Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp giúp học sinh dân tộc Khơ Mú chủ động hòa nhập ở trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn
CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên thực tế, khái niệm giáo dục hòa nhập là phục vụ các trẻ khuyết tật có
khả năng đi học. Tuy nhiên đối với các huyện miền núi, vùng sâu vùng xa mà ở đó
chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì việc hòa nhập của các em
học sinh ngƣời dân tộc thiểu số vào các hoạt động học tập, vui chơi, trải nghiệm
cũng khá khó khăn, đặc biệt là các em thuộc các dân tộc thiểu số rất ít ngƣời hoặc
các em nằm trong các dân tộc có số có ngƣời tham gia vào các tổ chức chính trị-xã
hội còn hạn chế về số lƣợng. Có thể nói đây là rào cản tách biệt không những giữa
miền ngƣợc với miền xuôi mà còn là giữa các dân tộc thiểu số với nhau do chính
họ tự tạo ra. Họ rất ít tham gia vào các hoạt động tập thể, nơi tập trung đông ngƣời,
các hoạt động nâng cao nhận thức hay những trải nghiệm thú vị.
Hơn thế nữa, việc đƣa giáo dục hòa nhập đối với học sinh dân tộc thiểu số
vào chƣơng trình giáo dục của mỗi nhà trƣờng chƣa có nhiều nghiên cứu cũng nhƣ
triển khai áp dụng. Nếu có cũng chỉ là manh mún nhỏ lẻ do cá nhân tự nghiên cứu
và phạm vi áp dụng chƣa rộng.
Trƣờng THPT Kỳ Sơn có hơn 1.200 em học sinh gồm các dân tộc nhƣ Khơ
mú, H’ mông, Thái, Kinh và dân tộc Hoa. Mặc dù là hệ dân tộc chiếm số đông trên
địa bàn song số học sinh dân tộc Khơ mú theo học tại trƣờng có số lƣợng rất thấp
(386 em, chiếm 32,2% số học sinh toàn trƣờng), ý thức và phong trào học tập chƣa
cao, hòa nhập và tiếp cận các hoạt động xã hội rất hạn chế, thiếu tự tin, chƣa mạnh
dạn thể hiện và biểu đạt những ý kiến cũng nhƣ tâm tƣ nguyện vọng cá nhân, kết
quả học tập và rèn luyện cũng nhƣ số lƣợng tham gia các hoạt động tập thể của các
em học sinh dân tộc Khơ mú chiếm tỉ lệ rất thấp, một số hoạt động của nhà trƣờng
gần nhƣ không có học sinh dân tộc Khơ mú tham gia. Trong số các em học sinh
Khơ mú đã và đang theo học tại trƣờng cũng có những em đã biết cố gắng vƣợt
qua rào cản, khó khăn, vƣơn lên trong học tập và rèn luyện. Có những em đã là
công chức, là cán bộ chủ chốt của một số ban ngành trên địa bàn huyện, có những
em đang theo học tại các trƣờng đại học, cao đẳng, trƣờng dạy nghề. Tuy nhiên,
so với các hệ dân tộc khác thì đây vẫn là những con số khá thấp so với con số hơn
36,4% dân số toàn huyện là ngƣời dân tộc Khơ mú. Có thể nói Trƣờng THPT Kỳ
Sơn là nơi đào tạo cán bộ nguồn cho huyện nhà, trong đó lãnh đạo các cấp quan5
tâm chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu số, chú trọng công tác
quy hoạch, bồi dƣỡng, đào tạo, sắp xếp, bố trí đội ngũ cán bộ ngƣời dân tộc thiểu
số hợp lý và hài hòa, tránh tình trạng cục bộ địa phƣơng, dòng họ, hệ dân tộc,.
