Sáng kiến kinh nghiệm Đưa dân ca hò khoan Lệ Thủy đến với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Lệ Thủy
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó gắn bó với con người và trở thành nhu cầu không thể thiếu. Âm nhạc phản ánh cuộc sống con người, phản ánh niềm vui, nỗi buồn, khát vọng, ước mơ của con người thông qua giai điệu, ca từ.
Âm nhạc có vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc từ lúc còn trong nôi. Những lời ru của bà, của mẹ, những câu hát mộc mạc, gần gũi đã nuôi lớn tâm hồn của trẻ thơ. Tình yêu gia đình, quê hương cũng lớn lên từ tiếng hát, lời ru đó. Thế giới âm nhạc muôn màu, muôn sắc tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, có thể nói âm nhạc nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục con người, nhất là thế hệ trẻ, thông qua âm nhạc để giáo dục tư tưởng, đạo đức cho trẻ. Vậy âm nhạc là điều kiện tốt để giúp trẻ phát triển toàn diện và nếu âm nhạc quan trọng như vậy thì những giai điệu quê hương lại càng quan trọng hơn rất nhiều đối với trẻ.
Có thể không biết ra đời tự bao giờ, nhưng trong tâm hồn người dân Lệ Thủy luôn thấm đẫm điệu hò khoan mộc mạc, sâu lắng, lay động lòng người, hò khoan Lệ Thủy còn là nét sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật truyền thống độc đáo, là tiếng lòng tha thiết, mang hơi thở cuộc sống của người dân, là nỗi nhớ neo đậu trong tâm hồn những người con xa quê hương. Như chúng ta đã biết dân ca hò khoan Lệ Thủy là món quà tinh thần mà cuộc sống ban tặng, như một sự bù đắp cho sự khắc nghiệt của vùng quê đầy nắng và gió và chính những làn điệu hò khoan đã tưới mát tâm hồn, hun đúc cho tài năng và ý chí, để làm nên những con người kiên cường, đầy lòng nhân hậu.
ại sau đó chuyển về cho phụ huynh để họ có thể mở cho trẻ nghe khi trẻ ở nhà. Để có thêm nhiều bài hò khoan phù hợp với độ tuổi, phù hợp với chương trình, chủ đề, bản thân đã nhờ đến sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh đó là bố, mẹ, ông, bà của trẻ về việc viết và sáng tác các bài hò khoan. Ngoài ra còn nhờ đến sự giúp đỡ của các ông bà những người có khả năng hát hò khoan để hổ trợ thêm trong việc tập luyện cho cô, cho trẻ. Ngoài ra phối kết hợp với phụ huynh và phối kết hợp với nhà trường trong việc tổ chức ngày lễ, ngày hội và các sự kiện đặc biệt ở trường mầm non cụ thể như hội thi “Cô và bé hát hò khoan Lệ Thủy” hay “Câu lạc bộ Hò khoan Lệ Thủy” cấp trường. Qua đó nhờ đến sự hỗ trợ của phụ huynh trong việc tập luyện, chuẩn bị mọi điều kiện cho hội thi từ đó tạo cho phụ huynh thấy được tầm quan trong của việc đưa hò khoan vào chương trình học của trẻ 4-5 tuổi là vấn đề quan trong và cần thiết. Qua một năm học vừa qua tôi nhận thấy rằng nếu như gia đình và nhà trường có sự kết hợp chặt chẽ thì sẽ tạo nên được một mối quan hệ gần gũi cởi mở giữa hai bên và cả hai bên sẽ nhận được những đóng góp và những kinh nghiệm rất thiết thực, quý báu trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ. Nếu xây dựng được một