Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điện an toàn thông qua bài học: An toàn điện

I.MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người.

 - Biết được một số biện pháp an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.

 2. Kĩ năng: Áp dụng biện pháp an toàn khi sử dụng, sửa chữa điện.

 3. Thái độ: Thận trọng,cẩn thận với điện và có ý thức sử dụng điện an toàn và tiết kiệm trong đời sống .

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên chuẩn bị:

 a. Chuẩn bị các hình: Hình 33.1; Hình 33.2; Hình 33.3; Hình 33.4; Hình 33.5; Bảng 33.1 sách giáo khoa Công nghệ lớp8

 b. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.

c. Phương tiện: Dùng máy chiếu để học sinh quan sát các hình, bảng trên theo từng nội dung.

d. Chuẩn bị bài giảng: Bài 33 An toàn điện.

 2. Học sinh chuẩn bị: Đọc bài 33 trước khi đến lớp.

 

doc16 trang | Chia sẻ: phangia015 | Lượt xem: 2700 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh ý thức sử dụng điện an toàn thông qua bài học: An toàn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nó. Thế nhưng, điều đáng quan tâm là trình độ hiểu biết về điện của nhiều người lại không tỷ lệ thuận với tốc độ điện khí hóa, với đà phát triển của khoa học, công nghệ. Do vậy, tình trạng sử dụng điện tùy tiện, bất cẩn, chủ quan gây nên những hậu quả đáng tiếc cũng ngày càng tăng.
	Như vậy, công tác tuyên truyền huấn luyện về an toàn điện trong sử dụng điện cho mọi tầng lớp nhân dân cũng phải được coi trọng vì hiện nay việc sử dụng điện ngày càng trở nên thông dụng. Do đó, dạy an toàn điện cho học sinh Trung Học Cơ Sở có tầm quan trọng đặc biệt không thể thiếu đối với học sinh khi học kỹ thuật điện của chương trình Công nghệ lớp 8. Bởi vì, khi các em học sinh đã hiểu rõ rằng: Sử dụng điện phải đảm bảo an toàn và đúng mục đích thì mới phòng và tránh được những tai nạn nguy hiểm do điện gây ra ngoài ý muốn. Từ đó bản thân các em sẽ có ý thức hơn khi sử dụng điện trong học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. Song song với việc bản thân mình biết áp dụng các biện pháp sử dụng điện an toàn và đúng mục đích thì các em học sinh còn là lực lượng rộng lớn tuyên truyền và thúc đẩy việc sử dụng điện an toàn và tiết kiệm cho gia đình, người thân, bạn bè và nhân dân nơi cư trú. Nếu được như vậy, tôi nghĩ rằng tình trạng tai nạn do điện gây ra sẽ giảm và đồng thời sẽ giảm kinh phí trong việc điều trị những thương tật do tai nan điện gây ra. Qua những phân tích trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài này: “GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN THÔNG QUA BÀI HỌC: AN TOÀN ĐIỆN”.
	Đề tài nhằm khẳng định việc giáo dục ý thức sử dụng điện an toàn là cần thiết. Nó trang bị cho học sinh ý thức bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, của người thân các em và cho toàn xã hội khi sử dụng điện năng. Từ đó giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản về an toàn điện, biết vận dụng vào cuộc sống đồng thời biết hướng dẫn và tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh có ý thức sử dụng điện an toàn và hợp lý.
1.2. PHẠM VI ĐỀ TÀI:
 1.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 Trường Trung học cơ sở Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Thành Phố Bạc Liêu.
 1.2.2. Giới hạn đề tài: Trong phạm vi của chương an toàn điện sách Công nghệ lớp 8
 1.2.3. Cách kiểm tra: Theo dõi, kiểm tra học sinh qua các thao tác thực hành, qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết.
 1.2.4. Tài liệu nghiên cứu: Sách Công nghệ lớp 8 và thu thập thông tin qua báo, đài, qua mạng Internet để cập nhật thêm những thông tin, hình ảnh cần thiết.
2. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
2.1.THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN ĐIỆN VÀ CÁC TÁC HẠI CỦA DÒNG ĐIỆN ĐỐI VỚI CON NGƯỜI:
2.1.1 Thực trạng về tai nạn điện:
	Nhiều năm gần đây, trung bình cả nước có đến 250 người chết mỗi năm do các tai nạn về điện. Đáng lưu ý, các tai nạn chết người xảy ra chủ yếu đối với người dân do những bất cẩn trong sử dụng điện. Ông Nguyễn Văn Dũng (Ban Kỹ thuật an toàn - TCty Điện lực VN) cho biết chiều qua, 16/5. Trong số 1.902 vụ tai nạn điện gây chết người - được ghi nhận trong các năm từ 1997-2003, có đến 1.437 trường hợp tử vong là người dân. Các tai nạn điện - theo ông Dũng, chủ yếu xảy ra do ý thức và hiểu biết của người dân về an toàn điện kém. Và cũng chính điều này dẫn đến những tai nạn chết người hết sức đơn giản, hoặc "ngớ ngẩn" như để dụng cụ trát vữa tường nhà chạm vào dây dẫn điện, ăngten đổ vào lưới điện, dây thả diều bằng sợi băng từ cassette quấn vào dây điện, hay nông dân giẫm vào dây điện trần mắc chống... chuột. Ông Dũng cũng cho biết, trong các vi phạm an toàn kỹ thuật điện hiện nay, vi phạm hành lang lưới điện chiếm tỉ lệ rất lớn và gây ra nhiều tai nạn chết người thương tâm. Chỉ tính trong các tháng 3 và 4 năm nay, số vụ vi phạm hành lang lưới điện "đếm được" ở 6 đơn vị trong tổng số 12 đơn vị của TCty Điện lực VN trên cả nước lên đến 58.785 trường hợp. Đối với các vi phạm này, ngành điện sẽ kiên quyết xử lý, trước mắt tập trung xử lý toàn bộ các vi phạm về khoảng cách an toàn phóng điện - vốn rất nguy hiểm và có thể gây tai nạn chết người. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên thận trọng khi sử dụng điện và đẩy mạnh việc phổ biến kiến thức an toàn, cách sử dụng và phòng tránh các tai nạn điện. Theo ông Dũng, chính quyền địa phương cần giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy định an toàn sử dụng điện và hành lang an toàn lưới điện. "Nếu cả chính quyền địa phương và đơn vị quản lý lưới điện giám sát chặt chẽ, chắc chắn số tai nạn điện gây chết người sẽ giảm đáng kể" - ông Dũng nói. Theo Lao động Việt Báo (Theo_ Dân trí ), 
	Qua số liệu trên cho thấy tai nạn điện là tai nạn nguy hiểm, có nguy cơ chết người cao và cần được phòng tránh. Làm sao tránh được những tai nạn điện trong khi có thể nói rằng: “Chúng ta sống chung với điện”? Muốn vậy, chúng ta hãy tìm hiểu về thực trạng tác hại của dòng điện
2.1.2.Thực trạng về tác hại của dòng điện:
2.1.2.1. Tác hại của dòng điện khi đi qua cơ thể của con người:
	Như chúng ta đã biết dòng điện có các tác dụng như: Tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học, tác dụng quang, tác dụng sinh lýVậy khi dòng điện đi qua cơ thể người có tác dụng sinh lý như sau:
	a. Dòng diện tác dụng vào hệ thần kinh trung ương: Gây rối loạn hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn. Người bị điện giật nhẹ thường thở hổn hển, tim đập nhanh, trường hợp nặng trước hết là phổi sau đó đến tim ngừng đập, nạn nhân chết trong tình trạng ngạt.
	b. Dòng điện tác dụng vào cơ bắp: Hồ quang điện phát sinh khi có sự cố gây bỏng cho người, gây thương tích ngoài da có khi phá hoại cả phần mềm gân và xương.
 2.1.2.2. Mức độ của dòng điện khi đi qua cơ thề người:
 Dòng điện xoay chiều tần số 50Hz có trị số 10mA được coi là dòng điện giới hạn bắt đầu nguy hiểm đối với cơ thể con người.
 2.1.2.3. Đường đi của dòng điện qua cơ thể người:
	Bất cứ bộ phận nào của cơ thể khi dòng điện đi qua đều nguy hiểm, nhưng tỷ lệ dòng điện qua tim quyết định mức độ nguy hiểm hơn đối với con người. Mức độ nguy hiểm nhất là khi dòng điện đi vào đầu rồi đi từ đầu qua tay xuống đất. Dòng điện đi từ chân này qua chân kia xuống đất ít nguy hiểm hơn.
