Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh trường Tiểu học Phú Thủy

 Trong những năm cuối của thập kỷ XX và những năm đầu của thập kỷ XXI, giáo dục Việt Nam đã có những bước tiến triển đáng kể, đạt được những thành tựu hết sức cơ bản .Tuy nhiên trong những thành tựu đạt được đó thì giáo dục Việt Nam lại có những khiếm khuyết vô cùng lớn đó là chất lượng giáo dục hạn chế và có chiều hướng giảm sút khó lường. Giáo dục Việt Nam đang đứng trước những thách thức to lớn trước thời hội nhập. Nắm bắt được những tồn tại thiếu sót cơ bản đó, bước vào năm học 2006 -2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có cuộc vận động “ Nói không với tiếu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” . Đây là cuộc vận động lớn được Bộ GD- ĐT chính thức phát động vào ngày 31/7/2006 đã gây được sự chú ý , quan tâm đặc biệt của dư luận xã hội, lãnh đạo Đảng , Chính quyền các cấp từ TW đến cơ sở, của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ,của phụ huynh và toàn thể học sinh.

Cuộc vận động được xác định là khâu đột phá, làm tiền đề cho ngành giáo dục tự khẳng định mình, phấn đấu vươn lên , xoá bỏ những tiêu cực đang tồn tại, thực hiện sự đổi mới vì sự phát triển của nước nhà , vì vinh dự và trách nhiệm của mỗi nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục , vì tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lacduong21 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải quyết sự bất cập qua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với năng lực thực tế của học sinh trường Tiểu học Phú Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh, của lãnh đạo chính quyền địa phương và của cơ quan lãnh đạo chuyên môn đối với tập thể nhà trường. Giúp cho mọi người nhìn nhận đúng đắn về năng lực giảng dạy của giáo viên , năng lực quản lý chỉ đạo của tập thể ban giám hiệu . Từ đó tạo được niềm tin thật sự của xã hội cho công tác giáo dục , vì thế uy tính của người thầy lại tiếp tục được tôn vinh.
Thứ tư : Củng cố được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể hội đồng sư phạm , tạo được niềm tin thực sự cho đội ngũ giáo viên về năng lực , quản lý , chỉ đạo của tập thể Ban giám hiệu nhằm thực hiện tốt nghị quyết hội nghị cán bộ giáo viên và nhiệm vụ năm học 2007 -2008 đề ra.
Thứ năm: Cuộc vận động “ hai không “ với 4 nội dung mà Bộ giáo dục phát động đi vào cuộc sống và được toàn xã hội đồng tình ủng hộ . Đây là việc làm đầy ý nghĩa để xây dựng đất nước phồn thịnh vững bước đi vào nền kinh tế tri thức mà cả khu vực và thế giới đã và đang thực hiện.
 III.Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết.
 Trong quá trình thực hiện cuộc vân động “ hai không “ trong đó có nội dung “ Nói không với tình trạng học sinh không đạt chuẩn lển lớp”( ngồi nhầm lớp) . Chúng tôi đưa ra phương án giải quyết sau:
Phương án :
 Lập danh sách học sinh không đạt chuẩn ở các khối lớp trong kỳ kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2007-2008 . Cho các em này được tiếp tục theo học bình thường . Hiệu trưởng , và toàn thể giáo viên lập và tìm ra những giải pháp , biện pháp thiết thực , triển khai kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh yếu kém , khắc phục tình trạng học sinh( ngồi nhầm lớp ). 
 Thực hiện phương án này có ưu điểm và hạn chế sau:
*Ưu điểm:
Tạo tâm lý học tập , tu dưỡng rèn luyện cho toàn thể học sinh , có điều kiện thuận lợi để học sinh thực sự nổ lực phấn đấu trong tự ôn tập và tự kiểm định kiến thức mới bằng những giải pháp , biện pháp mà đội ngũ giáo viên thực hiện giảng dạy , hiệu trưởng thực hiện quản lý chỉ đạo . Như thế hy vọng sẽ được học , được đến trường của những đối tượng này được khơi dậy .
