Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn của trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Phú Tân

3.1. Xác định tầm nhìn của Nhà trường:

Việc xác định tầm nhìn để định hướng hoạt động cho nhà trường là rất quan

trọng, nó sẽ giúp xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện tại và

tương lai. Do đó, thường xuyên nhắc nhỡ giáo viên về sứ mệnh, tầm nhìn của nhà

trường đã được xác định trong kế hoạch chiến lược nhà trường thông qua các phiên

họp về chuyên môn hoặc phiên họp toàn cơ quan.

3.2. Công tác tư tưởng đội ngũ:

Có giải pháp để đội ngũ đặc biệt là giáo viên hiểu, đồng thuận và cùng xây

dựng-chấp nhận tầm nhìn của Nhà trường. Đây là chìa khóa để tạo sự đoàn kết và tổ

chức thực hiện thành công kế hoạch của trường. Cụ thể, sinh hoạt đầy đủ các qui định

của ngành và quán triệt tốt nghị quyết của chi bộ để giáo viên nắm vững trong thực

hiện nhiệm vụ.

3.3. Công tác truyền thông:

Truyền thông tốt sẽ giúp Nhà trường tranh thủ được sự quan tâm của các cấp

lãnh đạo, cơ quan ban ngành đoàn thể huyện; sự ủng hộ, chia sẽ và giúp đỡ của mạnh

thường quân và các bậc phụ huynh.

Trong điều kiện trường có chất lượng đầu vào thấp, thái độ học tập không tốt

đồng thời không có thành tích nổi bậc như trường THPT Chu Văn An trên cùng địa

bàn. Nên đã tham mưu hiệu trưởng chọn giải pháp truyền thông ngay chính học sinhcủa Nhà trường. Lấy thái độ, hành vi ứng xử của học sinh khi ra bên ngoài nhà trường,

kết quả học tập của học sinh làm phương thức tuyên truyền; thái độ đúng đắn-ứng xử

phụ hợp, thể hiện quyết tâm vươn lên của học sinh là minh chứng cho kết quả hoạt

động của Nhà trường.

3.4. Xây dựng môi trường học tập tích cực:

- Kết hợp với ngoài giờ và các lực lượng khác xây dưng nội quy học sinh phù

hợp với quy định, điều kiện nhà trường. Các quy định về khen thưởng, kỷ luật được

phổ biến thường xuyên đến từng học sinh.

- Tạo môi trường học tập để học sinh sẵn sàng chia sẽ những khó khăn, vướng

mắc của bản thân trong quá trình học tập. Cụ thể, đề xuất Hiệu trưởng thành lập tổ tư

vấn mà trong đó giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có tâm huyết làm nòng cốt để tháo gỡ

những khó khăn, vướn mắc của học sinh trong học tập kịp thời.

