Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Trung học Phổ thông Nguyễn Đức Mậu sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực

Những ảnh hƣởng tiêu cực của mạng xã hội:

Chúng ta không thể phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội đã mang đến

cho con người hiện nay như giúp ích cho công việc, cho việc tìm kiếm thông tin,

thiết lập các mối quan hệ cá nhân hay giải trí Tuy nhiên, nó cũng chứa đựng

nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng xấu tới công việc, mối quan hệ cá

nhân và cuộc sống của người sử dụng đặc biệt là cho lứa tuổi học sinh nếu không

có sự định hướng tốt từ gia đình và nhà trường.

* Một số tác hại của mạng xã hội nhƣ sau:

- Quên mất mục tiêu cá nhân:

Suốt ngày dán mắt vào smartphone, ipad hay laptop chỉ để lên mạng xã hội

(chủ yếu là vào facebook) sẽ làm bạn quên đi mục tiêu của bản thân mà mình đặt

ra. Bạn chẳng còn ý chí hay động lực để phấn đấu nữa chỉ vì chìm vào “ thế giới

ảo” kia. Thay vì mỗi ngày rèn luyện cho mình những kỹ năng, trao dồi kiến thức

thì bạn lại muốn nổi tiếng trên mạng bằng cách này cách khác, hoặc trở thành “anh

hùng bàn phím” sống ảo mà sự thật ngoài đời chả có gì.

- Nguy cơ bị trầm cảm:

Theo các nghiên cứu cho thấy, khi tiếp xúc với mạng xã hội càng nhiều thì

nguy cơ mắc bệnh trầm cảm càng cao. Hàng ngày nếu cứ “cắm đầu”vào chiếc điện

thoại ở trong phòng, đắm chìm vào những dòng status, tin nhắn, comment mà quên

đi việc quan tâm , trò chuyện với người thân và bạn bè xung quanh, dần dần trở

nên cô lập tách biệt với nhịp sống thực tế dẫn đến trầm cảm. Đặc biệt với những

người chẩn đoán mắc bệnh này từ trước thì khả năng bị càng cao hơn khi sử dụng.

Bạn sẽ cảm thấy cuộc sống thật tiêu cực và bi quan khi cứ cắm đầu vào các trang

mạng xã hội.

- Thị lực giảm sút:

Điều này là quá rõ ràng và ai cũng hiểu. Khi bạn tập trung vào màn hình liên

tục trong suốt nhiều giờ liền, mắt của bạn sẽ phải làm việc cật lực và gây ra mỏi

mắt. Nếu tiếp tục kéo dài, thị lực của bạn sẽ giảm rõ . Và còn việc nguy hiểm hơn

nữa là sử dụng điện thoại vào đêm khuya khi đèn đã tắt hết. Theo nghiên cứu thì tỉ

lệ bị bệnh về mắt hoặc đáng ngại hơn là dẫn tới mù lòa là nguy cơ cao dễ mắc phải

lắm bạn nhé!

- Mất ngủ:

Các khảo sát cho thấy ánh sáng của màn hình phát ra khi bạn sử dụng điện

thoại nhiều sẽ làm cho não đánh lừa là chưa tới giờ ngủ. Vì vậy, bạn sẽ cảm thấy

khó ngủ hoặc mất ngủ khi sử dụng chúng trên giường. Tốt nhất, nên để các thiết bị

điện tử xa khu vực ngủ của bạn để bảo đảm sức khỏe mình được tốt nhất.8

- Làm giảm sự tập trung:

Bạn chẳng còn tập trung vào việc học được khi cứ nôn nao xem ai có đăng gì

lên facebook không, hay hình ảnh của mình được bao nhiêu like rồi, Bạn chỉ để

tâm trí của mình trên trang mạng ảo đấy và rồi bạn chẳng làm được việc gì ngoài

đời cả. Kể cả phụ giúp ba mẹ việc nhà hay cơm nước bạn cũng chẳng thể tập trung

được.

