Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Với học sinh THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung.

Trong môn học âm nhạc THCS thì phân môn học TĐN rất quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong các bước vận dụng phương pháp; giúp học sinh đọc đúng, khắc sâu kiến thức và có khả năng cảm thụ âm nhạc. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh phải lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày một bài Tập đọc nhạc.

 

docx4 trang | Chia sẻ: Hải Thượng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 4Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH NHỚ VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG 
	Lê Văn Toàn – Giáo viên trường TH-THCS Phong Thạnh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu. Với học sinh THCS môn âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh nhằm góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh theo mục tiêu đào tạo, tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Tuy nhiên âm nhạc trong nhà trường THCS với tư cách là một môn học có mức độ nhất định về mục đích và nội dung.
Trong môn học âm nhạc THCS thì phân môn học TĐN rất quan trọng. Đòi hỏi người giáo viên phải linh hoạt trong các bước vận dụng phương pháp; giúp học sinh đọc đúng, khắc sâu kiến thức và có khả năng cảm thụ âm nhạc. Truyền tải được toàn bộ vấn đề đã nghiên cứu đến với đối tượng học sinh. Học sinh phải lĩnh hội hết tất cả và vận dụng phát huy một cách chủ động, sáng tạo trong cách trình bày một bài Tập đọc nhạc.
Thực tế dạy học cho thấy có nhiều học sinh không thuộc tên các nốt nhạc trên khuông, các em thường viết tên từng nốt nhạc ở dưới khuông nhạc. Để giúp học sinh thuộc tên nốt nhạc, tôi áp dụng giải pháp sau:
II/ THỰC TRẠNG
	Qua điểu tra khảo sát thực tế tại trường TH-THCS Phong Thạnh có thể thấy học sinh không có hứng thú với giờ âm nhạc do không nắm chắc về nhạc lý, không đọc nhạc được nên hát không đúng về cao độ, kết quả học tập phân môn TĐN không cao.
	+ Điều tra khảo sát về hứng thú với môn học năm học 2019-2020: qua phiếu điều tra có tới 60/92 em không có hứng thú học môn âm nhạc ở các khối lớp 6. Vì nhiều lý do khác nhau nhưng chủ yếu là về kiến thức còn trừu tượng, khó hiểu do không được quan sát thực tế nhất là khi học kiến thức về nhạc lý và TĐN... 
	+ Điều tra khảo sát về kỹ năng học TĐN đầu năm học 2019- 2020 như sau:
	Bảng thống kê khảo sát về việc ghi tên nốt nhạc dưới bài TĐN các khối lớp
TT
Khối
Sĩ số
Ghi tên nốt nhạc bài TĐN
Tỉ lệ %
Ghi chú
1
6
92
86/92
93,47%
2
7
76
64/76
84,21%
3
8
67
51/67
76,11%
4
9
52
39/52
75%
	1/ Thuận lợi:
	- Âm nhạc là một môn học độc lập trong chương trình THCS. Dạy và học nghiêm túc, có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét và xếp loại đạt, chưa đạt. 
- Nhà trường thường xuyên quan tâm, có máy tính, máy chiếu để phục vụ dạy học.
- Nhà trường có kết nối mạng internet thuận lợi cho việc tìm kiếm thông tin phục vụ giảng dạy.
- Giáo viên nắm chắc về chuyên môn, tích cực tìm tòi, nghiên cứu những phương pháp mới để vận dụng trong quá trình giảng dạy.
2/ Khó khăn: 
Đối với học sinh trường TH-THCS Phong Thạnh thì nhìn chung đa phần các em là con của gia đình nông dân lao động nghèo, điều kiện chưa được đầy đủ, việc học bồi dưỡng thêm các môn văn hoá khác đôi khi còn chưa đủ điều kiện thì làm gì nói đến chuyện học bồi dưỡng thêm các môn khác như âm nhạc – mỹ thuật, học sinh ít được quan tâm, vì thế hiểu biết về âm nhạc đang còn hạn chế, chưa sâu rộng, ít kích thích được các em học tập. Đa phần học sinh bị chi phối, ảnh hưởng về các môn chính, lo cho thi, phần nào sao lãng việc học môn âm nhạc.
Bên cạnh đó còn có những khó khăn không nhỏ trong việc phát triển kĩ năng cho học sinh như : Băng, đĩa còn ít trong việc phục vụ hết các tiết dạy, tranh ảnh không phong phú, đàn phím điện tử ít chức năng, tài liệu tham khảo còn hạn chế, phòng chức năng dạy nhạc chưa có. 