Phụ huynh , chính quyền địa phương và lãnh đạo chuyên môn các cấp có sự tin tưởng bằng hoạt động chuyên môn của nhà trường . Tiếp tục tạo được uy tín và nghề dạy học lại được tôn vinh .
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên dạy chuyên biệt ở các khối lớp có định hướng bồi dưỡng, phụ đạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thực chât , yên tâm tới tỷ lệ chất lượng đã được giao trong nghị quyết , kế hoạch thực hiện năm học 2007-2008 .
Nâng cao chất lượng giáo dục có độ tin cậy cao , hạn chế tối đa học sinh yếu kém , chấm dứt tình trạng học sinh không đạt chuẩn lên lớp ; bảo đảm được nề nếp kỷ cương trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dạy học trong nhà trường tiểu học .
Giáo dục bồi dưỡng được những thế hệ trẻ có đủ trình độ , năng lực , trí tuệ để tiếp tục học lên các cấp học khác.
 Tập thể ban giám hiệu nhà trường rút được kinh nghiệm để lập lại kỹ cương trong kiểm tra đánh giá chất lượng một cách thực chất .
Giải quyết hợp lý và thoả đáng các mâu thuẩn nảy sinh trong nội bộ nhà trường 
* Hạn chế:-Giáo viên chủ nhiệm rất vất vả để ôn luyên lại kiến thức của lớp học trước , thậm chí phải dạylại kiến thức của lớp học trước đồng thời phải dạy kiến thức lớp mới , tạo cho họ tâm lý nặng nề .
Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình học sinh hết sức chặt chẽ mới hoàn thành được công việc . Thế nhưng đối với vùng nông thôn thì việc quan tâm của phụ huynh thật hạn chế do đó cũng gây không ít khó khăn cho nhà trường.
Đầu tư nhiều công sức , thời gian , kinh phí để thực hiện công việc này.
 IV.Lập các biện pháp,giải pháp thực hiện .
Căn cứ để lập kế hoạch thực hiện :
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện một cách nghiêm túc cuộc vận động thực hiện “ Hai không” do Bộ GD-ĐT phát động , chúng ta phải thực sự coi trọng khâu kiểm tra đánh giá . Về mặt giáo dục , việc kiểm tra đánh giá một cách nghiêm túc sẽ tạo cho học sinh thực sự có ý thức tự học , cố gắng vươn lên trong học tập, nâng cao tính tự giác, tự lực, khắc phục tình trạng chủ quan , ỷ lại, để đạt kết quả học tập tốt hơn .
Căn cứ vào luật giáo dục năm 2005 và điều lệ trường tiểu học năm 2007 ; trên cơ sở các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ GD và sở GD-ĐT , căn cứ vào công văn số 22/GDTH ngày 14/9/2007 của Phòng GD về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007 –2008 , dựa trên cơ sở nghị quyết hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2007 - 2008 của trường Tiểu học Phú Thuỷ . Căn cứ vào quyết định số 16 / QĐ-BGD-ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông và quyết định 30/QĐ - BGD-ĐT -GDTH về đánh giá chất lượng học sinh tiểu học . Trên cơ sở tình hình thực tiễn của trường tiểu học Phú Thuỷ để lập kế hoạch lựa chọn những biện pháp ,giải pháp phù hợp thực hiện.
Các giải pháp , biện pháp chống yếu kém nhằm giải quyết sự bất cập.
 Sau kết quả khảo sát, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp và biện pháp cụ thể để bồi dưỡng , phụ đạo học sinh yêu kém , giải quyết dứt điểm tình trạng học sinh (ngồi nhầm lớp)như sau: 
 2.1. Công tác quản lí chỉ đạo của Hiệu trưởng.
Bố trí phần hành cụ thể cho CBQL: 
+ Đ/C Hiệu trưởng: Phụ trách chung, chỉ đạo chuyên môn khối 5
+ Đ/C Phó hiệu trưởng1: Phụ trách chuyên môn, chỉ đạo chuyên môn khối 3,4.