 2.1.2.4. Thời gian dòng điện qua cơ thể:
	Thời gian càng dài, lớp da bị phá hủy trở nên dẫn điện mạnh hơn, rối loạn hoạt động chức năng của hệ thần kinh càng tăng nên mức độ nguy hiểm càng tăng.
 2.1.2.5. Tần số của dòng điện qua người:
	Khi tần số của dòng điện qua người lớn thì điện kháng của người giảm và dòng điện sẽ tăng lên. Vì vậy mức độ nguy hiểm sẽ tăng theo tần số của dòng điện.
	Trong thực tế, mức độ nguy hiểm của dòng điện sẽ tăng trong khoảng tần số từ 50Hz đến 60 Hz. Khi tần số lớn mức độ nguy hiểm sẽ lớn hơn và ngược lại.
 2.1.2.6. Điện trở thân người:
Điện trở của con người phụ thuộc vào các yếu tố như: Tình trạng sức khỏe, mức độ mồ hôi, môi trường làm việc
2.1.2.7. Điện áp bước:
	Điện áp bước là điện áp giữa hai chân người khi đứng gần điểm có điện thế cao như cọc tiếp đất làm việc của máy biến áp, dây điện cao áp( có điện) rơi xuống đấtKhi đi vào vùng có điện áp bước thì có thể bị tai nạn điện. Vì vậy, khi dây dẫn có điện rơi xuống đất, cần phải cắt điện trên đường dây, đồng thời cấm người và gia súc đến gần khu vực đó (bán kính 20m tính từ điểm dây dẫn chạm đất).
 Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng nếu sử dụng điện, sữa chữa điện và nhất là sử dụng điện không đúng cách, sử dụng điện sai mục đích sẽ dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng và nặng nề hơn hết là có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người.
 Sau đây tôi xin đưa ra những giải pháp an toàn điện qua tìm hiểu trên sách vở, báo, mạng internet, mà tôi thu thập được. 
2.2. CÁC GIẢI PHÁP AN TOÀN ĐIỆN
 Nhằm làm giảm nguy cơ tai nạn điện có thể xảy ra cần chú trọng các giải pháp an toàn điện như sau: 
 2.2.1. Kiểm tra cách điện của thiết bị điện:
	Khi chế tạo các thiết bị dùng điện, người ta đã chú ý đến độ cách điện giữa các phần mang điện với vỏ để đảm bảo an toàn cho người dùng điện và thiết bị. Tuy nhiên có những trường hợp phần cách điện bị rò, sự cách điện bị giảm do những nguyên nhân sau:
 a. Do thiết bị quá cũ.
Phần cách điện bị già hóa, hư hỏng.
Làm việc quá áp.
Đồ dùng điện đã lâu không sử dụng.
	Vậy việc kiểm tra độ cách điện trước khi vận hành, kiểm tra độ cách điện định kỳ cho máy móc, thiết bị điện là rất cần thiết.
 2.2.2. Dùng dây dẫn điện đúng mục đích:
	 Không được dùng dây dẫn điện vào những mục đích khác ngoài mục đích dẫn điện. Không được dùng dây dẫn điện để phơi quần áo, chăn màn
 2.2.3. Dùng rào chắn, biển báo:
	 Ở gần những nơi có điện áp nguy hiểm như trụ điện cao thế phải có các biển báo như: “ Cấm trèo, nguy hiểm chết người”; “ Cấm vào, điện cao thế nguy hiểm chết người”. Khi cần sửa chữa điện, nên có biển báo: “ Cắt điện, đang sửa chữa”.
 2.2.4. Phương pháp phòng hộ cá nhân:
	Để đảm bảo an toàn khi làm việc với thiết bị mang điện, nên dùng các phương tiện phòng hộ cá nhân như: Bút thử điện cao thế, bút thử điện hạ thế, kìm cách điện, ủng, găng tay cao su trong khi sửa chữa điện.
 2.2.5. Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện: 
	Với các đồ dùng điện như: Máy giặt, tủ lạnh, mô- tưa phải thực hiện nối đất vỏ máy để đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Do hiểu rõ các tác hại của dòng điện với cơ thể người, mức nguy hiểm nếu dùng điện không đảm bảo an toàn và sử dụng điện không đúng mục đích. Chính vì vậy, cho nên tôi rất coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức an toàn điện cho người sử dụng điện, đây là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Bài học dưới đây là những nội dung cơ bản trang bị cho các em kiến thức về an toàn điện.
THÔNG QUA BÀI HỌC GIÁO DỤC HỌC SINH Ý THỨC SỬ DỤNG ĐIỆN AN TOÀN.
