất nước.

Làm sao để sau khi ra trường mỗi học sinh đều phải có lý tưởng đẹp, có2

tình yêu Tổ quốc, yêu quê hương và lòng tự hào tự tôn dân tộc, phát triển về trí

tuệ và thể chất, kỹ năng sống tốt, năng động, sáng tạo, là nguồn nhân lực chất

lượng cao, đóng góp tích cực vào sự phát triển của thủ đô, đất nước, hướng tới

công dân toàn cầu.

Nhà văn Nga Ilia Erenbua đã từng chia sẻ rằng: “Lòng yêu nước bắt

nguồn từ tình yêu những vật tầm thường, yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái

phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu cái thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ

thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Điều đó suy rộng ra, muốn giáo dục cho các em

lòng yêu Tổ quốc, yêu đồng bào thì đầu tiên phải giáo dục tình yêu gia đình,

làng xóm, quê hương, yêu những gì thân thương gần gũi nhất”. Bởi lẽ, trong trái

tim mỗi người dân Việt, dù ở nơi đâu trên hành tinh này đều luôn mang trong

mình tình cảm sâu nặng, sắc son, thủy chung đối với nơi “chôn rau cắt rốn”,

“nơi quê cha đất tổ”, nơi sinh ra, nuôi dưỡng ý chí, chắp cánh ước mơ và giúp ta

khôn lớn trưởng thành.