+Đ/C Phó Hiệu trưởng2: Phụ trách hoạt động ngoài giờ , chỉ đạo chuyên sâu khối 1,2 và các hoạt động khác.
Tổ chức tốt công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ sư phạm về cả chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch cụ thể về công tác thao giảng, dự giờ, đảm bảo đầy đủ các môn học, đầy đủ đối tượng giáo viên. Qua thao giảng, dự giờ, cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời, tránh hiện tượng dự giờ nhưng ngại góp ý hoặc góp ý xây dựng một cách nể nang, thiếu kiên quyết.
Lập hồ sơ xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi dưỡng, phụ đạo học sinh yếu kém cho cả năm học và sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ ( kế hoạch thống nhất từ Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và tổ trưởng chuyên môn và toàn thể giáo viên). Sau mỗi đợt cần đánh giá rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời. Trong kế hoạch phải xác định được mục tiêu và giải pháp và theo dõi cụ thể đối tượng của từng lớp, từng khối.
Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, xây dựng quy trình chỉ đạo dạy phụ đạo học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp. Trong quy trình cần xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung cụ thể và có sổ theo dõi cho từng khối lớp nhằm quản lý chặt chẽ kế hoạch phụ đạo của giáo viên.
Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện của các bộ phận được phân công và của giáo viên trong đó tập trung vào kỹ năng lập kế hoạch dạy học,trong kế hoạch dạy học phải thể hiện xác định rõ mục tiêu kiến thức,kỹ năng cần đạt cho từng loại đối tượng, quá trình dạy trên lớp phải tổ chức hoạt động cụ thể cho từng loại đối tượng tránh tình trạng giao việc chung chung . Quá trình bồi dưỡng cá biệt ngoài giờ chính khoá, chỉ đạo bố trí sơ đồ chỗ ngồi, kiểm tra thực hiện sơ đồ chỗ ngồi.
 Hiệu trưởng bổ trí BGH dạy đều tất cả các lớp dể nắm bắt tình hình học tập của học sinh ,từ đó có định hướng giúp đỡ cho giáo viên trong công tác chống yếu lõi.
Hiệu trưởng trực tiếp bố trí gời dạy thao giảng cho các khối ,bố trí việc dự giờ của BGH và Tổ trưởng chuyên môn. 
Bố trí phân công giáo viên đảm nhiệm công việc đúng năng lực, sở trường tránh hiện tượng bố trí giáo viên nhầm chỗ từ đó không phát huy hết năng lực hoặc không đảm đưong nổi công việc của mình.
Thiết lập thống nhất bộ hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của từng học sinh, của từng lớp đối với đối tượng học sinh yếu kém, ngồi nhầm lớp.
Tổ chức ra đề, kiểm tra định kỳ đảm bảo đúng chuẩn kiến thức quy định, không hạ thấp hoặc nâng cao. Trong quá trình kiểm tra phải phân loại đối tượng, bố trí các loại đối tượng phù hợp để học sinh phát huy hết năng lực của mình. Chỉ đạo chấm kiểm tra chặt chẽ, đúng quy định, đúng biểu điểm. Tổ chức chấm lại 10% số bài học sinh đặc biệt phải chấm lại toàn bộ bài KTĐK của HS yếu kém để tìm ra những điểm yếu kém cần khắc phục cần bồi dưỡng. 
Bố trí CBQL trực tiếp kiểm tra các nội dung đánh giá trực tiếp như đọc kỹ thuật, đọc phiếu.
Kiên quyết không bố trí giáo viên trong cùng tổ,khối thực hiện coi KT và chấm KT học sinh khối đó.