Không những thế, việc đăng hình ảnh lên mạng sẽ làm bạn đắm chìm càng

sâu khi phải bắt kịp theo xu thế của mọi người (phải đăng liên tục này nọ để được

chú ý đến). Nó cứ kéo bạn lún sâu ngày càng nhiều và khó để bạn dứt ra được.

- Ảnh hưởng “điều xấu” trên mạng:

Mạng xã hội cụ thể là facebook là nơi để mọi người kết nối với nhau, cùng

chia sẽ nhưng thông tin hay kinh nghiệm của bản thân mình. Thế nhưng, ngày nay

mọi người sử dụng facebook không còn đúng theo mục đích ban đầu nữa. Họ đăng

lên bất cứ điều gì kể cả việc lăng nhục, hạ thấp hay hại người khác một cách thản

nhiên.

Những video, những bài thơ, hay chỉ là một câu nói, cũng dễ dàng tác động

tới giới trẻ hiện nay. Giới trẻ ngày càng manh động hơn, bạo lực hơn và chúng

thấy điều đó là bình thường để tiếp tục đăng những “thành tựu” mà chúng đạt được

lên facebook.

Tóm lại, bất cứ điều gì khi sử dụng quá nhiều và không tiết độ thì đều mang

lại những tác động xấu. Tốt nhất, khi hiểu được những “mối nguy hiểm” từ mạng

xã hội gây ra, mỗi chúng ta nên hạn chế sử dụng chúng như một “thói quen”.