pdf73 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 2560 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước cho học sinh trong giảng dạy Lịch sử địa phương và truyền thống nhà trường tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa trường đã tham gia các phong 
trào yêu nước và đấu tranh cách mạng. Tiêu biểu là ngay từ khóa đầu tiên như 
các ông Nguyễn Xiển (nguyên Phó chủ tịch Quốc hội), Tôn Quang Phiệt 
(nguyên tổng thư ký Ủy ban Thường Vụ Quốc hội), Đặng Thai Mai (nguyên 
Chủ Tịch hội nhà văn Việt Nam). 
(Sử thi - Cảnh chiến tranh, Học sinh bị đàn áp) 
Dẫn 2: Năm 1943, trường Quốc học Vinh đổi tên là Trường Quốc học 
Nguyễn Công Trứ. Cuối năm 1946, cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ 
trường sơ tán về huyện Nam Đàn, Nghệ An. Lúc này ở Huế, trường Quốc học 
Huế cũng chia ra một bộ phận đi theo kháng chiến thành lập trường chuyên khoa 
Huỳnh Thúc Kháng đóng ở huyện Đức Thọ rồi huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. 
Năm 1950, trường Quốc học Nguyễn Công Trứ (tức là Quốc học Vinh) và 
trương Chuyên Khoa Huỳnh Thúc Kháng được sát nhập lại và lấy tên là Trường 
Phổ Thông cấp 3 Huỳnh Thúc Kháng và là trường phổ thông cấp 3 đầu tiên của 
Tỉnh Nghệ An (gồm học sinh Nghệ Tĩnh và hơn 200 học sinh miền Nam), đóng 
ở xã Bạch Ngọc tức là xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An ngày nay. 
(Hình ảnh học sinh đội mũ rơm, vui vẻ đọc sách... trốn bom đạn) 
Dẫn 1: Năm 1955, hòa bình đã được lập lại trên miền Bắc xã hội chủ 
nghĩa, vào năm 1956 trường trở về thành phố Vinh. Năm 1962, do Tỉnh Nghệ 
An đã bắt đầu có nhiều trường phổ thông cấp 3 ở các huyện, trường đổi tên là 
Trường Phổ Thông cấp 3 Vinh. Năm 1965, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền 
Bắc, trường sơ tán về xã Hưng Tây huyện Hưng Nguyên. Đây cũng là thời kì 
gian khổ của trường, vừa tổ chức dạy học vừa phải phòng tránh bom đạn của 
giặc Mỹ. Thời kì từ năm 1955-1965, trường có nhiều học sinh đạt giải học sinh 
giỏi toàn miền Bắc và có nhiều học sinh sau này trở thành cán bộ lãnh đạo từ 
Tỉnh Nghệ An đến Trung Ương. 
(Hình ảnh học sinh vui vẻ nô đùa) 
Dẫn 2: Đến năm 1976 thành phố Vinh đã bắt đầu có nhiều trường cấp 3, 
trường lại đổi tên là Trường phổ thông cấp 3 Vinh 1. Năm 1985, thể theo 
nguyện vọng của nhiều thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh và nhằm phát huy hơn 
nữa truyền thống lịch sử vẻ vang của trường, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh 
đã quyết định đổi lại tên trường là Trường Phổ Thông Huỳnh Thúc Kháng cho 
đến ngày nay. 
(Hình ảnh cổng trường xuất hiện) 
Âm nhạc chuyển... Tốp múa tạo hình 
Thơ trung: 
Nhớ những ngày đầu khai thiên lập địa 
Đặt những viên gạch hồng trong mưa nắng gian nan 
Ôi mái trường lịch sử sáng từng trang 
Dẫn lối em đi đến những chân trời 
Mỗi chuyến đò sang sông thầy cô là bến đợi 
Bụi phấn nhuộm mái đầu dáng thầy cô lầm lụi, mắt vẫn dõi theo những 