Sau mỗi đợt KTĐK tổ chức họp toàn thể phụ huynh học sinh để GVCN thông báo kết quả KTĐK, cho phụ huynh trực tiếp xem bài KTĐK của con mình,tiến hành ký xác nhận vào bài kiểm tra.Phối hợp với GVCN tìm biện pháp giáo dục giúp đỡ.
Làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội. Trong đó, cần quan tâm phối hợp với hội cựu giáo chức, báo cáo cụ thể, tranh thủ sự hỗ trợ của cựu giáo chức trong việc vận động, giáo dục cụ thể từng đối tượng.
Phối hợp với hội cha mẹ học sinh để có biện pháp tuyên truyền giáo dục phù hợp. Tạo ra sự đồng thuận trong việc thực hiện cuộc vận động “Hai không”.
Phối hợp với ban chấp hành công đoàn để triển khai cuộc vận động “Hai không” và cuộc vận đông “Kỹ cương- Tình thương - Trách nhiệm”.
Tạo lập quy chế thi đua, gắn thi đua với chất lượng và số lượng, kiên quyết không được chạy theo thành tích hoặc không được buông thả, đẩy lùi tư tưởng chủ quan trung bình.
Xây dựng quy chế khuyến học, khuyến tài, kịp thời nhằm tạo được ý thức phấn đấu của giáo viên và học sinh.Lấy kết quả KTĐK đợt 1 làm căn cứ xâydựng đề án thưởng cho học sinh và giáo viên,Cụ thể cho từng môn:
 	*Học sinh có điểm từ 1-2 vươn lên đạt diểm TB hoặc khá thưởng 40.000đ
 *Học sinh có điểm 3 vươn lên đạt diểm TB hoặc khá thưởng 30.000đ
 *Học sinh có điểm 4 vươn lên đạt diểm TB hoặc khá thưởng 20.000đ
 ( Lưu ý: Chỉ thưởng vào thời điểm cuối đợt 2 và cuối đợt 4,trong năm học có học sinh xuất hiện yếu GVCN tự giải quyết)
 Kinh phí trên đã được lãnh đạo trường tham mưu với hội khuyến học xã trích từ quỹ khuyến học, khuyến tài của xã để chi thưởng.
 2.2.Giải pháp của Tổ chuyên môn:
Tăng cường công tác chỉ đạo bồi dưỡng trực tiếp cho đội ngũ bằng nhiều hình thức: Bồi dưỡng về phương pháp dạy học, kĩ năng thiết kế bài dạy, thường xuyên ôn luyện các công văn hướng dẫn, chuẩn kiến thức, kĩ năng cơ bản cần đạt theo quyết định 16, Công văn 896 và Quyết định 30.
Tổ chức tốt thao giảng chuyên đề về phương pháp dạy học cho từng môn học cụ thể. Định hình được cách dạy, cách học của từng loại bài, trong đó định rõ biện pháp kĩ thuật của GV về tạo cơ hội và cách tiếp cận kèm cặp, giúp đỡ tiếp sức cho HS yếu kém trong từng tiết học trên lớp. Hội thảo các chuyên đề “ Giữ vở sạch, viết chữ đẹp”; “ Bồi dưỡng học sinh giỏi,phụ đạo học sinh yếu kém”,”kinh nghiệm tiếp cận phụ huynh học sinh yếu kém”.
Chủ động xây dựng kế hoạch thao giảng, dự giờ tập trung vào các tiết thực hành, phụ đạo bồi dưỡng. Sau thao giảng dự giờ cần rút kinh nghiệm cụ thể rút ra điều làm được, điều cần bổ sung rút kinh nghiệm. Ngoài ra bố trí cho tổ trưởng, tổ phó dự đều các thành viên trong tổ và dự đều các môn học để có biện pháp tiếp sức cho cho GV trong tổ mình.