pdf8 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn của trường Trung học Cơ sở - Trung học Phổ thông Phú Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG THCS & THPT PHÚ TÂN 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 An Giang, ngày 25 tháng 01 năm 2019 
BÁO CÁO 
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, 
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 
I- Sơ lược lý lịch tác giả: 
- Họ và tên: Nguyễn Văn Hiệp Nam, nữ: Nam 
- Ngày tháng năm sinh: 1976 
- Nơi thường trú: Tân Trung, Phú Tân, An Giang 
- Đơn vị công tác: THCS & THPT Phú Tân 
- Chức vụ hiện nay: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn 
- Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ hóa học 
- Lĩnh vực công tác: Quản lí và dạy lớp 
II.- Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận 
lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ 
Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của Sở GDĐT An Giang, của 
Huyện ủy, của UBND huyện; Đội ngũ giáo viên số trẻ, nhiệt quyết, quyết tâm xây 
dựng nhà trường ngày càng có uy tín, chất lượng giáo dục và đào tạo nâng dần. 
Khó khăn: Chất lượng đầu vào của K6, K10 đa số thấp, nên ảnh hưởng nhiều đến 
chất lượng giáo dục và đào tạo; Học sinh khó khăn thực sự về kinh tế chiếm tỷ lệ khá 
cao, khoản gần 20%; Số phòng học THCS là 6 phòng, số phòng học THPT là 12 
phòng, dẫn đến khó bố trí phòng học phù hợp với từng cấp. 
- Tên sáng kiến/đề tài giải pháp: Giải pháp nâng cao chất lượng chuyên môn 
của trường THCS-THPT Phú Tân 
- Lĩnh vực: Quản lý 
III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến: 
Nâng cao chất lượng chuyên môn của trường mà cụ thể là nâng cao chất lượng 
hoạt động chuyên môn ở tổ chuyên môn; chất lượng học sinh tham gia kỳ thi, hội thi 
như: kỳ thi HSG huyện, HSG tỉnh, học sinh NCKHKT; điểm thi THPT Quốc gia; tỷ lệ 
học sinh xếp loại học lực giỏi. 
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 
Hoạt động chuyên môn của trường THCS & THPT Phú Tân trong những năm 
qua có tiến bộ, chất lượng xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức thực hiện kế hoạch 
của các tổ chuyên môn, của giáo viên được được quan tâm; quy chế chuyên môn được 
thực hiện nghiêm túc, kết quả học tập của học sinh được cải thiện. 
Tuy nhiên, chất lượng hoạt động chuyên môn ở một số tổ chuyên môn còn thấp; 
chất lượng học sinh tham gia kỳ thi, hội thi thấp như: kỳ thi HSG huyện, HSG tỉnh; 
điểm thi THPT Quốc gia thấp; học sinh NCKHKT; Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực 
giỏi thấp. 
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến, 
 Kết quả hoạt động chuyên môn của nhà trường nói chung, kết quả học sinh 
tham gia kỳ thi hội thi nói riêng là yếu quyết định để xác định vị thế của nhà trường 
trên địa bàn huyện, tỉnh. Góp phần xây dựng niềm tin của các cấp lãnh đạo, của các 
bậc cha mẹ học sinh, thu hút ngày càng nhiều học sinh vào học. 
Do đó, nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn là nhiệm vụ trọng tâm và 
cấp thiết. 
3. Nội dung sáng kiến: 
 Sáng kiến đã tiến hành thực hiện theo các bước và giải sau: 
3.1. Xác định tầm nhìn của Nhà trường: 
Việc xác định tầm nhìn để định hướng hoạt động cho nhà trường là rất quan 
trọng, nó sẽ giúp xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện tại và 
tương lai. Do đó, thường xuyên nhắc nhỡ giáo viên về sứ mệnh, tầm nhìn của nhà 
trường đã được xác định trong kế hoạch chiến lược nhà trường thông qua các phiên 
họp về chuyên môn hoặc phiên họp toàn cơ quan. 
3.2. Công tác tư tưởng đội ngũ: 
Có giải pháp để đội ngũ đặc biệt là giáo viên hiểu, đồng thuận và cùng xây 