cánh chim không mỏi phía trời ơ xa... 
Tứ hoa: 
Mái trường thân thương như một mái nhà 
Mà ngào ngọt bài ca nghề nhà giáo 
Chăm bón cây đời giữa nắng mưa giông bão 
Có tình mẹ cha và chữ đạo thầy cô 
Nét chữ câu văn lớp học từng giờ 
Trang sách mở trang đời thêm rộng mở 
Rộn rã bài ca dưới nhành phượng đỏ 
Để mỗi ngày đến trường ta có một niềm vui 
Khúc tự hào: 
Vang vang câu ca ta hát mừng ngày hội 
Trên quê Bác Hồ dệt bao yêu thương 
Non sông mai sau có sánh kịp năm châu 
Lời bác năm nào cùng nhau ghi lòng 
Bài ca Phượng Hồng 
Rộn rã mái trường 
Lời thầy cô - lời của Bác 
Là hành trang - cho ngày mai... Xây đời. 
Phụ lục 4 
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY PHÒNG TRUYỀN THỐNG 
“MÁI TRƯỜNG XỨNG DANH ANH HÙNG” 
I. Mục đích yêu cầu 
1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu rõ: 
- Thân thế sự nghiệp của cụ Huỳnh Thúc Kháng. 
- 100 năm xây dựng và trưởng thành của trường THPT Huỳnh Thúc 
Kháng. 
- Những thành tích đạt được từ trước đến nay. 
2. Về tư tưởng tình cảm: 
- Giáo dục truyền thống cho học sinh, giúp các em nhận thức được những 
giá trị truyền thống của nhà trường. 
- Giáo dục cho học sinh thấy được trách nhiệm và bổn phận của mình tiếp 
nối truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước và thắp sáng tương lai cho thế hệ 
mai sau. 
- Giúp học sinh vun đắp tình cảm, lòng biết ơn, tôn trọng và yêu quý đối 
với các thế hệ cha anh từ đó luôn học tập phấn đấu rèn luyện tu dưỡng bản 
thân 
3. Về kỹ năng: Bồi dưỡng học sinh kỹ năng quan sát, phân tích, nhận xát và 
đánh giá của học sinh 
II. Thiết bị tài liệu dạy - học: 
- Tranh ảnh và các hiện vật trưng bày trong phòng truyền thống. 
- Sách báo viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng. 
- Lịch sử trường Quốc học Vinh - THPT Huỳnh Thúc Kháng (1920- 
2010). 
III. Tiến hành tổ chức dạy học: 
1. Bài cũ: Đã hướng dẫn học sinh về nhà tìm hiểu cuốn lịch sử trường và các tài 
liệu viết về cụ Huỳnh Thúc Kháng nên sẽ kiểm tra trong quá trình đọc bài. 
2. Dẫn dắt và bài: 
3. Tổ chức hoạt động dạy học trên lớp 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
Hỏi: Dựa vào những hiểu biết của 
mình em hãy trình bày về thân thế và 
sự nghiệp của Cụ Huỳnh Thúc Kháng? 
I. Tiểu sử cụ Huỳnh Thúc Kháng 
(1876-1947): 
- Huỳnh Thúc Kháng tên thật là 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
- HS trả lời Giáo viên kết luận: 
 + Huỳnh Thúc Kháng tên thật là Huỳnh 
Hanh, tự: Đối Sanh, hiệu là Minh Viên; 
có nhiều bút danh như: Sĩ Bình Tử; Xa 
Túc Tử sinh năm 1876 tại làng Thanh 
Bình, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng 
Nam trong một gia đình nho học. 
=> Huỳnh Thúc Kháng là tấm gương 
tiêu biểu cho lòng yêu nước, tận trung 
với nước với dân. Cụ vừa là chiến sỹ 
cách mạng nhưng cũng là một nhà thơ 
lớn với thơ chữ Hán, chữ Nôm, chính 
luận. 
- GV hỏi: Trường được thành lập vào 
