Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt kỹ năng đọc hiểu đoạn văn tiếng Anh ở Tiểu học

Nội dung

2.1.Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu

- Bậc Tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn tiếng Anh ở bậc Tiểu học cũng như những môn khác đều cung cấp những tri thức ban đầu, những nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài.

 - Việc áp dụng một số phương pháp vào việc dạy kĩ năng đọc tiếng Anh nhằm giúp cho học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn nhằm tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú trong học tập.

 - Giúp cho học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lí thông tin, tự hình thành tri thức, có năng lực và phẩm chất của con người mới tự tin, năng động, sáng tạo trong cuộc sống.

2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :

 - Hầu hết học sinh ở lứa tuổi Tiểu học rất ham chơi do vậy khi giáo viên chỉ truyền đạt, giảng giải theo các tài liệu sẵn có trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn và sách thiết kế bài giảng một cách rập khuôn, máy móc sẽ làm cho học sinh học tập một cách thụ động. Như vậy thì việc học của các em sẽ diễn ra thật đơn điệu, tẻ nhạt và kết quả học tập sẽ không cao. Vả lại, đây là môn học mới, các em được tiếp cận và làm quen với một ngôn ngữ mới nên rất khó làm cho các em cảm thấy nhàm chán, và không thật sự yêu thích. Bản thân tôi thấy được các em ít hứng thú với các bài đọc, và thực hành cá dạng bài đọc còn sai, gặp khó khăn để hiểu nội dung bài đọc.

- Chính vì vậy trong đề tài này tôi muốn áp dụng một số đổi mới vào việc dạy kĩ năng đọc cho học sinh tại trường mình đang giảng dạy nhằm giúp cho học sinh phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực và sôi nổi trong giờ học góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giúp các em yêu thích và học tốt kĩ năng này hơn.

 