pdf47 trang | Chia sẻ: thuydung3ka2 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 2838 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh Trung học Phổ thông Nguyễn Đức Mậu sử dụng mạng xã hội theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tin của Bộ GD & ĐT và các nhóm trên mạng xã 
hội, nhóm Email tập hợp các trang thông tin cá nhân và Email của cán bộ làm công 
tác giáo dục chính trị và công tác HSSV toàn tình để tạo thành mạng lười kết nối 
thông tin giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh thông qua Internet và mạng 
xã hội từ Bộ GD & ĐT đến Sở GD &ĐT và các trường học. 
- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc giữa các trường với học 
sinh và gia đình học sinh thông qua Internet, mạng xã hội Facebook, Zalo...và các 
loại hình truyền thông khác như: Email, điện thoại, tin nhắn viễn thông (sổ liên lạc 
điện tử...) 
b, Xây dựng, hoàn thiện văn bản, cơ chế quản lý: 
- Có các biện pháp khuyến khích học sinh tham gia, tương tác, theo dõi các 
diễn đàn trên Internet, các trang thông tin, nhóm trên mạng xã hội do các trường, 
cơ sở giáo dục quản lý và thường xuyên sử dụng email cá nhân do nhà trường cung 
cấp để tiếp nhận, trao đổi thông tin với cán bộ, nhà giáo trong trường. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong trường và các cơ quan 
chức năng, gia đình học sinh để nắm bắt tình hình tư tường của học sinh trên môi 
trường mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng trong trường và các cơ quan 
chức năng, gia đình học sinh để nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh trên môi 
trường mạng, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh. 
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các trường, cơ sở giáo dục với các cơ quan 
chức năng, các chuyên gia công nghệ thông tin để thực hiện các biện pháp đảm bảo 
an ninh mạng, an toàn thông tin, phòng ngừa, ngăn chặn các website, trang thông 
tin giả mạo. 
3. Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên quản lý, giáo dục chính trị 
tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng. 
a, Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cộng tác viên: 
- Theo dõi, nắm bắt tình hình tư tưởng của học sinh trên môi trường mạng; 
tham mưu xử lý theo thẩm quyền những vướng mắc, phản ánh, kiến nghị của học 
sinh. 
- Xây dựng nội dung, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư trưởng 
đối với học sinh trên mội trường mạng; tổ chức viết bài, hình ảnh, video clip, chia 
sẻ, bình luận nhằm định hướng tư tưởng, tạo sự đồng thuận của học sinh đối với 
các chủ trương, chính sách của ngành Giáo dục. 
35 
- Phối hợp tổ chức nghiên cứu, đấu tranh, phản bác những thông tin sai trái, 
xuyên tạc, kích động, thù địch, góp phần bảo vệ chủ trương, đường lối, quan điểm 
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo vệ uy tín của ngành Giáo dục. 
b, Tổ chức hoạt động: 
- Xây dựng và phát triển đội ngũ cộng tác viên bao gồm đại diện các phòng 
(ban) liên quan, tổ chức Đoàn – Đội, nhà giáo giảng dạy môn giáo dục công dân, 
chủ nhiệm lớp và một số nhà giáo, học sinh; mời đại diện một số cơ quan chức 
năng liên quan ở địa phương. 
- Ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của đội ngũ cộng tác viên thuộc 
phạm vi quản lý. 
4. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công 
tác giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng. 
