Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương

- Để đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp dạy học. Bộ giáo dục và đào tạo đã thực hiện chương trình thay sách giáo khoa từ năm học 2002 – 2003. Chương trình THCS được ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo số 03/ 2002 QĐ-BGD&ĐT ngày 24- 1- 2002 đã quy định rõ: “Trong quá trình dạy học địa lí, cần hạn chế các phương pháp thuyết trình, diễn giảng mang tính “nhồi nhét” kiến thức. Tăng cường các hình thức tổ chức học sinh học tập cá nhân, học theo nhóm và vận dụng tối đa, sử dụng có hiệu quả các thiết bị dạy học của bộ môn”. Đặc biệt Chỉ thị ngày 31/01/2005 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường,trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong từng môn học.

 

doc44 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 7596 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy địa lý địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chuyển dịch theo hướng tích cực: Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III.
- Chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế tăng lên đáng kể, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.
2. Ngành nông nghiệp: Có vị trí quan trọng, năm 2007, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm 28,9% GDP và 60,3% lao động của tỉnh.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh: năm 2008 đạt 3095 tỉ đồng.
- Sản xuất theo hướng hàng hoá ngày càng được chú trọng.
+ Thuận lợi: 
- Đất phù sa màu mỡ.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm.
- Nguồn nước dồi dào.
- Sinh vật phong phú. 
- Điều kiện kinh tế xã hội: dân cư lao động, cơ sở vật chất, kĩ thuật, thị trường...
+ Khó khăn: Bình quân đất nông nghiệp thấp, đất bị bạc màu, ô nhiễm... 
a. Ngành trồng trọt: Giữ địa vị quan trọng nhất.
+ Cây lương thực: Chiếm 62,28% cơ cấu giá trị ngành trồng trọt. Xu hướng giảm diện tích.
- Cây lúa.
- Cây ngô.
+ Cây công nghiệp: các loại cây công nghiệp và phân bố.
+ Cây ăn quả:
- Điều kiện phát triển
- Các loại cây ăn quả chính của tỉnh và giá trị kinh tế, lịch sử.
- Tình hình phát triển.
b. Chăn nuôi: - Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu nông nghiệp 
(năm 2008 là hơn 40%).
- Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, tạo khối lượng ổn định.
+ Chăn nuôi trâu bò: đàn trâu giảm, đàn bò tăng.
+ Chăn nuôi lợn: số lượng đàn lợn liên tục tăng do có nguồn thức ăn, cơ sở chế biến thức ăn và thị trường tiêu thụ rộng.
+ Chăn nuôi gia cầm: theo hướng công nghiệp trong các trang trại.
Được phát triển rộng rãi, nhưng số lượng tăng giảm không ổn định do chịu ảnh hưởng của dịch bệnh. 
c. Thủy sản: chủ yếu là thủy sản nước ngọt, giá trị sản xuất tuy chưa lớn nhưng tăng nhanh(năm 2008 sản lượng đạt 18,4 nghìn tấn, chủ yếu là sản phẩm nuôi trồng).
d. Các vùng sản xuất nông nghiệp:
+ Vùng Tây Bắc: Văn Giang, Khoái Châu.
+ Vùng đông Bắc: Văn Lâm, Mĩ Hào, Yên Mĩ, Ân Thi.
+ Vùng phía Nam: Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, thành phố Hưng Yên.. 
3. Công nghiệp: 
a. Khái quát: - Tốc độ phát triển công nghiệp nhanh(từ vị trí 41/63 – 20/63 tỉnh, thành phố phát triển năng động nhất nước.
- Thu hút gần 20,3% lao động và đóng góp 41,1% GDP trong tỉnh(2007).
- Cơ cấu công nghiệp đang có chuyển biến tích cực:
+ Cơ cấu ngành; 98 -99% thuộc về công nghiệp chế biến.
+ Cơ cấu thành phần kinh tế: Củ yếu khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài(90%).
+ Cơ cấu sản phẩm: chủ yếu các mặt hàng truyền thống, xu hướng phát triển các ngành công nghiệp hiện đại.