kế hoạch cụ thể, rõ ràng như trên thì việc để đưa dân ca hò khoan Lệ Thủy đến với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là một việc làm dễ dàng và đạt hiệu quả cao. 2.2.3. Biện pháp 3: Rèn luyện kỹ năng hát dân ca Hò khoan cho bản thân. Có thể nói rằng trong mỗi con người chúng ta không phải ai cũng được tạo hóa ban tặng một khả năng âm nhạc xuất chúng, một giọng hát trời phú và để đưa chuyên đề hò khoan Lệ Thủy vào chương trình dạy học cho trẻ và truyền tải đến trẻ một cách trọn vẹn, chính xác nhất, thì mỗi chúng ta cần phải tự nghiên cứu, tự học hỏi từ đồng nghiệp từ những người xung quanh. Vậy muốn hiểu sâu hơn về âm nhạc dân tộc, âm nhạc dân ca mà đặc biệt là dân ca hò khoan Lệ Thủy thì chúng ta cần tự học tập, tự bồi dưỡng về khả năng cảm nhận, nghe, cũng như kỹ năng ca, hò, xố...hiểu và phân biệt được các khái niệm như: Năng khiếu, tài năng; các mái hò khoan như: Mái chè, mái nện, mái xắp, mái ba, mái ruổi, mái nhì, hò khơi, hò nậu xăm, hò lỉa trâu. .... Trong 9 làn điệu đó thì hò mái xắp là phổ biến hơn cả dễ thuộc, dễ nhớ, dễ đối đáp. Chính vì thế mà bản thân tôi đã không ngừng tự tìm tòi, học hỏi để hiểu được các nét, các làn điệu hò khoan, bản thân đã tìm đến các “Bậc thầy” để nhờ sự giúp đỡ trong phần lời, phần nhạc, cách hát, cách hò, cách xố... cũng có thể học cách viết lời. Tuy nhiên trong quá trình học hỏi bản thân không phải lúc nào cũng có nhiều thời gian, kinh phí để gặp gỡ các bậc thầy nhờ sự giúp đỡ mà bản thân có thể nhờ đến các cô, chú, các anh, chị em ở cùng xóm, cùng trường những người có khả năng hát về hò khoan tốt đề được hổ trợ. Bên cạnh bản thân cũng thường xuyên lên mạng trong các giờ nghĩ để tìm kiếm các bài dân ca Hò khoan phù hợp tải về máy, hàng ngày mở nghe và tập hát theo nhiều lần. Để hiểu và nắm sâu hơn bản thân đã tham mưu với nhà trường về việc mời các ban nhạc dân ca, các nghệ nhân về nói chuyện tập huấn cho giáo viên trong nhà trường một năm từ 1-2 lần. Sau khi đã học hỏi được một số kinh nghiệm từ người khác, bản thân tôi đã mạnh dạn tự viết lời cho bài hò khoan để phù hợp với địa phương, trường, lớp, phù hợp với độ tuổi sau đó nhờ vào sự hỗ trợ của các bậc thầy. Ngoài ra có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh như: ông bà, bố mẹ của trẻ những người có khả năng về viết lời nhờ họ chỉnh sửa, góp ý. Trong các hội thi, giao lưu của trường, địa phương bản thân luôn mạnh dạn tham gia để qua đó bản thân có thể ôn luyện và hiểu thêm về các làn điệu hò khoan từ đó giúp cho bản thân có nhiều kỹ năng về hát, hò, xố... để hát Hò khoan tốt hơn. 2.2.4. Biện pháp 4: Giảng giải cho trẻ hiểu nội dung bài dân ca Hò khoan và mạnh dạn viết lời mới để ngôn từ trong bài gần gũi hơn với trẻ, nhằm phát triển ngôn ngữ, giáo dục nhân cách cho trẻ Chúng ta có thể hiểu trong làn điệu hò khoan, có hai phần chính là phần xố và phần đối đáp. Phần xố là phần hát đầu tiên khi vào lời bài dân ca, thường là Hò khoan (hơ) hỡi khoan (hơ) mời bạn xố (hò) hò khoan. Sau đó là phần