Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần "Warm up"

Nhiều giáo viên còn chưa bắt kịp với xu thế đổi mới của nhành về đổi mới phương pháp dạy học các môn nói chung và Tiếng Anh nói riêng. Hạn chế này là do sự nhận thức về đổi mới giáo dục phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học còn chưa toàn diện và triệt để.

 Trong việc giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường THCS, nhiều giáo viên vẫn giữ phương pháp dạy học truyền thống: ngữ pháp – phiên dịch, giáo viên chủ yếu dựa vào phương pháp thuyết minh, dành nhiều thời gian giải thích quy tắc ngữ pháp và phát vấn. Học sinh ghi chép, ghi nhớ tiếp thu kiến thức một cách thụ động và ít có cơ hội luyện tập để phát triển kỹ năng ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học giáo viên chỉ truyền đạt những nội dung ngôn ngữ được trình lấy trong sách giáo khoa, không khai thác hoặc tham khảo tư liệu phục vụ cho phần bài giảng. Học sinh nghe và nhắc lại một cách thụ động. Giờ lên lớp của giáo viên thường diễn ra đơn điệu, tẻ nhạt.

 Vậy làm thế nào để gây hứng thú học tập cho các em đối với một giờ Tiếng Anh ngay từ những phút đầu tiên? Đó là câu hỏi luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi mỗi khi soạn bài, tiến hành các bước lên lớp. Qua một số năm giảng dạy, đặc biệt từ khi Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới sách giáo khoa tiếng anh THCS, qua nghiên cứu tài liệu, qua dự giờ, học tập kinh nghiệm của các đồng nghiệp và ngoài nhà trường tôi nhận thấy rằng việc gây hứng thú, tích cực học tập cho các em trong giờ học Ngoại ngữ phần lớn phụ thuộc vào các thủ thuật, phương pháp dạy học cũng như cách thức tổ chức các hoạt động lên lớp của giáo viên. Trong đó hoạt động “Warm up” đóng vai trò vô cùng quan trọng, mặc dù nó chỉ chiếm một khoảng thời gian rất ngắn so với cả bài học. Khâu này hay bị giáo viên bỏ qua, cho là không quan trọng, không cần thiết, hoặc nhiều giáo viên còn không biết cách đổi mới hình thức “Warm up” sao cho hấp dẫn, cuốn hút học sinh giúp cho học sinh chuẩn bị tâm lí, kiến thức cho bài mới.

 

doc23 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 17515 | Lượt tải: 11Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần "Warm up"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i mới kiểm tra, đánh giá, phần “Warm up” cũng được chú ý và trở thành nội dung bắt buộc không thể thiếu trong giảng dạy, cũng như trong giáo án của giáo viên.
	Một số giáo viên đã rất chú ý đến hoạt động mở bài, gây được hứng thú tích cực học tập của học sinh, làm cho giờ học diễn ra nhẹ nhà tự nhiên và thoải mái, góp phần nâng cao hiệu quả của giờ học.
	Tuy nhiên vẫn chưa được nhiều giáo viên quan tâm như phần bài mới, cho rằng hoạt động này chỉ chiếm một thời gian rất ít so với cả tiết học, không quan trọng. Vì vậy chưa đầu tư thích đáng cho hoạt động mở bài, dẫn đến hiệu quả chưa cao, chưa gây hứng thú học tập cho học sinh, chưa tạo cho các em “Tâm thế tốt” để vào bài mới.
	Chính từ những lý do trên đầy mà theo tôi phải đổi mới cách nhìn nhận, phải thấy được vai trò vô cùng quan trọng của hoạt động vào bài, với tính chất của bài học ngoại ngữ những hoạt động mở bài có ý nghĩa như một phần của bài học, mà nếu không có sẽ làm cho những bước tiếp theo khó hoặc không thực hiện được. Cụ thể, những hoạt động này thường có vai trò tình huống, bối cảnh cho phần giới thiệu hoặc nhu cầu cho một hoạt động nào đó của bài là những điều rất cần thiết để bài học mang tính giao tiếp cao. Các hoạt động vào bài không phải chỉ để cho vui, cho màu sắc và tuỳ thích mà ngược lại, chúng cần được nhìn nhận như những việc làm không thể thiếu cho một bài học ngoại ngữ. Cách vào bài có phương pháp sẽ quyết định phần lớn đến kết quả của bài học. Vì thế tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm của mình về: Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” .
