Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục dân số thông qua hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12

Các em học sinh có độ tuổi trung bình từ 15 – 19 tuổi, các em đang ở độ tuổi

“trăng tròn”, tuổi “bẻ gãy sừng trâu”. Về mặt sinh lí, các em đang phát triển như

người lớn nên cân nặng, chiều cao, cơ bắp đều phát triển, sức khỏe dồi dào, có thể19

hoạt động học tập với các cơ chế hoạt động của thần kinh cao cấp ở cường độ cao

trong thời gian tương đối dài. Vì vậy, ở tuổi này các em rất hiếu động, tựa như lúc

nào cũng muốn hoạt động không biết mệt mỏi.

Về trí lực: ở độ tuổi này các em có trí nhớ khá tốt, nhận thức của các em diễn

ra theo hai giai đoạn từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lí tính, tư duy logic, tư

duy trừu tượng đều đang dần phát triển mạnh.

Về tính tình: hầu hết các em đều thể hiện cá tính rõ rệt, biết quan sát, tự đánh

giá, nhận xét và bản lĩnh, có khả năng lập luận để bảo vệ ý kiến riêng của mình hoặc

phản bác ý kiến của người khác. Các em có cảm nghĩ rằng mình đã lớn, do đó tự ý

thức các công việc, hoạt động của bản thân nên có thể nói là các em đã có tính tự

giác và trách nhiệm cao.

Đây là lứa tuổi đang phát triển về tài năng tiếp thu cái mới nhanh, thông minh

sáng tạo nhưng cũng rất dễ sinh ra chủ quan nông nổi, kiêu ngạo, dễ bị kích động,

tính kiên nhẫn chưa cao, ít chịu học hỏi đến nới đến chốn. Thích hướng về tương lai,

ít chú ý đến hiện tại và dễ quên quá khứ

Từ đặc điểm tâm sinh lí của học sinh THPT, mỗi giáo viên cần lựa chọn nội

dung, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp với tâm lí học sinh tạo điều kiện

thuận lợi nâng cao hiệu quả của việc tổ chức GDDS qua môn Địa lí lớp 12 - THPT.