hát đối đáp của hai bên, trong khi hát phần xố xen lẫn với phần lời thoại. Phần xố tiếp theo nhịp "Ơ là xố" rồi đến "Hơ hô khoan ơi là hố khoan ơi hò khoan", có khi xen kẽ nhau. Hết bên đối đáp này kết thúc thì bên kia tiếp tục. Trước đây, người ta hò mái chè, mái nện lúc cất nhà, quét vôi, nện sân và nện móng xây dựng đền chùa với ngụ ý cầu mong cho cuộc sống vững chãi, bốn bề gia thất yên ổn, quê hương gia đình ấm no. Mái nhì hò lúc cày ruộng, xay lúa, làm đồng, nhằm an ủi mình trước cảnh “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, mong ước cuộc sống no ấm, sung túc. Hò mái ba lúc chèo đò, chèo nôốc, đưa đám để cầu mong cho đôi vợ chồng trăm năm hạnh phúc, con đàn cháu đống. Hò khơi khi đánh cá và hò lĩa trâu khi làm nương, làm rẫy, khi kéo gỗ. Vào những dịp lễ hội, thường là vào mùa xuân và mùa thu, hai bên nam thanh, nữ tú thôn quê mộc mạc đêm đêm hát đối đáp thi giữa các làng, có khi là cùng một làng nhằm kết tình hữu hảo, có khi là tìm bạn tình. Điều quan trọng mà tôi cần làm ở đây là lựa chọn những bài hát dân ca Hò khoan nào phù hợp với độ tuổi, phù hợp với trường lớp để đưa vào các chủ đề, chủ điểm trong chương trình giáo dục mầm non. Ví dụ: Với chủ điểm Gia đình tôi chọn bài "Thương lắm câu hò quê mẹ", “Vè mẹ suốt” để cho trẻ hiểu rõ về tình cảm thiêng liêng-tình mẫu tử. Qua đó, giáo viên có thể giáo dục trẻ chăm sóc, yêu quý, tôn trọng mẹ, đặc biệt nói cho trẻ biết tình đoàn kết yêu thương lẫn nhau cùng một dân tộc, cùng một giống nòi. Với chủ điểm Quê hương-đất nước-Bác Hồ, tôi chọn bài Hò khoan"Đêm hè nhớ Bác”,“Đại tướng về thăm quê”, “Quảng Bình trong câu hát" để giúp trẻ cảm nhận được về một nhân cách vĩ đại Hồ Chí Minh, biết được đại tướng vĩ đại của dân tộc và rõ hơn về vẻ đẹp của non sông Quảng Bình. Khi dạy cho trẻ hát dân ca Hò khoan không chỉ là để trẻ thuộc là đủ, mà qua đó trẻ còn hiểu thêm về nội dung của từng bài hát, từng làn điệu dân ca; biết được thể loại của làn điệu dân ca đó. Ví dụ: Bài “Lệ Thủy gạo trắng nước trong” cô giới thiệu và giảng giải cho trẻ biết đây là bài dân ca hò khoan Lệ Thủy. Bài hát ca ngợi tình yêu lao động, sự mời chào, mến khách của con người Lệ Thủy và trân trọng những giá trị văn hóa, sự cần cù chịu thương chịu khó của người Lệ Thủy. Ví dụ: Bài hò khoan Lệ Thủy “Mái trường mến yêu” được viết theo lời mới cô giới thiệu cho trẻ ở phần lý ngựa ô ca ngơi tình thầy cô, trường lớp. Phần hò mái chè giới thiệu về trường lớp. Hò mái xắp ca ngợi về vẻ đẹp của ngôi trường và sự biết ơn của thầy cô giáo, hò hụi thể hiện sự mời gọi thiết tha bạn bè về thăm trường lớp, đoản xuân. Ngoài việc lựa chọn bài Hò khoan cho trẻ nghe và hát, theo tôi việc viết lời mới cũng góp phần quan trọng trong việc dạy trẻ hát Hò khoan. Bởi hầu hết các bài Hò khoan đều rất dài, ca từ lại khó để trẻ tiếp thu, thâm nhập nên việc viết lời mới giúp trẻ đến với giai điệu Hò khoan tự nhiên, mộc mạc hơn. Ngôn từ của những bài mới chủ yếu xoay quanh về mái trường, thầy cô, bạn bè, điều đó làm cho trẻ dễ hát, dễ thuộc hơn. Qua giảng giải nội dung nhằm mở rộng vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, trẻ biết thêm về các làn điệu dân ca của các vùng miền khác. Đồng thời phát triển ngôn ngữ của trẻ, vốn từ ngày càng mở rộng, trẻ yêu thương quê hương, đất nước, con người; có thái độ đúng đắn đối với con người, thế giới xung quanh. 