II. Giả thuyết:
Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “ Warm up” nếu được tất cả các giáo viên quan tâm, thực hiện đồng bộ, đúng cách thức đã nêu trong sáng kiến này thì chất lượng các giờ dạy Tiếng Anh sẽ được nâng cao, các em học sinh sẽ say mê hứng thú học môn Tiếng Anh hơn:
III. quá trình thực nghiệm giải pháp mới:
1. Quy trình tiến hành:
a. Xác định mục đích phần mở bài.
	- Giáo viên cần xác định xem mục đích của phần mở bài trong mỗi tiết học là gì? Từ đó lựa chọn hình thức vào bài sao cho thích hợp.
	- Thường các hoạt động vào bài nhằm mục đích sau:
	+ ổn định lớp, cho phép học sinh có thời gian để thích nghi với bài học mới.
	+ Tạo môi trường thuận lợi cho bài học mới.
	+ Gây hứng thú với bài học mới.
	+ Tạo tình huống, ngữ cảnh cho phần giới thiệu bài tiếp theo.
	+ Tạo nhu cầu giao tiếp, hay tạo mục đích cho hoạt động giao tiếp kế tiếp.
b. Lựa chọn các hình thức và thủ thuật vào bài.
	- Tuỳ theo mục đích và đặc thù của của giờ dạy, thuỳ theo đối tượng học sinh cụ thể của mình, giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động hay thủ thuật vào bài cho phù hợp.
	- Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau:
* Tạo môi trường thuận lợi cho bài học:
	+ Chào hỏi học sinh.
	+ Tự giới thiệu về mình.
	+ Hỏi chuyện.
	+ Kể chuyện vui.
* Tạo tư thế chủ động cho học sinh:
	+ Thăm hỏi học sinh.
	+ Tạo cơ hội cho học sinh được giới thiệu, nói về mình, hỏi các câu hỏi đáp lại.
* ổn định lớp, tập trung sự chú ý, gây hứng thú bằng cách bắt đầu ngay bằng một hoạt động nào đó liên quan đến bài học.
	+ Nghe một bài nghe ngắn.
	+ Quan sát tranh, hỏi và trả lời về tranh.
	+ Chơi trò chơi ngôn ngữ (crosswords, noughts & crosses etc)
	+ Làm bài tập mang tính thách đố về từ vựng.
* Chuẩn bị tâm lý và kiến thức cho bài học mới:
	- Khai thác kiến thức đã biết của học sinh bằng thủ thuật gợi mở (eliciting) hay nêu vấn đề cho cả lớp đóng góp ý kiến (brainstorming).
	- Liên hệ những vấn đề của bài cũ có liên quan đến bài mới có thể bằng các hình thức khác nhau như:
	+ Hỏi các câu hỏi có liên quan.
	+ Ra bài tập về các nội dung đã học có liên quan.
	+ Sử dụng một trong những hoạt động gây hứng thú và ổn định lớp (đã nêu trên), dùng vốn kiến thức và nội dung của bài cũ.
* Tạo ngữ cảnh, tình huống hoặc các lý do giao tiếp (communicative needs) cho các hoạt động tiếp theo của bài. Có thể dùng các hình thức như:
	+ Giáo cụ trực quan (đồ vật, tranh, bưu ảnh).
	+ Các mẩu chuyện có thật hoặc tự tạo.
	+ Các bài đọc ngắn.
	+ Các bài tập câu hỏi.
	Trong thực tế những hoạt động và thủ thuật vào bài có thể cùng một lúc đáp ứng nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên nên sáng tạo để có được một cách vào bài sao cho cùng một lúc có thể đáp ứng được nhiều nhiệm vụ đặt ra ở phần mở bài.
	Ví dụ, ngày khi bước vào lớp, giáo viên có thể bắt đầu bài bằng một hoạt động nêu vấn đề và giải quyết vấn đề (problem-solving) hoặc khai thác vốn kiến thức có sẵn của cả lớp về nội dung có liên quan đến bài cũ và bài mới (brainstorming). Bằng cách đó giáo viên đã cùng một lúc gây được sự chú ý với bài học, ổn định được lớp, kiểm tra, ôn lại được bài cũ, đồng thời cũng giúp học sinh chuẩn bị được tâm lý và kiến thức cần thiết cho bài mới.
* Một số gợi ý về các hoạt động mở bài trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Anh mới:
	- Với chương trình lớp 6 và lớp 7 có thể sử dụng các thủ thuật như:
	+ Dựa vào tranh ảnh ở mục đầu của bài, hỏi, gợi ý về chủ đề mới.