Theo dõi chặt chẽ số lượng HS yếu kém từng lớp, có chương trình phụ đạo bồi dưỡng phù hợp, thống nhất trong tổ song phải phù hợp với đối tượng của lớp.
Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ theo hướng, trao đổi kinh nghiệm, lựa chọn nội dung ôn luyện, thực hành, bồi dưỡng.
Thường xuyên kiểm tra hồ sơ theo dõi HS yếu kém của GV trong tổ, tiến hành kiểm tra chấm chữa của GV đối với tất cả các loại đối tượng, trong đó tập trung kĩ hơn vào đối tượng yếu kém.
Tích cực chỉ đạo tham gia sinh hoạt chuyên môn liên trường để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
 2.3.Giải pháp của giáo viên:
Sau kết quả phân loại đối tượng đầu năm, qua đợt KTĐK lần1 , GV phải phân định rõ từng loại đối tượng cụ thể như: yếu từng nội dung, từng kĩ năng, từng môn một cách chính xác. Cụ thể là yếu phần nào, đến mức độ nào, sau đó ghi chép vào sổ hồ sơ theo dõi HS yếu kém.
Trong quá trình soạn bài, chuẩn bị bài GV phải xem đây là việc làm cần thiết và phải thực hiện nghiêm túc tránh máy móc, chép lại giáo án. Giáo viên phải nghiên cứu kỹ SGK, SGV, dựa trên đối tượng cụ thể của lớp mình để xác định mục tiêu cần đạt cho mỗi loại đối tượng. Trong phần mục tiêu cần ghi rõ yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng cho từng loại đối tượng. Trong các nội dung hoạt động cần bố trí thời gian hợp lí cho mỗi thời gian hoạt động, định rõ thời gian cần làm cho mỗi hoạt động. Trong hoạt động cần xác định phần nào cần khắc sâu, chốt kĩ. Xác định đối tượng cần quan tâm và quan tâm ở nội dung nào ,mức độ nào độ nào.
Hoạt động dạy học trên lớp phải thể hiện được vai trò GV là điều hành dẫn đắt chứ không làm thay nói hộ, tạo cơ hội cần thiết cho học sinh đối tượng yếu kém được chứng tỏ mình, không dạy theo lối phát vấn cho đối tượng khá, giỏi. Cần lưu ý tối đa đến đối tượng yếu, kém bằng hai hình thức: GV theo dõi giúp đỡ, Đôi bạn cùng tiến giúp đỡ.Qua mỗi đợt phải xem xét thay đổi đôi bạn cùng tiến cho phù hợp.
Bố trí sắp xếp hợp lí đến các đối tượng cần quan tâm ở những nơi thuận tiên nhất để được theo dõi, bố trí chỗ ngồi đảm bảo yêu cầu Đôi bạn cùng tiến, sau mỗi học kì cần hoán đổi vị trí sao cho hợp lý để tránh tình trạng HS nhờ nhau mà GV không kiểm soát được.
Bố trí thời gian bồi dưỡng phụ đạo thích hợp kể cả trong giờ dạy, ngoài ra tranh thủ thời gian cuối giờ, hay ngày nghỉ để bồi dưỡng phụ đạo thêm cho HS cá biệt ( đây là vấn đề cốt lõi để chống HS ngồi nhầm lớp). Nội dung phụ đạo bồi dưỡng cuối buổi hoặc ngày nghỉ phải được GV ghi nhật kí vào một quyển sổ, HS thực hiện một loại vở riêng và phải được sự đồng ý cho phép của Hỉệu trưởng.
Công tác kiểm tra chấm chữa: Thực hiện tốt quy định chấm chữa của chuyên môn, đảm bảo chấm chính xác, sửa lỗi kĩ lưỡng ở từng bài. Riêng đối với HS yếu kém, GV cần chấm và sửa lỗi thật kĩ, tạo mẫu cần thiết để HS thực hiện, tránh hiện tượng sợ không đạt vở sạch, chữ viết đẹp mà bỏ quên số đối tượng này.