pdf77 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 849 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục dân số thông qua hoạt động trải nghiệm trong môn Địa lí 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộng đồng 
cần phải thực hiện truyền thông xóa bỏ hủ tục như tảo hôn và kết hôn cận huyết, 
nâng cao dân trí, cải thiện dinh dưỡng và y tế... 
56 
HS di trên đường di chuyển vào bản Cò Phạt 
* Bước 3: Học sinh xử lý số liệu, thu thập thêm thông tin trên báo đài, sách tham 
khảo, internet tiến hành viết báo cáo về chuyến trải nghiệm. 
HS thảo luận nhóm, thu thập tài liệu cho 
bài báo cáo 
* Bước 4: Học sinh nộp báo cáo theo nhóm. Giáo viên đánh giá quá trình TN, viết 
và trình bày báo cáo của HS, rút kinh nghiệm 
Trong quá trình trải nghiệm, HS đã tham gia rất tích cực, không ngại di 
chuyển, chăm chú lắng nghe và ghi chép những thông tin quan trọng dưới sự hướng 
dẫn của giáo viên để làm tư liệu, chuẩn bị cho thảo luận nhóm và viết báo cáo sau 
chuyến đi. 
Đặc biệt, đây là chuyến đi kết hợp học tập và trải nghiệm về hoạt động thiện 
nguyện nên học sinh rất hứng thú, có những giây phút xúc động trước nhiều hoàn 
cảnh khó khăn, để từ đó, các em có thêm động lực trong học tập và cống hiến. 
57 
Bài báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm của các nhóm 
3.5. 4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 
3.5.4.1. Kết quả nhận thức của lớp tham gia hoạt động trải nghiệm 
Có nhiều phương thức để giáo dục dân số cho HS, trong đó HĐTN là hoạt 
động mang lại hiệu quả cao và thiết thực. 
Trong quá trình di chuyển, dưới sự hướng dẫn của giáo viên và quan sát thực 
tế, học sinh đã nhận biết một cách rõ ràng về sự phân bố dân cư không đồng đều của 
tỉnh Nghệ An, và ngay trong một huyện cụ thể. Các kiến thức ở “Bài 16: Đặc điểm 
dân số và sự phân bố dân cư” – Địa lí 12 được tái hiện một cách rõ nét. Đặc biệt, lớp 
thực nghiệm là một lớp chuyên khoa học tự nhiên, nên các em càng tiếp thu nhanh 
và cực kì hứng thú. 
58 
Chương trình “Nắng về trên bản” đã trao nhiều phần quà ý nghĩa cho HS và 
hộ nghèo xã Môn Sơn 
Khi vào đến xã Môn Sơn, được làm quen, trò chuyện với các em học sinh tại 
trường tiểu học 3 Môn Sơn, các em càng thấu hiểu được những khó khăn mà học 
sinh miền núi phải trải qua đặc biệt là thiếu thốn cơ sở vật chất trong học tập và đời 
sống. Đây cũng chính là những động lực quan trọng để các em học sinh trong đoàn 
thực nghiệm có thể có nhiều hoạt động ý nghĩa hơn trong thời gian tới, cố gắng học 
tập và cống hiến cho quê hương, đất nước. 
Đặc biệt, trong các cuộc trò chuyện với một số gia đình dân tộc Đan Lai có 
hoàn cảnh khó khăn trong xã, rất nhiều học sinh đã không khỏi xúc động. Liên quan 
đến vấn đề dân số, nhiều bạn cũng đã rút ra được một trong những nguyên nhân dẫn 
đến sự khó khăn về kinh tế của đồng bào nơi đây là do trình độ dân trí còn thấp, các 
biện pháp về dân số, kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế nên số con trên một cặp vợ 
chồng người dân Đan Lai trùng bình là 5-6 con. Mặt khác, độ tuổi kết hôn của phụ 
nữ rất sớm, dao động từ 15-18 tuổi nên dẫn đến nhiều mặt tiêu cực trong đời sống, 
ảnh hưởng đến chất lượng dân số. 
59 
 Người dân vui mừng, xúc động trước 
tình cảm của các bạn HS 
Không chỉ có ý nghĩa về giáo dục dân số, đây còn là một chuyến thiện nguyện 
có ý nghĩa đối với các em. Chương trình “Nắng về trên bản” đã có sự chuẩn bị kĩ 