	+ Sử dụng tranh ảnh, bản đồ, vật thật tự chuẩn bị thay cho tranh trong sách để gây hấp dẫn.
	+ Hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới.
	+ Khai thác đến các kiến thức có sẵn của học sinh.
	+ Liên hệ đến chính thực tế của học sinh, của địa phương hay các tình huống gần gũi với học sinh và thay thế các tình huống trong sách nếu cần
	- Với chương trình lớp 8 và lớp 9:
	Bước vào bài được thể hiện ở mục Getting stared. Mục đích của mục này là để học sinh làm quen và cảm thấy hứng thú với chủ đề sắp học trong bài đồng thời ôn luyện lại kiến thức đã học có liên quan đến bài mới hoặc để giáo viên tạo những nhu cầu giao tiếp cần thiết cho các hoạt động bài mới. Giáo viên cần nắm vững ý đồ của các bài tập hoặc yêu cầu của các mục Getting stared trong từng bài cụ thể để khai thác một cách uyển chuyển sao cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình và đạt được mục đích đề ra.
* Dưới đây là một số thủ thuật giúp ta không những gây hứng thú cho học sinh, tạo cho học sinh cảm giác thoải mái, dễ chịu, năng động sáng tạo, ngoài ra còn giúp ta luyện cho học sinh bốn kỹ năng: nghe-nói-đọc-viết, thậm chí cả ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm.
Noughts and crosses
Develop speaking, writing skills.
Revise grammar structure and vocab.
Check pronunciation.
Networks.
Bingo.
Jumbled words.
Crossword( Wordsquare).
Hangman.
Slap the board
+ make students be curios.
+ Revise vocab & grammar structure.
+ Check pronunciation.
+ Develop listening- writing- speaking skills.
+ Help students have good memory and feel confident.
8. Labeling the pictures.
Matching.
+ Revise vocab & grammar structure.
+ Students will be active.
+ Help students have good memory.
+ Develop reading skills.
Kim’s game.
Chain game.
+ Revise vocab & grammar structure
+ Develop listening- writing- speaking skills.
+ Check pronunciation.
+ Help students have good memory.
Brainstorm:
 + Revise vocab & grammar structure.
+ Eleciting the new lesson.
+ Develop writing- speaking skills.
Questions and answers:
Buzz:
+ Make students think of their real life.
+ Develop listening - speaking skills.
+ Make a comfortable atmosphere between teacher and students at first.
+ Revise vocab & grammar structure.
Flash cards:
- Help students have good memory.
- Make students feel confident and active.
- Revise vocab.
+ Check pronunciation.
Dictation list:
Develop writing, listening skills.
+ Revise vocab & grammar structure.
* Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng các thủ thuật khác nhau tuỳ theo những mục đích và yêu cầu khác nhau của từng bài học. Ví dụ:
+ Dựa vào tranh ở mục đầu của bài, hỏi, gợi ý về chủ đề mới.
+ Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, vật thật tự chuẩn bị thay cho tranh ảnh trong sách để hấp dẫn.
+ Hỏi các kiến thức bài cũ có liên quan đến bài mới.
+ Khai thác các kiến thức có sẵn của học sinh.
+ Chơi các trò chơi ngôn ngữ.
C. Một số thủ thuật thực nghiệm “ Warm up” với chương trình sách giáo khoa 
 Tiếng Anh 6:
Unit 1 – lesson 2 A1- 4
Questions & answers (Make a comfortable atmosphere at first).
Students: 	Good morning.
Teachers: 	Good morning, children.
	Sit down, please.
Students: 	Thank you.
Teachers: 	My name is Van, I’m thirty.
How are you, today?
Students: 	We’re fine. Thank you. And you?
Teachers: 	I’m very well.
Unit 1 - lesson 6 c5-6
Questions & answers (Guessing games).
Teachers: 	It is the book. You can see all telephone numbers in it.
 	What is it?
Students: 	It’s a directory.
Unit 4 – lesson 5 c4 - 7
Teachers:	Its face is round. Its hands are very thin, One hand is long and 
 	one is shorts. What is it?
Students: 	It’s a clock.
Unit 2 – lesson 9 b3 - 4
Questions & answers (Practice the English alphabet).
Teachers: 	Which months that begins with letter “ A”?
Students: 	They are April and August.
Teachers: 	Which days that begins with letter “ B”?