Ngƣời Khơ mú tại Kỳ Sơn chủ yếu là những gia đình thuần nông, nghề nghiệp
chính là trồng trọt, chăn nuôi, thu nhập thấp, không ổn định dẫn đến điều kiện kinh
tế, điều kiện sống còn nhiều khó khăn vất vả. Các em học sinh dân tộc Khơ mú
quen với những ngôi nhà sàn, nhà lá đơn sơ, quen với cảnh bản làng heo hút, tĩnh
mịch nằm rải rác trên những sƣờn đồi, men suối, quen với cảnh một buổi đi học,
một buổi vào rừng chăn trâu, hái củi, Tất cả những điều đó đã tạo nên đặc tính
riêng cho các học sinh dân tộc Khơ mú nơi đây, những con ngƣời mộc mạc, chất
phác, giản dị, yêu thiên nhiên, yêu tự do (những phẩm chất rất đáng quý). Tuy
nhiên, nó lại là những trở ngại lớn để các em hòa nhập với thầy cô, bạn bè. Nơi các
em phải chịu sự quản lí, giám sát chặt chẽ của thầy cô giáo với rất nhiều những nội
quy nề nếp trƣờng lớp. Các em học sinh dân tộc Khơ mú trong giờ học còn thụ
động, chƣa chủ động tích cực trong việc tìm tòi và vận dụng kiến thức mới, còn e
ngại, rụt rè khi đƣa ra ý kiến của mình, không ít học sinh ý thức chƣa cao trong học
tập và rèn luyện. Ý thức, động cơ, thái độ học tập của học sinh còn thấp, ham chơi,
không thích học tập. Đa số các em chỉ xác định đến trƣờng nhƣ một nghĩa vụ bắt
buộc, do cha mẹ quy định, xã hội quy định, chƣa có mục tiêu rõ ràng. Một số em
do học yếu, mất căn bản, xấu hổ, mặc cảm, không có ý chí phấn đấu. Sự kỳ thị về
dân tộc, tự ti, sống khép mình nên thiếu sự chia sẻ từ bạn bè không cùng hệ dân
tộc. Từ nhận thức chƣa cao nên đa số các em có tƣ tƣởng lập gia đình từ rất sớm,
và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các em học sinh Khơ mú hay
bỏ học sớm.
m học sinh dân tộc Khơ mú do có tiếng nói, những đặc điểm về phong tục tập quán và cách sinh hoạt trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động nhận thức khác nhau nên các em cũng gặp khó khăn trong tình bạn khác dân tộc. Bởi đây là quan hệ đƣợc xây dựng từ hai phía và đòi hỏi phải thƣờng xuyên củng cố và giữ gìn. Để tình bạn của các em thực sự có ý nghĩa (đặc biệt là bạn khác dân tộc) trong đời sống tình cảm, giúp các bạn học sinh ngƣời Khơ mú sớm hòa đồng cùng tập thể, tạo bầu không khí thân mật, thƣơng yêu, giúp đỡ bạn 15 trong bất cứ hoàn cảnh nào giáo viên cần xây dựng vòng tay bè bạn cho các em. Nhiệm vụ của vòng tay bè bạn là: - Các em học sinh dân tộc khác gần gũi, quan tâm, giúp đỡ, động viên các em học sinh dân tộc Khơ mú để các em cảm thấy đƣợc chia sẻ, đƣợc quan tâm để từ đó sẽ không mặc cảm, tự ti mà mạnh dạn hơn trong các hoạt động. - Giúp đỡ nhau trong học tập: Học sinh các dân tộc khác có học lực khá hơn, hiểu bài kỹ hơn sẽ giảng giải, nhắc nhở cho học sinh ngƣời Khơ mú. Việc làm này vừa giúp các em học sinh Khơ mú hiểu đƣợc bài vừa giúp cho chính bản thân các em rèn luyện kỹ năng tìm tòi cách thể hiện kiến thức mình hiểu cho ngƣời khác nghe vừa củng cố kiến thức đó. - Hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động sẽ làm cho quan hệ bạn bè ngày càng gắn bó, hơn nữa lan tỏa những hình ảnh đẹp trong thầy cô và bạn bè. 5.2. Ví dụ minh họa Giáo viên chủ nhiệm cùng Đoàn thanh niên xin ý kiến lãnh đạo nhà