2.2.5. Biện pháp 5: Giúp trẻ cảm nhận làn điệu và dạy trẻ một số kỹ năng về hát dân ca Hò khoan. Căn cứ vào kế hoạch chương trình đã đề ra đầu năm tôi sẽ tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra và luôn hiểu rằng dạy trẻ cảm nhận và làm quen với các bài hò khoan mọi lúc, mọi nơi là không phải lúc nào cũng bắt trẻ ngồi hát, hò, xố... làm vậy sẽ dễ gây nhàm chán cho trẻ. Do đó tôi cần phải linh hoạt áp dụng vào các hoạt động trong ngày của trẻ hoặc có thể lồng ghép vào các hoạt động khác cụ thể. Tôi sẽ mở các bài hát hò khoan cho trẻ nghe trong các giờ đón, trả trẻ để qua đó trẻ sẽ cảm nhận các giai điệu về hò khoan một cách dễ dàng và nhanh chóng mà lại không cảm thấy gò bó áp đặt trẻ. Ngoài ra tôi luôn tận dụng tất cả các thời điểm trong ngày có thể hò cho trẻ nghe. Đối với các hoạt động học tôi lòng ghép nội dung hò khoan vào hoạt động Ví dụ: Trong tiết làm quen văn học: Kể chuyện “Quả bầu tiên”, Cô có thể dẫn dắt bằng cách cô mở nhạc dân ca hò khoan “Bầu Bí”. Cô có thể nói cho trẻ biết tình đoàn kết dân tộc, thương yêu đồng loại, tình cảm thương yêu với loài vật xung quanh, giáo dục trẻ nhân cách sống tốt đẹp, biết yêu thương giúp đỡ người khác để dẫn dắt trẻ vào bài. + Trong giờ làm quen với toán: Chủ đề nghề nghiệp đối với hoạt động trò chơi chữ cái ở các phần trò chơi kéo lưới cô có thể mở cho trẻ vừa nghe bài Hò khoan kéo lưới, vừa thực hiện trò chơi để trẻ sẽ đếm số lượng, màu sắc cho các loại hoa trong bài dân ca qua đó trẻ cảm nhận được giai điệu. + Trong làm quen với MTXQ: Ở chủ điểm gia đình cô có thể gợi mở bằng cách hát hò khoan Ru con nói cho trẻ biết tình cảm tha thiết của người mẹ, người chị qua lời ru ngọt ngào của các bài dân ca đó. Tuy nhiên, để giúp trẻ hát một cách chuẩn xác và thuộc các bài hát hò khoan tốt tôi phải dạy trẻ một cách tỷ mỷ từng câu từng lời. Vì vậy, tôi sẽ tổ chức vào thời gian sinh hoạt chiều hay ở hoạt động học vào chủ đề “Lễ hội quê em”. Trong quá trình dạy trẻ hát, cảm nhận làn điệu tôi có thể tổ chức nhiều hình thức khác nhau đề gây sự hứng thú. Để trẻ cảm nhận được giai điệu, ca từ tôi sẽ tiến hành hát và hò cho trẻ nghe. Lần 1: Cô hát rõ lời, đúng giai điệu, không mở nhạc đệm. Lần 2: Cô hát kết hợp mở nhạc đệm để gây hứng thú cho trẻ. Trước khi vào dạy trẻ hát tôi hỏi ý kiến cả lớp xem bạn nào đã hát thuộc bài hò khoan này, bạn nào chưa thuộc (vì trong thời gian tôi mở nhạc hò khoan cho trẻ nghe ở giờ đón trả trẻ, thì có thể một số trẻ đã thuộc). Trong thời gian chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày, tôi luôn quan sát xem trong lớp trẻ nào có năng khiếu, trẻ nào chưa có năng khiếu để