Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn sáng kiến

 Mĩ thuật là môn học đặc trưng, giúp học sinh biết cách cảm thụ cái đẹp, yêu cái đẹp, từ đó tạo ra cái đẹp và vận dụng cái đẹp vào cuộc sống, đồng thời môn học này đã góp phần cùng với các môn học khác giáo dục học sinh phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mĩ.

Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai Dự án Hỗ trợ Giáo dục Mĩ thuật cấp Tiểu học( gọi tắt là SAEPS) về đổi mới phương pháp giảng dạy mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực (gọi tắt phương pháp dạy học mĩ thuật mới). Sau thời gian thử nghiệm tại các trường tiểu học ở một số tỉnh, thành phố, tại các vùng miền trên cả nước, dự án SAEPS đã chứng tỏ tính ưu việt và phù hợp với nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Năm học 2016 – 2017, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quảng Trạch triển khai dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới trên địa bàn toàn huyện. So với phương pháp truyền thống, phương pháp mới này có nhiều ưu điểm nổi trội. Tại cuốn sách “Tài liệu dạy học mĩ thuật dành cho giáo viên tiểu học” của dự án SAEPS đã chỉ rõ: những quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo, hình thành và phát triển ba năng lực cốt lõi (sáng tạo mĩ thuật và qua đó biểu đạt bản thân; hiểu, cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm; giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm).

 

doc20 trang | Chia sẻ: hoahong.90 | Lượt xem: 9139 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hỏi thì mời các em cử đại diện báo cáo trước lớp để rút ngắn thời gian). Từ đó nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bạn để tạo sản phẩm nhóm. Như thế các em chủ động giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn, trợ giúp khi cần thiết của giáo viên, các em có cơ hội trao đổi, nêu ra suy nghĩ của bản thân và cùng đi đến thống nhất ý kiến chung trong nhóm, trước lớp.
2.2.2.3. Tổ chức thảo luận nhóm thật sự có hiệu quả trong các giờ học Mĩ thuật
	Phương pháp thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học mà học sinh được phân chia thành từng nhóm nhỏ riêng biệt, chịu trách nghiệm về một mục tiêu duy nhất, được thực hiện thông qua nhiệm vụ riêng biệt của từng người. Các hoạt động cá nhân được tổ chức lại và liên kết hữu cơ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung. Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu điểm như: Học sinh được nêu quan điểm của mình, được nghe quan điểm của bạn khác trong nhóm, trong lớp; được trao đổi, bàn luận về các ý kiến khác nhau và đưa ra lời giải tối ưu cho nhiệm vụ được giao của nhóm. Qua cách học đó, kiến thức của học sinh sẽ bớt phần chủ quan, phiến diện. Các thành viên trong nhóm chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức và học hỏi lẫn nhau. Kiến thức trở nên sâu sắc, bền vững, dễ nhớ và nhớ nhanh hơn do được giao lưu, học hỏi giữa các thành viên trong nhóm, được tham gia trao đổi, trình bày vấn đề. Học sinh hào hứng hơn khi có sự đóng góp của mình vào thành công chung của cả nhóm.
Nhờ không khí thảo luận cởi mở, những em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn, các em được trình bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn. Từ đó, giúp các em dễ hòa nhập vào cộng đồng, tạo cho các em sự tự tin trước mọi người, hứng thú trong học tập, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển.
Các bước khi tổ chức thảo luận nhóm như sau:
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
 - GV giới thiệu chủ đề thảo luận , xác định nhiệm vụ 
 - Giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc cho các nhóm (phân công khi cần thiết, chẳng hạn như tìm hiểu sự vật ngoài trời)
 - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm ( nếu cần).
Bước 2. Làm việc theo nhóm
 - Nhóm trưởng phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập hoàn thành nhiệm vụ được giao.
 - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm để thống nhất ý kiến chung
 - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước lớp
 - Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm.
 - Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
 - GV tổng kết và nhận xét, đặt vấn đề tiếp theo.
Từ khi vận dụng mô hình trường học mới(VNEN), vào đầu năm học, tôi hướng dẫn cho các nhóm cách tổ chức thảo luận nhóm, tập cho các em làm một cách thành thạo các bước thảo luận nhóm, đặc biệt là chú trọng bồi dưỡng nhóm trưởng để các em có thể luân phiên nhau, từ đó giúp các em hoạt động nhóm một cách tích cực, đều tay. Khi các em đã hoạt động nhóm thành thạo, tôi giao việc và học sinh tự giác giải quyết các vấn đề dưới sự điều hành của chủ tịch hội đồng quản trị và nhóm trưởng, giáo viên chỉ hỗ trợ khi học sinh cần cứu trợ.