Các ngành công nghiệp chính:
- Nhóm ngành cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và sửa chữa động cơ:
+ Chiếm 48% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
+ Sản phẩm chủ yếu: phụ tùng ô tô, xe máy, xe lắp ráp, ống thép xây dựng, động cơ đi ê den...
Các doanh nghiệp tiêu biểu: Công ti cổ phần thép Việt ý, công ti ống thép Hòa Phát..,
- Nhóm ngành sản xuấ thiết bị, điện tử, tin học:
+ Chiếm 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
+ Sản phẩm chủ yếu: ti vi màu, màn hình máy tính, đầu DVD, tủ lạnh, máy giặt...
+ Các doanh nghiệp tiêu biểu: Công ti TNHH điện tử LG Việt nam, công ti dây và cáp điên li oa, công ti nhựa và điện lạnh Hòa Phát...
- Nhóm ngành chế biến nông – lâm – thủy sản:
+ Chiếm 16% tổng giá trị sản xuất công nghiệp.
+ Sản phẩm chủ yếu: rượu, bia, xay sát, miến dong, thịt chế biến, hoa quả đóng hộp, bánh kẹo...
- Nhóm ngành dệt- may –da giày.
- Nhóm ngành hóa chất.
- Nhóm ngành sản xuất vật liệu xây dựng.
- Nhóm ngành thủ công nghiệp và làng nghề...
c. Sự phân bố công nghiệp: phân bố không đều;
- Tiểu vùng công nghiệp phát triển nhất: các huyện nằm dọc quốc lộ 5, sau đó đến thành phố Hưng Yên.
* Tác động của phát triển công nghiệp đến kinh tế, xã hội, môi trường;
+ Tích cực: - Sự phát triển ngành công nghiệp làm tăng giá trị thu nhập GDP của tỉnh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm.
- Tăng giá trị các sản phẩm nông sản.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
+ Tiêu cực: - Khói thải làm ô nhiễm không khí.
- Nước thải công nghiệp, rác thải, chất thải rắn làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất trồng.
4. Dịch vụ:
a. Khái quát: 
- Phát triển sôi động với nhiều hình thức.
- Chiếm 19,45 lao động và 30% GDP của tỉnh(2007).
b. Các ngành dịch vụ: 
- Thương mại: 
- Nội thương: chủ yếu các mặt hàng phục vụ đời sống, hàng tiêu dùng.
- Ngoại thương: kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng, luôn trong tình trạng nhập siêu.
- Giao thông vận tải: Phỏt triển, hiện đại húa mạng lưới đường bộ, xõy cầu vượt, cầu qua sụng để giảm tải mật độ giao thụng.
5. Hoạt động đầu tư kinh tế: Vốn đầu tư và các dự án đầu tư ngày càng tăng, tạo việc làm cho 6,5 vạn lao động.
4. Các phương pháp giảng dạy: 
4.1. Sử dụng kênh hình: 
- Bản đồ Hành chính tỉnh Hưng Yên: các em xác định vị trí địa lý của tỉnh, phân tích thuận lợi, khó khăn của vị trí địa lí đến phát triển kinh tế – xã hội.
- Các loại biểu đồ trong sách giáo khoa: để tìm hiểu điều kiện tự nhiên
(tr 7), tài nguyên thiên nhiên, tình hình dân cư(tr 13, 14), phát triển kinh tế của tỉnh (tr.17; 18; 19; 28; 33).
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa: để thấy được sự đổi mới, phát triển kinh tế của tỉnh ( Cầu Yên Lệnh, Quảng trường, Lễ hội đền Mẫu, thu hoạch lúa(tr 21), thu hoạch đay(tr 22), Cây nhãn tổ(tr 27), khu công nghiệp Như Quỳnh; các hoạt động sản xuất công nghiệp: ống thép Hòa Phát, Dây chuyền kiểm tra động cơ xe máy, Công ti TNHH điện tử LG Việt Nam..., một số ngành nghề thủ công truyền thống: chế biến rau, củ, quả, chạm khắc gỗ, mây tre đan...