lưỡng, vượt qua địa hình đồi núi khó khăn, hiểm trở đem đến những phần quà nhằm 
hỗ trợ, giúp đỡ những gia đình, các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn xã Môn Sơn, 
huyện Con Cuông. 
Với tinh thần “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, màu áo xanh 
tình nguyện đã trở thành hình ảnh quen thuộc thể hiện vai trò xung kích và cống hiến 
của tuổi trẻ trường Phan, trao tặng nhiều phần quà như tiền mặt, nhu yếu phẩm, quần 
áo ấm cho bà con nghèo xã Môn Sơn. Sự thành công của chương trình đã cho thấy 
được tinh thần của các bạn đoàn viên, thanh niên, luôn năng động, nhiệt huyết, có 
trái tim yêu thương và sự sẻ chia. 
Buổi ngoại khóa được sự phê duyệt của BGH nhà trường, với sự tham gia, hỗ 
trợ của Đoàn trường, đội Thanh niên tình nguyện, nhân viên y tế trường THPT 
Chuyên Phan Bội Châu và đặc biệt là sự hưởng ứng nhiệt tình của các em HS lớp 
12A6. Thầy Phan Đức Sơn – Bí thư Đoàn trường, nhóm trưởng nhóm Địa lí – trường 
THPT chuyên Phan Bội Châu phát biểu: “Đây là một chương trình thật sự ý nghĩa, 
không chỉ giáo dục dân số mà còn giáo dục ý thức, trách nhiệm và thái độ sống cho 
học sinh. Tôi thấy học sinh rất hào hứng, tích cực tham gia. Các em là nguời tham 
gia thiết kế chương trình, cùng với các bạn trong đội Thanh niên tình nguyện của 
trường có nhiều hoạt động ý nghĩa để kêu gọi, quyên góp tài trợ cho trẻ em vùng 
cao. Qua đó có thể thấy, giáo viên hướng dẫn đã định hướng tốt cho học sinh nghiên 
60 
cứu, tìm hiểu thực tế địa phương để vận dụng vào các nội dung học tập có liên quan 
trong môn Địa lí, đặc biệt là vấn đề dân số. Tôi cho rằng, chương trình này có thể 
nhân rộng và trở thành một hoạt động thường niên của Đoàn trường, các đồng 
nghiệp có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế môn học”. 
Đồng chí Đậu Bá Chung – Ủy viên BCH Đoàn trường – 
GV bộ môn Quốc phòng, người cùng tham gia chuyến đi với 
các em phát biểu: “Trải nghiệm là hoạt động được coi trọng 
trong từng môn học ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, 
riêng môn Địa lí, hoạt động này mang lại hiệu quả cao, hình 
thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng khác nhau. Trong 
chuyến đi, tôi có quan sát, theo dõi giáo viên hướng dẫn và học sinh rất tích cực 
trong các hoạt động, các em rất hứng thú khi nghe giáo viên giới thiệu về một số 
vấn đề dân số, các em cầu thị, ghi chép tỉ mỉ làm tư liệu học tập. Tôi cho rằng, đây 
là một chuyến thực địa thành công”. 
 Em Trung – Đội trưởng đội Thanh niên tình nguyện của trường nói: “Em rất 
bất ngờ khi được cô Hằng – là giáo viên Địa lí có lời đề nghị về chuyến đi thực tế 
liên quan đến giáo dục dân số kết hợp hoạt động thiện nguyện ở huyện Con Cuông. 
Ngay lập tức chúng em đã lập ra kế hoạch dưới sự giám sát của nhà trường, Đoàn 
trường với sự tham gia nhiệt tình của các bạn lớp 12A6 và các bạn trong đội. Qua 
chuyến đi, chúng em hiểu thêm phần nào về đặc điểm phân bố dân cư, các vấn đề 
dân số đặt ra đối với các huyện miền núi Nghệ An; đồng thời, chúng em có cơ hội 
để tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện ý nghĩa. Em rất hi vọng chúng em sẽ có 
nhiều chuyến đi ý nghĩa như vậy trong năm học tới”. 
Sau buổi trải nghiệm, tôi cũng đã tổ chức cho các em HS lớp 12A6 chia sẻ 
những cảm nghĩ, nhận xét và kiến thức thu thập được của bản thân trong chuyến đi. 
Em Trần Đức Minh – lớp trưởng lớp 12A6 chia sẻ: “Em cảm thấy đây là một 