Students: 	It’s Birthday.
Unit 4 – lesson 23 c1- 2
Networks (Real life).
Teacher: 	Tells me what you do every morning?
Student 1: 	Answer.
Student 2: 	Answer.
Student 3: 	Answer.
Get dressed brush teeth wash face
Get up Morning activities have break fast
 Revise the lesson go to school
Unit 6 – lesson 37 c1-2
Using pictures, posters, and real objects, instead of pictures in the textbook.
Brainstorming:
Teacher cuts a picture of a house, sticks it on the board and asks students to say the sides of the house.
Then teacher asks students to tell what are around their house.
Unit 3 – lesson 15 b1-2
Buzz: Teachers asks students to count the numbers that they have learnt before.
When they count the number: 5. They say “ buzz”
Example:
 1-2-3-4- buzz-6-7-8-9- buzz-11-12-13-14- buzz.
Unit 3 lesson 16 b3-5
Chain game: 
Example:
S1: There is one door.
S2: There is one door and a table.
S3: There is one door, a table and a window.
S8
S7
S6
S5
S4
S3
S2
S1
Unit 6 - lesson 34 A4-5
Bingo:
- Students repeat 10- 15 words which they have learnt in Unit 6 so far.
- Teacher rewrites the words on the board.
- Each student chooses 5 words.
- Teacher reads if students have the five words that they choose. Say: “ bingo”.
Example:
Teacher reads: a school, trees, a river, a park, a lake.
Student says: bingo.
Unit 6 - lesson 36 b3
* Jumbled words:
- Teacher writes 5 or 6 Jumbled words on the board.
- Students order the letters to make meaningful words:
* Example:
dasimmut = stadium 	tiye = city 	eaarruntt = restaurant
tpslhiap = hospital 	uscoh = house 	farotye = factory 
unit 5 - lesson 30 c1
* Crossword: - Find the words that you have learnt.
H
O
M
E
W
O
R
K
S
L
I
S
T
E
N
T
T
D
O
P
L
A
Y
A
A
G
W
O
R
K
O
K
R
O
N
R
E
A
D
E
T
M
U
S
I
C
V
A
O
E
I
N
I
S
H
T
UNIT 3 - LESSON 18 GRAMMAR PRACTICE:
* Noughts and crosses: Further practice the verb “ tobe”
Example:
Student 1: “ They/ teachers:” They are teachers.
Student 2: “ I/ student” I am a student.
They/ teachers
We/ students
She/ a nurse
He/ an engineer
I/ a student
They/ my sisters
You/ 12
We/ doctors
She/ my aunt
Unit 3 - lesson 17 c1-2
Read the short passage about the family.
Flash cards:
Teacher has 10 cards and writes numbers and word on each card. When teacher takes the cards out. Students say aloud:
Example: 
teacher
12
10
worker
Student
father
mother
brother
42
40
Unit 4 – lesson 21 a3-5
* Bingo: 	- Teacher write some numbers on the board.
 	10, 15, 400, 900, 8, 20, 70, 75, 90.
Unit3 - lesson 17 c1
* Using pictures (draw students’ attention).
- Each student has a family photo, standing in front of the class and talk about his/ her family.
- Others listen to him/ her and practise in pairs (Ask and answer anbout age, job).
Unit 5 – lesson 29 b1-3
* Labeling the pictures.
- Teacher has 6 pictures and 6 statements.
- Students label the statements with the picures.
1. brush teeth 3. go to school 	5. get dressed
2. wash face 4. have breakfast 	6. get up
Unit 3 – lesson 17 c2 (a short listening task)
* Dictation list: Family tree:
- Teacher explains the family tree to the students. After that teacher describes one family, students listen to and draw that family tree.
Example:
“ Mr Tuan and Mrs Hoa are married, and they have two children. The elder is Phong and the younger is Lan.”
 Mr Tuan M Mrs Hoa
 Phong lan
2. Kết quả đạt được:
Trên đây là một số hình thức vào bài mà tôi đã áp dụng với học sinh lớp 6. Qua một học kỳ thử nghiệm tôi nhận thấy từ khi áp dụng các hoạt động mở bài, các em bộc lộ rõ sự thích thú hơn, vui vẻ hơn nhanh nhẹn hơn trong giờ học. Nhiều em nhút nhát đã được động viên, khuyến khích nay đã tỏ ra bạo dạn hơn. Bước đầu học sinh đã thích nói Tiếnh Anh với các thầy cô và nói với nhau. Chất lượng học tập của các em nâng lên rõ dệt so với đợt khảo sát đầu năm. Qua phiếu thăm dò thái độ của các em về phần “ Warm up”. 100% các em đều cảm thấy hứng thú với các hoạt động này, khiến các em tích cực hơn, nhiệt tình tham gia các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, đã góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Anh. 