Thái độ chăm sóc HS nói chung phải đảm bảo tác phong mô phạm, tôn trọng nhân cách HS. Riêng đối với HS yếu kém cần có sự động viên khích lệ, tạo cơ hội, tạo điều kiện để HS chứng tỏ mình, không nhục mạ, chì chiết hoặc bỏ quên.
Công tác phối kết hợp với Hội cha mẹ HS và phụ huynh HS cũng được quan tâm đúng mức. Giáo viên cần liên hệ chặt chẽ với phụ huynh bằng phiếu liên lạc hoặc đến trực tiếp tạo điều kiện để phụ huynh quan tâm, tránh tình trạng gọi phụ huynh đến để trút hết sự yếu kém của HS hoặc đổ lỗi cho phụ huynh là cho phụ huynh thiếu kết hợp.
Hồ sơ theo dõi HS phải được cập nhật đầy đủ theo từng tháng, từng đợt. Trong quá trình thực hiện cần ghi nhận xét chính xác sự tiến bộ hoặc có những biểu hiện sa sút của HS. Hồ sơ được lưu giữ và chuyển giao các lớp đầy đủ. Đây là một trong những hồ sơ quan trọng để tiếp tục chống yếu lõi, chống ngồi nhầm lớp. 
. V . KếT QUả ĐạT ĐƯợC :
	Sau một năm triển khai thực hiện kế hoạch “Bồi dưỡng ,chống yếu lõi học sinh yếu kém”và kinh nghiệm chỉ đạo “Giải quyết sự bất cậpqua yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dụcvới yêu cầu thực tế chất lượng của học sinh” đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi, đó là :Phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến chất lượng học tập của con em mình,học sinh tự giác và có ý thức học tập tốt hơn không có tư tưởng ỷ lại ,lười học,chất lượng giáo dục dược đánh giá thực chất và được nâng cao hơn.Cụ thể:
	*Chất lượng giáo dục đạo đức, văn hóa được thể hiện:
Khối lớp
Các mặt
Loại
Hạnh kiểm
Học lực
Đạt
Cha đạt
Toán
Tiếng Việt
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Giỏi 
665
100
0
0
372
57.1
345
53.0
Khá 
182
28.0
277
42.5
TB 
92
14.1
29
4.5
Yếu
5
0.8
0
0
- Học sinh giỏi lớp : 95 em
- Học sinh tiên tiến : 193 
So với đầu năm:
Môn Tiếng Việt: yếu 0 em ,giảm 4,6%
Môn Toán : yếu 5 em tỷ lệ 0,8% giảm 11%
 VI. bài học kinh nghiệm :
Để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng yêu câu chất lượng học sinh , chất lượng đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp , chất lượng cán bộ quản lý trong các trường tiểu học nhằm đảm bảo mục tiêu giáo dục , đáp ứng sự đòi hỏi ngày càng cao về nâng cao chất lượng giáo dục thực chất , thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động , các chủ trương lớn của ngành , đặc biệt là cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung để lập lại kỷ cương nền nếp dạy và học trong các cơ sở giáo dục nói chung nhất là trong các trường tiểu học nói riêng ( Đây là bậc học nền tảng). Qua thực tiễn công tác quản lý, chỉ đạo và thực tế giải quyết sự bất cập của học sinh yếu kém, bản thân tôẩpút ra một số bài học:
* Đối với người giáo viên đứng lớp: Tích cực học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, không ngừng nâng cao hiểu biết về lý luận chính trị trình độ tay nghề. Hết lòng thương yêu học sinh, quan tâm giúp đỡ học sinh tận tình, đánh giá đúng thực chất năng lực học của học sinh, tránh vị nể hoặc thương hại học sinh, thường xuyên cải tiến phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng thực tế lớp mình phụ trách.