thời gian nào? Tên gọi khi mới thành 
lập là gì? 
- HS nghiên cứu lịch sử trường và trả 
lời: 
- GV kết luận 
- Trường Quốc học Vinh được thành lập 
trên mảnh đất địa linh nhân kiệt. Xứ 
Nghệ là đất phát tích của nhiều nhân tài 
kiệt xuất của đất nước. Đặc biệt là nơi 
chôn rau cắt rốn của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh. Trường ra đời trong khoảng thời 
Huỳnh Hanh. 
- Sinh năm 1876 tại làng Thanh 
Bình, huyện Tiên Phước, tỉnh 
Quảng Nam. 
- Năm 1904 đỗ tiến sỹ nhưng không 
ra làm quan. Ông tham gia tích cực 
vao phong trào Duy Tân ở Trung 
Kỳ. 
- Năm 1908: ông bị Pháp bắt và đày 
ra Côn Đảo. 
- Năm 1921: được trả tự do và tiếp 
tục tham gia phong trào yêu nước. 
- Cách mạng tháng 8 thành công, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh mời Cụ tham 
gia chính phủ liên hiệp, giữ chức Bộ 
trưởng Bộ Nội vụ (1946). 
- Tháng 6 → 10/1946 Cụ được giao 
trọng trách quyền Chủ tịch nước. 
- Tấm gương tiêu biểu cho lòng yêu 
nước, tận trung với nước, là nhà thơ 
lớn. 
II. Lịch sử trường 
1. Trường Quốc học Vinh (College 
De Vinh 1920 - 1945) 
* Ngày đầu thành lập: 
- Ngày 1/9/1920 Trường Quốc học 
Vinh (College De Vinh). Tiếp nhận 
học sinh ở các tỉnh Thanh Hóa, 
Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. 
* Mục đích: đào tạo lớp người có 
trình độ học vấn cao để phục vụ cho 
chính sách cai trị của thực dân Pháp 
và truyền bá văn hóa Pháp. 
=> Đào tạo quan lại và tay sai người 
bản xứ. 
- Trường được dạy bằng tiếng Pháp. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
gian mà phong trào yêu nước, phong 
trào đấu tranh của nhân dân vung Nghệ 
Tĩnh được dâng cao. 
- Ngày 1/9/1920 Trường Quốc học Vinh 
được thành lập theo cách gọi của người 
Pháp là College De Vinh. Tiếp nhận học 
sinh ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà 
Tĩnh, Quảng Bình. 
 Khi mới thành lập trường chưa có đại 
điểm riêng và học tạm ở trường tiểu học 
Cao Xuân Dục và hội quan Trí Tri. Từ 
năm 1922 trường chính thức học ở quán 
Thầu đâu (gần bến xe Vinh). 
- HS trả lời: 37 học sinh 
- Hỏi: Mục đích ban đầu của việc 
thành lập trường? Mục đích đó có đạt 
được hay không? Vì sao? 
- HS: nghiên cứu trả lời 
- GV kết luận: 
Hỏi: Trong thời gian trường mang tên 
Quốc học Vinh từ 1920 - 1945 đã có 
những giáo viên và học sinh tiêu biểu 
nào? 
 Trong thời gian mang tên trường Quốc 
học Vinh đã có nhiều giáo viên và học 
sinh tiêu biểu người Pháp và người Việt. 
- Người Pháp: Thầy hiệu trưởng 
Surrugue rất điềm đạm, thầy Hypolyte le 
Breton có uy tín với giáo viên và học 
sinh, thầy Boulerand rất đôn hậu và cô 
giáo người Pháp đức độ, tận tụy với học 
sinh như cô Surrugue, cô Vlaveanos 
- Thầy giáo người Việt như: Lê Ấm 
(1897-1976) thầy Lê Thước (1891 - 
1975); thầy Nguyễn Hiệt Chi (1970-
1935); thầy Trần Đình Đàn 
Hiệu trưởng là người Pháp. Ông 
hiệu trưởng đầu tiên là Surrugue 
(1920) và hiệu trưởng cuối cùng là 
Michel (1941). 
