Sáng kiến kinh nghiệm Exploiting texts (Khai thác bài khóa)

Các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp thân mến!

Để có được một bài dạy Ngoại ngữ hay, có thể truyền đạt hết tất cả những kiến thức mà mình dự kiến tới học sinh, làm thoả mãn được mục tiêu của mình đưa ra trong giáo án quả là rất khó. Bởi dạy học còn là một nghệ thuật. Có rất nhiều tài liệu với những phương pháp dạy Ngoại ngữ phong phú. Các tài liệu này đưa ra các quan điểm, nguyên lí, nguyên tắc, những cách tiếp cận trong giảng dạy Ngoại ngữ, được minh hoạ bằng những thủ thuật giảng dạy cụ thể. Nhưng với bất kì một vấn đề nào có liên quan đến việc giảng dạy Ngoại ngữ thì người dạy đều phải dành không ít thời gian để tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.

Với những điều kiện eo hẹp và khó khăn ở các trường trung học thì việc dạy Ngoại ngữ lại càng khó, đặc biệt với các trường trung học ở nông thôn, miền núi. Trong điều kiện thực tế như vậy đòi hỏi mỗi người nhà giáo phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy hiệu quả tối đa.

Với nhiều năm giảng dạy Tiếng anh trong trường THPT, tôi cũng hiểu được phần nào những khó khăn của các đồng nghiệp mình, những người cũng đang phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra được hướng tốt nhất trong việc giảng dạy Tiếng anh để giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất.

 Đối với chương trình sách giáo khoa hiện nay, mỗi bài có ít nhất một bài khoá thường nằm trong Lesson: Reading, Lesson: Listening . Giáo viên có thể khai thác các bài khoá này tuỳ vào độ khó, độ dài của bài hay tuỳ thuộc vào trình độ học sinh, giáo viên có thể khai thác bài khoá để giúp phát triển kĩ năng nghe, nói hay đọc của học sinh Tuy nhiên không phải đơn giản để khai thác hết được tối đa tác dụng của mỗi bài khoá.

Với nhiều năm giảng dạy Tiếng anh và đặc biệt là việc sử dụng bài khoá trong việc dạy các kĩ năng giao tiếp cho học sinh tôi cũng phần nào đúc rút được chút ít vốn kinh nghiệm muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp.

 

