Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương

Thực trạng trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm.

a) Thuận lợi

 Việc giáo dục học sinh đang được toàn xã hội rất quan tâm. Đặc biệt là việc giáo dục học sinh chưa ngoan càng được chú trọng. Bởi các em mai sau chính là những chủ nhân tương lai của đất nước.

 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo kịp thời đến công tác giáo dục đạo đức học sinh.

 Thầy giáo, cô giáo trực tiếp tham gia giáo dục tại lớp chủ nhiệm thì nhiệt tình, trách nhiệm, thường xuyên phối kết hợp trong việc giáo dục các em.

Đa số phụ huynh học sinh ủng hộ phong trào giáo dục của nhà trường và quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của học sinh, tôn trọng thầy cô giáo, tin tưởng vào giáo viên.

Đa số học sinh ngoan, có ý thức kỷ luật và tu dưỡng rèn luyện tốt. Đội ngũ cán bộ lớp nhiệt tình và trách nhiệm, dễ hòa đồng, luôn giúp đỡ bạn bè.

b) Khó khăn

 Thời lượng Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tham gia đứng lớp giáo dục còn ít nên việc giáo dục đạo đức cho các em còn hạn chế.

 Một số ít phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học và rèn luyện của con; một số ít thì đi làm ăn xa để các em ở nhà với ông bà, anh chị hoặc cô, dì, chú bác nên chưa sát sao và phối hợp được trong việc giáo dục các em.

 Công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực ảnh hưởng tới các em học sinh.