dựng-chấp nhận tầm nhìn của Nhà trường. Đây là chìa khóa để tạo sự đoàn kết và tổ 
chức thực hiện thành công kế hoạch của trường. Cụ thể, sinh hoạt đầy đủ các qui định 
của ngành và quán triệt tốt nghị quyết của chi bộ để giáo viên nắm vững trong thực 
hiện nhiệm vụ. 
3.3. Công tác truyền thông: 
Truyền thông tốt sẽ giúp Nhà trường tranh thủ được sự quan tâm của các cấp 
lãnh đạo, cơ quan ban ngành đoàn thể huyện; sự ủng hộ, chia sẽ và giúp đỡ của mạnh 
thường quân và các bậc phụ huynh. 
Trong điều kiện trường có chất lượng đầu vào thấp, thái độ học tập không tốt 
đồng thời không có thành tích nổi bậc như trường THPT Chu Văn An trên cùng địa 
bàn. Nên đã tham mưu hiệu trưởng chọn giải pháp truyền thông ngay chính học sinh 
của Nhà trường. Lấy thái độ, hành vi ứng xử của học sinh khi ra bên ngoài nhà trường, 
kết quả học tập của học sinh làm phương thức tuyên truyền; thái độ đúng đắn-ứng xử 
phụ hợp, thể hiện quyết tâm vươn lên của học sinh là minh chứng cho kết quả hoạt 
động của Nhà trường. 
3.4. Xây dựng môi trường học tập tích cực: 
- Kết hợp với ngoài giờ và các lực lượng khác xây dưng nội quy học sinh phù 
hợp với quy định, điều kiện nhà trường. Các quy định về khen thưởng, kỷ luật được 
phổ biến thường xuyên đến từng học sinh. 
- Tạo môi trường học tập để học sinh sẵn sàng chia sẽ những khó khăn, vướng 
mắc của bản thân trong quá trình học tập. Cụ thể, đề xuất Hiệu trưởng thành lập tổ tư 
vấn mà trong đó giáo viên chủ nhiệm, giáo viên có tâm huyết làm nòng cốt để tháo gỡ 
những khó khăn, vướn mắc của học sinh trong học tập kịp thời. 
3.5. Công tác phân công giảng dạy: 
Việc phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm là việc rất quan trọng, nó 
sẽ quyết định rất nhiều đến kết quả cuối năm của học sinh, cụ thể: 
- Chọn những giáo viên có điều kiện và kinh nghiệm giảng dạy, chủ nhiệm các 
khối lớp đầu cấp 6 và 10 vì đây là những học sinh chưa quen với nề nếp học tập của 
trường cũng như còn mới lạ với phương pháp học tập bộ môn ở cấp học mới (mỗi cấp 
học có tính đặc thù riêng). 
- Phân công đan xen giáo viên THCS và THPT cùng dạy chung một số lớp khi 
đủ chuẩn nhằm giúp giáo viên có điều kiện chia sẽ kinh nghiệm và học tập lẫn nhau. 
- Phân công giáo viên chịu khó, có kinh nghiệm dạy các nhóm học sinh học yếu 
kém bộ môn; 
3.6. Công tác tổ chức lớp: 
- Khảo sát năng lực và nguyện vọng học sinh kết hợp tham khảo ý kiến giáo 
viên ở cuối năm học trước để làm cơ sở biên chế lớp cho năm học sau. Từ đó làm cơ 
sở phân công giảng dạy và xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá trong năm. 
- Phân hóa học sinh để tố chức lớp dạy trái buổi và phụ đạo, ngoài các lớp dạy 
trái buổi đại trà còn tổ chức các nhóm nhỏ học sinh yếu bộ môn dạy riêng. 
3.7. Chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn: 
Xác định Tổ chuyên môn là yếu tố quan trọng trong của việc nâng chất lượng 
học tập của học sinh. Do đó, nhà trường đã giao quyền tự chủ cho Tổ chuyên môn 
trong việc xây dựng kế hoạch dạy học. Trong sinh hoạt tổ chuyên môn không dành 
thời gian nhiều cho việc hành chính mà tập trung vào 2 việc: Một là, giải pháp nâng 
tay nghề cho giáo viên; Hai là , thúc đẩy việc học tập của học sinh đối với bộ môn. 
Trong đó Tổ trưởng/nhóm trưởng là ngừời tiên phong thực hiện. 
Một số chỉ đạo cụ thể: 
a. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ chuyên môn, của cá 
nhân 
Căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo An 
Giang, của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Tân, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 
năm học của Nhà trường để định hướng nội dung xây dựng kế hoạch hoạt động 