trƣờng, thành lập các nhóm (gồm 3 nhóm), phân công các nhóm học sinh giúp đỡ, kèm cặp các em học sinh học lực yếu, chậm tiến trong học tập và rèn luyện, đặc biệt là các em học sinh ngƣời Khơ mú tham gia vào các hoạt động. Các nhóm lên lịch học, lịch hoạt động của nhóm mình vào các buổi chiều hoặc buổi tối (không trùng lịch học của nhà trƣờng). Không chỉ là hỗ trợ bạn bè trong học tập mà còn hỗ trợ các bạn trong các hoạt động khác để từ đó quan hệ bạn bè ngày càng gắn bó mật thiết. 16 Giờ tự học của các em học sinh 5.3. Kết quả Các nhóm “Vòng tay bè bạn” của trƣờng gồm có 12 em, các em đã làm tốt nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ các bạn học sinh ngƣời Khơ mú trong mọi hoạt động, tạo điều kiện tốt nhất cho các bạn tham gia vào các hoạt động học tập, trải nghiệm 17 cũng nhƣ sinh hoạt. 6. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi 6.1. Cách thức thực hiện Giáo viên sắp xếp vị trí chỗ ngồi sao cho phù hợp nhất, thuận lợi nhất để các em học sinh ngƣời Khơ mú có thể phát huy hết khả năng của mình. Cần sắp xếp các em ngồi ở những vị trí sau: - Ngồi nơi học sinh dễ quan sát, giáo viên dễ theo dõi và có điều kiện chỉ bảo. - Sắp xếp ngồi xen kẽ với học sinh khá, học sinh dân tộc khác.Việc sắp xếp vị trí ngồi phù hợp cho các em học sinh Khơ Mú nó đóng vai trò rất quan trọng nhƣ: + Các em có thể trao đổi bài, hợp tác xây dựng kiến thức bài học tốt hơn; + Tạo đƣợc không khí học tập sôi nổi; + Các em đƣợc tiếp xúc với các bạn khác dân tộc, từ đó các em sẽ hiểu nhau hơn, gắn bó, đoàn kết hơn. 6.2. Ví dụ minh họa Trong dạy học, chỗ ngồi có liên quan đến phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên. Một giờ dạy tốt đƣợc hình thành từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có cách tổ chức lớp học sao cho hợp lý để học sinh nào cũng đƣợc làm việc, cũng đƣợc động não và sẻ chia các thông tin, kiến thức, bổ trợ cho nhau cùng chiếm lĩnh kiến thức mới. Muốn vậy, cần sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh một cách linh hoạt và sáng tạo, dựa trên môn học, nội dung bài học rồi lƣợng hoá cụ thể từng kiến thức - kĩ năng học sinh cần đạt để sử dụng các phƣơng pháp dạy học và bố trí các hoạt động dạy học thích hợp vừa đảm bảo sức khỏe, vừa đảm bảo việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức. Cụ thể: - Học sinh nữ đƣợc ngồi xen kẽ với học sinh nam, nhằm mục đích bình đẳng về giới, giảm thiểu việc nói chuyện riêng trong giờ học, hạn chế tính bƣớng bỉnh và hiếu động trong học sinh nam. - Xếp học khá giỏi ngồi xen kẽ với học sinh trung bình, học sinh yếu kém và học sinh ngƣời Khơ mú nhằm mục đích giúp đỡ bạn trong học tập, cùng giải quyết các bài tập khó “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. - Ƣu tiên học sinh có vấn đề về thị giác, học sinh khuyết tật đƣợc ngồi ở bàn đầu; nhằm giúp các em dễ quan sát nội dung bài học. Giáo viên có điều kiện gần gũi và giúp đỡ các em nhiều hơn. 18 Giờ học Tiếng Anh của học sinh lớp 11C7 6.3. Kết quả Việc sắp xếp chỗ ngồi hợp lý đã mang lại hiệu quả rất tốt cho một lớp học: - Nâng cao tối đa mức độ tham gia của học sinh, sinh viên - Tiếp thu kiến thức tốt hơn - Sự linh hoạt chỗ ngồi giúp làm việc nhóm hiệu quả hơn - Xây dựng tính cộng đồng cho học sinh - Chỗ ngồi linh hoạt loại bỏ cảm giác nhàm chán, gò bó trong lớp học - Có lợi hơn cho thể chất của học sinh 7. Phối hợp gia đình, nhà trƣờng và cộng đồng với việc giúp học sinh chủ động hòa nhập 7.1. Cách thức thực hiện Phụ huynh là ngƣời gần gũi nhất với học sinh nên hiểu đƣợc tính cách cũng nhƣ tâm tƣ nguyện vọng của các em, chính vì vậy gia đình có vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục các em. Các em đƣợc học tập và sinh sống trong cộng đồng, cộng đồng có vai trò quan trọng trong việc giúp các em dần hòa nhập. Cho nên việc tuyên truyền nhằm nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục hòa nhập trong cộng đồng là việc làm hết sức cần thiết. Lãnh đạo nhà trƣờng cần tham mƣu với chính quyền địa phƣơng để về giáo dục hòa nhập đối với học sinh dân tộc thiểu số nói chung và với học sinh dân tộc Khơ mú để phối hợp cùng nhà trƣờng trong công tác giáo dục các em. 19 Với học sinh trƣờng THPT Kỳ Sơn, các em đi học ở trọ xa nhà, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nếu giáo viên chủ nhiệm, nhà trƣờng và cộng đồng nơi học sinh ở trọ thiếu sự quan tâm, chỉ bảo, đồng cảm và chia sẻ thì hiệu quả giáo dục nói chung và giáo dục hòa nhập nói riêng sẽ không cao. Đặc biệt ngƣời giáo viên chủ nhiệm và giáo viên trực tiếp giảng dạy các em có vai trò hết sức quan trọng bởi các giáo viên này có nhiều thời gian gần gũi với các em hơn, trực tiếp và chủ động giúp các em hòa nhập với bạn bè, thầy cô và cộng đồng. 7.2. Ví dụ minh họa - Trong công tác giáo dục học sinh nói chung, giúp đỡ học sinh Khơ mú chủ động hòa nhập nói riêng thì việc phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng là một việc làm không thể thiếu của bất kỳ giáo viên chủ nhiệm nào bởi nếu không có sự phối hợp thì hiệu quả giáo dục sẽ không cao. Tranh thủ sự chỉ đạo của tập thể lãnh đạo nhà trƣờng, chú trọng trong công tác phối hợp với đồng nghiệp, với Đoàn thanh niên và Hội cha mẹ học sinh. Với gia đình học sinh chúng tôi liên lạc qua điện thoại hoặc đến thăm gia đình các em, đồng thời liên hệ với chính quyền địa phƣơng để cùng phối hợp trong công tác giáo dục. Thăm hỏi, chia sẻ với phụ huynh học sinh 20 7.3 Kết quả Học sinh chủ động hơn trong mọi hoạt động của nhà trƣờng, ý thức tự giác đƣợc nâng lên, kết quả và số lƣợng học sinh chủ động tham gia ngày càng thể hiện rõ nét. 8. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm 8.1 Cách thức thực hiện Chỉ tích cực trong lớp học của mình vẫn chƣa đủ, tham gia các hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa phù hợp với sở thích và các tổ chức đoàn hội để tạo dựng một hệ thống “network” rộng lớn hơn. Khuyến khích các em cần tham gia vào những sân chơi bổ ích và lành mạnh. Hoạt động ngoại khóa giúp học sinh có điều kiện để chia sẻ niềm đam mê, sở thích và học hỏi kinh nghiệm đồng thời xây dựng những tình bạn có ý nghĩa. Hoạt động ngoại khóa đem đến sự cạnh tranh lành mạnh giúp học sinh có động lực hình thành kỹ năng, mở rộng kiến thức. 8.2. Ví dụ minh họa Có thể nói đây là hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo đối tƣợng học sinh bởi đây là lúc mà các em thể hiện sự vô tƣ, hồn nhiên, trong sáng và hƣớng thiện. Hiểu đƣợc tâm lý của học trò, chúng tôi luôn đồng hành cùng Đoàn trƣờng để tổ chức các hoạt động bổ ích, lành mạnh, tạo môi trƣờng gần gũi, thân thiện, giáo dục nhân sinh quan, thế giới quan cho học sinh. 21 Các hoạt động trải nghiệm của học sinh Khi tham gia các hoạt động, các em học sinh dân tộc Khơ mú sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều bạn bè từ các bản làng, thôn xóm, các dân tộc, các khóa học khác nhau, tham gia vào các hoạt động tình nguyện, các phong trào phục vụ cho cộng đồng và xã hội đầy ý nghĩa. Không những chỉ tham gia mà hãy trở thành những thành viên tích cực nhất và thậm chí đảm nhận các vai trò chủ chốt, có nhƣ vậy các em mới thực sự trở nên năng động và có đƣợc sự sẻ chia, đồng cảm. Trong các hoạt động tập thể, giờ ra chơi, giáo viên tham gia cùng học sinh, tổ chức, hƣớng dẫn các em chơi các trò chơi sân trƣờng và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN Kết quả thu đƣợc qua điều tra, khảo sát 1. Tiêu chí đạt đƣợc qua khảo sát trƣớc khi áp dụng giải pháp 1.1. Khảo sát bằng phiếu thăm dò lấy ý kiến - Hầu hết các em thiếu tự tin, không mạnh dạn chủ động hòa nhập. 22 - Rụt rè, e ngại, thậm chí không dám xuất hiện trƣớc chỗ tập trung đông ngƣời. - Không dám nói ra suy nghĩ của mình 1.2. Khảo sát bằng kết quả cho học sinh trải nghiệm Mức độ Tiêu chí đạt đƣợc ban đầu Mạnh dạn, tự tin. Chủ động hòa nhập Còn rụt rè, ngại ngần, chƣa chủ động hòa nhập Lớp 11C7 30% 70% Lớp 11C9 35% 65% Lớp 10C7 30% 70% Lớp 10C10 25% 75% 2. Tiêu chí đạt đƣợc sau khi áp dụng giải pháp 2.1. Khảo sát bằng phiếu thăm dò lấy ý kiến - Tự giác tham gia các hoạt động một cách tự tin - Hăng hái, sôi nổi, nhiệt tình - Chủ động hòa nhập tốt, chủ động trong nhiều tình huống - Mạnh dạn thể hiện quan điểm cá nhân 2.2. Khảo sát bằng kết quả cho học sinh trải nghiệm Mức độ Tiêu chí đạt đƣợc sau khi áp dụng giải pháp Mạnh dạn, tự tin. Chủ động hòa nhập Còn rụt rè, ngại ngần chƣa chủ động hòa nhập Lớp 11C7 75% 25% Lớp 11C9 70% 30% Lớp 10C7 72% 28% Lớp 10C10 65% 35% 23 PHẦN III. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục đóng góp một phần quan trọng cho xây dựng xã hội hòa nhập và dân chủ, nơi sự khác biệt về quan điểm có thể đƣợc thể hiện một cách tự do và những tiếng nói khác nhau đƣợc lắng nghe, nhằm hƣớng tới sự gắn kết xã hội và tôn trọng sự đa dạng. Giáo dục cho chúng ta thấy rằng tính hòa nhập của hệ thống giáo dục phụ thuộc vào những ngƣời xây dựng hệ thống. Tình trạng bất bình đẳng có thể do chính hệ thống giáo dục tạo ra khi nhu cầu của một cá nhân không đƣợc tính đến. Hòa nhập trong giáo dục có nghĩa là đảm bảo mỗi ngƣời học đều cảm thấy đƣợc coi trọng và cảm thấy gắn bó với hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều trở ngại ngăn cản chúng ta đạt đƣợc lý tƣởng này. Tình trạng phân biệt đối xử, rập khuôn và cô lập đã khiến nhiều ngƣời cảm thấy bị loại trừ. Những hình thức loại trừ này về bản chất là giống nhau, không