docx19 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 01/03/2022 | Lượt xem: 1928 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp giúp học sinh học tốt kỹ năng đọc hiểu đoạn văn tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng bài đọc còn sai, gặp khó khăn để hiểu nội dung bài đọc.
- Chính vì vậy trong đề tài này tôi muốn áp dụng một số đổi mới vào việc dạy kĩ năng đọc cho học sinh tại trường mình đang giảng dạy nhằm giúp cho học sinh phát triển tính năng động, sáng tạo, tích cực và sôi nổi trong giờ học góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giúp các em yêu thích và học tốt kĩ năng này hơn.
Kết quả khảo sát chất lượng ban đầu:
- Qua những năm dạy học sinh 4 kĩ năng, nghe, nói, đọc, viết tôi nhận thấy học sinh của mình ít hứng thú với kĩ năng đọc hiểu nên nhiều em học chưa tốt Trước khi áp dụng đề tài vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh qua bài kiểm tra tháng thứ nhất với 2 kĩ năng đọc, viết cả từ vựng và mẫu câu. Kết quả phần kĩ năng đọc của các em như sau:
LỚP
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
3E
19
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
3
15,78
8
42,11
6
31,58
2
10,53
LỚP
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
5D
28
6
21,43
9
32,14
8
28,57
5
17,86
5C
29
8
27,59
9
31,03
8
27,59
4
13,79
	Căn cứ vào quá trình giảng dạy ở trường và kết quả khảo sát ban đầu tôi thấy: Hầu hết học sinh ít hứng thú với kỹ năng đọc vì đặc thù của kĩ năng đọc đòi hỏi các em phải tập trung đọc bài, nắm kiến thức đồng thời phải có sự suy luận thì mới có thể làm đúng được. Cho nên, các em ít say mê trong việc học kĩ năng này. Vì vậy, việc làm thế nào để các em yêu thích, say mê học kĩ năng đọc để có được kết quả tốt là điều tôi trăn trở.
2.3.Mô tả , phân tích các giải pháp của đề tài:
 - Khi dạy đọc hiểu, không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoạn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò của giáo viên chỉ là hỗ trợ, 
gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu.
    Trong tiết đọc hiểu, vai trò của giáo viên chỉ  là người đưa ra các hướng dẫn còn học sinh là người chủ động nắm bắt nội dung. 
 - Thông thường có 3 bước dạy đọc hiểu đó là:
 Trước khi đọc (Pre-reading)
 Trong khi đọc (While - reading)
 Sau khi đọc: (Post- reading)
2.3.1 Tạo hứng thú cho học sinh ở phần trước khi đọc
 + Trước khi đọc (Pre-reading)
 - Phần đầu tiên của tiết dạy là bước mở bài, giáo viên tạo ra  được một không khí học tập sôi nổi giúp học sinh hứng thú với tiết học.
Các hoạt động này nên ngắn gọn, tập trung.
 + Biện pháp tiến hành
Giới thiệu bài đọc: Là một hoạt động rất quan trọng nhằm cung cấp cho học sinh thông tin về bài đọc, nên giới thiệu ngắn gọn; gây hứng thú và làm cho học sinh muốn đọc bài đọc hơn, giúp học sinh liên hệ giữa bài đọc với những kiến thức đã học.
 Những kỹ năng giúp giới thiệu một bài đọc: 
 a) Sử dụng giáo cụ trực quan như tranh, ảnh 
 Giáo viên có thể sử dụng tranh ảnh để thu hút sự chú ý của học sinh về chủ điểm chính của bài đọc và tạo không khí hào hứng cho lớp học.
 VD: Giáo viên có thể hỏi câu hỏi về bức tranh trong bài đọc như: 
 + Who is she?
 + What is she reading?( Read and write - Unit 14: What happened in the story?- Tiếng anh 5)
VD: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh miêu tả bức tranh bằng tiếng Việt, sau
đó đặt câu hỏi về bức tranh cho các em trả lời:
 What do Linda and Tony do at break time? 
 What do Mai and Phong do at break time? 
(Phần Read and write - Unit 10: What do you do at break time?)
b) Brainstorming
 Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những từ về chủ đề có liên quan đến bài học đọc, bức tranh trong bài đọc hay tiêu đề của bài đọc. Hoặc giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Net words” với chủ đề về bài đọc.
 VD: Phần Read and write- Unit 15: Do you have any toys? – Tiếng Anh 3. Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Net words với chủ đề “toys”.
 *Luật chơi: Chia lớp thành hai đội, mỗi đội chọn 1 bạn lên bảng ghi các từ vựng theo chủ đề đã cho.
toys
toys
 Việc này giúp cho học sinh nhớ từ và sau đó các em có thể nhận biết những từ này trong bài đọc. 
c) Discussion
 Yêu cầu học sinh thảo luận về bức tranh trong bài đọc, bởi vì nhiều bài đọc có kèm tranh minh họa. Cho học sinh nói suy nghĩ của mình về bài khoá: Nói về cái gì? Điều gì xảy ra?...
 Để khuyến khích tất cả học sinh trong lớp đều tham gia thảo luận, giáo viên nên cho học sinh làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.
 VD: Cho học sinh làm việc theo cặp để thảo luận về bức tranh trong phần Read and complete- Unit 15: Do you have any toys?- Tiếng Anh 3
d) Nhắc lại mẫu câu về bài đọc: Trước khi yêu cầu học sinh đọc bài đọc, GV nên
ôn lại các mẫu câu, bởi vì đa số các bài ở tiểu học sử dụng mẫu câu các em đã học 
ở tiết trước.
 VD: Phần đọc Read and match Unit 3- Where did you go on holiday? – Tiếng anh 5 .Giáo viên có thể hỏi và gọi học sinh trả lời các câu hỏi về chủ đề có liên quan.
 Where were you last summer?
 Where did you go?
 - Giáo viên có thể sử dụng trò chơi “Memory” (ghi nhớ) để giúp các em ôn lại mẫu câu theo đúng chủ đề của bài 