chuyên môn của các Tổ chuyên môn. 
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động của các Tổ chuyên môn phải được thực hiện 
chu đáo cẩn thận và dân chủ. Tổ trưởng chuyên môn dự thảo kế hoạch hoạt động 
chung của Tổ (theo mẫu) gửi file qua email cho các thành viên Tổ nghiên cứu trước 
khi họp ít nhất 3 ngày. Trong họp Tổ phải thảo luận và thống nhất được các mục tiêu, 
chỉ tiêu và giải pháp chung để thực hiện. Sẽ không phê duyệt và yêu cầu làm lại đối 
với những kế hoạch thực hiện qua loa hoặc chưa được thảo luận đầy đủ trong Tổ. 
Từng giáo viên căn cứ vào định hướng chuyên môn của Tổ và nhiệm vụ được 
phân công để xây dựng kế hoạch cá nhân (theo mẫu), phân tích kết quả giảng dạy năm 
học liền trước, so sánh điểm thi của các đề thi trường, phòng, sở. Từ đó đề ra giải pháp 
thực hiện và lịch thực hiện hàng tháng. 
b. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình 
Tổ chức họp các Tổ trưởng để định hướng việc xây dựng kế hoạch thực hiện 
chương trình theo chương trình khung của Sở. Khi xây dựng kế hoạch thực hiện 
chương trình các Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn thực hiện theo quy trình sau: 
- Bộ môn có tầm nhìn khái quát chung về mục tiêu môn học như: kiến thức, kĩ 
năng, thái độ và tình cảm. 
- Làm sáng tỏ mạch kiến thức của chương trình toàn cấp học. 
- Từng giáo viên dự thảo kế hoạch theo khung chương trình của Sở. 
- Thống nhất xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình chung của bộ môn và 
Tổ trưởng/Nhóm trưởng là người chịu trách nhiệm cuối cùng. 
c. Chỉ hoạt hoạt động sinh hoạt chuyên môn của các Tổ chuyên môn: 
* Chỉ đạo về công tác hành chính của Tổ: Quản lí ngày giờ công; việc thực 
hiện chương trình trễ, sớm so với kế hoạch; giờ giấc lên lớp; tính chấp hành phân 
công; tham gia các phần việc khác theo kế hoạch của các bộ phận khác của Nhà 
trường; số tiết dự giờ; số tiết dạy; số lượt sử dụng đồ dùng dạy học 
Các giáo viên có nhiệm vụ báo cáo các hoạt động trên bằng gửi email cho Tổ 
trưởng trước ngày họp tổ ít nhất một ngày. Tổ trưởng đối chiếu với việc ghi nhận của 
cá nhân Tổ trưởng và đồng thời phối hợp với các bộ phận khác để kiểm tra tính trung 
thực của các báo cáo. 
Trong họp Tổ, Tổ trưởng nêu khái quát tình hình hoạt động của Tổ, có nhận xét 
đánh giá và nêu gương, đề ra nhiệm vụ của tháng tới. Hoạt động này không được quá 
15 phút. 
* Chỉ đạo về phần hoạt động chuyên môn: Một số tổ chuyên môn chưa thấy 
được hết lợi ích của việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, chưa tạo điều 
kiện để giáo viên phát huy hết khả năng cá nhân cũng như chưa điều chỉnh hành vi dạy 
học của một số giáo viên. Do đó, chỉ đạo sinh hoạt chuyên ở các Tổ theo quy trình sau: 
Bước 1. Tổ trưởng, chỉ định nội dung dạy học của một lớp học cụ thể giao cho 
một giáo viên thiết kế chi tiết tiến trình dạy học. Trong bản thiết kế: 
- Phải nêu rõ mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm mà học sinh phải 
đạt được sau khi học tập và chỉ ra tính liên thông kiến thức với các lớp trên và lớp dưới 
trong chương trình môn học. 
- Dự kiến những thuận lợi, khó khăn của HS khi tham gia các hoạt động học tập và 
các tình huống xảy ra và cách xử lý. 
- Bản dự thảo thiết kế được gửi qua email cho các thành viên trong Tổ ít nhất là 3 
ngày trước khi họp Tổ để giáo viên nghiên cứu, trong thời gian này Tổ trưởng thường 
xuyên nhắc nhở giáo viên nghiên cứu để có nhiều nội dung đóng góp trong lần họp tổ. 
 Thông thường giáo viên sẽ e ngại, do đó Tổ trưởng phải có giải pháp động viên để 
giáo viên tự tin thực hiện. Giai đoạn đầu, chọn nội dung phù hợp đặc tính của từng giáo 