Ví dụ: Ở chủ đề Sự chuyển động của dáng người, lớp 4. Chủ đề này gồm 3 tiết, ở tiết thứ nhất, giáo viên đã tổ chức cho học sinh học đến hoạt động thực hành cá nhân, học sinh đã hoàn thành sản phẩm cá nhân (là hình dáng người). Đến tiết thứ hai của chủ đề, các em sẽ lựa chọn nội dung chủ đề cho nhóm mình và cùng nhau tạo sản phẩm nhóm, tôi tổ chức như sau:
Bước 1. Làm việc chung cả lớp
Giáo viên giới thiệu: Để giúp các em lựa chọn được nội dung chủ đề, lựa chọn hình ảnh, chất liệu, mời các em thảo luận nhóm nội dung phiếu học tập. Tôi giao phiếu học tập cho các nhóm, phiếu có nội dung:
PHIẾU HỌC TẬP
 Từ những hình dáng người đã tạo được ở tiết trước, các em hãy thảo luận nhóm 4 những nội dung sau:
 1.Nhóm em chọn nội dung chủ đề gì để tạo sản phẩm nhóm?
2.Ngoài hình dáng người, các em sẽ tạo thêm những hình ảnh gì?
 3.Ngoài đất nặn, nhóm em sử dụng thêm những chất liệu gì?
Các em thảo luận trong thời gian 4 phút, hướng dẫn các nhóm trưởng cử thư kí ghi lại kết quả thảo luận, nhóm trưởng nêu lần lượt từng yêu cầu và mời các bạn chia sẻ ý kiến cá nhân. Hướng dẫn các em tôn trọng ý kiến của tất cả các bạn, sau đó cùng trao đổi đi đến thống nhất kết quả chung của nhóm (đối với đầu năm).
 Bước 2. Làm việc theo nhóm 
- Nhóm trưởng nêu lần lượt các yêu cầu, các cá nhân chia sẻ theo suy nghĩ của bản thân, thư kí ghi nhanh ý kiến các bạn, sau đó thông báo các ý kiến chia sẻ cho các bạn trong nhóm nghe và trao đổi, đi đến thống nhất kết quả của nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3. Thảo luận, tổng kết trước lớp
- Đại diện từng nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, bình luận và bổ sung ý kiến.
	Sau khi các nhóm đã chọn được nội dung, hình ảnh, chất liệu, tôi hướng dẫn các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Ví dụ như nhóm Sóc Nâu chọn nội dung chủ đề vui chơi trên sân trường, tôi hướng dẫn nhóm trưởng phân công nhiệm vụ riêng cho từng bạn để tạo thêm những hình ảnh phụ trên sân trường. Sau đó nhóm trưởng động viên các bạn tích cực thực hiện theo sự phân công và thể hiện sự sáng tạo riêng của mình. Xong nhiệm vụ đó, nhóm trưởng cùng các bạn sắp xếp hình ảnh, tạo bố cục và tiếp tục phân công bạn A và bạn B dán hình, bạn C và bạn D tạo màu nền. Như thế bạn nào cũng rõ nhiệm vụ là làm gì? Làm như thế nào? các em tích cực thực hiện để hoàn thành một cách nhanh chóng, sẽ không xảy ra tình trạng ỉ lại cho học sinh khác.
2.2.2.4. Xây dựng được góc lưu giữ dụng cụ học tập tại phòng học mĩ thuật
	Học sinh tiểu học thường ham chơi, các em hay quên dụng cụ nên đến lớp thường thiếu hoặc không có dụng cụ; tuy đầu năm được bố mẹ mua đầy đủ dụng cụ nhưng chỉ sau một thời gian ngắn các em đã làm mất và không được mua sắm bổ sung. Đặc biệt, dạy học môn Mĩ thuật theo phương pháp mới, học sinh cần chuẩn bị nhiều loại dụng cụ học tập như màu, đất nặn, dây thép, bìa, vỏ hộp nên các em thường thiếu dụng cụ trong quá trình học tập, ảnh hưởng lớn đến chất lượng giờ học mĩ thuật.