có để từ đó tôi đưa ra phương pháp dạy cụ thể cho từng đối tượng và có như vậy mới phát huy khă năng, năng lực của trẻ và bản thân tôi cũng đã thực hiện tốt phương pháp lấy trẻ làm trung tâm. Đối với trẻ chưa thuộc khi dạy trẻ hò tôi sẽ không cho trẻ sử dụng nhạc đệm, không sử dụng các đạo cụ như soong loan, phách...bên cạnh khi dạy hát tôi hát cùng trẻ để trẻ nghe và hát cùng cô. Sau khi trẻ hát thuộc tôi không hát theo mà chú ý từng câu từng lời của trẻ hát để nhận ra những chỗ nào trẻ hát chưa đúng để có cách sửa sai phù hợp. Ngược lại đối với những trẻ hát thuộc tôi có thể cho trẻ sử dụng nhạc cụ, đạo cụ, khi trẻ hát tôi mở thêm nhạc đệm để gây hứng thú cho trẻ, khi trẻ hát tôi sẽ không hát theo mà luôn tập trung chú ý đến cách hát của trẻ để phát hiện trẻ nào hát còn sai lời, trẻ nào hát còn sai giai điệu để tôi có cách sửa sai cho trẻ. Tùy theo tình hình thực tế của lớp, hay tùy vào khả năng hò hát của mỗi trẻ để tôi lựa chọn hình thức như đối với trẻ có năng khiếu tôi tổ chức cho những bạn đó hò, đối với những trẻ không có năng khiếu tôi cho trẻ xố và ngược lại tôi và những bạn không có năng khiếu có thể hò để các bạn có năng khiếu xố làm như vậy sẽ giúp cho cả 2 đối tượng đều được thực hiện cả 2 nội dung. Trẻ năng khiếu thì sẽ phát huy được năng khiếu của mình, trẻ không có năng khiếu sẽ có nhiều kỹ năng về xố và hò khi có sự giúp đỡ của cô. Sau khi trẻ đã cảm nhận và thuần thục các bài hát hò khoan tôi sẽ tổ chức hình thức trình diễn hoặc biểu diễn như cho trẻ sử dụng nhạc cụ, đạo cụ, trang phục...theo sở thích của riêng mình. Trước khi tổ chức nội dung biễu diễn, tôi chuẩn bị nhiều loại trang phục, nhiều loại đạo cụ, nhạc cụ cho trẻ tự lên chọn theo sở thích của riêng mình. Ví dụ: Trẻ chọn trang phục mặc trước khi cô tổ chức hoạt động biễu diễn. Trong quá trình biểu diễn cô giới thiệu tiết mục nào, thì những thành viên trong đội, trong nhóm đó có thể lên tự chọn nhạc cụ, đạo cụ theo sở thích để biểu diễn. Để làm tốt hoạt động này nhất thiết phải có sự ủng hộ từ các cấp, các ban ngành liên quan và đặc biệt là sự đồng bộ triển khai hoạt động các câu lạc bộ hò khoan ngay ở các trường Mầm non trên địa bàn huyện Lệ Thủy. Qua đây bản thân tôi có thể hiểu rằng việc đưa hò khoan Lệ Thủy vào chương trình học của trẻ 4-5 tuổi, nhằm giúp trẻ khắc sâu làn điệu truyền thống của quê hương là trách nhiệm không chỉ riêng bản thân tôi, những giáo viên mầm non, những thế hệ của người dân Xứ Lệ, mà đây còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta hãy cùng nhau giữ gìn, truyền bá, tôn vinh và tự hào với di sản âm nhạc Lệ Thủy nói riêng và âm nhạc dân gian nói chung. 2.3. Kết quả đạt được: Qua một năm nghiên cứu và thực hiện các biện pháp trên cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà trường, các bậc phụ huynh đến tại thời điểm cuối năm, việc đưa dân ca hò khoan vào lớp của tôi đã đạt được một số kết quả đáng phấn khởi. 100% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động nghe và hát dân ca hò khoan. Trẻ mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng nghe, biểu diễn tốt. Cụ thể: TT Nội dung Trẻ SL Tỷ lệ % Biết hát hò khoan. 