phân biệt giới, khu vực, hoàn cảnh kinh tế, khuyết tật, thành phần dân tộc, ngôn ngữ, tình trạng di cƣ hay lánh nạn, xu hƣớng tính dục, tình trạng giam cầm, tôn giáo, niềm tin hay thái độ. Báo cáo đã chỉ ra những bất bình đẳng đáng quan ngại trong giáo dục vẫn đang tiếp diễn, trong đó có khả năng tiếp cận giáo dục cho tất cả mọi ngƣời, một cơ sở quan trọng để đảm bảo sự hòa nhập trong giáo dục. Nhƣng cách tiếp cận “tất cả có nghĩa là tất cả” về hòa nhập trong giáo dục cũng có nghĩa là loại bỏ cách gán nhãn mang tính phân biệt đối xử đối với các em. Cách tiếp cận giáo dục dựa trên sự gán nhãn nhƣ vậy sẽ làm giới hạn tiềm năng của học sinh, đồng thời bỏ qua những lợi ích mà những cách tiếp cận giáo dục khác nhau có thể đem lại cho tất cả học sinh. Do đó, cách thức xây dựng hệ thống giáo dục là rất quan trọng. Chúng ta có thể lựa chọn những yếu tố nào là cần thiết để xem xét liệu hệ thống giáo dục của mình có đi đúng hƣớng hay không. Chúng ta cũng có thể lựa chọn cách tiếp cận từng phần hoặc cùng lúc giải quyết toàn bộ các thách thức để hƣớng tới đảm bảo hòa nhập trong giáo dục. Trên thực tế, có nhiều khó khăn và thách thức trong việc hiện thực hóa lý tƣởng hòa nhập tuyệt đối. Việc chuyển dịch từ thực tế chúng ta đang có sang một hệ thống có cả khả năng đáp ứng nhu cầu của mọi ngƣời học không hề là việc dễ dàng, thậm chí là không thể. Và những giải pháp mà chúng tôi nghiên cứu này không phủ nhận một thực tế là lý tƣởng về sự hòa nhập tuyệt đối cũng có những mặt trái của nó. Các nỗ lực với dụng ý tốt trong việc đảm bảo sự hòa nhập cũng dễ dẫn tới việc cƣỡng ép tuân thủ, làm giảm bản sắc của các cộng đồng, cũng nhƣ dần làm mất đi các đặc trƣng ngôn ngữ của họ. Tổ chức cho học sinh DTTS nói chung và dân tộc Khơ Mú nói riêng biết hòa nhập nhanh và chủ động trong mọi nội dung của lớp học và thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện là một trong những nhiệm vụ của mỗi giáo viên giảng dạy ở các trƣờng miền núi và cụ thể là các trƣờng có học sinh dân tộc Khơ mú. Nhƣng để thực hiện đƣợc nhƣ thế thì mỗi giáo viên lại có những phƣơng pháp sƣ phạm khác nhau. Với chúng tôi những biện pháp, giải pháp vừa trình bày ở trên 24 chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ lƣỡng trƣớc khi tiến hành. Thậm chí sau một thời gian áp dụng cho thấy nhiều kết quả khả quan và chúng tôi đã soạn thảo thành nội dung của một sáng kiến kinh nghiệm. Chúng tôi đã trình bày những ý tƣởng đó với Hội đồng khoa học cấp cơ sở và đƣợc đánh giá tích cực. Hội đồng khoa học đã cho phép chúng tôi áp dụng tại trƣờng của năm học 2020 - 2021. Sau một thời gian thực hiện, một kết quả tốt đẹp đã đến đó là: Học sinh dân tộc đã có sự chuyển biến rõ rệt về ý thức tự giác cũng nhƣ mức độ thƣờng xuyên và số lƣợt tham gia các hoạt động học tập và rèn luyện, các em đoàn kết và thƣơng yêu biết giúp đỡ lẫn nhau, lớp học và các hoạt có tính đồng đội, tính kỷ luật cao. Các em đã có thói quen tốt, có ý thức cao và chắc chắn rằng đây sẽ là cơ sở, là nền tảng để các em tiếp tục tham gia vào các hoạt động đoàn thể tốt hơn. Tỉ lệ học sinh Khơ Mú mạnh dạn, tự tin, chủ động hòa nhập và học tập với bạn bè đã tăng lên so với ban đầu. Phạm vi của giải pháp này có thể mở rộng trong toàn trƣờng, có thể áp dụng cho các em học sinh dân tộc khác hoặc cho đối tƣợng học sinh khuyết tật, những học sinh thiếu tự tin về bản thân. Với kết quả đã đạt đƣợc ở trên chúng tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm đƣợc những điều tốt cho học sinh, từng bƣớc giúp các em hòa nhập, hoàn thiện nhân cách và kĩ năng sống. Tuy nhiên đây chỉ mới là một sáng kiến nhỏ tôi mong rằng sau này sẽ có nhiều giáo viên nghiên cứu thành công những sáng kiến mang tính quy mô hơn để cùng góp phần giúp các em học sinh ngƣời dân tộc Khơ Mú không còn khoảng cách, rào cản với không chỉ với các em học sinh dân tộc khác trong trƣờng mà cả với các bạn bè ở các trƣờng miền xuôi. 2. Khuyến nghị Để tiếp tục phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số ít ngƣời, Chính phủ cần ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngƣời dân tộc thiểu số trong nhóm dân tộc có nguồn thu nhập thấp nhƣ: dân tộc Thái, H’mông, Khơ Mú. Hỗ trợ chi phí học cao học, nghiên cứu sinh và đƣợc ƣu tiên trong tuyển dụng cán bộ công chức, viên chức. Ở địa phƣơng có ngƣời dân tộc thiểu số cần tăng cƣờng công tác truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển giáo dục đối; quan tâm việc đầu tƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phù hợp với tình hình thực tế của địa phƣơng; thƣờng xuyên giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với trẻ em, học sinh vùng dân tộc thiểu số làm tốt công tác quy hoạch nguồn nhân lực vùng dân tộc thiểu số, có chính sách ƣu tiên xét tuyển học cử tuyển và đảm bảo bố trí việc làm cho ngƣời học cử tuyển sau khi tốt nghiệp. 2.1. Đối với giáo viên chủ nhiệm - Tạo sự gần gũi, thiện cảm và công bằng giữa các em học sinh Khơ Mú với học sinh ngƣời dân tộc khác. - Dành nhiều thời gian thăm hỏi động viên học sinh. Chủ động tìm thời gian cùng các em về nơi bản làng để tìm hiểu những khó khăn, gặp gỡ trao đổi, động viên học sinh; 25 - Giáo dục cho các em thấy đƣợc ý nghĩa của việc học tập mới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho các em; - Tạo ra nhiều sân chơi lành mạnh, nhiều hoạt động thực tiễn. Không đè nặng đánh giá mặt tiêu cực, những hạn chế của các em; - Chủ động đề xuất những điều kiện tốt nhất để các em học sinh Khơ mú tham gia học tập và rèn luyện; - Kết hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nhà trƣờng để giáo dục các em. 2.2. Đối với giáo viên bộ môn - Vận dụng tối đa các phƣơng pháp dạy học tích cực trong giảng dạy kiến thức bộ môn, bám sát và phù hợp với đối tƣợng học sinh, quan tâm nhiều hơn đối với các em dân tộc Khơ Mú. - Đánh giá học sinh theo chiều hƣớng phát triển, động viên khích lệ các em trong quá trình học tập. 2.3. Đối với tổ chức Đoàn Thanh niên Thông qua các chƣơng trình tổ chức các phong trào, hoạt động trong năm, Đoàn thanh niên khuyến khích các em tham gia vào các công việc phù hợp, tạo ra các sân chơi lành mạnh, các hoạt động tập thể để các em tự khẳng định mình. 2.4. Đối với Tổ Tư vấn lứa tuổi học đường của nhà trường Phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, bộ môn để tìm hiểu những khó khăn, vƣớng mắc trong cuộc sống cũng nhƣ trong học tập để tƣ vấn, động viên các em thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của ngƣời học sinh. 2.5. Đối với hội cha mẹ học sinh - Cần tích cực, chủ động gặp gỡ các em học sinh dân tộc Khơ mú, đặc biệt là học sinh có điều kiện hoàn cảnh kinh tế vô cùng khó khăn, có nghị lực vƣơn lên. - Có những phần học bổng nhằm động viên các em tích cực học tập. 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diễn đàn về các vùng miền dân tộc thiểu số: - Quyết định 1379/QĐ-TTg năm 2013 về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề các tỉnh vùng trung du, miền núi phía Bắc và các huyện phía Tây tỉnh Thanh Hóa, tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013 - 2020. - Nghị quyết 12/NQ-CP 2020 thực hiện Đề án phát triển kinh tế - xã hội dân tộc thiểu số, miền núi. - Nghị quyết Triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18 tháng 11 năm 2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. - Tăng cƣờng công tác phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số - cơ sở quan trọng để thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc (Hà Thị Khiết - Nguyên Bí thƣ Trung ƣơng Đảng, Phó Chủ tịch, Chủ nhiệm Hội đồng Tƣ vấn về dân tộc, Ủy ban Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), Nguồn tin Tạp chí Cộng sản. - Diễn đàn: “Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc, miền núi đến năm 2020”, Tác giả Phƣơng Linh. 2. Sách văn hóa các dân tộc vùng miền dân tộc thiểu số: Sách văn hóa các đồng bào dân tộc thiểu số Kỳ Sơn (Nhà xuất bản Nghệ An). 3. Tạp chí, chuyên đề về văn hóa các dân tộc vùng miền núi dân tộc thiểu số: Chuyên đề DTTS và Miền núi (Báo Nhi đồng). Chuyên đề DTTS và Miền núi (Báo Thiếu niên tiền phong). Chuyên đề DTTS và Miền núi (Báo Nông nghiệp Việt Nam). Tạp chí Văn hóa các Dân tộc (Hội Văn học nghệ thuật, các DTTSVN). Tạp chí Dân tộc và Miền núi (UBDTMN). Tạp chí Dân tộc và Thời đại (Hội dân tộc học Việt Nam). 4. Diễn đàn ngôn ngữ dân tộc Khơ Mú: Chính sách giáo dục ngôn ngữ vùng dân tộc thiểu số và vấn đề phát triển bền vững (GS,TS Trần Sĩ Dõi). Tác giả Nguyễn Mỹ Hƣơng: Giải đáp về tiếng Khơ Mú, viết ngày 18/06/2018. 5. Các tài liệu liên quan đến giáo dục hòa nhập: Module TH Giáo dục hòa nhập cho HS khiếm thị, HS có hoàn cảnh khó khăn về học tập, HS khuyết tật về ngôn ngữ. 6. Tài liệu về giáo dục kỹ năng sống - Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (Tác giả Phan Thanh Vân; Trƣờng Đại học Thái Nguyên). 27 - Những kinh nghiệm xử thế bạn cần phải học tác giả: Lý Giai Hoa - Tạ Ngọc Ái Có. - Già quá sớm, khôn quá muộn - Tác giả: Gordon Livingston. Đời đơn giản khi ta đơn giả - Tác giả: Xuân Nguyễn; Đám đông cô đơn - Tác giả: David Riesman. 7. Những giá trị sống cho tuổi trẻ của tác giả DIANE TILLMAN, (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Biên dịch: Đỗ Ngọc Khánh Ph.D). 8. Các tài liệu liên quan đến giáo dục hòa nhập.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_giup_hoc_sinh_dan_toc_kho_mu.pdf