* Luật chơi: giáo viên sẽ bắt đầu bằng việc nói một câu mẫu, sau đó lần lượt theo thứ tự chỗ ngồi hoặc tên trong danh sách, các em sẽ phải lặp lại câu nói của người nói trước rồi mới đến lượt nói câu của các em. Độ khó của trò chơi này sẽ tăng dần theo số lượng học sinh.
 Trò này vừa giúp các em tăng khả năng ghi nhớ, vừa giúp các em ghi nhớ lâu hơn một cấu trúc câu đã học .
 VD: Giáo viên nói câu: I went to Ha Long Bay on holiday.
 Học sinh thứ nhất nhắc lại câu trên và nói câu tiếp theo: I went to Phu Quoc Island on holiday.
 Học sinh thứ hai nhắc lại 2 câu trên và nói câu khác
2.3.2 Tạo hưng phấn cho hoc sinh qua phần đọc
 + Phần đọc (While- reading ) : 
 - Khi bước vào phần này, yêu cầu đầu tiên của giáo viên yêu cầu học sinh là đọc qua bài đọc để nắm bắt nhanh được là mình sẽ làm gì sau khi đọc bài. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm bài và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 + Biện pháp tiến hành
 a) Đọc thầm: Đây là giai đoạn giáo viên có thể rèn kĩ năng đọc hiểu cho từng đối tượng học sinh, giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm bài, trong lúc học sinh đang đọc thầm giáo viên chỉ đi quanh để quản lý lớp chứ không giải thích, không làm học sinh gián đoạn mất tập trung. Thời gian cho học sinh đọc thầm khoảng từ 2 đến 4 phút. Đọc thầm là vô cùng quan trọng học sinh có thể tự đọc lại nhiều lần. Nếu giáo viên cứ đọc to bài khóa cho học sinh nghe sẽ trở thành một bài nghe hiểu.
b) Làm việc theo cặp hoặc nhóm để thảo luận: Sau khi học sinh đọc thầm giáo viên cho học sinh thảo luận theo cặp hoặc nhóm để phát huy tính tích cực và chủ động của học sinh và giúp không khí lớp học sôi nổi hơn. Đồng thời yêu cầu học sinh tìm từ khóa trong bài, sau đó học sinh có thể trao đổi về các từ khóa, nội dung của bài đọc.
 Các hoạt động luyện tập trong khi đọc nhằm giúp học sinh hiểu nội dung bài đọc, và kiểm tra lại bài tập đoán mình vừa làm ở phần trước khi đọc. Và đưa ra đáp án cho bài đọc của mình.
2.3.3 Tổng quát kiến thức sau đọc: 
 + Phần Post- reading
 Sau khi học sinh đọc và làm bài tập đọc hiểu, giáo viên có thể tiếp tục cho học sinh tiến hành các bài tập đòi hỏi có sự thông hiểu tổng quát của toàn bài, liên hệ thực tế, luyện tập củng cố.
 + Biện pháp tiến hành
 - Đây là công việc mở rộng khai thác nội dung bài đọc và phát triển thêm kỹ năng khác cho học sinh ngoài kỹ năng đọc như kĩ năng viết, nói. Tốt nhất là cho các em học sinh đọc to lại từng đoạn văn. Có thể tóm tắt bài khóa thông qua tranh ảnh.. Những bài tập mở thông qua việc điền từ vào chỗ trống hoặc những vấn đề các em tự đưa ra sẽ có tác dụng hơn trong việc khắc sâu kiến thức. 
 VD: Phần Read and do the tasks – Lesson 3- Unit18: What will the weather be like tomorrow? Có thể yêu cầu các em dựa vào bài đọc vừa làm để nói về mùa và thời tiết ở nơi mình đang sống.
 I live in Binh Dinh. There are four seasons here. They are spring, summer. Autumn and winter.....
 - Với phần này, có thể dựa vào mức độ dễ hoặc khó của bài đọc để thiết kế bài tập, hoặc cho các em chơi các trò chơi cho phù hợp. Cuối cùng yêu cầu học sinh học từ mới, đọc lại bài ở nhà và dịch bài sang tiếng Việt.
2.4 Kết quả thực hiện
Kết quả khảo sát sau một thời gian dạy thực nghiệm:
	- Sau một thời gian dạy thực nghiệm, tôi thấy được chất lượng và hiệu quả của giờ dạy tăng lên rõ rệt. Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động. Các em có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động, đồng thời cũng rất linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng. Không khí lớp học diễn ra sôi nổi, học sinh hiểu bài hơn, tham gia thảo luận cặp, nhóm sôi nổi và phát biểu ý kiến chính xác hơn.
 - Sau khi áp dụng đề tài vào trong chương trình dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của học sinh qua bài kiểm tra các tháng tiếp theo kết quả
như sau:
LỚP
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
3E
19
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
6
31,58
8
42,11
5
26,31
0
0
LỚP
TS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Sl
%
SL
%
SL
%
SL
%
5D
28
9
32,14
11
39,29
7
25
1
3,57
5C
29
10
34,48
11
37,94
8
27,58
0
0
Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm đề tài “Một số giải pháp giúp học sinh học tốt kĩ năng đọc hiểu đoạn văn tiếng Anh ở Tiểu học” vào việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh cho học sinh khối 3,5 trường Tiểu học Hoài Tân 2, chất lượng bộ môn đã được cải thiện. Nhìn chung kết quả được khả quan, các em học sinh khá giỏi có điều kiện để phát triển kỹ năng đọc tốt hơn, các em học sinh trung bình trở xuống thì tự tin hơn để hòa nhập. Do đó, bản thân tôi nhận thấy áp dụng và nâng cao hơn nữa đề tài này để có thể được góp phần nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Anh ở đơn vị nói riêng và ngành nói chung.
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến( nội dung, ý nghĩa, hiệu quả):
	Như vậy để học sinh có hứng thú và học tốt hơn kĩ năng đọc hiểu trong giờ học giáo viên cần tập trung vào một số biện pháp sau:
Tạo hứng thú cho học sinh ở phần đầu
Tạo hưng phấn cho học sinh trong phần đọc
Tổng kết kiến thức sau đọc
Nắm chắc các thủ thuật, phương pháp tổ chức các hoạt động cho học sinh.
	Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên cần thiết kế những bài tập phù hợp với kiến thức của các em để luyện tập thêm.