viên, không quá ôm đồm, không quá áp đặt và phân công hài hòa trong các giáo viên để 
giáo viên quen dần rồi từng bước đến những nội dung khó hơn. 
 Bước 2. Tổ chức thảo luận ở Tổ: Giáo viên được giao nhiệm vụ trình bày ý tưởng 
của mình về bản thiết kế dạy học. Tổ thảo luận góp ý xây dựng bản thiết kế, nếu thống 
nhất sẽ tiến hành sang bước dạy minh họa. 
Bước 3. Dạy minh họa, dự giờ. 
Phải xác định được quan điểm đây là bản thiết kế mang tính tập thể cao để việc 
dạy minh họa không bị áp lực và đạt được các yêu cầu sau: 
- Người dạy không bị áp quá áp lực, bám sát bản thiêt kế; 
- Người dự giờ quan sát tiết dạy khách quan; chú trọng quan sát hoạt động học của 
học sinh; 
- Việc đánh giá tiết dạy được khách quan, không quá chú ý đến hoạt động dạy 
của giáo viên mà đánh giá hiệu quả của bản thiết kế dạy học. 
Lưu ý, người dạy minh họa không nhất thiết là người trực tiếp xây dựng bản 
thiết kế. 
Bước 4. Suy ngẫm, thảo luận về giờ dạy minh họa 
Việc thảo luận, rút kinh nghiệm sau dự giờ dễ bị tâm lí qua loa hoặc nể nang. 
Do đó, phải khẳng định lại quan điểm là đóng góp cho bản thiết kế để người dự và 
người dạy được cởi mở hơn trong quá trình thảo luận. Đồng thời cũng khẳng định 
rằng, sau khi bản thiết kế được hoàn chỉnh sẽ được áp dụng chung cho các giáo viên 
trong Tổ và làm căn cứ để kiểm tra đánh giá giờ dạy của giáo viên khi đến lượt mình 
dạy nội dung đã được thảo luận thống nhất. Ngoài ra cũng làm căn cứ giáo viên áp 
dụng vào dạy học ở các nội khác, lớp khác. 
Việc thảo luận và rút kinh nghiệm phải thực hiện ngay sau tiết dạy minh họa. 
Để việc sinh hoạt chuyên môn được liên tục, Tổ trưởng phải có kế hoạch hoặc giải 
pháp để mỗi lần họp tổ góp ý một bản thiết kế. 
* Về thời điểm sinh hoạt tổ và dự giờ: Để đảm bảo có đủ thời gian và chất 
lượng sinh hoạt chuyên môn, thống nhất dự giờ chuyên môn theo nghiên cứu bài học 
và họp tổ chuyên môn vào ngày bộ môn. Đối với tổ ghép, có nhiều môn, tiến hành xếp 
TKB của tổ viên theo ngày bộ môn của tổ trưởng, các giáo viên môn khác sẽ được 
trống tiết ít nhất một buổi chung với ngày bộ môn của tổ trưởng. 
d. Về bồi dưỡng chuyên môn sau tập huấn hoặc đi dự Hội đồng bộ môn: 
Tất cả các môn đều triển khai lại nội dung đã được tập huấn hoặc sau khi dự 
Hội đồng bộ môn. Tuy nhiên, đa số các môn thường chỉ mang tính chất thông tin lại và 
gử tài liệu tập huấn, do vậy các giáo viên không đi tập huấn hoặc dự Hội đồng bộ môn 
chưa có điều kiện hiểu rõ về nội dung mà mình tiếp nhận. 
Do đó, chỉ đạo các Tổ chuyên môn sau khi dự tập huấn hoặc dự hội đồng bộ 
môn phải xây dựng đề cương và chọn lọc nội dung báo cáo lại bằng văn bản và lưu trữ 
ở Tổ. Ngoài ra phải báo cáo rõ lại những nội dung mà trong họp Hội đồng bộ môn có 
nhiều ý kiến quan tâm và hướng giải quyết. 
 e. Đối với bội môn tiếng Anh: 
Ngoài thực hiện các nội dung trên còn phải xây dựng kế hoạch dạy nói tiếng 
Anh trong học sinh và nói tiếng Anh trong họp Tổ. 
3.8. Về hình thức tổ chức dạy học và công tác nghiên cứu khoa học: 
 - Ngoài việc dạy học trên lớp ra, khuyến khích giáo viên cho học sinh thực hiện 
bên ngoài lớp học như: trồng rau sạch, tìm hiểu những loại rau có vị thuốc, tham giam 
gia câu lạc bộ hoa kiểng, tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương  
 - Xác định việc học sinh tham gia NCKH và tham dự kì thi NCKH KT dành 
cho học sinh phổ thông là một nhiệm vụ quan trọng, gắn kết lí luyết và thực hành. Rèn 
cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn trong 
cuộc sống. Từ đó, đã tổ chức cho học sinh dự thi ý tưởng cấp trường để có cơ sở để 
chọn lựa ý tưởng dự thi cấp tỉnh. 