- Sưu tầm, chọn lựa tranh ảnh minh họa cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ ảnh hưởng đến môi trường: nước thải, khí thải công nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi gia súc, gia cầm...và các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường hiện nay.
Nước thải gây ô nhiễm các dòng sông
Khói thải từ xe buýt khi tham gia giao thông vào môi trường.
Dân số đông -> Rác thải sinh hoạt nhiều...
Đốt rác và rơm rạ sau thu hoạch 
Khói thải từ ống khói nhà máy sản xuất gạch ngói.
Khói thải từ các khu công nghiệp.
Ô nhiễm môi trường do chăn nuôi
Các giải pháp: 
Thu gom rác thải từ các khu chợ.
	Vớt rác bảo vệ sự trong sạch của dòng sông
Xây hầm Bi ô ga
ủ phân trước khi đem bón cho hoa màu.
4.2. Giảng dạy trên lớp: Giúp các em nắm được sự phân bố các yếu tố địa lí trên Trái Đất, quy luật hoạt động các yếu tố địa lí.
- Từ việc nắm được các quy ước, quy luật hoạt động của các yếu tố địa lí học sinh có những nhận xét chính xác, biết so sánh giải thích các hiện tượng địa lí , các quy luật nhân quả, các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí xung quanh con người.
- Giảng dạy qua kiến thức địa lý đại cương, môi trường địa lý, địa lý các châu, địa lý Việt Nam. 
4.3. Tổ chức tham quan các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của nhân dân địa phương cho học sinh thấy được sự phát triển năng động của kinh tế tỉnh nhà và các vấn đề môi trường chưa được xử lý: Tùy theo vị trí nơi trường đóng giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan các địa điểm cho phù hợp. Ví dụ tôi đã tổ chức như sau:
+ Hoạt động dịch vụ của chợ địa phương ngay cổng trường: các mặt hàng rất đa dạng phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân địa phương.
- Những khu vực chứa rác thải bốc mùi khó chịu, rác thải còn tràn xuống kênh tưới tiêu nước của địa phương, hoạt động của chợ còn gây ùn tắc giao thông...
+ Tham quan cơ sở làm mứt sen ở Phố Hiến, làm táo sấy ở Thiện Phiến, làm long nhãn ở ngay thôn An Châu, hoàng Hanh: các hoạt động sản xuất này đã phát huy được tiềm năng của địa phương về nguồn nguyên liệu tại chỗ, nguồn lao động giản đơn, giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn và đem lại nguồn thu nhập về kinh tế.
- Vấn đề môi trường cần quan tâm: nước thải từ mứt sen táo sấy, các loại côn trùng lây bệnh như ruồi nhặng có nguy cơ tăng trưởng ảnh hưởng tới sức khỏe, gia tăng dịch bệnh.
+ Tham quan nhà máy gạch Tuy nen tại bãi sông Hồng địa phận của xã: nhà máy gạch đã giải quyết được vấn đề việc làm ổn định, đem lại thu nhập cho một bộ phận lao động tại địa phương, có nhiều đóng góp cho quá trình xây dựng nông thôn tại địa phương.
- Vấn đề môi trường: khói thải nhà máy, chất thải rắn(gạch ngói hỏng), việc chuyên chở gạch trên đường làng nhỏ hẹp ảnh hưởng an toàn giao thông địa phương.
+ Tham quan một số cơ sở chăn nuôi bò, gà, vịt, lợn của các gia đình trong thôn: Đem lại lợi nhuận cao, tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương, các sản phẩm phụ của trồng trọt, giải quyết việc làm.
- Vấn đề môi trường: do các hộ chủ yếu chăn nuôi nhỏ lẻ nên chuồng trại gần với nơi ở(ngay sát trường học cũng có chuồng nuôi lợn của hộ dân), nước thải, phân của gia súc, gia cầm chưa xử lý tốt gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ gia súc, gia cầm. 