30/30 100 Biết hát hò khoan đúng giai điệu 25/30 83,3 Có kỷ năng biểu diễn khi hát hò khoan. 25/30 83,3 Trẻ hứng thú lắng nghe và thể hiện giai điệu dân ca, hò khoan 30/30 100 Để đạt được kết quả như trên, ngoài việc nắm chắc nội dung, đặc trưng cơ bản của hò khoan Lệ Thủy, bản thân tôi còn chuẩn bị tốt các điều kiện trước khi lên lớp. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp không nhỏ của Ban giám hiệu nhà trường, các bậc phụ huynh trong việc hướng dẫn chỉ đạo, gây quỹ để thực hiện tốt việc đưa dân ca Hò khoan đến gần hơn với trẻ. Vì thế, tôi đã tạo được lòng tin đối với nhà trường, phụ huynh. Phụ huynh đã yên tâm gửi trọn niềm tin cho cô giáo, là người mẹ hiền thứ hai đối với các cháu. 3. PHẦN KẾT LUẬN 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Qua thực hiện “Đưa dân ca Hò khoan Lệ Thủy đến với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhằm góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương Lệ Thủy” để nghiên cứu. Tôi nhận thấy ở trẻ có được niềm say mê, thích thú hát, vận động theo các bài dân ca Hò khoan. Trẻ trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn hơn. Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với một người giáo viên mầm non như tôi. Mong rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển toàn diện hơn, yêu quý, thích thú làn điệu dân ca Hò khoan quê mẹ. Qua việc dạy và hát cho trẻ nghe các bài dân ca Hò khoan, tôi thấy cách thể hiện dân ca rất phù hợp với hoạt động nghệ thuật tổng hợp của trẻ, trẻ có thể hát, múa, vui chơi,... làm cho trẻ biết thêm nhiều bài hát dân ca của các vùng miền khác nhau, làm phong phú thêm chương trình hiện hành, làm tăng vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Là một giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tôi hy vọng trẻ của mình sẽ phát triển một cách toàn diện nhất. Chúng ta đang cho trẻ tiếp cận với những bước tiến của công nghệ thông tin, nhưng cũng đừng quên cho trẻ biết những giá trị văn hóa mà ông cha ta qua nhiều thế hệ đã giữ gìn nâng niu. Đó là những trò chơi dân gian, những bài hát dân ca, những điệu hò, mà trong cuộc sống hiện tại dường như bị lãng quên so với điệu nhảy rock, hiphop sôi độngNhưng xin hãy nhớ rằng đó là một phần khắc họa nên tâm hồn Việt, nhân cách con người Việt Nam. Nhưng có lẽ thành công lớn nhất mà tôi làm được là đã thổi vào tâm hồn trẻ tình yêu và ý thức trách nhiệm đối với loại hình nghệ thuật truyền thống của quê hương mình, việc đưa hò khoan vào trường học không chỉ giúp cho giáo viên, các cháu trong ngôi trường biết trân trọng một thể loại âm nhạc đáng quý của quê nhà mà còn giúp các bậc phụ huynh hiểu và trân trọng, ủng hộ nhà trường trong công tác giáo dục, gìn giữ những giá trị tinh thần cao đẹp. Đó là kết quả tốt đẹp có được từ những việc làm của chúng ta như một lời khẳng định “Đưa hò khoan