- Cung cấp tài liệu bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý, giáo dục chính trị, 
tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng dành cho cán bộ, nhà giáo, cộng 
tác viên, tài liệu hướng dẫn kỹ năng sử dụng, khai thác, tiếp cận thông tin trên 
Internet, mạng xã hội dành cho học sinh. 
- Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, viết bài, tuyên truyền, định 
hướng cho đội ngũ cán bộ, nhà giáo, cộng tác viên phụ trách công tác quản lý, giáo 
dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng và đội ngũ quản trị 
các website, diễn đàn, mạng xã hội của các trường học. 
- Tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm công tác quản lý, giáo dục chính trị 
tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng giữa các cơ quan, đơn vị. 
5. Tăng cường sự phối hợp giữa ngành Giáo dục với các cơ quan chức năng 
ở địa phương. 
- Chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, 
Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Sở thông tin và Truyền 
thông, Tỉnh Đoàn và các đơn vị chức năng ở địa phương trong công tác quản lý, 
giáo dục chính trị tư tưởng đối với học sinh trên môi trường mạng. 
- Thành lập, kiện toàn tổ công tác quản lý, giáo dục chính trị tự tưởng học 
sinh trên môi trường mạng từ Sở GD & ĐT đến các phòng GD & ĐT và các đơn vị 
trực thuộc trong toàn tỉnh với sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, ban hành liên 
quan.”/ 
Nhận được công văn, Nhà trường họp và thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng kế 
hoạch và phân công cụ thể công việc cho từng ban ngành, tổ nhóm và cá nhân 
trong việc “ Tổ chức dạy học, hoạt động giáo dục định hướng sử dụng mạng xã 
hội, khai thác thông tin trên internet cho học sinh năm học 2020-2021” .Cụ thể như 
sau: 
36 
TT 
Thời gian 
thực hiện 
Chủ đề giảng dạy, hƣớng 
dẫn 
Hình thức thực 
hiện 
Bộ phân 
thực hiện 
1 
Tháng 
3,4,5/2021 
Một số hiểu biết cơ bản về 
Luật An ninh mạng 
Lồng ghép trong 
nội dung bài dạy, 
hoạt động ngoại 
khóa 
- Đ/C Hiền; 
- Nhóm GV 
Giáo dục 
công dân. 
2 
Tháng 
3,4,5/2021 
Kỹ năng chọn lọc tư liệu 
học tập, giải trí 
Lồng ghép trong 
nội dung bài dạy, 
thực hành trên MT 
- Đ/C Hiền; 
- Nhóm GV 
Tin học. 
- Các tổ CM 
3 
Tháng 
3,4/2021 
Dấu chân số của bạn Hoạt động Ngoài 
giờ lên lớp 
- Đ/C Tuấn; 
- Đoàn TN; 
- GVCN. 
4 
Tháng 
3,4/2021 
Bảo vệ danh tính số của 
bạn 
Hoạt động Ngoài 
giờ lên lớp 
- Đ/C Tuấn; 
- Đoàn TN; 
- GVCN. 
5 
Tháng 
3,4/2021 
Thực hành tư duy tích cực 
trong giao tiếp trực tuyến 
Hoạt động Ngoài 
giờ lên lớp 
- Đ/C Tuấn; 
- Đoàn TN; 
- GVCN. 
6 
Tháng 
3,4/2021 
Hãy là người có tư duy 
phản biện 
Hoạt động Ngoài 
giờ lên lớp 
- Đ/C Tuấn; 
- Đoàn TN; 
- GVCN. 
7 
Tháng 
3,4/2021 
Kỹ năng phát hiện tin giả 
và kỹ năng xác thực thông 
tin 
Hoạt động Ngoài 
giờ lên lớp 
- Đ/C Tuấn; 
- Đoàn TN; 
- GVCN. 
Trong tháng 3 các ban ngành, tổ nhóm, cá nhân đang xây dựng chương trình 
kế hoạch. Do trở ngại của dịch bệnh Covid – 19 diễn biến khá phức tạp nên từ 
ngày 20/03 BTV Đoàn trường triển khai đến đoàn viên thanh niên về “ Dấu chân 
số của bạn và bảo vệ danh tính số của bạn” thông qua giờ sinh hoạt 15 phút. Các 
kế hoạch còn lại sẽ được triển khai đến học sinh cụ thể vào tháng 4 năm 2021. 
Có thể nói rằng sau khi tuyên truyền và tổ chức những hoạt động ngoại khóa 
như vậy học sinh đã ý thức được nhiều về những tác hại của mạng xã hội, học sinh 
37 
dần rời xa thế giới ảo và thay vào đó là những hoạt động, những trò chơi lý thú, bổ 