Tuần: 15 Tiết: 29 
BÀI 33: AN TOÀN ĐIỆN
I.MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được nguyên nhân gây ra tai nạn điện, sự nguy hiểm của dòng điện đối với cơ thể con người. 
 - Biết được một số biện pháp an toàn điện trong khi sử dụng và sửa chữa điện.
 2. Kĩ năng: Áp dụng biện pháp an toàn khi sử dụng, sửa chữa điện. 
 3. Thái độ: Thận trọng,cẩn thận với điện và có ý thức sử dụng điện an toàn và tiết kiệm trong đời sống .
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên chuẩn bị: 
 a. Chuẩn bị các hình: Hình 33.1; Hình 33.2; Hình 33.3; Hình 33.4; Hình 33.5; Bảng 33.1 sách giáo khoa Công nghệ lớp8
 b. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình. 
c. Phương tiện: Dùng máy chiếu để học sinh quan sát các hình, bảng trên theo từng nội dung.
d. Chuẩn bị bài giảng: Bài 33 An toàn điện.
 2. Học sinh chuẩn bị: Đọc bài 33 trước khi đến lớp. 
III. CÁC BƯỚC LỚP:
 1. Ổn định lớp : GV kiểm tra sỉ số lớp, nhắc nhở vệ sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 + Câu hỏi: Điện năng có vai trò như thế nào trong sản xuất và đời sống? 
 + Trả lời: Điện năng là nguồn động lực cho máy, là nguồn năng lượng cho máy và thiết bị. Tạo điều kiện phát triển tự động hóa sản xuất và nâng cao đời sống con người. 
 3. Bài mới:
 Giới thiệu bài mới : Trong đời sống hằng ngày điện năng đóng vai trò rất quan trọng, nhưng điện cũng rất nguy hiểm, vậy nếu chạm phải vật mang điện thì sẽ gây nguy hiểm như thế nào ? chúng ta sử dụng điện như thế nào để đảm bảo thật an toàn? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu được những vấn đề nêu trên.
Hoạt động 1: Tìm nguyên nhân gây tai nạn điện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
- Điện gây nguy hiểm có thể chết người, trong đời sống thường gặp phải nguyên nhân nào gây tai nạn điện ?
- HS liên hệ thực tế trả lời nguyên nhân:
 Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 a:
- Học sinh quan sát hình 33.1a và trả lời: Sửa chữa điện không cắt nguồn điện và không có dụng cụ an toàn.
 - Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 b:
- Học sinh quan sát hình 33.1b và trả lời: Người này sử bàn là bị rò điện ra vỏ.
- Yêu cầu HS quan sát và điền vào chỗ trống theo H33.1 c:
- Học sinh quan sát hình 33.1c và trả lời: Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hoặc dây dẫn bị hở lớp vỏ bọc cách điện.
- GV: Nhận xét, chốt vấn đề, giải thích thêm sau đó yêu cầu HS nhắc lại nhiều lần 3 nguyên nhân gây ra tai nạn điện và ghi vào vở. 
- GV: Ngoài 3 nguyên nhân trên tai nạn điện còn có các nguyên nhân khác nữa chúng ta hãy quan sát hình 33.2 và nêu nguyên nhân gây ra tai nạn điện.
-HS: Xây cất dưới đường dây điện cao áp.
-GV: Do xây cất dưới đường dây điện cao áp, nên khi có sự phóng điện sẽ gây ra tai nạn điện. GV thông báo khoảng cách an toàn lưới điện cao áp về chiều rộng và chiều cao( chiếu bảng 33.1 ) 
- GV: Tai nạn điện còn do nguyên nhân sau:
- GV yêu cầu HS quan sát hình 33.3 và hãy nêu nguyên nhân xảy ra tai nạn điện.
- GV: Khi gặp sự cố trên chúng ta phải làm thế nào?
- HS: Không đến gần, mà phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần đó
I-Vì sao xảy ra tai nạn điện?
Nguyên nhân:
1- Do chạm trực tiếp vào vật mang điện:
- Sửa chữa điện không 
cắt nguồn điên, Không có dụng cụ an toàn
-Sử dụng đồ dùng điện bị rò điện ra vỏ.
- Chạm trực tiếp vào dây dẫn điện trần hặc dây dẫn bị hở lớp vỏ bọc cách điện
2. Do vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp:
- Tai nạn do phóng điện từ dây điện cao áp qua không khí đến người đứng gần đường dây điện.
3. Do đến gần dây dẫn có điện bị đứt rơi xuống đất.