	III/ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
	Qua tìm hiểu, nghiên cứu tôi nhận thấy việc ứng dụng các trò chơi vào giảng dạy là tốt nhất. Ngay từ những tiết học đầu giáo viên cần rèn luyện cho học sinh nắm vững lại những kiến thức đã học, bổ xung một số phương pháp học mới để các em làm quen dần với nội dung chương trình Âm nhạc THCS.
	- Nắm vững khuông nhạc: gồm 5 dòng kẻ song song. Chơi trò chơi khuông nhạc bàn tay (Tay trái): ngón út là dòng 1, ngón áp út là dòng 2, ngón giữa là dòng 3, ngón trỏ là dòng 4 và ngón cái là dòng 5. Qua đó giúp các em khắc sâu kiến thức mà không bị nhầm lẫn. Cũng có thể kết hợp cho các em nhận biết vị trí nốt nhạc trên đó (ngón út nốt Mi, ngón áp út nốt Son, ngón giữa nốt Si, ngón trỏ nốt Rế, ngón cái nốt Phá và các khe ngón tay từ ngón út trở lên là các nốt Pha, La, Đố, Mí. Riêng nốt Đồ nằm ngoài khuông nhạc thuộc dòng kẻ phụ bên dưới ta lấy ngón trỏ của tay phải làm dòng kẻ phụ và nốt Rê nằm sát ngón út tay trái). Giáo viên quan sát và sửa sai cho học sinh. 
	- Dùng trò chơi bàn tay để kí hiệu 7 nốt nhạc: nhằm rèn trí nhớ và tạo không khí sôi động cho tiết học.
	+ Đô - Nắm tay trước bụng.
	+ Rê - Tay chắp trước bụng.
	+ Mi - Bàn tay úp xuống.
	+ Pha - Bàn tay nắm ngón cái chỉ xuống.
	+ Son - Bàn tay ngửa ra.
	+ La - Bàn tay úp xuống.
	+ Si - Bàn tay nắm ngón trỏ chỉ lên.
	+ Đố - Bàn tay nắm giơ cao.
	IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	Qua quá trình thực hiện biện pháp nêu trên tôi thấy học sinh học giờ Tập đọc nhạc cảm thấy thoải mái, bớt gò bó hơn, số lượng học sinh tiếp thu bài nhanh hơn. Học sinh xếp loại chưa đạt giảm đi, học sinh xếp loại đạt được nâng lên. Đã có nhiều học sinh nhận dạng được vị trí các nốt trên khuông nhạc khoá Son và nhận xét các bài tập đọc nhạc một cách hiệu quả hơn. Tỷ lệ học sinh ở mỗi lớp đọc đúng giai điệu, hát đúng lời của bài Tập đọc nhạc đạt cao hơn.
	Bảng thống kê kết quả học đọc được Tập đọc nhạc các khối lớp
TT
Khối
Sĩ số
HS đọc đúng bài TĐN
Tỉ lệ %
Ghi chú
1
6
92
75
81,52%
2
7
76
63
82,89%
3
8
67
56
83,58%
4
9
52
44
84,61%
V/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khi đi vào thực hiện biện pháp trên bước đầu tôi có gặp nhiều khó khăn nhưng với sự quyết tâm và lòng nhiệt tình thêm vào đó là sự ủng hộ cao từ phía học sinh, nên kết quả đạt được trong mỗi tiết học là rất khả quan và có những ưu điểm nổi bật. Học sinh rất hứng thú đón nhận giờ học Âm nhạc, tích cực, chủ động trong giờ học nhạc. Mạnh dạn tham gia các hoạt động múa hát tập thể do lớp, nhà trường và địa phương tổ chức đạt kết quả cao.
Tuy nhiên đây mới chỉ là biện pháp chủ quan của tôi trên số đối tượng học sinh của trường tôi, chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế cần được góp ý bổ sung khắc phục. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô giáo, đồng nghiệp để giúp cho giờ học âm nhạc đạt kết quả cao hơn được tốt hơn nữa.
VI/ KIẾN NGHỊ 
- Thường xuyên tổ chức cho các em giao lưu văn nghệ, thi hátđể các em làm quen với biểu diễn, từ đó các em sẽ mạnh dạn hơn.
- Bổ sung sách tham khảo và tài liệu bộ môn âm nhạc để giáo viên có điều kiện tham khảo nâng cao kiến thức chuyên môn phục vụ cho công tác giảng dạy của mình.
- Cần trang bị cho bộ môn một cây đàn Organ hiện đại hơn để phục vụ cho công tác dạy học và tổ chức hoạt động ngoại khoá cho học sinh.
- Trang bị phòng chức năng dạy nhạc.
 	 Người viết 
	 Lê Văn Toàn
Xác nhận của Hiệu trưởng
	Hiệu trưởng trường TH-THCS Phong Thạnh xác nhận: Giải pháp giúp học sinh nhớ vị trí các nốt nhạc trên khuông, của giáo viên: Lê Văn Toàn, áp dụng có hiệu quả và lần đầu được dùng để đăng ký thi giáo viên dạy giỏi, chưa được dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân trước đó.
Phong Thạnh, ngày...tháng. năm 2021
	 HIỆU TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_nho_vi_tri_cac.docx
Sáng Kiến Liên Quan