	Từ đầu năm học, tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu để thông báo cho toàn thể phụ huynh trong cuộc họp đầu năm về yêu cầu của môn Mĩ thuật theo phương pháp mới. Ngoài những dụng cụ mà phụ huynh mua như hộp màu, đất nặn, bút chì thì tôi xin ý kiến phụ huynh và thu mỗi em thêm khoảng 10 000 đến 15 000 đồng để mua thêm một số dụng cụ như dây thép, giấy cuộn, giấy trắng khổ lớn, giấy màu khổ lớn, hộp đựng dụng cụ của nhóm, mua bổ sung đất nặn để học tập cả năm học. Việc này sẽ giúp phụ huynh và các em đỡ vất vả, tiết kiệm cho các em hơn. Bước vào đầu năm, tôi thu những dụng cụ học môn Mĩ thuật của từng nhóm, mỗi nhóm đựng vào một chiếc hộp có ghi tên nhóm và lưu giữ tại góc đựng dụng cụ của phòng học mĩ thuật để tránh tình trạng quên hoặc làm mất. Cứ đến đầu giờ học, ban học tập tự giác mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ học tập của nhóm mình. Những chủ đề nào cần chuẩn bị thêm những dụng cụ như giấy bìa, lá khô, rơm, vỏ chai, vỏ hộp tôi chủ động dặn các em cuối giờ học của tiết trước để các em chủ động chuẩn bị. Những học sinh không có khả năng đóng khoản tiền trên, tôi cho các em tự tìm kiếm những dụng cụ thay thế hoặc nhờ người thân chuẩn bị đất sét thay cho đất nặn, dây thép, dây điện cũ để đảm bảo các em có đủ dụng cụ học tập. Với cách làm này, học sinh trường tôi rất hứng thú chuẩn bị thêm những dụng cụ học tập, các em luôn có đầy đủ dụng cụ học tập cho giờ học mĩ thuật.
2.2.2.5. Đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của lớp
	Đối với những trường chưa có phòng học mĩ thuật, chưa có giá trưng bày và lưu giữ sản phẩm thì cần linh hoạt trong việc lựa chọn quy trình cho các chủ đề. Ví dụ như nên hạn chế vận dụng những quy trình Tạo hình 3D, hoặc đối với quy trình Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian thì hạn chế sủ dụng hình thức tạo hình ghép nối, hình thức nặn khối mà nên sử dụng hình thức đắp nổi trên giấy bìa để thuận tiện hơn trong việc lưu giữ sản phẩm.
Tùy theo đặc thù từng lớp, từng trường để vận dụng quy trình cho phù hợp, yêu cầu học sinh chuẩn bị dụng cụ nhằm đảm bảo chất lượng dạy học môn Mĩ thuật. Ví dụ đối với chủ đề con vật quen thuộc, lớp 3, trong sách đưa ra quy trình Tạo hình 3D- Tiếp cận chủ đề nhưng khi lên lớp học, trò chuẩn bị không đầy đủ dụng cụ như đất nặn, vỏ hộpchúng ta có thể thay thế bằng quy trình Vẽ cùng nhau và sáng tạo câu chuyện, Xây dựng cốt truyện thì vẫn đảm bảo được mục tiêu bài học. Những trường, những lớp có điều kiện, giáo viên nên lựa chọn quy trình phù hợp nhất, dặn học sinh chuẩn bị dụng cụ theo yêu cầu của quy trình đó để tạo được những sản phẩm sinh động, thể hiện sự phong phú về hình thức, sáng tạo chất liệu.
2.2.2.6. Tích cực trong việc đánh giá thường xuyên bằng hình thức nhận xét bằng lời ở trên lớp, kịp thời phát hiện những tiến bộ để động viên và phát hiện những sáng tạo của học sinh để tuyên dương
	Theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014. Trong đánh giá thường xuyên chú trọng việc nhận xét bằng lời để chỉ ra chỗ đúng, chỗ chưa đúng, giải pháp khắc phục, chỉ viết nhận xét khi cần thiết. Trong quá trình giảng dạy trên lớp, tôi luôn chú trọng việc nhận xét bằng lời để khen ngợi những học sinh tạo được sản phẩm đẹp, những học sinh có sự sáng tạo, những học sinh tiến bộ để các em hứng thú hơn trong học tập, đồng thời chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm trong quá trình học tập, định hướng cách khắc phục để các em tự điều chỉnh. Những trường hợp đặc biệt như những em hoàn thành tốt, nổi trội hoặc những em còn yếu, chưa có sự tiến bộ thì tôi ghi nhận xét lên sản phẩm, ghi vào nhật kí dạy học để làm căn cứ cho đánh giá định kì và tìm tòi giải pháp giúp đỡ những em yếu. Việc đánh giá như thế đảm bảo cho tất cả các em đều được đánh giá, không em nào bị bỏ rơi, tạo động lực kịp thời cho các em tiến bộ.