- Giáo viên: gồm người Pháp và 
Việt Nam. 
- Sau khi tiếp thu nguồn tri thức mới 
học sinh của trường đã phát huy 
truyền thống yêu nước tích cực tham 
gia nhiều phong trào yêu nước như: 
- 1924: biểu tình đội ân xá Cụ Phan 
Bội Châu. 
- 1927: Tham gia lễ truy điệu của cụ 
Phan Chu Trinh. 
- 1929: Thành lập Chi bộ Cộng sản 
đầu tiên của trường và là 1 trong 3 
chi bộ đầu tiên ở Vinh. Đồng chí 
Nguyễn Tiềm học sinh của trường là 
bí thư đầu tiên của Đảng bộ Nghệ 
An. 
- Giáo viên: 
+ Người Pháp: Thầy hiệu trưởng 
Surrugue, thầy Hypolyte le Breton, 
thầy Boulerand, cô giáo người Pháp 
cô Surrugue, cô Vlaveanos 
+ Người Việt như: Lê Ấm; thầy Lê 
Thước; thầy Nguyễn Hiệt Chi; thầy 
Trần Đình Đàn 
+ Học sinh: Tôn Quang Phiệt; Đặng 
Thai Mai; Nguyễn Sỹ Sách; Nguyễn 
Tiềm; Phạm Tiều; Hoàng Xuân 
Hãn, Nguyễn Cảnh Toàn; Nguyễn 
Mạnh Cầm 
2. Từ trường QHV đến trường phổ 
thông cấp 3 HTK (1945- 1950) 
* Thời kỳ chuyển tiếp trường QHV 
đến trường TH Đinh Công Trứ 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
- Học sinh tiêu biểu: Tôn Quang Phiệt 
(1900-1937); Đặng Thai Mai (1902-
1997); Nguyễn Sỹ Sách (1907-1929); 
Nguyễn Tiềm (1912-1932); Phạm Tiều 
(1904-1986); Hoàng Xuân Hãn (1908-
1996), Nguyễn Cảnh Toàn; Nguyễn 
Mạnh Cầm 
- GV giới thiệu về hoàn cảnh đổi tên 
trường QHV thành tên trường TH Đinh 
Công Trứ: 
- Năm 1950 Sở giáo dục liên khu IV 
quyết định sát nhập một phần của 
chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng lúc đó 
đang đóng ở Đức Thọ (Hà Tĩnh) 
(Chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng có 
tiền thân là trường TH Khải Định- một 
phần của quốc học Huế tản cư ra Hà 
Tĩnh lấy tên nhà chí sỹ yêu nước là 
Huỳnh Thúc Kháng đặt tên cho trường) 
vào trường Nguyễn Công Trứ và đổi tên 
là TH Huỳnh Thúc Kháng chuyển lên xã 
Bạch Ngọc - Đô Lương - Nghệ An). 
 Hỏi: Thời kỳ này có những giáo viên 
tiêu biểu nào? 
 - Thời kỳ này có nhiều giáo viên tận tụy 
với sự nghiệp giáo dục như thầy Lê Hải 
Châu, Nguyễn Trọng Di, Đào Đăng Hy, 
Lê Trí Viễn, Nguyễn Cảnh Toàn, Hà 
Thúc Chính 
- Học sinh là những giáo sư, phó giáo 
sư, tiến sỹ, thạc sỹ như Nguyễn Đình 
Tứ, Hà Học Trạc, Đinh Ngọc Lân, Vũ 
Ngọc Khánh 
- Giáo viên giải thích trường mang tên 
cấp III Huỳnh Thúc Kháng với những lý 
do sau: 
+ Do yêu cầu của giáo dục triển khai 
chương trình cải cách lần thứ 2. 
(1945-1950) 
- Hoàn cảnh nước ta sau CMT8 
- Trong hoàn cảnh đó, trường QHV 
đổi thành tên trường TH Đinh Công 
Trứ. 
- Sau ngày toàn quốc kháng chiến 
(19/12/1946) thực hiện tiêu thể 
kháng chiến, trường dời lên Nam 
Đàn. 
- Năm 1947- 1948: dời về Tân Hợp 
- Nam Đàn 
- Năm 1950: sát nhập một phần của 
chuyên khoa HTK ở Đức Thọ và 
trương Nguyễn Công Trứ thành TH 
Huỳnh Thúc Kháng. 
* Trường phổ thông cấp III Huỳnh 
Thúc Kháng (1950 -1951 -> 1953-
1954) 
Thời kỳ này trường đóng ở xã Bạch 
Ngọc, Đô Lương. 
- Thầy trò hăng say học tập dạy tốt, 
học tốt, lao động sản xuất, tự túc sản 