 Ngoài ra, còn chỉ đạo giáo viên dạy lớp tổ chức cho học sinh đăng kí ý tưởng, 
chấm chọn ý tưởng. Kết quả cấm chọn được giáo viên làm điểm kiểm tra thường 
xuyên cho học sinh. 
3.9. Về công tác kiểm tra đánh giá học sinh: 
 Kiểm tra đánh giá là khâu quan trọng để thúc đẩy quả trình dạy và học của giáo 
viên và học sinh. Do đó: 
- Đã chỉ đạo giáo viên thực hiện nhiều hình thức kiểm tra thường xuyên, kiểm 
tra miệng trên lớp với hình thức viết va truy vấn; tổ chức cho học sinh thực hiện dự án 
nhỏ rồi đánh giá thay cho kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút truyền thống... 
- Tổ chức kiểm tra tập trung toàn trường với nhiều hình thức như kiểm tra riêng 
lẻ từng môn, kiểm tra tổ hợp môn gần nhau 
- Đề kiểm tra thì thực hiện theo đề tương đương, nghĩa là trong cùng phòng 
kiểm tra có ít nhất 2 đề tương đương 
3. 10. Về công tác dạy học và ôn tập các kỳ thi: 
 Chia nhỏ học sinh theo nhóm năng lực, giáo viên dạy học và ôn tập theo 
phương châm “mưa dầm thấm sâu” 
3.11. Công tác phối hợp: 
 Phối hợp với tổ chủ nhiệm, Đoàn, Đội xử lí, giáo dục những học sinh chểnh 
mãng trong học tập hoặc thường xuyên vi phạm nội qui nhà trường. 
3.12. Công tác kiểm tra nội bộ: 
Thực hiện nghiêm kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Việc kiểm tra hoạt 
động chuyên môn của tổ, kết hợp việc dự sinh hoạt tổ với xem biên bản và xem báo 
cáo của Tổ. 
IV. Hiệu quả đạt được: 
Việc thực hiện sáng kiến này đem lại một số kết quả cho Nhà trường như sau: 
- Việc xây dựng kế hoạch của các Tổ chuyên môn, của giáo viên được thực hiện 
nghiêm túc, có chất lượng góp phần củng cố và xây dựng nền nếp chung của Nhà trường. 
- Sinh hoạt Tổ chuyên môn ít hành chính, có nhiều thời gian hơn cho hoạt động 
chuyên môn; giáo viên tích cực thảo luận xây dựng tiết dạy, tiết dự theo hướng cởi mở và 
thiết thực; một số môn đã tích lũy được một số tiết dạy chuẩn để làm cơ sở cho giáo viên 
áp dụng 
- Kết quả tham gia kỳ thi, hội thi: 
Chỉ số 2018-2019 2017-2018 2016-2017 
TN.THCS - 100% 100% 
Tuyển sinh 10 - Hạng nhất huyện Hạng 5 huyện 
Học sinh giỏi huyện 5 giải 5 giải - 
Học sinh giỏi tỉnh - 1 1 
Khoa học kỹ thuật 4(2B,2C) 4(2B, 1C, 1KK) 2 (1C, 1KK) 
TN.THPT - 100% 100% 
Tổ hợp 3 môn đại học trên 15 - ~60% ~30% 
xln lorl t uc !,"r.:u
Morsd tqua thJm g s LJ lh'. ho thr:
Cini phdp nang cao chil luons chnvCn n6. da dnoc thuc hidn lai tudig IICS !i
TlllT Phn Tan tu.g.im hoc 2(]l?-2018. Gidi thip nil se duoc 6P dung ring fii t'one
crc tudns loc kht khi c6 duac su qut6t tdn cao, sv .loin k6i va sin sing chir tiacL
Ttud ddy, hoat d6ng chur'6n n6n cia ituds chua duoc na n6r, ce' ld chuten n6n
cl,ua nim vin! loal il6nq ral k, quarham gia ki thi, h6irhi cnng nlN t' l-! b'c sinh xop
loaihoc luc g;ithip !,i ri lC lDc sinh )au cao. Tt khi ip 
'luns siii pliip '\' hoat d6ng
.r,,;a,",a..0. o*" 
"d 
n6!, c6 chit luong: hi so lt'u rn di, dn,.h.1chaik'r qui
rham gia k; thi. hiii thi dudc ndng len dcm liri sq rq tin cho liip tha lhi lrui'ns, ni'D in rdi
cdc c5p lanh dao,cr. bic plu hulDh vi cic ma.i thums quln
sn g ki6. di xiy dtug drac l;n nhin va !i fii..vai lrd cna hoal d6ng chutOn m6n
ore nia ro 
-, 
o ::r prrp o, du6 \'r. I r(' dorg 06' \-oP d 'o " I rL' \' 'h , .". 6-h- enm6nd;d nIr.al.Curi tr i r.r '- '\"; o'o'r \''''Jl'r(_
clo bii hoq lhin cang gidng da'. 6 chr. 1',p hoc, 16 chric 6tr lar rd lDvOn tap do hac
sinhrlEn gia cic kr lhi, hoi (hi
Giei phAo ndy cnng cd thd ap dung r6ng riitrong cAc lru@ghoc t,mg tu nhtr ftnng
THaS ri THIT Phri Tdn.
T6i un iloan nhing noi dung bro c6o h dnng s\r thel.
n(/z

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_nang_cao_chat_luong_chuyen_m.pdf
Sáng Kiến Liên Quan