+ Tham quan việc cấy trồng lúa nước, cây ăn quả, cây công nghiệp 
ngắn ngày: đậu tương, lạc, rau màu, ngô, khoai ngoài bãi sông Hồng: các em thấy được đất đai của bãi sông Hồng rất màu mỡ, phì nhiêu, nguồn nước tưới dồi dào, giống cây trồng đa dạng, thu nhập cao.
- Các em thấy được việc sử dụng quá mức lượng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ làm ô nhiễm bầu không khí, nước sông, các loại rác thải như túi ni nông, lọ đựng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vứt bừa bãi...
Tuy nhiên do thời lượng dành cho giảng dạy địa lý địa phương rất ít nên tôi thường hướng dẫn các em tham quan theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm tham quan một địa điểm sau đó viết báo cáo. Với những vấn đề về chăn nuôi, trồng trọt, chế biến nông sản vì nhiều em có thể trực tiếp tham gia làm cùng gia đình nên tôi yêu cầu các em tự tìm hiểu rồi viết báo cáo. Thời lượng ở trường sẽ cho các em báo cáo trước lớp và thảo luận các vấn đề giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường.
4.4. Tổ chức cho học sinh tham gia dọn vệ sinh làm sạch môi trường: 
- Hàng ngày phân công các em tự dọn vệ sinh sân trường, lớp học sạch sẽ, quét mạng nhện theo lịch.
- Tổ chức cho các em vệ sinh các khu công cộng xung quanh trường: đường đi, khu chợ, trồng và chăm sóc cây xanh. Cụ thể vào các ngày lễ lớn: 02/9; ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành giáo dục, tết dương lịch, tết nguyên đán ; thành lập Đoàn 26/3; ngày thống nhất đất nước 30/4; ngày môi trường thế giới(5/6)...
- Nhắc nhở các em khi tham gia chế biến nông sản cần đảm bảo vệ sinh thân thể, quần áo, đeo khẩu trang.
- Động viên các em giữ vệ sinh đồng ruộng bằng các hoạt động thiết thực: thu nhặt túi ni nông, vỏ chai thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ...
- Hướng dẫn các em ủ phân chuồng, làm phân xanh bón ruộng.
- Tuyên truyền cho mọi người cùng tham gia giữ vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, tìm hiểu các giải pháp làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường. 
4.5. Tổ chức thi: viết về tìm hiểu các giải pháp làm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường; Sưu tầm trảnh ảnh về các hiểm họa gây ô nhiễm môi trường ở địa phương,..
4.6. Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường của các cá nhân một cách cụ thể như: 
- Tiết kiệm điện(tiết kiệm tài nguyên) ở mọi lúc, mọi nơi.
- Tự phân loại rác thải của gia đình, không vứt rác bừa bãi vào môi trường trong mọi hoạt động: học tập, lao động, vui chơi.
- Không bẻ cành, ngắt phá cây xanh, trồng và chăm sóc cây xanh ở nhà, vườn trường, trước cửa lớp học...
4.6. Sử dụng bản đồ tư duy:
Cho HS làm quen với bản đồ tư duy bằng cỏch giới thiệu cho HS một số “bản đồ” cựng với dẫn dắt của GV để cỏc em làm quen.
- Tập “đọc hiểu” BĐTD, sao cho chỉ cần nhỡn vào BĐTD bất kỳ HS nào cũng cú thể thuyết trỡnh được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch lụgic của kiến thức. 
- Hướng cho HS cú thúi quen khi tư duy lụgic theo hỡnh thức sơ đồ hoỏ trờn BĐTD. 
- Từ một vấn đề hay chủ đề chớnh đưa ra cỏc ý lớn thứ nhất, ý lớn thứ hai, thứ ba... mỗi ý lớn lại cú cỏc ý nhỏ liờn quan với nú, mỗi ý nhỏ lại cú cỏc ý nhỏ hơn ... cỏc nhỏnh này như “bố mẹ” rồi “con, chỏu, chắt, chỳt chớt”... cỏc đường nhỏnh cú thể là đường thẳng hay đường cong
- Cho HS thực hành vẽ BĐTD trờn giấy: để HS cú thể tự mỡnh ghi tiếp kiến thức vào tiếp cỏc nhỏnh “con”, “chỏu”, “chắt”... theo cỏch hiểu của cỏc em.