xuất lương thực, tham gia vào kháng 
chiến chống Pháp 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
+ Do việc sát nhập trường TH Nguyên 
Công Trứ với trường chuyên khoa 
Huỳnh Thúc Kháng từ năm học 1950-
1951. 
- Nhiều học sinh sau đó trở thành những 
người có tên tuổi như: Phan Hữu Dật, 
Trọng Bằng, Trần Thanh Đạm, Nguyễn 
Minh Châu, Đào Trọng Đức 
- GV giới thiệu quá trình chuyển từ Bạch 
Ngọc về Vinh: 
+ Năm 1955 trường chuyển từ Bạch 
Ngọc về Vinh đống ở xã Hưng Thủy 
(nay là Bến Thủy, Trườn Đại học Vinh 
ngày nay), học sinh khắp nơi trong tỉnh 
Nghệ An và Hà Tĩnh xin vào học, học 
sinh Bình Trị Thiên vượt tuyến ra Bắc 
học. 
+ Năm 1957 trường chuyển về trường sư 
phạm cấp 1. Hội đồng giáo viên được 
tăng cường thêm từ từ các trường về và 
giáo viên vừa tốt nghiệp đại học sư 
phạm. Phương pháp giảng dạy thay đổi, 
học sinh chăm lo và tự giác trong học 
tập. 
 - Năm 1960: trường dời về cơ sở mới 
xóm Trường Tiến, Hưng Bình. Năm học 
1959- 1960 ở Đô Lương và Diễn Châu 
thành lập trường cấp 3 nên học sinh rút 
về học và sau đó đổi tên là trường cấp 3 
Vinh. 
Trường có nhiều học sinh đạt giải miền 
Bắc, có tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, liên tục 
đạt danh hiệu trường tiên tiến nhiều học 
sinh được cử đi học nước ngoài, nhiều 
em tình nguyện vào nam tham gia chiến 
đấu. 
- Năm 1965 Mĩ ném bom bắn phá, 
trường bị hư hại nhiều và học sinh phải 
3. Trường THPT Huỳnh Thúc 
Kháng (những năm 1955-1975) 
* Giai đoạn 1955-1965: 
- 1955 trường chuyển từ Bạch Ngọc 
về Vinh đóng ở xã Hưng Thủy. 
- 1957 dời về đóng ở khu trường Sư 
phạm cấp 1. 
- Năm 1960: trường dời về cơ sở 
mới xóm Trường Tiến, Hưng Bình 
sau đó đổi tên là trường cấp 3 Vinh. 
* Giai đoạn từ 1965-1975: 
- Năm 1965 Mĩ ném bom Miền Bắc, 
trường sơ tán nhiều nơi 
+ 1965 lên Hưng Tây 
+ 1968 chuyển lên nông trường 1/5 
ở Nghĩa Đàn 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
sơ tán về xã Hưng Tây. Thầy và trò đào 
lán lợp, đào hầm hào để đảm bảo an toàn 
cho các lớp học. Việc dạy học được thực 
hiện trong các căn hầm chữ A nửa nổi 
nửa chìm chứa được 50 học sinh. Trong 
những năm trường sơ tán lên Hưng Tây 
giặc Mỹ đã hơn 20 lần ném bom đạn gây 
nhiều thương vong cho trường, 05 em 
học sinh và một nhân viên của trường bị 
thiệt mạng. 
- Năm 1968 giặc Mỹ ném bom bắn phá 
trường sơ tán từ Hưng Tây lên nông 
trường 1/5 ở Nghĩa Đàn. Thầy trò ở đan 
xen trong nhà công nhân, làm lán tre 
nứa, làm hầm chữ A. Học kỳ II năm 
1968-1969 trường chuyển từ nông 
trường 1/5 về tạm học ở Hưng Tây. 
- Năm 1970 trường từ Hưng Tây về 
Vinh, cơ ngơi của trường lại bị giặc Mỹ 
phá tan tành, thầy trò từng bước khắc 
phục xây dựng lại trường lớp, nhà 
trường phải đặt lớp học và nhà công vụ 
rải rác ở nhiều nơi trong đó có khoa sinh 
Trường Đại học Vinh ở Hưng Bình. 
- Năm 1971 địch đánh phá thành phố 
Vinh trường lại sơ tán về Hưng Tây và 
Hưng Thái. 