ích giúp các em hoàn thiện hơn về thể chất cũng như tinh thần. 
3. Giải pháp nỗ lực đối với cá nhân từng học sinh: 
Việc sử dụng mạng xã hội lâu nay như một thói quen hàng ngày như cơm 
bữa của học sinh, để mà bỏ hẳn thì là một điều không thể trong thời đại 4.0 hiện 
nay. Tuy nhiên để sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, tích cực và hạn chế 
bớt thời gian lướt mạng để không ảnh hưởng đến việc học tập thì học sinh có thể 
tham khảo một số cách sau: 
- Đặt ra cho bản thân mình một mục tiêu học tập, để mình có động lực cố 
gắng phấn đấu, thời gian rảnh thay vì lướt mạng thì tranh thủ trau dồi kiến thức và 
ắt hẳn các em sẽ đạt được mục tiêu đề ra. 
- Đặt ra mức thời gian tối đa cho việc sử dụng Facebook trong ngày và hãy 
cài đặt phần mềm nhắc nhở thời gian sử dụng để biết còn dừng đúng thời điểm. 
- Khi các em muốn cắt giảm thời gian dành cho mạng xã hội thì việc thiết 
lập lại chúng cũng rất quan trọng. Các em tuyệt đối đừng để Facebook, 
Zalo,luôn trong trạng thái đăng nhập. Dù việc đăng nhập sẵn rất tiện cho các em 
mỗi khi các em muốn vào nhưng nó lại không tốt trong quá trình cai nghiện mạng 
xã hội vì vậy khi ta đăng nhập sẵn vào mạng xã hội thì mọi thông báo, mọi tin 
nhắn đều có thể hiện ra bất cứ lúc nào, điều đó càng khiến các em ngày càng 
nghiện mà thôi. 
- Hãy bỏ chức năng theo dõi trên Facebook đối với những bạn bè mới kết 
bạn, vì nếu để thì bất cứ thông tin nào của họ cũng sẽ cập nhập trên Facebook của 
các em gây ra tính tò mò. Mà đã tò mò thì lại sử dụng Facebook để xem thông tin 
về bạn bè. 
Tiêu chí không kết bạn là 3 không: không thích - không quen - không biết. 
Thử theo dõi trong vòng 30 ngày, người bạn mới có lịch sự gửi cho bạn một thông 
điệp làm quen hay có những chia sẻ thú vị trên mạng không? Nếu không, hãy nhớ 
đến nút Unfriend / Unsubsribe / Unfollow. 
- Bắt đầu lọc danh sách bạn bè của bạn theo 4 nhóm sau. 
+ Phải có: gia đình, người thân, bạn thân. 
+ Nên có: tấm gương vĩ đại, cá tính độc đáo, bộ óc thông minh, tấm lòng 
nhân ái, bạn thân phương xa. 
+ Không cần có người nổi tiếng không hữu ích với bạn, người lạ chỉ thích 
huyên thuyên về chính họ. 
+ Tránh xa: người nhảm nhí thích gây sự chú ý. 
Hãy chia sẻ thường xuyên với nhóm “phải có” và “nên có” và cắt giảm 
không thương tiếc nhóm “không cần có” và “tránh xa”. Chỉ trong 7 ngày, các em 
38 
học sinh sẽ thấy mình có thêm nhiều thời gian để làm giàu thêm tình yêu gia đình 
và tình bạn, tiếp xúc thêm với những điều tích cực, hữu ích trong cuộc sống. 
4. Đối với xã hội: 
Xã hội cần tạo được dư luận lành mạnh, sử dụng mạng xã hội vào những 
mục đích tốt. Các cơ quan thông tin truyền thông cần đưa những thông tin kịp thời 
về những vấn đề tiêu cực của mạng xã hội. Bộ thông tin và truyền thông kết hợp 
các nhà cung cấp dịch vụ không cho đăng các hình ảnh, video mang tính chất 18+, 
bạo động, náo loạn, hình ảnh không lành mạnh. Nếu làm được điều này thì các 
em sẽ không phải nhận các thông tin xấu. 
Cuộc sống ảo không phải là mục đích chúng ta được sinh ra, tuy không thể 
phủ nhận sự tiện lợi mà nó mang lại nhưng số tác hại đi kèm theo đó thì lại lớn hơn 
nhiều, không thể kiểm soát nổi và không đáng để đánh đổi. Vì vậy cách tốt nhất là 
không lạm dụng mạng xã hội, tăng cường giao tiếp với mọi người xung quanh đời 
sống thực 
Đây chỉ là quá trình thực nghiệm bước đầu, quy mô còn nhỏ, nhưng tôi đã 
thu được một số hiệu quả mong muốn và hy vọng dự án này sẽ được nhân rộng 