	Trong quá trình dạy học, tôi thường xuyên quan sát để nắm được những học sinh có khả năng vượt trội, học sinh có sự tiến bộ về bố cục, tạo hình, tạo màu, khả năng kết hợp các chất liệu, về các năng lực, phẩm chất và có tuyên dương, nhận xét, khen ngợi, đồng thời chỉ ra điểm vượt trội, điểm tiến bộ của các em để động viên kịp thời nên học sinh rất vui và rất hứng thú với môn học, các em yếu có nhiều tiến bộ rõ rệt.
Một bất cập nữa trong quá trình dạy học môn Mĩ thuật hiện nay, trong cuốn sách học Mĩ thuật mới, tuy mới được các tác giả biên soạn nhưng ở phần “Đánh giá” không phù hợp với đánh giá học sinh tiểu học được quy định tại Thông tư 22. Theo quy định, đánh giá định kì kết quả học tập của học sinh được lượng hóa thành ba mức Hoàn thành tốt, Hoàn thành và Chưa hoàn thành nhưng ở phần “Tự đánh giá” trong sách học mĩ thuật của học sinh chỉ có hai mức Hoàn thành và Chưa hoàn thành. Điều này dẫn đến bất cập, học sinh gặp khó khăn trong quá trình tự đánh giá. Từ đó, tôi đã hướng dẫn cho học sinh cách điều chỉnh, những em nào tự đánh giá sản phẩm của mình đạt mức Hoàn thành tốt thì tự tạo thêm dòng “Hoàn thành tốt” vào phần tự đánh giá của mỗi chủ đề và đánh dấu vào, đảm bảo học sinh được đánh giá theo ba mức như quy định tại Thông tư 22.
2.2.2.7. Mỗi chủ đề cần trưng bày những sản phẩm đẹp, sáng tạo, sản phẩm của học sinh tiến bộ để tạo được phong trào thi đua trong học tập
	Trưng bày sản phẩm ở cuối mỗi chủ đề là việc làm rất có ý nghĩa đối với giờ học mĩ thuật của học sinh tiểu học, nhằm giúp học sinh nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm, bảo đảm tính động viên, khích lệ kịp thời nhằm tạo động lực để học sinh phát huy ưu điểm, khắc phục những nhược điểm ở những chủ đề tiếp theo. Phần cuối mỗi chủ đề, tôi luôn tổ chức cho học sinh trưng bày, giới thiệu, đánh giá sản phẩm. Những sản phẩm đẹp, có tính sáng tạo, có sự tiến bộ, tôi chọn và dán lên góc trưng bày sản phẩm, đồng thời tạo phong trào thi đua giữa các lớp, các nhóm, các học sinh. Các em phấn đấu tạo những sản phẩm đẹp để được trưng bày, tạo động lực để các em thi đua trong học tập nên em nào cũng rất thích.
2.2.2.8. Phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, chấp nhận sự khác biệt giữa các học sinh
Trước hết mỗi giáo viên nên tin tưởng các em, sẵn sàng giao việc và chấp nhận những khả năng, mức độ giải quyết không đồng đều giữa các học sinh, có em hoàn thành nhanh và đẹp nhưng có em hoàn thành chậm, chưa đẹp. Đối với những em thực hiện các yêu cầu chậm, chưa đảm bảo, tuyệt đối không được trách phạt mà cần kiên trì, nhẹ nhàng động viên, chia sẻ, trợ giúp, cố gắng phát hiện ưu điểm nhỏ của các em để động viên, cho các em thêm thời gian, đồng thời phân loại đối tượng để giao việc phù hợp với năng lực của học sinh. Những học sinh yếu tôi còn phân công học sinh có năng khiếu kèm cặp, giúp đỡ thêm cho các em vào những lúc rãnh rổi để các em nhanh tiến bộ. Mặc khác, giáo viên không được làm thay học sinh dù việc làm nhỏ nhất hay cả những vấn đề khó, phức tạp. Khi đó các em sẽ nảy sinh thói quen trao đổi và nhờ bạn làm giúp, các em không nổ lực cố gắng vượt khó trong học tập.