hoạt động mang lại nhiều ý nghĩa. Sinh ra và lớn lên tại TP Vinh nên em chưa có cơ 
hội để trải nghiệm về cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc miền núi Nghệ 
An. Chuyến đi lần này đã giúp em hiện thực hóa các kiến thức về dân số được học 
trong môn Địa lí 12, đồng thời giúp em có cái nhìn nhân văn, đồng cảm với nhiều 
61 
hoàn cảnh khó khăn của người dân miền Tây Nghệ An, nếu có cơ hội, em rất muốn 
được tiếp tục tham gia những chuyến thực địa tiếp theo”. 
Em Nguyễn Thị Hoàng Giang bày tỏ: “Đây có lẽ là chuyến đi ý nghĩa nhất 
trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường của em. Em thật sự xúc động truớc 
những hoàn cảnh khó khăn của người dân xã Môn Sơn. Từ đó, em nhận thấy, việc 
giáo dục dân số thông qua HĐTN thật sự mang lại hiệu quả. Cảm ơn cô Hằng, Đoàn 
Trường, Đội thanh niên tình nguyện đã cho chúng em một chuyến trải nghiệm thật 
sự ý nghĩa”. 
Em Lê Ánh Minh nói rằng: “Em đã từng được lên huyện Con Cuông trong 
lần đi thăm người thân, nhưng để vào địa phương vùng sâu như xã Môn Sơn thì đây 
là lần đầu tiên. Kiến thức về sự phấn bố dân cư, dân tộc chúng em đã được học trên 
lớp, nhưng chuyến đi này đã giúp chúng em hiểu một cách chân thực nhất những 
kiến thức đã học. Không những vậy, chuyến thực địa còn giúp chúng thể hiện một 
phần trách nhiệm với cộng đồng. Đây là chuyến đi đáng nhớ đối với em”. 
Em Nguyễn Doãn Thành Đạt bày tỏ: “Em cảm thấy chuyến trải nghiệm thật 
sự ý nghĩa. Nhờ có chuyến đi mà em đã được học tập nhiều điều, trải qua nhiều cảm 
xúc, hiểu hơn về một số vấn đề dân số gắn với thực tiễn địa phương”. 
Em Nguyễn Huyền Trang phát biểu: “Em rất hào hứng khi tham gia chuyến 
thực địa. Trước chuyến đi, cô giáo có đề ra một số mục tiêu mà chúng em cần cố 
gắng đạt được, em cảm thấy khá khó khăn. Tuy nhiên, khi khảo sát thực tế địa 
phương kết hợp với những nội dung đã được học trong phần Địa lí dân cư lớp 12 
thì em thấy kiến thức được hiện thực hóa một cách rõ ràng như: sự phân bố dân cư, 
hoạt động kinh tế của dân cư, một số vấn đề dân số cấp bách tại địa phương... Đồng 
thời, đây còn là một chuyến thiện nguyện, giúp chúng em có thể sẻ chia một phần 
nào đó với những khó khăn của người dân xã Môn Sơn. Rất mong hình thức trải 
nghiệm này sẽ được nhân rộng hơn nữa trong nhiều môn học, tạo cơ hội để học sinh 
có thể được tham gia nhiều hơn”. 
Cuối buổi trải nghiệm, tôi đã tiến hành các biện pháp nhắm đánh giá hiệu quả 
của hoạt động này đối với các em HS đã tham gia. Trước hết, tôi đã chuẩn bị phát 
62 
cho 35 em HS lớp 12A6 mỗi em 1 phiếu thăm dò ý kiến, các em trả lời nhanh và 
nộp lại phiếu để tổng hợp. Nội dung phiếu như sau: 
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN 
Câu hỏi Trả lời Lựa chọn 
(Đánh dấu x vào 
ô lựa chọn) 
1. Em có thích “HĐTN, học tập trên 
thực địa gắn với GDDS” không? 
A. Rất thích 
B. Thích 
C. Không thích 
2. Sau buổi ngoại khóa, em đã thu 
nhận được kiến thức về GDDS ở 
mức độ nào? 
A. Rất nhiều 
B. Nhiều 
C.Ít 
D. Rất ít 
3. Em đánh giá như thế nào về hiệu 
quả GDDS thông qua HĐTN gắn 
với môn Địa lí này? 
A. Rất hiệu quả 
B. Hiệu quả 
C. Ít hiệu quả 
D. Không hiệu quả 
4. Em có muốn được tiếp tục tham 
gia các HĐTN nếu như được nhà 
trường tổ chức không? 
A. Rất muốn 
B. Muốn 
C. Không 
5. Theo em, có nên nhân rộng 
HĐTN cho học sinh toàn trường 
A. Rất nên 
B. Nên 
63 
THPT Chuyên Phan Bội Châu và 
các trường học khác không? 
C. Không nên 