 Mối quan hệ bạn bè của các em chưa được sàng lọc; Các em còn tiếp xúc hoặc bị lôi kéo bởi những bạn chưa ngoan.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Mạc Dung | Ngày: 13/01/2025 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo viên: Vũ Thị Chiều 1 Trường THCS Bình Dương
 MỤC LỤC
 Nội dung Trang
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
PHẦN I: MỞ ĐẦU 4
1. Mục đích của sáng kiến 4
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến 4
3. Đóng góp của sáng kiến 6
PHẦN II: NỘI DUNG 7
Chương 1. KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG 
 7
KIẾN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1. Thực trạng trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm 7
2. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu 7
Chương 2. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GÓP 
PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC HỌC SINH 8
CHƯA NGOAN
1) Biện pháp 1: Lắng nghe, thấu hiểu học sinh ngay từ những buổi 
 8
đầu nhận lớp.
2) Biện pháp 2: Tôn trọng học sinh 12
3) Biện pháp 3: Thường xuyên động viên, khích lệ học sinh 14
4) Biện pháp 4: Tạo sự gần gũi, tin tưởng tuyệt đối cho học sinh. 15
Chương 3: KIỂM CHỨNG CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TRIỂN KHAI
 18
 CỦA SÁNG KIẾN Giáo viên: Vũ Thị Chiều 3 Trường THCS Bình Dương
 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
 THCS Trung học cơ sở
 THPT Trung học phổ thông
 SGK Sách giáo khoa
 GVCN Giáo viên chủ nhiệm
 HS Học sinh
 NXB Nhà xuất bản
 GDPT 2018 Giáo dục phổ thông 2018 Giáo viên: Vũ Thị Chiều 5 Trường THCS Bình Dương
 Vai trò của người thầy ngày càng vất vả, càng nhiều áp lực, có nhiều vấn 
đề phải đối mặt và giải quyết. Nhiều giáo viên đã bỏ nhiều công sức nhưng kết 
quả lại không cao. Vậy vấn đề nằm ở đâu? Đó là câu hỏi chắc rất nhiều các thầy 
cô đã tự hỏi: Mình đã sai ở đâu? Có chỗ nào chưa đúng? Sao mình vất vả như 
vậy mà học sinh của mình vẫn chưa chăm, chưa ngoan, chưa tự giác như mình 
mong muốn?
 Trước đây, với học sinh chưa ngoan thì các giải pháp cũ thường dùng là 
giáo dục các em đó theo quy định như: Viết bản kiểm điểm, nghiêm trọng hơn là 
kỷ luật cảnh cáo, nghiêm trọng hơn nữa là đình chỉ học;.... Ngoài ra với các giải 
pháp cũ, giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh chưa ngoan thì chưa trở 
thành “Người bạn lớn’ của các em, chưa thực sự lắng nghe ý kiến, tâm tư của 
các em. Kết quả giáo dục theo giải pháp cũ thường dừng ở mức độ học sinh thay 
đổi hành vi theo sự chống đối, chỉ thay đổi trước mặt giáo viên; nhưng sâu thẳm 
bên trong của các em thì các em chưa thực sự muốn thay đổi, chưa thực sự 
muốn cố gắng.
 Vào những năm 2018, năm 2019, tôi đã được biết đến chương trình “Thầy 
cô chúng ta đã thay đổi”, tiếp đến là chương trình “Cha mẹ thay đổi” là chương 
trình dành riêng cho giáo dục trên kênh VTV7 của Đài Truyền hình Việt Nam. 
Tôi như vỡ òa, hiểu ra mình đã sai ở đâu, mình cần phải làm gì và làm như thế 
nào. Việc đầu tiên mình cần làm - Mình phải thay đổi, khi thầy cô thay đổi, 
“Thầy cô hạnh phúc sẽ cả thay đổi thế giới!”, Học sinh cần được yêu thương, cần 
được tôn trọng và cần được truyền năng lượng đúng cách mới có thể thay đổi để 
rồi phát triển Tôi đi tìm những HẠT GIỐNG TỐT ở mỗi em học trò, tưới 
nước cần mẫn mỗi giờ, mỗi ngày để hạnh phúc vỡ òa khi hạt giống ấy nảy mầm, 
vươn mình đón những tia nắng ấm áp
 Với mục tiêu đó, tôi nhận thấy “Giáo dục học sinh – Đặc biệt là giáo dục 
học sinh chưa ngoan bằng tình yêu thương” ở Trường THCS Binh Dương vào 
năm học 2022 – 2023 là vô cùng quan trọng để giúp các em tiến bộ trên cơ sở 
học sinh tự nhận ra và sửa chữa; giúp các em có cái nhìn đúng đắn hơn về thế 
giới xung quanh, về thầy cô, bố mẹ, về bạn bè; giúp các em tự tin hơn vào bản Giáo viên: Vũ Thị Chiều 7 Trường THCS Bình Dương
 PHẦN II: NỘI DUNG
 Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ MÀ SÁNG KIẾN 
 TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1. Thực trạng trong công tác giáo dục học sinh ở lớp chủ nhiệm.
a) Thuận lợi 
 Việc giáo dục học sinh đang được toàn xã hội rất quan tâm. Đặc biệt là 
việc giáo dục học sinh chưa ngoan càng được chú trọng. Bởi các em mai sau 
chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. 
 Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo kịp thời đến 
công tác giáo dục đạo đức học sinh.
 Thầy giáo, cô giáo trực tiếp tham gia giáo dục tại lớp chủ nhiệm thì nhiệt 
tình, trách nhiệm, thường xuyên phối kết hợp trong việc giáo dục các em.
 Đa số phụ huynh học sinh ủng hộ phong trào giáo dục của nhà trường và 
quan tâm tới việc học tập, rèn luyện của học sinh, tôn trọng thầy cô giáo, tin 
tưởng vào giáo viên.