 - Vẽ BĐTD theo nhúm hoặc từng cỏ nhõn trong cỏc giờ học hoặc làm bài tập ở nhà.
VI. kết quả thực nghiệm sư phạm:
Lớp được chọn vào mục đớch
Số bài kiểm tra của học sinh
Tỉ lệ cỏc loại điểm %
Giỏi
Khỏ
Trung bỡnh
Dưới trung bỡnh
Làm thớ nghiệm
24
29,2
33,3
33,3
4,2
Làm đối chứng
25
16
32
36
16
 Chuyên đề này tôi đã trình bày trước hội đồng sư phạm giáo viên nhà trường ngày 10 tháng 3 năm 2013.
Các năm sau học sinh khá giỏi luôn đạt tỉ lệ trên 70 %. Học sinh không bị quên, bị lúng túng khi sử đồ dùng để học tập địa lí.
Từ bài học về địa lý địa phương các em cụ thể hóa các kiến thức địa lý đã học, có khả năng phán đoán các đối tượng địa lý, thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa các yếu tố địa lí: quan hệ giữa vị trí địa lý đến khí hậu đến cảnh quan, đến sinh vật, đất đai, sông ngòi, đến đời sống, sinh hoạt của con người (hiểu được một thành phần thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác). 
 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, say mê nghiên cứu, ý thức tự giác học tập, thích tìm hiểu, khám phá khoa học.
 - Thấy được sự cần thiết và trách nhiệm của mỗi con người với việc bảo vệ môi trường, đặc biệt việc bảo vệ tài nguyên khí hậu.
 - Rèn kỹ năng quan sát, đọc, những kiến thức được học sinh phải tự phân tích, tự đưa ra nhận xét, kết luận nên sẽ hiểu nhanh và nhớ lâu.
 VII. điều kiện để áp dụng đề tài: 
- Tất cả các trường, mọi giáo viên giảng dạy bộ môn Địa lý đều thực hiện được dựa vào hệ thống đồ dùng dạy học, tư liệu địa lý địa phương và bối cảnh thực tế của địa bàn nơi trường đóng.
- Nhiều năm qua Sở GD&ĐT đã đầu tư cho các trường rất nhiều về thiết bị đồ dùng dạy học: hệ thống bản đồ, tranh ảnh địa lý, mô hình.
- Sở GD, phòng, trường, phòng đã phát động phong trào giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm dạy và học cho tất cả các bộ môn, các vấn đề về dạy, học(có tuyên dương, khen thưởng và đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua) để giúp giáo viên cải tiến phương pháp dạy học và tự hoàn thiện kiến thức của bộ môn giảng dạy.
- Vào đầu mỗi năm học các đơn vị giáo dục từ thấp đến cao đều tổ chức các chuyên đề bàn về phương pháp dạy học bộ môn địa lý, dạy thực nghiệm cho giáo viên giảng dạy địa lý ở các trường tham khảo đã đem lại hiệu quả thiết thực.
VIII. Kết luận đề nghị:
A. Kết luận:
Để việc giảng dạy và học tập môn địa lý THCS hiệu quả cao hơn cần:
- Giảm chữ, tăng hình vẽ, tranh ảnh, bảng biểu, bản đồ.
- Trước khi soạn giáo án giáo viên nên nghiên cứu tất cả các đồ dùng như tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, hình vẽ trong SGK và tư liệu địa lí để tìm hiểu cách thể hiện nội dung bài đó qua đồ dùng trực quan, từ đó xác định những đồ dùng còn thiếu cần bổ sung và có phương pháp dạy học sẽ được áp dụng cụ thể vào từng chương, từng bài, từng mục của bài.