vào trường học là một việc làm đúng đắn và cần thiết trong thực tế cuộc sống hôm nay nhằm giữ gìn và phát huy những điệu hát câu hò, giữ gìn giá trị muôn đời của cha ông”. Với chất giọng Quảng Bình tôi biết mình không thể lột tả hết cái hay, cái đẹp trong những bài dân ca của các vùng miền khác. Nhưng tôi tin với sự cố gắng của mình một phần nào đó tôi đã giúp cho trẻ hiểu thêm về quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau: - Trước hết cần bồi dưỡng kỹ năng hát dân ca hò khoan, từ đó mới có thể đưa dân ca hò khoan đến với trẻ đạt kết quả tốt. - Tổ chức sưu tầm, lựa chọn, sáng tác các bài dân ca hò khoan dễ học, dễ nhớ và phù hợp chủ điểm giáo dục trường, lớp mầm non. - Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phù hợp với các bài dân ca hò khoan khác nhau. - Tạo môi trường âm nhạc dân ca hò khoan ở mọi lúc, mọi nơi để cho mọi người cùng nghe, cùng cảm thụ. - Tổ chức tốt các hoạt động giáo dục âm nhạc, ngày hội, ngày lễ trong trường mầm non. Chú trọng quan tâm tổ chức các hội thi, hoạt động giao lưu các làn điệu dân ca. - Phối kết hợp với phụ huynh, mọi thành viên trong nhà trường, làm tốt công tác xã hội hóa để tổ chức các hoạt động đưa dân ca hò khoan đến với trẻ mẫu giáo. 3.2. Kiến nghị đề xuất. * Đối với nhà trường. - Cần tham mưu với cấp trên hàng năm cần tổ chức hội thi về dân ca hò khoan cho trẻ, giáo viên cùng tham gia, học hỏi để hát hò khoan. Đầu tư nhiều hơn nữa về kinh phí để mua sắm dụng cụ, đạo cụ, để cho trẻ được tiếp xúc và thâm nhập về Hò khoan Lệ Thủy một cách sâu sắc. - Hằng năm mời các nghệ nhân từ 1 đến 2 lần về tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường. - Thường xuyên kiểm tra chỉ đạo việc đưa hò khoan Lệ Thủy vào chương trình để đạt kết quả cao hơn. * Đối với Phòng GD&ĐT. - Tham mưu với Phòng văn hóa thông tin hằng năm mở các lớp tập huấn về việc giới thiệu, tập luyện một số làn điệu Hò khoan cho mọi đối tượng của con em Lệ Thủy để mọi người được hiểu thêm. - Tham mưu với Phòng văn hóa thông tin cần có kế hoạch thu hút hoặc đào tạo ban nhạc dân tộc của huyện để phục vụ cho công chúng ở Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung (vì hiện nay số lượng người biết chơi loại nhạc cụ dân tộc phục vụ Hò khoan Lệ Thủy quá ít). Trên đây là những suy nghĩ, những việc đã làm, đang làm và tiếp tục thực hiện trong quá trình đưa Hò khoan Lệ Thủy vào trường học góp phần nâng cao chất lượng xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Những kết quả gặt hái được chỉ là bước đầu, bản thân tôi xin được trình bày để đồng nghiệp tham khảo và mong những góp ý chân thành để bản thân hoàn thiện hơn góp phần nhỏ vào phong trào chung trong sự nghiệp giáo dục hiện nay. Tôi xin thành cảm ơn những sự góp ý của các quý thầy cô giáo để đề tài thêm phong phú hơn và xin được tiếp thu ý kiến góp ý của các đồng nghiệp./.
File đính kèm:
- “Đưa dân ca hò khoan Lệ Thủy đến với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, nhằm góp phần gìn giữ, bảo tồn và ph.doc