Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học
I-ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lý do chọn sáng kiến.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đặc biệt là biểu hiện dạng những tư tưởng quan điểm của con người về đạo đức, đồng thời là những nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức, bắt buộc con người cần phải tuân theo để điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên xã hội, giữa con người với nhau và chính bản thân mình.
Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng theo con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn là rất quan trọng và cần thiết. Nhất là trong tình hình hiện nay, những lời dạy của Người về giáo dục học sinh bao quát nhiều mặt của lý luận, quan điểm giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường hợp.
Nói về trách nhiệm của người giáo dục Bác Hồ dạy: “Trách nhiệm nặng nề của người thày dạy học sinh là: Chăm lo dạy dỗ con em trở thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt .”.
Về mối quan hệ giữa kiến thức và chính trị, đạo đức với các kiến thức văn hóa cơ bản: Bác Hồ dạy trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn. Đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức chuẩn mực thì có tài cũng như vô dụng.
Về đối tượng giáo dục đang có khoảng cách với mục tiêu đào tạo học sinh chưa hiểu đầy đủ về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Học sinh bị ảnh hưởng trước các biểu hiện tiêu cực ở nhà, xã hội như ăn chơi, rễ bị hư hỏng, nảy sinh những biểu hiện tiêu cực lời nói không chuẩn mực dẫn đến gây gổ đánh nhau bất chấp luật pháp, kỷ cương xã hội, xa xút về học tập.
Phần 1: Phần mở đầu I-Đặt vấn đề. 1.Lý do chọn sáng kiến. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội. Đặc biệt là biểu hiện dạng những tư tưởng quan điểm của con người về đạo đức, đồng thời là những nguyên tắc, quy tắc, tiêu chuẩn đạo đức, bắt buộc con người cần phải tuân theo để điều chỉnh hành vi của mình trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên xã hội, giữa con người với nhau và chính bản thân mình. Vì vậy nhiệm vụ của nhà trường và giáo viên trong việc đào tạo thế hệ trẻ thành những người kế tục sự nghiệp cách mạng theo con đường mà chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn là rất quan trọng và cần thiết. Nhất là trong tình hình hiện nay, những lời dạy của Người về giáo dục học sinh bao quát nhiều mặt của lý luận, quan điểm giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường hợp. Nói về trách nhiệm của người giáo dục Bác Hồ dạy: “Trách nhiệm nặng nề của người thày dạy học sinh là: Chăm lo dạy dỗ con em trở thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt .”. Về mối quan hệ giữa kiến thức và chính trị, đạo đức với các kiến thức văn hóa cơ bản: Bác Hồ dạy trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn. Đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức chuẩn mực thì có tài cũng như vô dụng. Về đối tượng giáo dục đang có khoảng cách với mục tiêu đào tạo học sinh chưa hiểu đầy đủ về chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Học sinh bị ảnh hưởng trước các biểu hiện tiêu cực ở nhà, xã hội như ăn chơi, rễ bị hư hỏng, nảy sinh những biểu hiện tiêu cực lời nói không chuẩn mực dẫn đến gây gổ đánh nhau bất chấp luật pháp, kỷ cương xã hội, xa xút về học tập. Để góp phần khắc phục các vấn đề trên. Để làm tốt trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh theo lời dạy của Bác. Chính vì vậy thông qua đề tài này tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp và từng bước thực hiện để giáo dục các em học sinh trở thành người toàn diện và thành người có ích cho xã hội. Xứng đáng là những chủ nhân tương lai của Đất nước. Phần 2 Nội dung sáng kiến A.Cơ sở khoa học để đề ra Sáng kiến. + Cơ sở lý luận: từ xưa: Khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” được đặt ra khẩu hiệu đó là đặc trưng cho truyền thống Việt Nam. Ngày nay khẩu hiệu đó vẫn được lưu truyền lại, như lời kêu gọi đối với sự nghiệp giáo dục, phải xây dựng kỷ cương đạo lý trong trường học. Thầy giáo phải được tôn trọng, trò phải được thường xuyên rèn luyện đạo đức. Dạy học không chỉ chú ý đến kiến thức khoa học mà phải trú trọng đến kiến thức đời thờng. Kiến thức văn học xã hội dạy không chỉ trú trọng đến phương pháp lao động mà còn chú trọng đến phương pháp làm người thầy giáo không chỉ là chuyên gia dạy học mà phải là một nhà giáo mẫu mực, học sinh không chỉ học chữ mà còn phải học làm người, là một con người có nhân cách, có phẩm chất tốt và là người có ích cho xã hội. + Cơ sở thực tiễn: Trong điều kiện thế giới hiện nay các nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng đều có trách nhiệm đào tạo cho Đất nước những con người vừa có đức vừa có tài. Những nét đặc trưng, đặc thù về đạo đức của con người Việt Nam. Đó là những con người có lòng yêu nước, nhân ái, lao động cần cù chịu khó, nếp sống có văn hóa, đạo đức. Từ những định hướng chung của Đảng và Nhà nước quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trường tiểu học An Lạc là một trong những trường còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, kinh tế còn khó khăn. Có 100% là con em nông thôn sự quan tâm của phụ huynh còn ít, những khó khăn đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự hiểu biết của các em. Vì vậy tỷ lệ học sinh thực hiện đầy đủ còn ít do nhiều nguyên nhân. Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn nêu trên. Bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm công tác, tôi không khỏi băn khoăn, trăn trở về việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Qua kinh nghiệm của bản thân và qua tham khảo đồng nghiệp đến nay tôi mạnh dạn đưa sáng kiến “Giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học” vào nghiên cứu tại lớp tôi chủ nhiệm. B-Nội dung cụ thể của sáng kiến. 1.Mục tiêu: - Giúp giáo viên khám phá những hạn chế của mình để tìm ra phương pháp, biện pháp, xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học. - Để nâng cao chất lượng giáo dục hạnh kiểm, giảm tỷ lệ cần cố gắng góp phần nâng cao chất lượng, hoạt động dạy và học. - Rèn luyện cho học sinh có lối sống lành mạnh, biết tôn trọng người khác và có mối quan hệ cá nhân tốt và nhiệt tình tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp. - Hình thành nhân cách cho học sinh tự học, sự phát triển toàn diện của các em. 2.Thực trạng của việc giảng dạy và học tập, rèn luyện đạo đức ở Tiểu học. Trường Tiểu học An Lạc. a.Giáo viên: Giảng dạy còn nặng hình thức, mới dạy đủ nội dung, yêu cầu của bài, việc lồng ghép giáo dục đạo đức cho các em thông qua các bài học còn hạn chế. - Giáo viên chưa thường xuyên liên tục, giáo dục đạo đức cho học sinh trong đời sống lao động và học tập. - Giáo viên chưa thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức, chưa giành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu bài giảng, chưa thực sự đổi mới phương pháp dạy học. b.Học sinh: Với khả năng nhận thức, tiếp thu không đồng đều. Điều kiện kinh tế gia đình các em còn gặp rất nhiều khó khăn, 100% học sinh là con em nông thôn ngoài thời gian học tập trên lớp các em còn phải giúp đỡ bố mẹ công việc gia đình. Một số em gia đình gặp nhiều khó khăn phải nghỉ học một vài buổi trong tuần để phụ giúp bố mẹ. Do vậy có những trường hợp cá biệt các em đi học thất thường làm bài và học bài không đầy đủ dẫn đến học lực yếu và chán học. ở lớp có một số em lớn hơn có nhiều trò chơi hiếu động, táo bạo hơn các em bé nhiều lúc vì quá vui, mải chơi các em khó kìm chế ý thức đúng của mình đó là vấn đề cần quan tâm. Hoặc do cách sử lý của giáo viên chủ nhiệm quá cứng nhắc dẫn đến học sinh buồn