 Tiếp theo, tôi đã tiến hành cho HS lập nhóm, về nhà thảo luận theo nhóm đã 
lập để viết bài thu hoạch nhằm đánh giá sâu sát hơn hiệu quả của hoạt động này. Nội 
dung câu hỏi thu hoạch: “Trình bày những kiến thức các em thu nhận được và ý 
nghĩa của HĐTN mang lại”. 
 Sau khi thăm dò ý kiến của HS qua hình thức phát phiếu, tôi đã thu được kết 
quả như sau: 
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN 
Câu hỏi Trả lời % lựa chọn 
1. Em có thích “HĐTN, học tập trên 
thực địa gắn với GDDS” không? 
A. Rất thích 91,4% 
B. Thích 8,6% 
C. Không thích 0% 
2. Sau buổi ngoại khóa, em đã thu 
nhận được kiến thức về GDDS ở 
mức độ nào? 
A. Nhiều 80% 
B. Vừa phải 14,3% 
C.Ít 5,7% 
D. Rất ít 0% 
3. Em đánh giá như thế nào về hiệu 
quả GDDS thông qua HĐTN gắn 
với môn Địa lí này? 
A. Rất hiệu quả 82,9% 
B. Hiệu quả 17,1% 
C. Ít hiệu quả 0% 
D. Không hiệu quả 0% 
A. Rất muốn 94,3% 
B. Muốn 5,7% 
64 
4. Em có muốn được tiếp tục tham 
gia các HĐTN nếu như được nhà 
trường tổ chức không? 
C. Không muốn 0% 
5. Theo em, có nên nhân rộng 
HĐTN cho học sinh toàn trường 
THPT Chuyên Phan Bội Châu và 
các trường học khác không? 
A. Rất nên 97,1% 
B. Nên 2,9% 
C. Không nên 0% 
Tôi thu bài thu hoạch của HS theo nhóm sau 2 ngày (yêu cầu các em tập hợp 
bản viết tay của từng bạn trong nhóm, làm việc nhóm để tổng hợp thông tin, trình 
bày nội dung báo cáo bằng văn bản và nộp kèm bản viết tay của từng thành viên 
trong nhóm). 
Tôi cũng đã chấm điểm về hình thức và chất lượng nội dung của bài viết tay 
của từng HS và báo cáo theo nhóm. Kết quả như sau: 
- Điểm bài thu hoạch viết tay của HS: 
Điểm Số lượng HS Tỷ lệ % 
Giỏi 27/35 77,1% 
Khá 7/35 20,0% 
Trung bình 1/35 2,9% 
Yếu, kém 0/39 0% 
- Điểm bài thu hoạch theo nhóm 
Nhóm Điểm Nhận xét 
1 9 - Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng, nội dung tương đối đầy 
đủ. Các em đã rút ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến 
đi. 
65 
2 10 - Hình thức đẹp, trình bày rõ ràng, nội dung đầy đủ. Đã rút 
ra được bài học kinh nghiệm sau chuyến đi và có ý kiến đề 
xuất về việc tổ chức hoạt động TN 
3 7 - Trình bày hơi dài, có nội dung lặp lại. Các em chưa đề xuất 
được những biện pháp để giải quyết vấn đề dân số tại địa 
phương khảo sát. 
4 8 - Hình thức đẹp, tập hợp được nhiều ảnh thực tế về quá trình 
khảo sát, trình bày rõ ràng, nội dung tương đối đầy đủ. 
Thông qua khảo sát ý kiến và chất lượng bài thu hoạch của HS, tôi thấy rằng, 
các em đều rất hào hứng với HĐTN gắn với môn Địa lí. Sau chuyến đi, các em đều 
thu nhận được thêm nhiều kiến thức về dân số và phân bố dân cư, đặc điểm dân tộc, 
một số vấn đề cấp bách về dân số tại địa phương. Đồng thời, chuyến đi cũng là cơ 
hội để các có cơ hội thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; phát triển kĩ 
năng làm việc nhóm, thu thập và xử lí số liệu... Rõ ràng HĐTN là hoạt động cần 
thiết không chỉ tạo hiệu quả cao khi gắn với môn Địa lí, mà tôi tin chắc rằng nó cũng 
sẽ mang lại hiệu quả cao khi gắn với các môn học khác, giúp các em hứng thú hơn 
trong việc tiếp cận vấn đề. 
3.5.4.2. Kết quả nhận thức của lớp đối chứng 
Tôi đã đồng thời yêu cầu HS lớp đối chứng 12A4 (không tham gia thực 
nghiệm) tự thu thập thông tin về các vấn đề như: đặc điểm dân số và phân bố dân 
cư, đặc điểm dân tộc, một số vấn đề dân số đặt ra ở huyện miền núi Con Cuông, 
Nghệ An để viết báo cáo cá nhân. Khi chấm điểm bài báo cáo ở lớp đối chứng, kết 
quả thu được như sau: 
Điểm Số lượng HS Tỷ lệ % 