Kết quả chất lượng môn Tiếng Anh lớp 9 ở trường THCS Gia Khánh năm học 2009-2010:
a) Kết quả khảo sát đầu năm.
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
112
8
7,1
22
19,6
36
32,1
46
41,2
b) Kết quả khảo sát cuối kỳ I.
Sĩ số
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
112
13
11,6
36
32,1
48
42,9
15
13,4
	Kết quả trên cho thấy sự tiến bộ rõ nét của các em học sinh trong quá trình học tập môn Tiếng Anh. Chỉ sau một kỳ học các em tiến bộ hơn rất nhiều, đã mạnh dạn, tự tin, hứng thú say mê hơn với bộ môn Tiếng Anh. Với các em giờ học ngoại ngữ không còn nặng nề hay đáng sợ nữa. Với giáo viên giờ dạy theo phương pháp mới cũng nhẹ nhàng hơn ngay từ những phút đầu vào lớp vì học sinh chủ động, tích cực tham gia vào quá trình học tập, hăng hái thực hiện những hoạt động dạy học mà thầy, cô đưa ra, không ngại mắc lỗi. Có thể nói những kết quả nêu trên mới chỉ là những cố gắng ban đầu không phải của riêng tôi mà là của tất cả thầy, cô giáo ở trường THCS Gia Khánh. Chúng tôi đã tiến hành thực hiện phần “Warm up” một cách đồng loạt, nghiêm túc, nhiệt tình ở các lớp 6, 7, 8, 9 và tất cả đều được những kết quả tích cực, chất lượng của học sinh được nâng cao rõ rệt với từng học kỳ, từng năm học.
3. Hiệu quả và ý nghĩa:
a) Hiệu quả.
	Kết quả khảo sát trên cho thấy các hoạt động vào bài rất gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh khiến các em say mê học tập hơn, tích cực tham gia vào các hoạt động tiếp theo của giờ học, khiến bài học diễn ra nhẹ nhàng, tự nhiên và quyết định phần lớn kết quả của cả bài học.
b) ý nghĩa.
	Sáng kiến này giúp các giáo viên Tiếng Anh THCS nói riêng và các bậc học khác nói chung nhận thức đúng hơn về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động vào bài “Warm up” đối với môn Tiếng Anh từ đó nhận thức đúng hơn về quan điểm đối với phương pháp giáo dục của Đảng và Nhà nước. Nhận thức rõ hơn vai trò, trách nhiệm của mình trong hệ thống giáo dục đào tạo nói chung và trong từng bài giảng cụ thể để góp phần tạo nguồn lực thích ứng với yêu cầu của xã hội, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.
	Cách học mới tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng, tự nhiên trong các giờ học ngay từ những phút đầu tiên đã khuyến khích học sinh học tập hăng hái tìm tòi, khám phá cái mới dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.
Phần III
Bài học kinh nghiệm
I. kinh nghiệm cụ thể:
	- Trước hết cần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phần “Warm up” 
	- Cách vào bài tốt nhất là làm sao với cùng một hoạt động dạy học ta có thể thực hiện được một lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau đặt ra cho phần mở bài vừa gây được chú ý, gây hứng thú cho bài học, ổn định được lớp, kiểm tra ôn lại được bài cũ, đồng thời giúp học sinh chuẩn bị tâm lí và kiến thức cần thiết để vào bài mới.
	- Khi dự định làm gì trong phần này người thầy cần đặt câu hỏi “Làm như vậy để làm gì? Nhằm mục đích gì? và liệu cách làm như vậy có đạt được mục đích và dự định hay không”.
	- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên không cần máy móc quá khi các em mắc lỗi. Cần phải kiên nhẫn, bình tĩnh động viên các em khi các em mắc lỗi. Cần khen và động viên các em kịp thời để khuyến khích tinh thần hiếu học của các em.
	- Hướng dẫn các em học tập theo cặp, nhóm, tổ nhằm hỗ trợ, bổ sung kiến thức cho nhau.
	- Sử dụng đồ dùng, trang thiết bị hiện có và tự làm một cách có hiệu quả.