doc4 trang | Chia sẻ: sangkien | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Exploiting texts (Khai thác bài khóa)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.Đặt vấn đề:
Các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp thân mến! 
Để có được một bài dạy Ngoại ngữ hay, có thể truyền đạt hết tất cả những kiến thức mà mình dự kiến tới học sinh, làm thoả mãn được mục tiêu của mình đưa ra trong giáo án quả là rất khó. Bởi dạy học còn là một nghệ thuật. Có rất nhiều tài liệu với những phương pháp dạy Ngoại ngữ phong phú. Các tài liệu này đưa ra các quan điểm, nguyên lí, nguyên tắc, những cách tiếp cận trong giảng dạy Ngoại ngữ, được minh hoạ bằng những thủ thuật giảng dạy cụ thể. Nhưng với bất kì một vấn đề nào có liên quan đến việc giảng dạy Ngoại ngữ thì người dạy đều phải dành không ít thời gian để tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất.
Với những điều kiện eo hẹp và khó khăn ở các trường trung học thì việc dạy Ngoại ngữ lại càng khó, đặc biệt với các trường trung học ở nông thôn, miền núi. Trong điều kiện thực tế như vậy đòi hỏi mỗi người nhà giáo phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra phương pháp dạy hiệu quả tối đa.
Với nhiều năm giảng dạy Tiếng anh trong trường THPT, tôi cũng hiểu được phần nào những khó khăn của các đồng nghiệp mình, những người cũng đang phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra được hướng tốt nhất trong việc giảng dạy Tiếng anh để giúp học sinh có thể tiếp thu kiến thức tốt nhất.
 Đối với chương trình sách giáo khoa hiện nay, mỗi bài có ít nhất một bài khoá thường nằm trong Lesson: Reading, Lesson: Listening . Giáo viên có thể khai thác các bài khoá này tuỳ vào độ khó, độ dài của bài hay tuỳ thuộc vào trình độ học sinh, giáo viên có thể khai thác bài khoá để giúp phát triển kĩ năng nghe, nói hay đọc của học sinhTuy nhiên không phải đơn giản để khai thác hết được tối đa tác dụng của mỗi bài khoá. 
Với nhiều năm giảng dạy Tiếng anh và đặc biệt là việc sử dụng bài khoá trong việc dạy các kĩ năng giao tiếp cho học sinh tôi cũng phần nào đúc rút được chút ít vốn kinh nghiệm muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp.
Với lí do như vậy tôi quyết định chọn đề tài “Exploiting texts” (Khai thác bài khoá).
Tuy đã có nhiều cố gắng trong việc sưu tầm, tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến nội dung để tài, chắc hẳn đề tài không thể không có khiếm khuyết, hạn chế cả về nội dung lẫn hình thức, người viết mong thành thực mong nhận được ý kiến phê bình, đóng góp của bạn bè, đồng nghiệp và các nhà chuyên môn để góp phần bổ sung vào việc khai thác một bài khoá có hiệu quả tối đa trong giảng dạy Ngoại ngữ.
B.Cấu trúc của đề tài.
Đề tài gồm 3 phần.
Phần I: Bài khóa và cách khai thác.
Phần II: Tiến trình dạy một bài khoá.
Phần III: Bài dạy mẫu.
Phần IV: Những lưu ý khi giáo viên đọc cho học sinh nghe.
C.Nội dung.
I.Phần 1: Bài khóa và cách khai thác.
1.Tính linh hoạt trong sử dụng bài khoá.
2.Đánh giá một bài khoá.
	Trong hoàn cảnh dạy và học còn nhiều hạn chế như ở nước ta hiện nay thì bài khoá là nguồn ngữ liệu chính cho phép giáo viên thay đổi các hoạt động học tập của học sinh từ bài này sang bài khác. Nhìn chung có bốn yếu tố chính cần xem xét khi quyết định phương thức xử lí một bài khoá.
2.1.Độ phức tạp về ngôn ngữ.
2.2.Độ dài của bài khoá.
2.3.Mức độ hấp dẫn của nội dung bài học.
2.4.Mục đích của bài dạy.
3.Lựa chọn ngữ liệu để giới thiệu và luyện tập.