trong mỗi nhà trường, gia đình và xã hội để giúp các bạn học sinh nhận thức 
đúng đắn việc sử dụng các trang mạng xã hội đặc biệt là khi sử dụng Facebook. 
Cần hướng tới cái cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Qua 
đề tài này, tôi muốn gửi tới tất cả các em học sinh nói chung và các em trong độ 
tuổi vị thành niên nói riêng một thông điệp là “Hãy sử dụng mạng xã hội như 
những người văn minh!”. 
V. KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
1. Mục đích khảo nghiệm: 
 - Tình hình học sinh truy cập sử dụng mạng xã hội nhiều hay ít 
 - Học sinh vào mạng xã hội còn những mục đích tiêu cực nữa hay không 
 - Gia đình có quản lí con em mình trong vấn đề sử dụng điện thoại và sử 
dụng mạng xã hội. 
2. Đối tƣợng khảo nghiệm: 
 500 học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT Nguyễn Đức Mậu 
3. Thời gian khảo nghiệm: 
Từ tháng 01/2021 đến tháng 03/2021. 
4. Nội dung khảo nghiệm: 
Qua một thời gian đưa ra và áp dụng các giải pháp, bước đầu tôi thấy tỷ lệ 
các em học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT thường xuyên sử dụng mạng xã hội 
đã giảm hơn. Tỷ lệ học sinh sử dụng vào những mục đích tích cực đã có chiều 
hướng tăng so với kết quả khảo sát thực trạng đồng thời tỷ lệ học sinh sử dụng 
39 
mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực đã giảm thậm chí còn có những học sinh 
không sử dụng mạng xã hội vào những mục đích đó nữa. Bên cạnh đó tỷ lệ các em 
sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ tăng lên và các em sử dụng mạng xã 
hội không có sự quản lý của bố mẹ giảm so với kết quả của lần khảo sát thực 
trạng. Kết quả cụ thể như sau: 
 a. Khảo nghiệm các em Nguyễn Đức Mậu học sinh trường THPT mức độ 
sử dụng mạng xã hội và không sử dụng mạng xã hội. 
TT Mức độ sử dụng 
Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu 
Số lƣợng 
(phiếu) 
Số lƣợng 
(phiếu) 
1 Thường xuyên sử dụng 292 139 
2 Thỉnh thoảng sử dụng 154 263 
3 Sử dụng khi cần thiết 43 92 
4 Không sử dụng 11 6 
Bảng 4: Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau khi nghiên cứu 
Biểu đồ 5: Mức độ sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau khi nghiên cứu 
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tỉ lệ các em thường xuyên sử dụng mạng xã 
hội vô bổ đã có giảm đi, thay vào đó các em sẽ dành thời gian cho học tập, vui chơi 
giải trí lành mạnh nhiều hơn. Số học sinh thường xuyên sử dụng mạng xã hội giảm 
xuống còn 112/500 học sinh Một số học sinh từ việc không dùng mạng xã hội cũng 
đã tiếp cận và dùng mạng xã hội vào mục đích có ích. Các giải pháp đưa ra mới chỉ 
0
50
100
150
200
250
300
350
Thường xuyên 
sử dụng
Thỉnh thoảng 
sử dụng
Sử dụng khi cần 
thiết
Không sử dụng
Trước khi nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu
40 
áp dụng được trong thời gian ngắn nên sự thay đổi này tỉ lệ còn rất ít, tôi hi vọng 
rằng trong thời gian dài tới với những giải pháp khả thi mà tôi đưa ra như vậy thì 
mong rằng tình trạng học sinh quá sa đà vào sử dụng mạng xã hội sẽ có hiệu quả 
tốt hơn nữa. 
 b. Kết quả khảo nghiệm về những mặt tích cực, tiêu cực khi sử dụng mạng 
xã hội của các em học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT. 
TT Mục đích sử dụng 
Trƣớc khi nghiên 
cứu 
Sau khi nghiên cứu 
Số lƣợng 
(phiếu) 
Số lƣợng 
(phiếu) 
1 Học tập 272 403 
2 Giao lưu kết bạn không 
quen biết 
421 409 
3 Thể hiện quan điểm cá nhân 
không lành mạnh 
88 23 
4 Câu like, giết thời gian 311 87 
5 Đăng ảnh tự sướng 135 73 
Bảng 5: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau khi nghiên cứu 
Biểu đồ 6: Mục đích sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau nghiên cứu 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Học tập Giao lưu 
kết bạn 
không 
quen biết
Thể hiện 
quan điểm 
cá nhân 
không lành 
mạnh
Câu like, giết 
thời gian
Đăng ảnh 
tự sướng
Trước khi nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu
41 
Nhìn vào biểu đồ trên tôi thấy: Sau khi tiến hành các hoạt động ngoại khóa, 
tuyên truyền cùng với những hoạt động ngoài trời vui chơi bổ ích cùng với sự cố 
gắng nỗ lực của chính bản thân các em thì tỷ lệ các bạn sử dụng mạng xã hội vào 
những mục đích tiêu cực đã có sự giảm xuống và thay vào đó tỉ lệ các em sử dụng 
mạng xã hội mục đích tích cực đã có chiều hướng thay đổi hơn. Mục đích học sinh 
vào mạng xã hội để câu like, giết thời gian đã giảm thay vào đó các em vào mạng 
xã hội để tìm kiếm các nội dung phục vụ học tập đã tăng lên. Số lượng các em vào 
mạng xã hội để chụp ảnh tự sướng, thể hiện những quan điểm cá nhân không lành 
mạnh cũng đã có chiều hướng giảm. Điều này cho thấy mạng xã hội đã và đang trở 
thành một kênh thông tin, giải trí và học tập chính thống của học sinh. Và điều đó 
cũng đồng nghĩa, mỗi chúng ta nếu biết sử dụng có hiệu quả mạng xã hội thì sẽ 
mang lại những ý nghĩa rất to lớn. Tuy nhiên cần định hướng, tuyên truyền để các 
em không bị quá phụ thuộc vào thế giới ảo với những hệ lụy của nó. 
c. Kết quả khảo sát thực trạng về việc khi không được sử dụng mạng xã 
hội của 500 học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu. 
TT 
Cảm giác khi không sử 
dụng 
Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu 
Số lƣợng (phiếu) Số lƣợng (phiếu) 
1 Bực tức 89 6 
2 Khó chịu 103 41 
3 Bình thường 215 424 
4 Không có ý kiến 82 27 
Bảng 6: Cảm giác khi không sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau khi 
nghiên cứu 
Biểu đồ 7: Cảm giác khi không sử dụng mạng xã hội của học sinh trước và sau khi 
nghiên cứu 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
Bực tức Khó chịu Bình thường Không có ý kiến
Trước khi nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu
42 
Như vậy nhìn vào biểu đồ trên chúng ta thấy khi đưa ra giải pháp về nỗ lực 
bản thân thì với sự cố gắng của chính bản thân các bạn, thay vào việc suốt ngày 
nghiện sử dụng và đắm chìm trong thế giới ảo trên mạng xã hội, các bạn đã biết đặt 
ra cho mình một mục tiêu riêng để phấn đấu.Vì vậy nay các bạn đã biết cách dần 
dần thoát khỏi tình trạng đó. 
d. Kết quả khảo nghiệm thực trạng về việc sử dụng mạng xã hội của các 
bạn học sinh khối 10, 11, 12 trường THPT phân theo hoàn cảnh gia đình. 
TT Quản lý của phụ huynh 
Trƣớc khi nghiên cứu Sau khi nghiên cứu 
Số lƣợng 
(phiếu) 
Số lƣợng 
(phiếu) 
1 Có 178 357 
2 Không 311 137 
Bảng7: về việc quản lý con mình sử dụng mạng xã hội của phụ huynh trước nghiên 
cứu và sau nghiên cứu 
Biểu đồ 8: Về việc quản lý con mình sử dụng mạng xã hội của phụ huynh trước 
nghiên cứu và sau nghiên cứu 
 Nhìn vào biểu đồ trên tôi thấy: Sau khi hướng dẫn các bậc phụ huynh cài đặt 
các phần mềm ứng dụng quản lí, theo dõi sử dụng điện thoại và các trang mạng xã 
hội, đồng thời khuyên ngăn, nhắc nhở kịp thời khi con mình quá sa đà sử dụng 
điện thoại thì ta thấy cha mẹ đã kiểm soát được con cái mình, dành thời gian quan 