chán, cảm thấy hổ thẹn với bạn bè.Từ đó đã tự mình tách ra khỏi tập thể. ở địa phương những mặt tiêu cực trong xã hội vẫn còn, thái độ thờ ơ không được gia đình quan tâm nên việc học hành giảm sút đạo đức chưa ngoan, vẫn còn hay gây gổ đánh nhau chưa nói lời hay, làm việc tốt. *Qua khảo sát đầu năm cho thấy. Tổng số học sinh THĐĐ CTHĐĐ SL % SL % 13 10 76,9 3 23,1 Từ khảo sát thực tế học sinh tôi thấy rằng chất lượng đạo đức của học sinh ở bậc tiểu học nói chung và lớp tôi nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu và chỉ tiêu đã đề ra tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học như sau. c.Một số biện pháp thực hiện. * Giáo viên cần phải nắm vững nguyên tắc giáo dục đạo đức sau: + Giáo dục đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh. + Giáo dục biết liên hệ với đời sống. + Giáo dục trong tập thể và thông qua tập thể. + Giáo dục tôn trọng và yêu cầu cao. + Giáo dục hệ thống liên tục. + Giáo dục phát huy tính độc lập và sáng tạo của học sinh. * Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm gần gũi thật sự hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh riêng của mỗi học sinh chỉ có vậy mới đúc rút cho mình những biện pháp tích cực để giáo dục đạo đức cho học sinh đạt kết quả cao. - Trong mỗi tập thể lớp thì vai trò đội ngũ cán bộ cần được duy trì đều đặn, mọi hoạt động với tính tự giác phải ý thức và trách nhiệm cao. Đó là điều kiện để giúp mỗi cá nhân tự phấn đấu và rèn luyện tốt hơn. - Thành tựu giáo dục đạo đức có đạt được kết quả tốt là nhờ tập thể . - Giáo viên chủ nhiệm cần nắm chắc được nguyên tắc giáo dục cộng với lòng nhiệt tình và khả năng sáng tạo, linh hoạt vào kinh nghiệm thực tế của mình thì sẽ có những biện pháp giáo dục đạo đức đạt kết quả tốt. - Nâng cao chất lượng tiết dạy đạo đức: Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy đạo đức truyền đạt đúng đủ yêu cầu kiến thức bài dạy, lồng thêm cách giáo dục đạo đức cho các em thông qua các câu chuyện kể. VD: Khi nhặt được của rơi trả lại người mất, giáo dục học sinh không tham lam khi vật đó không phải của mình sau khi học song bài, rút ra được bài học các em biết liên hệ với bản thân và phân biệt được hành vi đúng sai. - Coi trọng giáo dục đạo đức thông qua các môn học ngay từ đầu năm học tôi đã phát động phong trào rèn chữ, giữ vở. Quán triệt tinh thần cho các em là: “Nét chữ là nét người”. - Hoặc thông qua các giờ học tiếng việt, giáo dục các em biết yêu mến gia đình, nhà trường, quê hương Đất nước, giáo viên chủ nhiệm phải giáo dục đạo đức cho các em qua từng tiết học. Nếu vô tình bỏ qua là chúng ta đã có lỗi với học sinh. Bởi vậy giáo dục đạo đức thông qua học tập có hệ thống đó là sự thống nhất giữa hai mặt giáo dục và dạy học. Vai trò của thầy rất quan trọng như bác Phạm Văn Đồng đã nói: “Trí tuệ phải tiến tới đức dục”. - Giáo dục qua sách báo: Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sách báo là phương tiện củng cố những tri thức biểu hiện sinh động trong thực tế trong đó có tri thức về đạo đức thông qua các buổi sinh hoạt hàng tuần, 15 phút đầu giờ, đọc báo, truyện ngắn về những gương người tốt việc tốt. - Tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể chuẩn bị cho các ngày lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày 22/12 . Tổ chức thi văn nghệ, kể chuyện, báo tường. - Thông qua các buổi sinh hoạt tập thể rèn các em có kỹ năng, phương thái biểu diễn, diễn xuất, giáo dục cái hay cái đẹp qua từng bài hát, câu chuyện mà mình biểu diễn giúp các em có ý thức tổ chức, kỷ luật, nghiêm túc tinh thần đoàn kết và ý thức tụ chủ cho học sinh. 2.Bồi dưỡng tình cảm đạo đức cho học sinh, giáo dục lối sống dân tộc truyền thống cách mạng thông qua việc tìm hiểu và trả lời câu hỏi. + Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng âm vang Điện biên tìm hiểu tranh ảnh qua các con tem ... + Tổ chức thi báo tường, báo ảnh trong các ngày lễ lớn. 3.Tổ chức các hoạt động để học sinh thực hiện hành vi đạo đức. a.Trong học tập. - Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật quy định cụ thể về nhiệm vụ nề nếp học tập ở lớp, ở nhà, đồ dùng học tập hàng tuần giáo viên xếp loại học tập căn cứ vào giờ giấc chuyên cần đồ dùng học tập, thái độ và kết quả học tập để xếp loại. - Giáo viên chủ nhiệm lớp tăng cường kiểm tra giúp đỡ những em chậm tiến, coi trong việc nêu gương tốt, việc tốt. b.Trong lao động. - Giáo dục học sinh coi trong tính kỷ luật trong lao động như: Lao động tập thể, lao động giúp bản thân. Đối với những em học sinh lớn, thì làm những công việc lớn hơn, còn các em nhỏ làm những việc nhỏ, đơn giản song đã giáo dục các em ý thức chăm lao động và càng có ý thức hơn trong việc giữ gìn bàn ghế của công. c.Hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ đẩy mạnh công tác hoạt động trong nhà trường. Đây là hoạt động quần chúng rộng rãi có nhiều cơ hội để học sinh biểu hiện ý thức hành vi trong các hoạt động, trong các mối quan hệ, giao tiếp ứng xử. Hoạt động thể dục thể thao đã thu hút 100% học sinh tham gia. Duy trì tốt các nề nếp thể dục giữa giờ, múa hát tập thể, chính vì vậy giờ ra chơi không có hiện tượng vẽ bẩn, chơi mất vệ sinh, nói tục. Sinh hoạt đội là hình thức cơ bản để thuyết phục h ọc sinh trong mỗi giờ sinh hoạt chi đội thu hút, lôi cuốn học sinh đã chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu, ý thức kỷ luật của học sinh để các em có hướng phấn đấu và khắc phục. -Tổ chức hái hoa dân chủ bằng câu hỏi để củng cố kiến thức các môn học trong tuần. - Đội sao đỏ phải hoạt động đều đặn và đưa ra các hoạt động vào nề nếp, các buổi sinh hoạt sao nhằm giáo dục các em hiểu biết về vấn đề giáo dục nhà trường, xã hội. - Giáo viên chủ nhiệm liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh, đặc biệt là những học sinh cá biệt. Thực hiện khẩu hiệu: “Đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải biết tôn trọng và thương yêu học sinh như con đẻ của mình, cần có tính mềm mỏng, dịu dàng nhưng kiên quyết, hiểu được tâm lý lứa tuổi. Biết rõ hành động và việc làm sai trái của học sinh. Từ đó tác động đến tình cảm, ý thức của các em. Nhằm hình thành những phẩm chất, nhân cách tích cực và khắc phục những tính cách tiêu cực trong học sinh. III-Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm. Qua một năm học nghiên cứu và vận dụng sáng kiến, tôi thấy chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học đạt rất tốt. Các em học sinh đã có nề nếp kỷ cương trong mọi hoạt động ở lớp cũng như ở nhà. Các em biết đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bè, biết lễ phép, vâng lời thầy cô và người lớn, tôn trọng bản thân và người khác. Để chứng minh cho hiệu quả của sáng kiến này tôi đã tiến hành khảo sát đối chứng chất lượng giáo dục đạo đức của học sinh lớp tôi phụ trách như sau: Thời gian Số HS Thực hiện Đ Đ Thực hiện chưa Đ Đ SL % SL % Đầu năm 13 10 76,9 3 23,1 Cuối năm 13 13 100 0 0 Phần 3. Kết luận Việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề vô cùng cần thiết và quan trọng. Để nhà trường thực sự là cái nôi rèn luyện con người vừa có đức, vừa có tài thì đòi hỏi những người làm công tác giáo dục nhất là các thầy cô giáo. Ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao còn phải có lòng nhiệt huyết với công việc, với học sinh. Đặc biệt chúng ta còn phải linh hoạt, sáng tạo vận dụng các kinh nghiệm, các phương pháp vào việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tôi tin rằng đồng chí nào cũng thực hiện tốt như vậy thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ngày một đi lên. An Lạc, ngày 23 tháng 5 năm 2012 Người viết sáng kiến Bùi Thị Hải Phòng
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem cua CBQL_12440765.doc