	Sau khi quyết định độ dài của bài dạy, giáo viên cần lựa chon những đơn vị từ vựng và cấu trúc ngữ pháp để giới thiệu, trước khi cho học sinh đọc hoặc nghe bài khoá. Thường thường, từ ngữ hoặc cấu trúc được chọn dạy dựa trên hai yếu tố sau:
3.1.Giá trị của ngữ liệu.
	Câu hỏi đặt ra là từ, hoặc cấu trúc mới, định giới thiệu có ích cho học sinh hay không? Nếu một từ hay cấu trúc không có giá trị thực tế đối với học sinh thì tốt hơn cả là không nên giới thiệu nó trước mà để học sinh đoán nghĩa của nó khi đọc bài khoá.
3.2.Ngữ cảnh của từ/ cấu trúc.
	Không cần chọn giới thiệu trước một từ hoặc một cấu trúc dù nó có ích cho các nhu cầu giao tiếp của học sinh (được coi là các từ/ cấu trúc tích cực), khi từ hoặc cấu trúc đó có ngữ cảnh rõ ràng và chính ngữ cảnh đó đã đủ làm sáng tỏ nghĩa và cách sử dụng nó.
4.Đọc và nghe ngoại ngữ.
	Thực tế cho thấy người ta thường học nói thông qua nghe và viết thông qua đọc. Bằng cách đọc nhiều học sinh sẽ đắc thụ ngôn ngữ một cách tự nhiên làm cho kĩ năng nói và viết đều tốt hơn.
4.1.Đọc thành tiếng.
	Không nên yêu cầu học sinh đọc to bài đọc, bởi vì các bài đọc –khác với các bài hội thoại- được viết ra không nhằm mục đích là cung cấp những mẫu lời nói.
+)Đọc bài khoá không phải là kĩ năng thực sự trong cuộc sống.
+)Khi một học sinh đọc to thì những học sinh khác sẽ hết sức thụ động.
+)Khi đọc thành tiếng học sinh không thể hiện được lời nói chuẩn.
+)Trong khi đọc học sinh hay bị ngắt quãng để sửa lỗi về phát âm, trọng âm
+)Khi đọc thành tiếng học sinh ít chú trong đến ngữ nghĩa mà chỉ tập trung nhiều đến phần phát âm, ngữ điệuieej
+)Hoạt động đọc thành tiếng làm lãng phí rất nhiều thời gian học tập quý báu của học sịnh.
4.2.Nghe có mục đích.
Bao giờ ta cũng nghe với một mục đích cụ thể nào đó. Có khi chúng ta cần chú ý tới tất cả mọi từ được nói ra; những lúc khác chúng ta lại có thể nghe một cách lơ đãng và chỉ thực sự tập trung khi nghe tới vấn đề mà ta quan tâm; có những lúc chúng ta lại chỉ cần nghe để nắm được ý cơ bản của vấn đề mà thôi.
II. Phần 2: Tiến trình dạy một bài khoá.
	Thông thường dạy một bài khoá được tiến hành theo 3 giai đoạn cơ bản.
1.Giới thiệu và xác định hoạt động cho một bài dạy đọc/ dạy nghe.
	-Giới thiệu từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc
	-Chuẩn bị cho học sinh những nội dung mà văn bản nghe/ đọc đề cập đến. Tuy nhiên tránh đưa nhiều thông tin, thường chỉ một hai câu là đủ.
	-Nói rõ lí do tại sao cần nghe / đọc thông qua một vài câu hỏi dẫn dắt.
2.Các hoạt động đọc/ nghe.
3.Các hoạt động khai thác bài khoá.
3.1.Hỏi đáp với câu trả lời ngắn.
	Mục đích của bài tập trong giai đoạn này là làm cho học sinh hiểu hơn nữa với các chi tiết trong nội dung cũng như các vấn đề từ vựng, ngữ pháp trong bài, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.
3.2.Học sinh tái tạo lại nội dung bài khoá.
	Qua theo dõi các câu hỏi và các câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể đánh giá được họ đã hiểu bài đến đâu.
3.3.Học sinh đặt câu hỏi.
	Khuyến khích học sinh đặt câu hỏi về bất cứ điều gì còn chưa rõ trong bài.
3.4.Nhận biết về ngữ pháp.
	 Có một số chi tiết ngữ pháp không bắt buộc phải dạy nhưng cần cho học sing biết.
3.5.Luyện kĩ năng đọc lướt.
	Luyện kĩ năng đọc lướt bằng cách cho học sinh tìm thật nhanh một cái tên, một mốc ngày tháng, hoặc một chi tiết trong bài.
3.6.Viết chính tả.
	Viết chính tả cũng có thể được sử dụng như một dạng hoạt động khai thác bài đọc/ nghe, nó làm phong phú , đa dang hơn các hoặt động khai thác bài khoá.
3.7.Phát hiện lỗi.
	Đây là một hình thức kiểm tra trí nhớ nhưng lại có thể thực hiện như một trò chơi.