	- Với việc thực hiện áp dụng cho chương trình sách tiếng Anh 3,5 thì với các giải pháp này có thể áp dụng tốt và hiệu quả cho chương trình SGK tiếng Anh Tiểu học, bởi vì nó tác động tích cực đến hầu hết các đối tượng học sinh tạo cho các em cảm giác thích thú với môn tiết học.
3.2 Các đề xuất, khuyến nghị:
 -Nhăm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh nói chung tôi có một vài khuyến nghị:
+Đối với giáo viên:
	Phải có sự đầu tư, phân tích tìm tòi mỗi bài dạy để tìm ra cái hay, cái mới trong phương pháp giảng dạy.
	Tạo môi trường ngoại ngữ trong giờ học và phải sử dụng tiếng Anh như là ngôn ngữ chính để giao tiếp.
	Không nên quá chú ý đến lỗi của học sinh trong khi nói mà hãy để cho các em nghe và nói tự nhiên.
	Nên lồng ghép các hoạt động nghe, đọc và nói tiếng Anh với hình thức vừa chơi, vừa học.
+Đối với học sinh:
	- Để giờ học có kết quả cao, các em nên học bài cũ, xem bài học sắp tới ở nhà, tăng cường giúp đỡ nhau trong học tập.
	- Tự giác thực hành các tình huống giáo viên yêu cầu, tích cực thực hành nói tiếng Anh theo hướng dẫn của giáo viên.
	- Tạo cho mình tâm lý hào hứng, phấn khởi khi tham gia hoạt động trò chơi và thói quen tự giác khi thực hành cặp, nhóm.
+Đối với lãnh đạo cấp trên:
	- Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và rút kinh nghiệm qua các hội thảo chuyên đề.
	- Là môi trường ngoại ngữ cho nên các kỹ năng phải được luyện tập theo đặc trưng của phương pháp dạy học vì vậy cần phải có một phòng bộ môn để tránh gây tiếng ồn cho những lớp học bên cạnh cũng như không bị tác động của tiếng ồn từ ngoài vào.
	Trên đây là một vài ý kiến của tôi về việc đưa một số giải pháp trong giờ học tiếng Anh ở bậc Tiểu học, song nó vẫn còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và nhận xét của cấp trên để đề tài này ngày một hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là của bản thân tôi viết qua quá trình giảng dạy, không sao chép của người khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
 Hoài Tân, ngày 10 tháng 04 năm 2018
	 Người thực hiện đề tài
	 Đoàn Thị Hoài Thương
Tài liệu tham khảo
SGK Tiếng Anh 3,5
Một số tài liệu qua dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp
Phương pháp dạy kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học
MỤC LỤC
 Trang
1.Đặt vấn đề 
1.1 Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
a.Lý luận....................................................................................................................1
b.Thực tiễn.................................................................................................................2
1.2 Xác định mục đích nghiên cứu............................................................................3
1.3 Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................3
1.4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ........................................................................4
1.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................4
a.Nghiên cứu tài liệu..................................................................................................4
b.Nghiên cứu thực tế..................................................................................................4
1.6 Phạm vi và thời gian nghiên cứu.........................................................................4
2. Nội dung
2.1 Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu...............5 
2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu.............................................................................5 
2.3 Mô tả, phân tích các giải pháp của đề tài............................................................6
2.3.1. Tạo hứng thú cho học sinh phần trước khi đọc...............................................7
2.3.2.Tạo hưng phấn cho học sinh phần đọc.............................................................9
2.3.3.Tổng quát kiến thức sau đọc...........................................................................11
2.4 Kết quả thực hiện: .............................................................................................12
Kết quả khảo sát sau một thời gian dạy thực nghiệm..............................................12
3. Kết luận và khuyến nghị:
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản nhất về sáng kiến( nội dung, ý nghĩa, hiệu quả):.........................................................................................................................13
3.2 Các đề xuất khuyến nghị...................................................................................14
Mục lục....................................................................................................................16
Tài liệu tham khảo..............................................................................................17
Đánh giá xét duyệt của Tổ chuyên môn
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng sáng kiến cấp trường
.......................................................................................................................... 
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................... 
Đánh giá xét duyệt của Hội đồng sáng kiến phòng GD&ĐT 
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot.docx
  • docxBẢN TÓM TẮT SK ( Đoàn Thị Hoài Thương).docx
Sáng Kiến Liên Quan