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Có Không
Trước khi nghiên cứu
Sau khi nghiên cứu
43 
tâm, chăm sóc đến con cái nhiều hơn, bước đầu có sự chuyển biến đáng kể, tỷ lệ 
giữa các em học sinh sử dụng mạng xã hội có sự quản lý của bố mẹ với các em 
không có sự quản lý của bố mẹ đã có chiều hướng giảm rõ rệt so với kết quả khảo 
sát thực trạng. 
e. Đánh giá về kết quả khảo nghiệm. 
Theo kết quả của tất cả của những mặt khảo nghiệm, tôi thấy trong 500 
phiếu khảo nghiệm ngẫu nhiên về việc sử dụng mạng xã hội của học sinh THPT 
Nguyễn Đức Mậu thì tỷ lệ học sinh sử dụng mạng xã hội của cả 3 khối 10, 11, 12 
bước đầu đã có hướng tích cực so với kết quả lần khảo sát thực trạng. 
Như vậy chúng ta có thể thấy rằng các em học sinh khối 10, 11, 12 THPT đã 
có ý thức hơn trong việc sử dụng mạng xã hội. Các em đã biết sử dụng mạng xã 
hội một cách khoa học hợp lý nhất, biết khai thác những lợi ích mà mạng xã hội 
đem lại để giúp ích cho bản thân, cho bạn bè, cho trường lớp. Đó cũng là minh 
chứng cho hiệu quả bước đầu sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề 
tài. 
44 
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Ngày nay, khi xã hội phát triển và hội nhập thì vấn đề giao lưu, chia sẻ, giúp 
đỡ nhau của học sinh THPT ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Một số em 
đã biết sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tốt đẹp, nhưng phần đông các em 
đều sử dụng mạng xã hội vào những mục đích tiêu cực dẫn đến việc hình thành lối 
sống ảo. Ngay sau khi áp dụng các biện pháp được đề xuất trong đề tài tôi đã thu 
được nhiều kết quả tốt đẹp. Qua đó tôi muốn gửi đến một thông điệp: “Các em hãy 
cùng nhau chung tay xây dựng một lối sống lành mạnh, bài trừ lối sống ảo ra khỏi 
cuộc sống của chúng ta”. 
Tuy nhiên dự án là sự tìm tòi, suy nghĩ của tôi trước vấn đề học sinh nói 
chung và học sinh THPT Nguyễn Đức Mậu nói riêng đang trong tình trạng nghiện 
sử dụng và sống ảo trên mạng xã hội, vì thế tôi mong muốn tìm ra những giải pháp 
hữu hiệu, tích cực nên không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vậy kính mong các 
thầy cô giáo trong hội đồng khoa học góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa đề tài 
này. Và để đề tài có khả năng áp dụng thực tiễn hơn. Hướng nghiên cứu tiếp theo, 
tôi sẽ khảo sát thực trạng và áp dụng giải pháp cho việc sử dụng mạng xã hội, lối 
sống ảo của toàn bộ học sinh trong trường THPT huyện Quỳnh Lưu. 
2. Kiến nghị: 
Trong quá trình nghiên cứu, tôi nhận thấy có thể mở rộng đề tài này với học 
sinh ở các trường THPT khác. Ngoài ra, khi tôi hoàn thành xong đề tài này, tôi sẽ 
tiếp tục tìm hiểu về nhiều đề tài khác trong môi trường học đường mà toàn xã hội 
quan tâm ví dụ như thuốc lá, chất gây nghiện để giúp học sinh biết cách phòng 
tránh chúng. 
 Tôi mong muốn được tiếp tục nghiên cứu mở rộng đề tài này. 
45 
D: TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo Digital Marketing Việt Nam 2020: https://andrews.edu.vn/ 
2. Báo chí và mạng xã hội – NXB trẻ. 
3. Lên mạng cũng là một nghệ thuật – NXB Lao động. 
4.Nguyễn Hoàng Ánh - Chúng ta sử dụng mạng xã hội một cách thông thái – Báo 
quốc tế. 
5. Phạm Thanh Dương - Lợi ích và tác hại của internet và mạng xã hội đến học 
sinh. Baothang2.edu.vn 
6. Sống ảo và giới trẻ hiện nay – Những hậu họa khôn lường.https://poliva.vn/ 
------- Hết ------- 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_trung_hoc_pho.pdf
Sáng Kiến Liên Quan