- Học kỳ I năm học 1971 - 1972 địch 
bắn phá thành phố Vinh và các vùng lân 
cận thầy trò vượt Sông Lam đến xã Nam 
Phúc huyện Nam Đàn. Nhưng trước bom 
đạn của giặc Mỹ ngày càng ác liệt và 
căng thẳng hết học kỳ I của năm học 
1971-1972 trường rời xã Nam Phúc sơ 
tán lên xã Thanh Hà, huyện Thanh 
Chương. 
- Sau khi hiệp định Pari được ký kết vào 
ngày 27/1/1973 Mỹ chấm dứt chiến 
tranh và rút quân khỏi Việt Nam. 
+ 1970 trường chuyển về Vinh 
+ 1971 sơ tán về Hưng Tây và Hưng 
Thái 
+ Năm học 1971-1972 sơ tán lên xã 
Thanh Hà - Thanh Chương 
- Vượt qua mưa bom bão đạn nhưng 
thầy trò vẫn hăng say học tập và đạt 
nhiều thành tích. 
- Năm 1973 trường chuyển về Vinh 
 4. Trường THPT Huỳnh Thúc 
Kháng (Những năm 1975 - 2010). 
* Những năm 1975 - 1985. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
Trường được lệnh chuyển về Vinh. 
- Về Vinh trường được tọa lạc trên một 
mảnh đất rộng rãi trên đường Lê Hồng 
Phong (nay là trường Chính trị Nghệ 
An) hệ thống lớp học được mở rộng, học 
sinh tăng lên, cơ sở vật chất tăng lên, 
giáo viên và nhân viên cũng được tăng 
lên. 
GV Hỏi: Trong thời gian từ năm 1955 
đến 1975 trường Huỳnh Thúc Kháng 
đã có những giáo viên và học sinh tiêu 
biểu nào? 
- Trong thời gian này có nhiều thầy giáo 
tiêu biểu như: Nguyễn Cửu Cúc, Hoàng 
Kim Hải, Hoàng Triều, Nguyễn Đức 
Bính, Lê Trung Thuận, Nguyễn Tài Đại, 
Phạm Nhượng là nhưng thầy giáo hiệu 
trưởng của nhà trường từ năm 1955-
1975. 
Thầy Nguyễn Văn Đàn, Hoàng Thiệu 
Khang, Nguyễn Văn Bàng, Ninh Viết 
Giao, Tôn Gia Các 
Nhiều học sinh trong thời kỳ này đã 
nhận được những trọng trách ở nhiều 
lĩnh vực khác nhau: Hồ Tế (Bộ trưởng 
Bộ Tài chính), Nguyễn Chí Vu (Bộ 
trưởng Bộ công nghiệp nhẹ 
Sau khi thắng Mỹ năm 1975, Miền 
nam hoàn toán giải phóng, tổ quốc Việt 
Nam đã hoàn toán thống nhất. Cuối năm 
1975 hợp nhất 2 tỉnh Nghệ An và Hà 
Tĩnh thành một tỉnh. Từ trong đổ nát của 
chiến tranh, Nghệ Tĩnh phải vượt qua 
thử thách nặng nề. Trong hoàn cảnh ấy 
Trường PTTH Huỳnh Thúc Kháng cùng 
với toàn ngành giáo dục tiếp tục phấn 
đấu vượt lên.Từ năm học 1976-1977 
trường được mang tên mới là trường cấp 
III Vinh I, co 28 lớp với các thầy giáo và 
Năm 1976 do học sinh tăng lên nên 
chia làm hai trường cấp III Vinh I và 
cấp III Vinh II 
Trong thời gian từ năm 1976 - 1985 
trường mang tên là cấp III Vinh I 
Thầy và trò hăng say xây dựng 
trường mới, hăng say học tập giảng 
dạy và đạt được nhiều thành tích tốt 
đẹp 
* Những năm 1986 - 2010 
Từ năm học 1986 - 1989 trường 
được xây dựng cơ sở mới ở phường 
Hưng Bình 
Từ năm 1989 - 1990 trường chuyển 
về đặt điểm ngày nay, cơ sở vật chất 
từng bước được xây dựng khang 
trang 
Thầy trò thi đua lập nhiều thành 
tích: 
+ Liên tục đạt danh hiệu trường 
TTXS của tình: 
+ Tỷ lệ đậu TN, ĐH cao, có nhiều 
học sinh giỏi quốc gia; 
+ Năm 1995: Huân chương lao động 
hạng 3 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức cần nắm 