- Không đến gần chỗ dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất. Sau đó phải báo ngay cho trạm quản lý điện gần đó.
 Hoạt động 2: Biện pháp an toàn điện 
- Hỏi: Để phòng ngừa tay nạn điện ta phải thực hiện các biện pháp gì?
- Cho HS quan sát hình sau:
- GV: Khi sử dụng bàn là điện 
thường lưu ý điều gì ?
-HS: Dùng bút thử điện kiểm tra rò điện ra vỏ.
- GV: Có nên dùng thiết bị điện bị rò điện không?
- HS: Không, cần thay (hoặc sửa ) ngay.
- GV cho HS quan sát hình sau:
-GV: Khi dây dẩn điện bị bóc vỏ hoặc sau khi nối dây dẫn điện cần phải làm gì để cách điện?
- HS quan sát hình và trả lời:
- Phải bọc cách điện bằng băng dính.
- GV cho HS quan sát hình sau:
- GV: Tại sao phải nối đất khi sử dụng tủ lạnh, máy giặt?
- HS: Nối đất để không tồn tại điện áp chạm vỏ máy
- GV cho HS quan sát hình sau:
- GV: Có nên nô đùa, leo cột điện hay thả diều gần điện lưới cao áp không ?
- HS: Không được nô đùa leo trèo, thả diều dưới đường dây điện mà phải giữ khoảng cách an toàn với lưới điện cao áp.
- Tuyệt đối không được nô đùa, leo trèo, thả diều dưới đường dây điện vì sẽ bị tai nạn điện giật rất nguy hiểm. Song song với việc sử dụng điện an toàn chúng ta cũng phải thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện.
- GV nêu câu hỏi: Trước khi 
sửa chữa điện cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
- HS quan sát hình.
-GV: Ngắt nguồn điện bao gồm những công việc nào?
- GV chốt lại các nguyên tắc an toàn trước khi sửa chữa điện và yêu cầu HS ghi vở.
- GV: Ở gia đình, khi có một bóng đèn dây tóc bị hỏng, hãy nêu trình tự để thay bóng đèn trên?
- HS chú ý nghe và ghi vở.
- Sau đó GV cho HS khác bổ sung (nếu chưa hoàn chỉnh). Sau đó GV nhận xét.
- Cho HS quan sát hình : 
- GV giới thiệu các dụng cụ cách điện trong hình và nêu rõ công dụng của từng dụng cụ và đặc biệt lưu ý HS phải tuân thủ các nguyên tắc an toàn khi sử dụng cũng như khi sửa chữa điện. 
II- Một số biện pháp an toàn điện:
1.Thực hiện đúng nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện:
- Thường xuyên kiểm tra 
cách điện của đồ dùng điện và không dùng thiết bị điện bị rò điện.
- Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện.
- Nối đất các thiết bị, đồ dùng điện để không tồn tại điện áp chạm vỏ.
- Giữ khoảng cách an toàn với đường dây điện cao áp, trạm biến áp.
2. Thực hiện các nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện:
-Trước khi sửa chữa điện phải ngắt điện nguồn: 
+ Rút phách cắm.
+ Rút nắp cầu chì.
+ Ngắt cầu dao (hoặc 
aptomat tổng)
- Sử dụng các dụng cụ bảo vệ an toàn điện:
+ Sử dụng các vật lót cách điện: Giá cách điện, thảm cao su cách điện, giày cao su cách điện.
+ Sử dụng các dụng cụ lao động cách điện: Kìm, 
vít cách điện.
4. Củng cố: Cho Hs trả lời các câu hỏi sau:
 Câu 1: Tai nạn điện thường xảy ra do những nguyên nhân nào?
 Câu 2: Khi sử dụng điện cần phải thực hiện những nguyên tắc an toàn nào?
 Câu 3: Khi sửa chữa điện cần phải thực hiện những nguyên tắc an toàn nào?
	Ở mỗi câu hỏi sau khi HS trả lời GV phải chú trọng đến việc lưu ý học sinh biết vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và bên cạnh đó phải nhắc nhở người thân cùng thực hiện tốt việc sử dụng điện năng thật an toàn.
 Đến đây giáo viên cho HS xem những hình ảnh do tai nạn điện gây ra.
 Chập điện cháy chợ Quãng Ngãi Xây dựng dưới đường dây điện ở
 Tỉnh Hải Dương
Chập điện cháy nhà ở Bình Chánh, Bỏng do tai nạn điện
 TP hồ Chí Minh
Chập điện cháy nhà ở Phường 7, TP. Bạc Liêu
Cháy lớn ở chung cư Carina Plaza khiến 13 người chết, 
28 người bị thương  ( nguyên nhân bước đầu do chập điện )