 Đa số học sinh ngoan, có ý thức kỷ luật và tu dưỡng rèn luyện tốt. Đội 
ngũ cán bộ lớp nhiệt tình và trách nhiệm, dễ hòa đồng, luôn giúp đỡ bạn bè..
b) Khó khăn 
 Thời lượng Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp tham gia đứng lớp giáo dục còn 
ít nên việc giáo dục đạo đức cho các em còn hạn chế.
 Một số ít phụ huynh còn chưa quan tâm đến việc học và rèn luyện của 
con; một số ít thì đi làm ăn xa để các em ở nhà với ông bà, anh chị hoặc cô, dì, 
chú bác nên chưa sát sao và phối hợp được trong việc giáo dục các em.
 Công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển bên cạnh những mặt tích cực 
còn có mặt tiêu cực ảnh hưởng tới các em học sinh.
 Mối quan hệ bạn bè của các em chưa được sàng lọc; Các em còn tiếp xúc 
hoặc bị lôi kéo bởi những bạn chưa ngoan.
2. Điều tra thực trạng trước khi nghiên cứu:
 - Qua việc điều tra Phiếu khảo sát thông tin học sinh, tôi thấy một số em 
chưa ngoan có những biểu hiện: Giáo viên: Vũ Thị Chiều 9 Trường THCS Bình Dương
 Để biết được nguyên nhân gốc dễ của mỗi biểu hiện chưa ngoan của các 
em học sinh chưa ngoan tôi đã tìm hiểu thông tin của học sinh qua :
 * Tìm hiểu thông qua phiếu khảo sát thông tin học sinh đầu năm học: Tôi 
hướng dẫn các em điền đầy đủ thông tin của bản thân vào “Phiếu khảo sát 
thông tin học sinh đầu năm học” như: Họ và tên của bản thân, họ và tên của bố 
và mẹ, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi sinh, nơi thường trú, gia đình có bao 
nhiêu thành viên gồm những ai, em là con thứ mấy trong nhà, hiện đang ở với 
ai, sở thích của em là gì, mỗi ngày em dành bao nhiêu thời gian cho việc học ở 
nhà, theo em Bố mẹ đã quan tâm đối với em chưa, Thầy cô đã quan tâm đến em 
chưa, Em cần Bố mẹ và thầy cô quan tâm đến em điều gì nhất (học tập của em, 
hiểu em, trang bị đầy đủ về vật chất,), em mong muốn điều gì ở bố mẹ, thầy 
cô,Sau khi đã tìm hiểu được thông tin của các em, tôi phân loại được các em 
học sinh ra từng nhóm: Nhóm HS ngoan, nhóm HS chưa ngoan. Với nhóm học 
sinh ngoan thì tôi chỉ cần đưa ra các nội quy, kế hoạch là các em thực hiện. Còn 
các em chưa ngoan rất cần đến sự giáo dục của GVCN, của bố mẹ, cũng như các 
thầy cô bộ môn và sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, trong trường. Giáo viên: Vũ Thị Chiều 11 Trường THCS Bình Dương
 PHIẾU KHẢO SÁT THÔNG TIN CỦA HS HOA VÀ HS “B”
 * Tìm hiểu thông qua phụ huynh học sinh: Để biết thêm thông tin về các 
em học sinh chưa ngoan, tôi tìm hiểu thông qua việc nói chuyện với phụ huynh 
của các em. Qua đó tôi biết thêm những thông tin, những biểu hiện, những hành 
vi, những mối quan hệ bạn bè ở nhà của các em.
 * Tìm hiểu thông qua GVCN năm học trước, các em cùng lớp, cùng thôn: 
Để biết được thêm thông tin về các em học sinh chưa ngoan, tôi tìm hiểu thông 
qua việc phỏng vấn, trò chuyện với GVCN năm trước hoặc các em cùng lớp, 
cùng thôn của em như: Năm học trước em thường có những biểu hiện nào chưa 
ngoan (không thực hiện nền nếp, bỏ học không lí do, vô lễ với các thầy cô, bắt 
nạt bạn,), hoặc hoàn cảnh cụ thể của các em (kinh tế gia đình có khó khăn 
không, bố mẹ có thuận hòa hay không, bố mẹ có nuông chiều không,). Giáo viên: Vũ Thị Chiều 13 Trường THCS Bình Dương
định của các em mà tôi đưa ra cho các em lời khuyên nên và không nên để các 
em đưa ra quyết định riêng của mình.
 Tôi luôn yêu mến học sinh của mình. Coi các em như người thân của tôi. 
Có lẽ vị thế mà tôi nhìn em nào cũng có điểm đáng yêu . Tôi thường xuyên nói 
chuyện tran hòa, vui vẻ với các em ở mọi nơi, mọi lúc: những lúc ra chơi, cũng 
như lúc tham gia vệ sinh lao động, cả những lúc mà chỉ có 2 cô trò,Tôi luôn 
tôn trọng mọi quyết định của các em. Kể cả khi các em có quyết định chưa thật 
đúng. Những lúc đó tôi không kết luận lỗi do ai mà tôi lắng nghe nhiều chiều 
thông tin; đặc biệt là lắng nghe ý kiến của các em đó. Tôi sẽ không yêu cầu các 
em chia sẻ sự việc đó ở ngay trên lớp hoặc trước nhiều người; tôi tạo thời gian 
hợp lý nhất để cô và trò nói chuyện riêng chân tình, cởi mở và lắng nghe ý kiến, 
băn khoăn cũng như nguyên nhân của sự việc đó. Bởi tôi biết ở lứa tuổi của các 
em, các em rất ngại ngùng khi chia sẻ trước lớp, các em sợ bạn bè cười chê, đặc 
biệt lại là tâm lí của những học sinh chưa ngoan. Khi đã biết rõ nội tình của sự 
việc thì tôi cũng không phán xét hoặc kết tội các em mà tôi chỉ ra cho các em 
điều nên và không nên trong sự việc đó. Để từ đó các em nhận thấy mình đã 
được ở đâu, chưa được ở đâu và cần sửa ở chỗ nào. Cứ như vậy mà các em tiến 
bộ trở thành học sinh ngoan lúc nào không hay. 
 TÔN TRỌNG, LẮNG NGHE Ý KIẾN HS KHI HS GẶP KHÓ KHĂN

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_hoc_sinh_chua_ngoan_bang_tinh.doc
Sáng Kiến Liên Quan