	- Thường xuyên họp tổ, nhóm chuyên môn để cùng trao đổi thảo luận, cùng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
	- Không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của bản thân. Nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và những thay đỗi của thực tế xã hội, giúp các em học sinh cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác.
II. cách sử dụng SKKN:
* Dưới đây là một số thủ thuật tôi hay thực hiện vì chúng vừa dễ, đỡ mất thời gian, học sinh sôi nổi:
	+ Nouhgt & crosses.
	+ Networks.
	+ Bingo.
	+ Matching.
	+ Labeling the pictures.
	+ Questions and answers.
	+ Flash cards.
	+ Chain game.
	+ Brainstorm.
	+ Wordsquare.
	+.
* Còn một số thủ thuật nữa tôi ít áp dụng vì chúng vừa khó lại mất nhiều thời gian, mà đối tượng phải là học sinh khá, giỏi.
	- Hangman.
	- Jumbled word
	-
* How to solve:
	- Hangman: - Gợi mở- định nghĩa - âm tiết- mấy chữ cái
	- Học ở bài nào- khoanh vùng kiến thức .
	-Jumbled word: -Gợi mở- định nghĩa
	 - Học ở bài nào- khoanh vùng kiến thức, âm tiết. 
* Kết hợp các thủ thuật tạo sự nhịp nhàng và sinh động.
III. Đề xuất hướng phát triển tiếp sáng kiến:
	Gây hứng thú học tập môn Tiếng Anh qua phần “Warm up” có thể áp dụng không chỉ với môn Tiếng Anh ở THCS mà cả THPT, bậc tiểu học, không chỉ ở riêng khu vực thành phố mà cả ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
IV. kết luận:
1. Kết luận.
	Đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Anh đối với sách giáo khao mới đòi hỏi phải đổi mới phần “Warm up” . Cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy học là giúp học sinh hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động. Gây được hứng thú học tập cho các em qua phần “Warm up” khiến các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn đối với các hoạt động chính của bài, góp phàn không nhỏ đến sự thành công của bài dạy, nâng cao hiệu quả học tập của học sinh.
2. Kiến nghị, đề xuất.
	- Với Sở GD&ĐT: Tiếp tục mở lớp bồi dưỡng giáo viên Tiếng Anh sau Đại học, Cao đẳng.
	- Với Phòng GD&ĐT Bình Xuyên tăng cường các buổi tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học.
	- Tăng cường trang thiết bị, tranh ảnh cho bộ môn Tiếng Anh.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi về gây hứng thú học môn Tiếng Anh qua phần “Warm up”. Nhằm nâng cao chất lượng giờ học và thiết lập mối quan hệ thầy trò. Mặc dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế trong sáng kiến. Tôi rất mong nhận được ý kiến của nhà chuyên môn và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh và phong phú hơn.
Gia Khánh, ngày 07 tháng 5 năm 2010
Người viết
 Lê Thị Thuý Vân
Phụ lục
Mẫu phiếu thăm dò ý kiến học sinh:
Hãy đánh dấu (X) vào ô trống trong các phương án trả lời cho câu hỏi sau:
* Thái độ của em như thế nào với phần mở bài trong mỗi giờ Tiếng Anh?
	A. Rất thích.
	B. Bình thường.
	C. Không thích.
	D. Không có ý kiến gì.
Tài liệu tham khảo
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Tiếng Anh – Tiếng Nga – Tiếng Pháp – Tiếng Trung Quốc năm 2002.
Phương pháp giảng dạy Tiếng Anh trong trường phổ thông – Nguyễn Hạnh Dung.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán môn Tiếng Anh THPT – 2003.
Sách giáo khoa Tiếng Anh 6 – NXB giáo dục – 2002.
Bài tập bổ trợ và nâng cao Tiếng Anh 6 – Nguyễn Thị Chi.
Sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Anh 6 – NXB giáo dục – 2002.
Methodology handbook for English teachers in Viet Nam.
Teach English by Adrian Doff.
Đánh giá của hội đồng khoa học trường THCS gia khánh
A. Đánh giá:
Phần I: .......................... điểm.
Phần II: .. điểm.
Phần III. . điểm.
Tổng: . điểm.
B. Xếp loại: . 
 Gia Khánh, ngày .. tháng  năm 20
 TM. HĐKH trường
Đánh giá của hội đồng khoa học phòng GD&ĐT bình xuyên
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • docSKKN_Tieng_Anh_nam_2010.doc
Sáng Kiến Liên Quan