2.2.2.9. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, đảm bảo đúng lúc
Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay cần nhiều yếu tố, có thể nói đến thầy thay đổi cách dạy, trò thay đổi cách học, đầu tư thêm cở sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tinTheo tôi, công nghệ thông tin là một yếu tố hỗ trợ quan trọng trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Đòi hỏi ở mỗi giáo viên phải nhìn nhận đúng mức và nghiêm túc về công nghệ thông tin, để công cụ này hỗ trợ một cách hiệu quả mà không mang tính lạm dụng.
Tùy vào từng chủ đề, giáo viên có thể chuẩn bị ảnh (coppy hoặc chụp), video về các đối tượng cần quan sát, sau đó kết nối máy tính với màn chiếu để học sinh quan sát và có cái nhìn đúng, đầy đủ về đối tượng cần quan sát, từ đó các em làm cơ sở để thể hiện bằng ngôn ngữ mĩ thuật. Đồng thời phải sử dụng đúng lúc, phù hợp với từng hoạt động, khi không dùng thì cần thoát đi, tránh tình trạng làm mất sự tập trung của học sinh khi thực hiện các nhiệm vụ khác.
Mặt khác, có thể dùng các phần mềm hỗ trợ cắt, ghép các đoạn nhạc để tạo thành bản nhạc có tiết tấu từ chậm đến nhanh, thấp đến cao để sử dụng quy trình vẽ theo âm nhạc.
Ví dụ 1: Chủ đề Lễ hội quê em, lớp 3. Tôi chuẩn bị ảnh về các lễ hội hoặc các đoạn video ngắn về các lễ hội trên phần mềm Powerpoint để chiếu lên và hướng dẫn học sinh quan sát, hoạt động nhóm chia sẻ, trao đổi từ đó nắm được các nội dung, hình ảnh, không khí, trang phục trong ngày hội và lựa chọn cho mình được nội dung, hình ảnh phù hợp để tạo sản phẩm. Khi soạn thảo, sau mỗi hoạt động tôi chèn vào những slide trống có nền đen hoặc trắng để khi kết thúc hoạt động quan sát tìm hiểu thì màn hình chuyển sang màu đen hoặc trắng nhằm tránh làm mất tập trung của học sinh trong các hoạt động tiếp theo.
Ví dụ 2: Chủ đề Vũ điệu của sắc màu, lớp 4, tôi vận dụng quy trình vẽ theo âm nhạc. Tôi sử dụng phần mềm Mp3DirectCut hoặc Slice Audio File Splitter để chọn và cắt các bản nhạc và ghép thành một bản nhạc có giai điệu nhanh dần, tiết tấu cao dần, có kết hợp các thể loại nhạc jazz, pop, dance để giúp cho học sinh có cảm xúc, từ đó tạo được sản phẩm vẽ theo nhạc đầy ấn tượng.
2.2.3. Áp dụng thực tiễn năm học 2016 - 2017
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với môn Mĩ thuật tại lớp 5B. Trong quá trình học tâp, việc học nhóm vẫn còn nhiều em chưa chủ động tham gia chia sẻ ý kiến, còn ngồi chơi, chưa chủ động chiếm lĩnh kiến thức, chưa tích cực thực hiện nhiệm vụ được nhóm trưởng phân công. Nhiều em chưa thể hiện được sự sáng tạo mà nhìn bạn và làm theo. Nhiều em còn quên dụng cụ, đánh mất dụng cụ (đặc biệt là sang học kì 2) nhưng vẫn chưa được mua bổ sung. Trong các chủ đề vẫn còn nhiều em hoàn thành sản phẩm chậm, có những em đứng lên nhưng không giới thiệu được gì về sản phẩm, có những em trình bày nhưng còn nhỏ, thiếu mạnh dạn.
	 Kết quả khảo sát đầu năm như sau: 
	Về kiến thức, kĩ năng: Loại Hoàn thành tốt 7 em, Hoàn thành 16 em, Chưa hoàn thành 3 em.