3.8.Mở rộng và thảo luận.
	Thảo luận và tranh luận sẽ cho học sinh có cơ hội sử dụng ngữ liệu đã học cùng với ngữ liệu trình bày trong bài khoá.
3.9.Ôn tập.
	Giúp khắc sâu trí nhớ của học sinh và tạo cơ hội cho họ thực hành lại những ngữ liệu đã học. ở đầu mỗi buổi học, như một hình thức kiểm tra bài cũ hoặc như một hoạt động khởi động, cho học sinh nhắc lại (viết hoặc miệng) những từ ngữ hoặc chi tiết trong nội dung của bài nghe/ đọc đã học.
III. Phần 3: Bài dạy mẫu.
	Giới thiệu một bài dạy nghe mẫu.
1.Giai đoạn I: Giới thiệu và đặt câu hỏi định hướng.
	Giới thiệu tiêu đề và nội dung sơ lược của bài nghe.
	Giải thích nhanh các từ mới.
2.Giai đoạn II: Nghe.
	Giáo viên bật băng hoặc đọc. Nhấn mạnh một số câu hỏi định hướng.
3.Giai đoạn III: Khai thác.
3.1.Bước môt: Củng cố phần nghe hiểu.
	Đặt một vài câu hỏi đòi hỏi câu trả lời ngắn.
3.2.Bước hai: Tái tạo.
	Giáo viên dung các câu hỏi dạng đặc biệt để học sinh tái tạo lại ngôn ngữ đã được nghe trong bài.
3.3.Bước ba: Giao tiếp.
a.Câu hỏi có tính chất riêng tư.
b.Câu hỏi tổng hợp.
c.Câu hỏi suy luận.
3.4.Bước bốn: Bài tập viết.
*)Tóm tắt các giai đoạn trong một bài dạy nghe/ đọc.
IV. Phần 4: Những lưu ý khi giáo viên đọc cho học sinh nghe.
1.Đọc đúng trong âm.
2.Đọc lướt các âm không có trọng âm.
3.Đọc có nhịp điệu.
4.Sử dụng ngữ liệu.
5.Nối âm giữa các từ.
6.Tạo kịch tính cho bài đọc.
7.Thay đổi ngôn từ trong bài khi cần thiết.
D.Kết luận.
Trong đề tài này chúng ta đã xác định mục đích của bài dạy đọc là giúp học sinh phát triển các chiến lược đọc cho mình. Để đạt được mục đích nói trên nên chú trọng đến hoạt động đọc thầm và tốc độ đọc.
Học sinh cần được luyện tập các hoạt động đọc với các mục đích khác nhau: có lúc đọc để hiểu hoàn toàn bài đọc, có lúc lại chỉ cần hiểu được ý chính của bài. Hoạt đọc đọc bao giờ cũng có mục đích cụ thể, và vai trò của giáo viên là làm cho học sinh quan tâm, hứng thú đối với vấn đề sắp đọc và đặt nhiệm vụ rõ ràng để học sinh đọc. Không nên giới thiệu cho học sinh quá nhiều ngữ liệu trước khi đọc mà cần phải giúp học sinh luyện tập một trong những kĩ năng đọc chính là kĩ năng dựa vào ngữ cảnh để đoán nghĩa của từ.
Những lập luận về dạy đọc này cũng có thể áp dụng cho dạy nghe. Mục đích dạy nghe là để học sinh nghe hiểu nội dung văn bản. Để làm được điều đó, một công việc rất cần thiết la phải tạo ra lí do nghgifcho học sinh: trước khi nghe học sinh cần phải biết họ nghe để làm gì, như nhằm thu được những thông tin gì, để giải quyết được nhiệm vụ gì. Trong hoàn cảnh khó khăn không có băng , máy cassette, giáo viên phải tự đọc bài khoá cho học sinh thì cần cố gắng hết sức để ngôn ngữ đọc trở nên tự nhiên. Tốt hơn cả là biến việc đọc to bài khoá thành hoạt động kể chuyện hoặc đóng vai.
Chọn lựa bài nghe / đọc có độ dài như thế nào hoand toàn phụ thuộc vào mục đích của bài học. Các hoạt động khai thác bài cũng phụ thuộc vào giá trị nội dung và ngôn ngữ của bài, sự hấp dẫn và tính phù hợp cua nó đối với người học và chương trình học. Có những bài kháo dài mà chỉ cần học trong ít phút, trong khi đó có những bài khoá tương đối ngắn hoặc một phần nào đó của bài lại có thể dùng làm cơ sở để luyện tập các kĩ năng ngôn ngữ cho cả buổi học.
Giáo viên không nên sử dụng tất cả các thủ thuật khai thác bài nêu ở trên trong một buổi học vì như vậy sẽ dễ làm học sinh mệt mỏi, khó tập trung. Nên dùng thay đổi các hoạt đọng này với một phong cách hết sức nhanh nhẹn, linh hoạt để tạo không khí sôi nổi hào hứng trong lớp học.

File đính kèm:

  • docSKKNKhai_thac_bai_khoa.doc
Sáng Kiến Liên Quan