cô giáo tận tâm với nghề như thầy Phạm 
Nhượng, Phạm Nguyên Lượng, Nguyễn 
Xuân Phong, Đặng Văn Luyện, Ngô 
Quát, Nguyễn Cảnh Đính, Mai Xuân 
Bình,  
Đời sống của giáo viên và học sinh 
còn gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng 
thầy và trò vẫn hăng say xây dựng 
trường mới, hăng say học tập giảng dạy 
và đạt nhiều thành tích tốt đẹp. Tỷ lệ đậu 
tốt nghiệp hàng năm từ 92% - 100%. Tỷ 
lệ đỗ Đại học, Cao đẳng từ 48% - 62%. 
Học sinh giỏi tỉnh hằng năm từ 12 - 56 
em. Trường liên tục đạt danh hiệu 
trường tiên tiến, nhiều năm đạt tiên tiến 
xuất sắc của tỉnh. Đặc biệt trường luôn 
là đơn vị dẫn đầu về chất lượng dạy và 
học thể hiện ở kết quả thi đại học và học 
sinh giỏi hằng năm. 
Tiếp nối thời kỳ trước từ năm học 
1985 - 1986 thầy và trò tiếp tục dạy và 
học ở cơ sở cũ tại phường Hưng Dũng. 
Từ năm 1986 - 1989 cơ sở mới được xây 
dựng tại phường Hưng Bình. 
Từ năm 1989 - 1990 trường chuyển 
về địa điểm ngày nay và đi vào ổn định. 
Thầy và trò tập trung vào nhiệm vụ 
giảng dạy học tập. Cơ sở vật chất từng 
bước được xây dựng khang trang trong 
khuôn viên mới với diện tích 16.000 m2 
với 42 trường học, các thực hành Lý, 
Hoá, Sinh, Tin, nhà đa chức năng phục 
vụ cho các hoạt động tập thể,  
- GV hỏi: Từ năm 1986 đến nay 
thầy và trò trường THPT Huỳnh Thúc 
Kháng đã đạt được những thành tích 
tiêu biểu nào? 
+ Năm 2000 được tặng huân chương 
độc lập hạng 3 
+ Năm học 2007 - 2008 trường được 
công nhận là trường đạt chuẩn quốc 
gia giai đoạn 2001 - 2010; 
+ Năm 2010 trong dịp kỷ niệm 90 
năm thành lập trường, trường đã 
vinh dự đón nhận danh hiệu anh 
hùng lao động trong thời kỳ đổi mới 
do chủ tịch nước Nguyễn Minh 
Triết phong tặng 
4. Củng cố: 
- Qua những buổi học Truyền thống các em nắm được 
+ Tiểu sử cụ Huỳnh Thúc Khàng; 
+ Các giai đoạn của nhà trường; 
+ Các thành tích đạt được. 
5. Bài tập thu hoạch 
Câu 1: Mục đích của việc học tập phòng truyền thống? 
Câu 2: Suy nghĩ của em khi được tìm hiểu phòng truyền thống và lịch sử 
trường? 
 Câu 3: Các giai đoạn phát triển của nhà trường và thành tích đạt được? 
Câu 4: Em hãy kể tên một số giáo viên và học sinh tiêu biểu của trường 
qua các thời kì? 
Câu 5: Là học sinh của trường, em sẽ làm gì để viết tiếp những trang sử 
vàng của THPT Huỳnh Thúc Kháng? 
Phụ lục 5 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 
TẠI TRƯỜNG THPT HUỲNH THÚC KHÁNG 
Tiết mục Sử thi nghệ thuật: Cuộc đời và sự nghiệp nhà chí sỹ yêu nước 
Huỳnh Thúc Kháng và quá trình phát triển của nhà trường 
Chương trình chào đón K98: RADIO 196X 
Chương trình chào đón K99: EPOCH 
Tuổi trẻ trường THPT Huỳnh Tháng Kháng tham gia “Lễ thắp nến tri ân” 
Tham quan học tập tại di tích lịch sử Truông Bồn 
Hoạt cảnh “Cô dân quân làng Đỏ” 
Phụ lục 6 
MỘT SỐ BÀI THU HOẠCH CỦA HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP 

File đính kèm:

  • pdf65_skkn_nam_2020_a6fcd0bb61.pdf
Sáng Kiến Liên Quan