 Sau đó, tôi tiến hành áp dụng các giải pháp trong sáng kiến này trong quá trình dạy học và cuối năm học đạt được những kết quả rất khả quan, các em có sự tiến bộ rõ rệt, học tập tích cực, làm viêc nhóm tích cực, đều tay, không có tình trạng học sinh ngồi chơi. Các em chủ động chiếm lĩnh kiến thức, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân; nhiều em thể hiện sự sáng tạo trong quá trình tạo sản phẩm, đồ dùng học tập luôn đảm bảo đầy đủ. Những học sinh hoàn thành chậm, sản phẩm chưa đảm bảo đã có sự tiến bộ rõ rệt, các em đã hoàn thành đúng thời gian. Những học sinh có sự tiến bộ, nhận được lời khen ngợi, các em rất tự tin thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo, những em nhút nhát được tạo cơ hội trình bày ý kiến cá nhân, nhận được lời khen động viên nên các em đã mạnh dạn trong việc giới thiệu, tham gia nhận xét sản phẩm của bạn, nhóm bạn. Những học sinh hoàn thành đẹp, có sáng tạo được bạn và được thầy nhận xét, đánh giá sản phẩm của mình nên rất hứng thú trong học tập, kĩ năng diễn đạt, giới thiệu mạnh dạn và lưu loát hơn.
	Bảng so sánh kết quả khảo sát đầu năm và kết quả đánh giá định kì cuối năm học 2016- 2017 môn Mĩ thuật, lớp 5B như sau:
Thời điểm khảo sát
Số lượng học sinh đánh giá
Mức đạt được về kiến thức, kĩ năng
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Đầu năm
26
7
16
3
Cuối năm học
26
14
12
0
3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến.
Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật, bản thân luôn trăn trở để tìm ra các giải pháp tốt nhất nhằm khắc phục những khó khăn trong dạy học và từ đó nâng cao chất lượng môn Mĩ thuật. Bản thân tôi đã được tham gia lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật và có cơ hội được trao đổi kinh nghiệm vận dụng phương pháp dạy học mới cùng các đồng nghiệp, đồng thời tôi nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật và sự góp ý chân tình của đồng nghiệp qua các buổi sinh hoạt chuyên môn mới. Từ đó tôi đã rút ra được giải pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật ở tiểu học theo định hướng phát triển năng lực.
Các giải pháp sau đây đã giúp tôi thực hiện thành công dạy học mĩ thuật theo phương pháp mới, nâng cao chất lương giáo dục môn học, được lãnh đạo và tập thể hội đồng sư phạm nhà trường đánh giá cao:
Một là, giáo viên phải nghiên cứu kĩ tài liệu về dạy học mĩ thuật của SAEPS, sách dạy, sách học môn Mĩ thuật mới.
Hai là, trong quá trình dạy học phải đảm bảo tính trực quan, tính tích hợp, phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo.
Ba là, tổ chức thảo luận nhóm thực sự có hiệu quả trong các giờ học Mĩ thuật.
Bốn là, xây dựng được góc lưu giữ dụng cụ học tập tại phòng học mĩ thuật.
Năm là, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của trường, của lớp.
	Sáu là, tích cực trong việc đánh giá thường xuyên bằng hình thức nhận xét bằng lời ở trên lớp, kịp thời phát hiện những tiến bộ để động viên và phát hiện những sáng tạo của học sinh để tuyên dương.
Bảy là, mỗi chủ đề cần trưng bày những sản phẩm đẹp, sáng tạo, sản phẩm của học sinh tiến bộ để tạo được phong trào thi đua trong học tập.
	Tám là, phải có tính kiên trì trong công tác giảng dạy, chấp nhận sự khác biệt giữa các học sinh.
	Chín là, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, đảm bảo đúng lúc, phù hợp với từng hoạt động.
3.2. Kiến nghị, đề xuất
	Đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật nói riêng, đòi hỏi phải có sự đầu tư về cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu của việc đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Kính mong lãnh đạo các cấp quan tâm và hỗ trợ kinh phí cho các trường học để xây dựng phòng học mĩ thuật đảm bảo diện tích, mua sắm bàn học nhóm, giá, tủ, thuận lợi trong việc học tập, trưng bày và lưu giữ sản phẩm của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận dụng phương pháp dạy học mới, nhằm phát huy hiệu quả của các quy trình mĩ thuật mới.

File đính kèm:

  • docsang kien mĩ thuan nam 2016.doc
Sáng Kiến Liên Quan