Như vậy, thận trọng khi sử dụng điện trong sinh hoạt, lao động, luôn là điều cần thiết không bao giờ thừa. Để phòng ngừa, ngăn chặn những vụ tai nạn tương tự, trước hết người sử dụng điện phải chấp hành đúng các quy định đảm bảo an toàn về điện mà ngành điện đã khuyến cáo. Mọi trường hợp vi phạm nguyên tắc an toàn điện đều có khả năng gây ra tai nạn điện. Đề phòng tai nạn điện là đề phòng cho bản thân, cho những người xung quanh chúng ta và cho cộng đồng toàn xã hội.
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Về học bài 
 - Trả lời lại các câu hỏi SGK
 - Đọc và chuẩn bị trước bài 35
IV. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
...
2.3 KẾT QUẢ:
 Qua giảng dạy môn công nghệ 8 nhiều năm tôi đã khảo sát trong học sinh trước khi học chương an toàn điện và sau khi học xong chương an toàn điện kết quả như sau:
Lớp
Năm học
2016-2017
Năm học
2017-2018
Năm học
2018-2019
Chưa có ý thức
 ATĐ
Có ý thức
ATĐ
Chưa có ý thức
ATĐ
Có ý thức
ATĐ
Chưa có ý thức
ATĐ
Có ý thức
ATĐ
8A1
18
28
17
28
15
30
8A2
19
25
20
26
17
27
8A3
22
23
17
28
16
29
8A4
22
25
20
26
19
25
3. KẾT LUẬN: 
 Với kết quả như trên, tôi luôn tin tưởng rằng truyền đạt kiến thức sử dụng và sửa chữa điện an toàn điện cho học sinh Trung học cơ sở là góp phần giáo dục và tuyên truyền rộng rãi việc sử dụng điện đúng mục đích và an toàn là công việc rất quan trọng và thiết thực bởi những vấn đề như sau:
 - Học sinh có ý thức sử dụng điện đúng mục đích và an toàn để tự bảo vệ mình.
 - Qua nhận thức của bản thân, học sinh sẽ tuyên truyền gia đình, người thân, bạn bè, sử dụng điện an toàn góp phần giảm tai nạn do điện gây ra.
 - Khi giảm được tai nạn điện dẫn đến giảm kinh phí tốn kém cho việc điều trị những thương tích do tai nạn gây ra. Kinh phí đó góp phần vào việc phát triển kinh tế của gia đình cũng như của xã hội.
 Điện năng là dạng năng lượng rất quan trọng, nhờ có điện năng mà cuộc sống của chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay điện đã trở thành một phần nhỏ của cuộc sống hàng ngày. Biết sử dụng điện năng và áp dụng an toàn điện có ý nghĩa vô cùng to lớn trong cộng đồng. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học môn công nghệ 8 đặc biệt là chương an toàn điện tôi luôn chú trọng hình thành và phát triển thói quen, kỹ năng, phương pháp tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, ứng dụng các kiến thức kỹ năng thu nhận vào những tình huống thực tế và qua bài học học sinh có ý thức về tri thức, vận dụng được vào thực tế cuộc sống từ trên ghế nhà trường, qua đó góp phần tuyên truyền vận động trong cộng đồng ý thức sử dụng điện an toàn. Khi làm được những điều trên cũng đồng nghĩa là các em đã góp phần vào việc phòng, tránh được tai nạn do điện gây ra. Các em đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng cuộc sống văn minh, hiện đại và tốt đẹp hơn.
 	Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi rút ra được qua thực tế khi giảng dạy nhiều năm môn Công nghệ 8. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu và trình bày các ý kiến nêu trên cũng rất có thể còn nhiều thiếu sót, tôi rất chân thành mong được sự đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp giúp tôi được học hỏi thêm kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin chân thành cám ơn.
	Phường 5, ngày 10 tháng 10 năm 2019
 	Người viết đề tài
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách công nghệ lớp 8 nhà xuất bản Giáo dục.
Sách Giáo viên công nghệ lớp 8 nhà xuất bản Giáo dục.
www.bolaodong.com.vn
 4. evnhanoi.vn/26-antoandien.
 5. www.ngc.pro.vn/ngc/vt/tin-tuc.
 6. https://news.zing.vn/.
 7. https://tuoitre.vn/
 8. https://www.google.com.vn/imghp?hl=vi&tab=wi

File đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Cong nghe 8_12715113.doc
Sáng Kiến Liên Quan