*Đối với phụ huynh: Cần quan tâm hơn nữa trong việc chăm lo giáo dục con em tránh hiện tượng khoán trắng cho nhà trường về chất lượng học tập của con em mình.
*Đối với chính quyền địa phương: Sớm hình thành quy chế, sử dụng quỹ khuyến học để thực hiện không những khuyến tài mà cần thực hiện công tác khuyến học đối với học sinh có nhiều cố gắng từ yếu vươn lên trung bình hoặc khá xây dựng ( xây dựng quỹ khen thưởng cho những học sinh này).
* Đối với người Hiệu trưởng: Không ngừng học tập, tu dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ quản lý, xử lý công việc, thực hiện xây dựng nề nếp, kỷ cương nhà trường. Tổ chức thực hiện tốt các cuộc vận động. Quản lý chặt chẽ kết quả đánh giá xếp loại học sinh của giáo viên cói chung, giáo viên chủ nhiệm nói riêng. Thực sự mẫu mực trong mọi lĩnh vực.
* Cần có sự nhạy bén trong xử lý công việc, chống tư tưởng trì trệ, né tránh. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng hoạt động của giáo viên trong mọi công việc. Xây dựng, củng cố được khối đoàn kết nhất trí trong tập thể sư phạm.
VIi.Kết luận 
Nền giáo dục Việt Nam với vị trí là quốc sách hàng đầu, đảm bảo mục tiêu nang cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Con đường cơ bản đào tạo, bồi dưỡng các thế hệ con người có đủ bản lĩnh để đưa dân tộc chúng ta vượt qua những nguy cơ tụt hậu so với phát triển cao trong thời đại nền kinh tế thị trường. Với vị trí đặc biệt ấy của ngành giáo dục, với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ thành những người chủ nhân tương lai của đất nước, phục vụ cho công cuộc CNH – HĐH, nhằm thực hiện mục tiêu nêu trong nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra. “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội bằng, dân chủ văn minh”. Việc nâng cao chất lượng giáo dục, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần thiết và rất quan trọng: Bởi vì nó tạo ra sản phẩm đặc biệt – Những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có lòng tự hào dân tộc, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có đầy đủ trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo. Đặc biệt với học sinh trường tiểu học, như mục tiêu giáo dục đặt ra đó là cấp học nền tảng, hình thành nhân cách, phẩm chất đặc biệt cho con người, tạo những cơ sở ban đầu để các em tiếp tục học lên các cấp học khác.
Do vậy chất lượng trong các trường tiểu học được xem là mục tiêu cần thiết, ưu tiên hàng đầu để đánh giá chất lượng, năng lực đội ngũ giáo viên, đánh giá năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể ban giám hiệu mà đứng đầu là Hiệu trưởng. Chính vì tầm quan trọng của nó đòi hỏi cần nhìn nhận khách quan về năng lực học tập thực tiễn và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay để tập thể sư phạm đưa ra những biện pháp, giải pháp hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường học cụ thể nhằm không ngừng nâng cao chất lượng dạy học một cách thực chất, có độ tin cậy cần thiết. Tạo cho các em học sinh có cơ hội được học tập để sớm trở thành những người có ích cho xã hội, tạo được niềm tin cho nhân dân, cho phụ huynh vào nền giáo dục của các trường tiểu học.
 Từ nội dung nêu trên đòi hỏi người Hiệu trưởng , tập thể hội đồng sư phạm thật sự năng động sáng tạo, có tâm huyết thực sự với nghề giáo dục, có lòng vị tha, có tính nhân văn cao cả để làm tốt công việc dạy học nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không”, từng bước nâng cao chất lượng một cách thực chất để chấn hưng nền giáo dục nước nhà./.
 Lê Văn Cưỡng
 Hiệu trưởng trường tiểu học Phú Thuỷ

File đính kèm:

  • docGiai quyet su bat cap... Le Van Cuong- TH PHU.doc
Sáng Kiến Liên Quan