- Sau khi tìm hiểu nội dung và phương pháp dạy học từ đồ dùng trực quan (kênh hình) mới đọc đến kênh chữ để nắm chắc kiến thức cơ bản, định hướng cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới, rèn kỹ năng, giáo dục tư tưởng, nhân cách, ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
- Việc giảng dạy địa lý địa phương không phải chỉ gói gọn trong 4 tiết theo phân phối chương trình mà cần phaair xuyên suốt chương trình địa lý THCS. Đến những nội dung học có liên quan giáo viên cần gắn vấn đề môi trường của địa phương để các em nghiền ngẫm, phát hiện và tìm giải pháp. Các vấn đề về môi trường trở nên cần thiết, cấp bách của mỗi cá nhân, khu vực và toàn thế giới.
B. Đề nghị:
 Qua kết quả thực nghiệm sư phạm và thực tế giảng dạy 3 năm qua ở trường tôi. Tôi nhận thấy để giảng dạy và giáo dục tốt vấn đề tích hợp bảo vệ môi trường ở phần địa lý địa phương môn địa lí trung học cơ sở, giáo viên và học sinh đều phải thuần thục kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học để việc học tập và giảng dạy bộ môn thêm hiệu quả.
- Mỗi giáo viên cũng cần phải cố gắng khắc phục khó khăn, đọc sách tham khảo, tìm thêm tư liệu trên mạng, hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và đưa ra các giải pháp giải quyết các vấn đề về môi trường ở gia đình, lớp học, địa phương để bài học thêm sinh động, thực tiễn..
- Việc sử dụng đồ dùng trực quan trong bài dạy phải được kết hợp cùng các phương pháp giảng dạy khác như vấn đáp, thảo luận nhóm, tự nghiên cứu, học tập cá nhân thì hiệu quả sẽ cao hơn.
- Đầu tư cơ sở vật chất để tổ chức các buổi tham quan các cơ sở sản xuất, các bệnh viện trong tỉnh để thấy được các vấn đề môi trường, nếu chỉ vì quyền lợi trước mắt, quyền lợi cá nhân mà làm tổn hại đên môI trường thì bản thân ta, con cháu ta sẽ nhận được hậu quả khó lường. Bảo vệ môI trường chính là bảo vệ bản thân ta. 
Hy vọng rằng với bài viết này mọi người đều cố gắng giảng dạy tốt hơn nội dung địa lý địa phương, mọi người, mọi nhà sẽ cùng nhau hình thành nếp sống văn minh hơn, xây dựng thành phố Hưng Yên xanh - sạch - đẹp hơn.
 Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày bài viết này đề nghị hội đồng khoa học các cấp xem xét và phổ biến cho giáo viên giảng dạy bộ môn địa lí THCS tham khảo để chất lượng giảng dạy bộ môn ngày càng cao hơn.
 Tôi xin trân trọng cảm ơn !
(Đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng khoa học các cấp).
 Hoàng Hanh, ngày 10 tháng 03 năm 2014
Người thực hiện
Phạm Thị Mai
 Tài liệu tham khảo
1. Tài liệu Địa lý 6 ;7 ;8 ;9 ; Địa lý tỉnh Hưng Yờn
2. Tài liệu hướng dẫn giảng dạy địa lý 6 ; 7 ; 8 ; 9.
3. Tài liệu hướng dẫn Giáo dục bảo vệ môi trường môn Địa lý THCS.
4. Luật bảo vệ môi trường(số 52-2005/QĐ11)
5. Một số thông tư, nghị định của chính phủ về bảo vệ môi trường.
Xác nhận của hội đồng khoa học trường:
Tổng điểm: .................................................. 
Xếp loại: ....................................................
 Thay mặt hội đồng khoa học trường 
 Chủ tịch - Hiệu trưởng
 XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHềNG GD& ĐT 
Tổng điểm: .................................................. 
Xếp loại: ....................................................
 Thay mặt hội đồng khoa học 
 CHỦ TỊCH - TRƯỞNG PHềNG GD&ĐT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD& ĐT 
Tổng điểm: .................................................. 
Xếp loại: ....................................................
 Thay mặt hội đồng khoa học 
 Chủ tịch - GIÁM ĐỐC SỞ GD&ĐT
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docSKKN_Mai - 2014.doc
Sáng Kiến Liên Quan