Giỏi 8/34 23,5% 
Khá 13/34 38,2% 
66 
Trung bình 12/34 35,3% 
Yếu, kém 1/34 3,0% 
Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy chất lượng báo cáo của 
học sinh lớp thực nghiệm cao hơn học sinh lớp đối chứng, điều đó thể hiện ở các 
điểm sau: 
+ Tỷ lệ học sinh có điểm yếu kém của lớp thực nghiệm là 0%, tỉ lệ điểm trung 
bình cũng thấp hơn nhiều so với lớp đối chứng. 
+ Tỷ lệ % học sinh đạt khá, giỏi của lớp thực nghiệm lên đến 97,1% cao hơn 
nhiều so với lớp đối chứng. 
+ Điểm trung bình cộng của học sinh lớp thực nghiệm được nâng cao và luôn 
cao hơn so với lớp đối chứng. 
 Từ kết quả trên có thể khẳng định rằng, giáo dục dân số thông qua việc tổ 
chức HĐTN mang lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc không tổ chức HĐTN. 
Hiệu quả mang lại cả về mặt kiến thức lẫn thái độ, nhận thức của HS. 
 Tôi nhận thấy việc tổ chức các hoạt động nhận thức thông qua việc GV tổ 
chức HĐTN gắn với môn Địa lí đã có tác dụng lớn trong việc tạo hứng thú, sự chủ 
động, tích cực, trách nhiệm trong hoạt động học tập của HS. 
Như vậy, việc GV giáo dục dân số thông qua việc tổ chức HĐTN cho HS sẽ 
góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, đạt được các mục tiêu dạy học 
đề ra. 
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
1.1. Quá trình nghiên cứu 
 Quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn cũng như tiến hành thực nghiệm 
đã được thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan, khoa học. Tôi đã huy động 
được nhiều nguồn tư liệu, các thông tin cần thiết với tính pháp lí và độ tin cậy cao, 
67 
kết hợp với các hoạt động gắn với thực tiễn để phục vụ cho để tài ngiên cứu của 
mình. 
1.2. Ý nghĩa của đề tài 
Từ thực tiễn thực hiện đề tài này, tôi thấy, giáo dục dân số thông qua tổ chức 
HĐTN gắn với môn Địa lí đã mang lại hiệu quả rõ nét đối với học sinh lớp 12. Đây 
chính là một trong những con đường hiệu quả để giúp các em nắm kiến thức về dân 
số một cách nhẹ nhàng mà đạt hiểu quả cao, từ đó hình thành ở các em những thái 
độ, hành vi đúng đắn,thực hiện nghiêm túc nhiều chính sách về dân số SKSS. 
Sau khi tham gia trải nghiệm, việc chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp tốt hơn, 
các em chịu khó sưu tầm tài liệu, tranh ảnh mà giáo viên yêu cầu, giúp cô giáo có sổ 
tư liệu giảng dạy rất phong phú. Các em cũng hợp tác với nhau hiệu quả hơn khi GV 
tổ chức hoạt động nhóm trong các bài học trên lớp. 
1.3. Bài học kinh nghiệm 
Mặc dù trong khuôn khổ đề tài SKKN, qui mô thực nghiệm còn nhỏ nhưng 
dựa trên kết quả TNSP và qua quan sát, phân tích hoạt động của cả GV và HS theo 
tiến trình tổ chức HĐTN gắn với môn Địa lí đã biên soạn, tôi nhận thấy, việc thực 
nghiệm đã mang lại một số kết quả sau: 
- Kiến thức, nhận thức và thái độ của HS có được là kết quả hoạt động của cả 
thầy và trò chứ không phải sự áp đặt của GV đối với HS. Điều này làm cho HS rất 
hứng thú và tích cực tham gia các hoạt động TN. 
- So với lớp đối chứng, lớp thực nghiệm đã tham gia rất tích cực vào các 
HĐTN. HS không chỉ trao đổi với GV hướng dẫn mà còn trao đổi với nhau làm cho 
tính thụ động mất dần, HS tự tin hơn trong việc tự nhận thức được được ý nghĩa của 
hoạt động GDDS. HS cũng hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong quá trình viết báo 
cáo nhóm sau khi tham gia các HĐTN, nâng cao hiệu quả của nhiệm vụ được giao. 
- Khả năng tư duy của HS cũng phát triển, giúp các em nhận thức được rằng, 
việc GDDS không chỉ được hình thành thông qua các bài học trên lớp, mà còn được 
phát triển sâu sắc thông qua việc tham gia tích cực vào các hoạt động TN, trong đó 
có các HĐTN gắn với môn Địa lí. 
68 
* Điều kiện để tổ chức HĐTN mang lại hiệu quả cao: 
Về nội dung: Lựa chọn những nội dung trải nghiệm gắn với thực tiễn 
Phương tiện: Ngoài bút vở để ghi chép cần chuẩn bị máy quay phim hoặc 
chụp ảnh để thu thập hình ảnh, tư liệu cho quá trình thực nghiệm. 
Trình độ giáo viên: Giáo viên cần trang bị tốt kiến thức và kĩ năng để tổ chức, 
hướng dẫn HS tiến hành các nhiệm vụ học tập đạt hiệu quả cao nhất. 
Thái độ HS: Phải tích cực, chủ động, hợp tác trong quá trình thực hiện nhiệm 
vụ học tập. 
2. Đề xuất và kiến nghị 
- Công tác GDDS trong nhà trường phổ thông cần có sự quan tâm, giúp đỡ 
của các cấp, các ngành, giữa nhà trường, gia đình và địa phương phải có sự phối hợp 
một cách đồng bộ. 
 - Đối với GV trực tiếp giảng dạy Địa lí ở các khối lớp cần quan tâm hơn 
nữa đến việc GDDS trong giảng dạy, xem đây là một nội dung không thể thiếu, là 
cần thiết, là đặc thù của bộ môn trong các tiết dạy có nội dung liên quan. 
 - Nhà trường hiện nay đã trang bị các phương tiện, thiết bị, đồ dùng tạo 
điều kiện tốt cho giáo viên trong việc giảng dạy một cách trực quan nên giáo viên 
cần tận dụng lợi thế này để phát huy hơn nữa trong việc giảng dạy, đặc biệt là việc 
GDDS qua video, tranh ảnh, trò chơi 
 - Nhà trường cần đưa ra nhiều yêu cầu, biện pháp thiết thực để GV các bộ 
môn có thể tăng cường hơn nữa việc tổ chức HĐTN cho HS. 
Xin cảm ơn và mong nhận được những ý kiến quý báu từ các đồng nghiệp! 
69 
PHỤ LỤC 
Phụ lục 1: Hình ảnh một số hoạt động trải nghiệm được tổ chức tại trường 
THPT chuyên Phan Bội Châu 
Học sinh ra sức dọn sạch bờ biển 
70 
Hoạt động giới thiệu về các lớp chuyên của trường 
Học sinh trải nghiệm với một số hoạt động nghệ thuật dân gian 
71 
Học sinh tham gia chương trình Olimpia cấp trường 
100 thí sinh tham gia chương trình “Rung chuông vàng” 
72 
Phụ lục 2: Hình ảnh về hoạt động trải nghiệm của học sinh tại Con Cuông 
HS cùng GV tổng hợp tiền ủng hộ cho bà con xã Môn Sơn 
HS chuẩn bị hành lí cho chuyến trải nghiệm 
73 
HS trên đường di chuyển vào xã Môn Sơn 
Ba mẹ con trên đường đi làm rẫy tại bản Cò Phạt 
74 
Các em nhỏ bản Cò Phạt, xã Môn Sơn 
Người phụ nữ 20 tuổi – dân tộc Đan Lai 
75 
Anh chị chụp ảnh cùng các bạn học sinh trường tiểu học Môn Sơn 
Đoàn HS gặp gỡ, trao quà cho những gia đình có hoàn cảnh khó khăn 
76 
Học sinh thảo luận, thu thập tài liệu chuẩn bị cho bài báo cáo 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc 2006, Lý luận dạy học Địa lí, NXB. Đại 
học Sư phạm. 
[2] Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng 2004, Phương pháp dạy học Địa lí theo 
hướng tích cực, NXB. Đại học Sư phạm. 
[3] Nguyễn Trọng Phúc 2004, Thiết kế bài giảng Địa lí ở trường phổ thông, NXB 
Đại học Sư phạm. 
[4] Phạm Thị Sen (chủ biên), Nguyễn Thị Thu Anh, Ngô Minh Thanh 2008, Đổi 
mới thiết kế bài giảng Địa lí 12, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 
[5] Nguyễn Minh Tuệ 1992, Dân số và phát triển kinh tế - xã hội, Dự án 
VIE/89/P10, Hà Nội. 
77 
[6] Ngyễn Minh Tuệ 2008, Giáo dục dân số - sức khỏe sinh sản, Quỹ dân số Liên 
hợp Quốc tài trợ thông qua dự án VNM7PG009, NXB. Giáo dục, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dan_so_thong_qua_hoat_dong_tr.pdf
Sáng Kiến Liên Quan